Lưu trữ cho từ khóa: rong kinh

Kinh nguyệt kéo dài hơn 1 tuần có phải là rong kinh?

Con gái tôi 15 tuổi, cháu mới thấy kinh được 5 tháng, nhưng khi có kinh thì ngày ra kinh của cháu rất dài. Tôi đã cho cháu đi khám, uống thuốc theo đơn của bác sĩ, bệnh có đỡ hơn, nhưng kinh nguyệt vẫn kéo dài hơn 1 tuần, có phải cháu bị rong kinh và cần làm gì để hạn chế, thưa bác sĩ?

Vũ Thúy Hường (Nghệ An)

Ảnh minh họa – Internet

Trong lứa tuổi dậy thì, bé gái thường vô kinh nhiều tháng, sau đó có kinh lại thì kinh kéo dài.

Trường hợp bị rong kinh, mỗi ngày người bệnh thấy có xuất huyết âm đạo không nhiều, có khi không ướt hết một băng vệ sinh nhỏ mà chỉ là một chút máu đen. Nhưng nếu ra huyết kéo dài nhiều tháng thì sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu nặng, đôi khi phải truyền máu.

Thiếu máu sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ gái, ảnh hưởng đến sự học hành đồng thời sẽ có triệu chứng suy nhược cơ thể đi kèm theo. Vì thế, nên thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình. Khi vòng kinh dài, ngắn bất thường hay lượng máu mất đi trong những ngày có kinh quá nhiều, hãy đi khám bác sĩ ngay. Nếu để quá lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như khả năng sinh sản.

Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cháu nên bổ sung vào thành phần bữa ăn hàng ngày các nhóm thực phẩm giàu vitamin nhóm B như: cá, thịt bò, trứng, sữa, pho mát… Nên ăn nhiều các loại rau và hoa quả, đặc biệt là những loại rau quả có màu đỏ đậm như: cà chua, cà rốt… Hạn chế dùng các loại đồ ăn nhiều chất béo và các loại nước uống có chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá…

BS. Phương Thu

Theo Suckhoedoisong.vn

Tại sao kinh nguyệt lại kéo dài?

Những vấn đề rắc rối của kinh nguyệt luôn khiến phe XX phải đau đầu đấy!

Chào bác sĩ,

Năm nay em 17 tuổi và là nữ. Thời gian gần đây em liên tục bị đau và khó chịu vùng bụng dưới kèm theo tình trạng nguyệt san kéo dài bất thường, có khi em ra máu phải đến hơn 20 ngày/tháng. Lượng máu mỗi kỳ ngày càng nhiều khiến đôi khi em cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức vì quá bất tiện trong sinh hoạt. Ngoài ra, em còn rất hay mắc tiểu mặc dù đã cố gắng hạn chế uống các loại nước. Mong bác sĩ giải đáp liệu em có mắc phải bệnh gì nghiêm trọng không và cách xử lý ra sao ạ? Em xin cảm ơn! (the_mup…@yahoo.com).

Trả lời:

kinhnguyet

Chào em,

Theo những gì em mô tả trong thư thì bác sĩ Mèo nghĩ nhiều khả năng là em đã mắc phải bệnh lý tắc ống dẫn trứng.

Ống dẫn trứng của phụ nữ đóng vai trò quan trọng đó là vận chuyển tinh trùng, hấp thụ trứng và vận chuyển trứng thụ tinh đến tử cung. Nếu ống dẫn trứng bị tắc hoặc bị tổn thương thì đều có thể ảnh hưởng đến chức năng hoạt động bình thường, dẫn đến tinh trùng và trứng không thuận lợi đi qua, gây ra vô sinh nữ.

Bệnh còn dẫn đến tăng dịch tiết âm đạo, rối loạn chức năng tiêu hóa, mệt mỏi, nghiêm trọng hơn ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của nữ giới và gây ra trầm cảm ở một số bệnh nhân.

Có khá nhiều nguyên nhân gây bệnh, nhưng chủ yếu vẫn là do:

– Viêm ống dẫn trứng hoặc viêm mô bụng vùng chậu. Viêm có thể khiến cho màng mô của ống dẫn trứng bị rách, hỏng tạo nên sẹo, khiến cho khoang ống hẹp dần và tắc.

Thông thường khi bị viêm ống dẫn trứng thì sẽ cảm thấy đau bụng dưới, dịch tiết ra nhiều, đau lưng và một số triệu chứng khác, đôi khi cũng tăng thể tích lượng máu kinh nguyệt.

– Viêm vòi trứng do nấm Mycopacteryum-tuberai-losis (thường gặp ở những phụ nữ vùng nông thôn).

– Vị trí bất thường của lạc nội mạc tử cung.

– Một số chủng nấm bệnh khác như: trùng cầu nho (staphylococus), strep-tococcus, vi khuẩn lậu song cầu đi qua âm đạo đến cổ tử cung và tử cung rồi lan đến ống dẫn trứng.

Những dấu hiệu chỉ điểm cho sự phát sinh của tắc ống dẫn trứng thường là:

– Kinh nguyệt không đều: Nếu nữ giới có vấn đề về ống dẫn trứng thì có thể ảnh hưởng đến buồng trứng, tổn thương chức năng buồng trứng. Từ đó gây ra lượng kinh nguyệt nhiều, chu kì kinh nguyệt dài dẫn đến hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.

– Khó chịu ở bụng: Bụng dưới có những mức độ đau khác nhau, đau lưng, sưng, thường do kiệt sức, kèm theo đó có hiện tượng tiểu nhiều, tiểu gấp.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị tắc ống dẫn trứng như:

– Phẫu thuật nội soi: được cho là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay.

– Thông dịch ống dẫn trứng nhờ sự can thiệp của tia X.

– Điều trị bằng vật lý trị liệu vi ba.

– Một số cách khác như: đốt điện, tia hồng ngoại, máy điều trị các bệnh phụ khoa…

Vì vậy, bác sĩ Mèo khuyên em tốt nhất nên đến bệnh viện chuyên khoa khám trực tiếp để xác định cụ thể vị trí bị tắc ống dẫn trứng, triệu chứng bệnh đang ở giai đoạn nào, từ đó mới có thể tìm được phương pháp điều trị kịp thời và thích hợp nhất cho tình trạng của em.

Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!

Theo Kenh14.vn

Bài thuốc điều trị bệnh thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hoặc huyết sắc tố hoặc hematocrit dưới mức bình thường so với người cùng tuổi, cùng giới khỏe mạnh. Có nhiều nguyên nhân thiếu máu như: do chấn thương, sau phẫu thuật, do giun móc, tóc, rong kinh, trĩ, loét dạ dày – tá tràng, do tan máu, bệnh tự miễn, do thuốc hoặc hóa chất, sốt rét hoặc do tủy xương kém hoạt động hoặc không hoạt động…

bai-thuoc-dieu-tri-benh-thieu-mau

Đương quy là vị trong bài thuốc ngâm rượu, công dụng bổ tỳ vị, tăng hồng cầu, giúp ăn ngon ngủ tốt, trị thiếu máu.

Theo y học cổ truyền, thiếu máu thuộc phạm vi chứng hư lao. Nguyên nhân do hai tạng tâm và tỳ suy yếu. Người bệnh có biểu hiện da và niêm mạc trắng bệch, đánh trống ngực, làm việc chóng mệt, hoa mắt, chóng mặt, váng đầu, ù tai, tim hồi hộp, ngủ không yên giấc. Phụ nữ thường kinh nguyệt không đều, ít hoặc không thấy kinh, lưỡi nhạt, rêu ít hoặc không rêu, mạch hư, nhược. Phép điều trị là bổ huyết, dưỡng huyết, kiện tỳ, dưỡng tâm.

Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: xuyên khung 12g, đương quy 16g, thục địa 16g, bạch thược 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, cam thảo 10g. Sắc uống.

Bài 2: hà thủ ô 16g, hoài sơn 16g, sơn thù 12g, thục địa 16g, mạch môn 12g, ngũ vị 10g, kê huyết đằng 16g, táo tàu 4 quả, cam thảo 10g, sinh khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: ngải diệp 12g, đương quy 16g, bạch truật 16g, hoàng kỳ 12g, đinh lăng 20g, phòng sâm 16g, mạch môn 12g, thục địa 16g, sinh khương 4g, cam thảo 10g, táo tàu 4 quả. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 4: Ích huyết thang: a giao 9g, bạch thược 9g, đại táo 10 quả, nhân sâm 6g, trần bì 9g, cam thảo 9g, bạch truật 9g, mộc hương 9g, nhục quế 3g, quy bản 9g, quy đầu 9g, long nhãn 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 5: bài thuốc ngâm rượu: xuyên khung 16g, đương quy 20g, thục địa 20g, bạch thược 16g, phòng sâm 16g, hoàng kỳ 16g, xương truật 16g, hà thủ ô 16g, củ đinh lăng 20g, kê huyết đằng 16g, khởi tử 16g, sơn thù 16g, hoài sơn 16g, đan bì 12g, cẩu tích 12g, quế 10g, cam thảo 16g, trần bì 10g, táo tàu 10 quả. Các vị cho vào bình thủy tinh, đổ ngập rượu trắng 40 độ để ngâm. Sau 20 ngày chắt hết rượu ra, đổ rượu mới vào ngâm lần 2, cũng thời gian 20 ngày, lại chắt rượu ra. Hòa rượu ngâm lần 1 và 2 vào nhau, cho thêm 300ml mật ong. Ngày uống 40 – 50ml, chia 2 lần trước bữa ăn. Công dụng: bổ khí huyết, bổ tỳ vị, tăng hồng cầu, giúp ăn ngon ngủ tốt. Rượu bổ này phù hợp cho những người thiếu máu, da xanh, hay bị đau đầu, ngủ ít, chân tay lưng gối nhức mỏi.

Người bị thiếu máu da và niêm mạc thường nhợt, hay mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt,…

Lương y: Trịnh Văn Sỹ

Theo Suckhoedoisong.vn

Rong kinh liên tục ở tuổi 51, nên uống thuốc gì?

Ở độ tuổi này, sự suy giảm của chức năng buồn trứng và nội tiết tố Estrogen nên dẫn tới nhiều biểu hiện trong đó có rong kinh.
Thưa bác sĩ mẹ cháu năm nay 51 tuổi đang trong thời kỳ mãn kinh nên kinh nguyệt kéo dài, hai tháng nay mẹ cháu bị rong kinh liên tục cháu muốn hỏi bác sĩ vậy mẹ cháu nên uống thuốc gì và cần nguồi dinh dưỡng như thế nào? – (Phạm Thị Trang)
rong-kinh-lien-tuc-o-tuoi-51-nen-uong-thuoc-gi
Ảnh minh họa – Internet
Chào cháu!
Mẹ cháu thật hạnh phúc khi có một người con quan tâm đến mẹ như vậy. Ở độ tuổi này, sự suy giảm của chức năng buồn trứng và nội tiết tố Estrogen nên dẫn tới nhiều biểu hiện trong đó có rong kinh.
Cháu nên động viên mẹ đi khám sức khỏe để biết và có cách phòng tránh những biểu hiện của tiền mãn kinh đặc biệt là khắc phụ triệu chứng này.
Về dinh dưỡng, mẹ em nên ăn đầy đủ và đa dạng các loại thức ăn, tránh đồ chiên rán nhiều mỡ, ăn nhiều hoa quả, rau xanh, tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga thường xuyên. Uống bổ sung mỗi ngày 4 viên Tiên mãn đơn chia 2 lần sau ăn để có sức khỏe tốt hơn đặc biệt phòng và điều trị các triệu chứng tuổi tiền mãn kinh.
Thân mến!
Theo Giadinh360.vn
The post Rong kinh liên tục ở tuổi 51, nên uống thuốc gì? appeared first on Tin Sức Khỏe.

Vì sao bị rong kinh, đau bụng sau đặt vòng?

Cách đây 1 tuần em có đi đặt vòng. Sau đó em bị rong huyết, đau lưng, đau bụng. Có phải em không thích hợp với vòng?

Chào bác sĩ!

Cách đây 1 tuần, em có đi đặt vòng. Sau khi đặt xong thì 2 tuần sau em ra kinh nguyệt khoảng 3 ngày hết, đến 2 tuần sau lai ra kinh tiếp (khoảng 2 ngày). Nhưng 3 ngày nay em lại ra kinh nguyệt nữa (mỗi ngày ra chỉ 1 chút).

Từ lúc em đặt vòng đến bây giờ em hay bị đau lưng, đau bụng và có cảm giác khó chịu ở vùng dưới, có khả năng em không hợp đặt vòng? Các triệu chứng của em có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không ạ?  - (L.T Thanh – TPHCM)

vi-sao-bi-rong-kinh-dau-bung-sau-dat-vong

Ảnh minh họa

Em Thanh thân mến,

Mới đặt vòng cũng sẽ có những biểu hiện như em đã mô tả trong thư, nhưng nếu em bị rong kinh – rong huyết kéo dài thì nhiều khả năng là vòng này không thích hợp.

Trường hợp của em cần theo dõi thêm, nếu vẫn tiếp tục còn những biểu hiện trên thì em nên đi khám và siêu âm lại xem có gì bất thường không hoặc vòng nằm có đúng vị trí chưa…?

Thân mến!

BS Chuyên khoa của AloBacsi

Theo Alobasci.vn

Cách đối phó với hiện tượng rong kinh

Bệnh có thể là dấu hiệu của ung thư đấy nhé!

Rong kinh và những hậu quả đáng sợ

Rong kinh là hiện tượng đèn đỏ kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất đi vượt quá 80ml trong một chu kỳ. Nó có thể gây ra những hậu quả rất lớn đến sức khỏe do máu bị mất đi nhiều cùng những triệu chứng như mệt mỏi, đau bụng, khó thở…

Khi cơ thể mất máu quá nhiều, các vi khuẩn sẽ có điều kiện xâm nhập, gây viêm nhiễm cô bé, từ đó tạo thành các mầm bệnh ở vùng kín. Ngoài ra, nó cũng gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ tới tinh thần và cuộc sống hàng ngày của các XX.

Đặc biệt, rong kinh còn là triệu chứng của một số căn bệnh nguy hiểm như u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, pôlyp tử cung, buồng trứng đa nang, tăng sản nội mạc, nhiễm khuẩn, ung thư biểu mô… Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, nó còn có thể gây ra nhiều biến chứng đáng sợ khác nữa đó!

cach-doi-pho-voi-hien-tuong-rong-kinh

Nguyên nhân gây rong kinh

Đối với các XX chưa đến tuổi trưởng thành, rong kinh có thể xảy ra do cơ chế dậy thì vẫn chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, ở các XX đã trưởng thành, rong kinh xảy ra có nguyên nhân thường do rối loạn hormone, khi estrogen tăng cao nhưng lại không có hiện tượng phóng noãn, progesterone không được tiết ra cân đối với estrogen. Trong khi đó, nội mạc tử cung dày lên, mạch máu không tăng trưởng kịp gây ra hoại tử, bong từng mảng nhỏ, gây chảy máu dài ngày.

Bên cạnh đó, đèn đỏ kéo dài cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác như polyp nội mạc tử cung, u xơ tử cung, rối loạn đông máu, thiếu men G6DP…

Cách đối phó với hiện tượng rong kinh

Nếu bạn chỉ bị rong kinh ở mức độ nhẹ thì có thể không cần điều trị. Còn nếu máu ra nhiều, hoặc bạn bị thiếu máu thì có thể uống viên ngừa thai để điều trị hiện tượng rong kinh, đồng thời uống bổ sung thêm chất sắt.

Tuy vậy, việc uống thuốc ngừa thai kéo dài có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì thế, hãy nhớ tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nhé!

Bên cạnh đó, bạn cũng cần áp dụng các chế độ ăn lành mạnh với các thực phẩm giàu vitamin B như cá, thịt bò, trứng, sữa… cùng các loại ra xanh, hoa quả. Đồng thời, hãy nên rèn luyện thân thể với các bài thể dục nhẹ nhàng và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

Khi tình trạng rong kinh kéo dài và các biện pháp trên không mang lại hiệu quả, các bạn hãy đi khám bác sĩ ngay để có hướng điều trị hiệu quả và kịp thời, tránh được những biến chứng có hại về sau.

 (Theo Kenh14)

Tìm hiểu về biện pháp que cấy tránh thai

Cũng giống như bất kì biện pháp tránh thai nào, que cấy tránh thai cũng có những tác dụng phụ, điển hình là gây rong kinh trong vài tháng đầu.

Vợ chồng em có một em bé 10 tháng. Chúng em muốn kế hoạch vài năm rồi mới có em bé nữa nhưng em lại lại đang băn khoăn không biết nên chọn biện pháp tránh thai nào cho phù hợp. Em muốn dùng phương pháp cấy tránh thai dưới da, loại 3 năm. Xin bác sĩ cho em hỏi, phương pháp này có an toàn không?

(Hoale@…)

que-tranh-thai
Que cấy là phương pháp tránh thai dùng một hay các que nhỏ như que diêm
chứa hormone progesterone cấy vào dưới da. Ảnh minh họa

BS. Hoa Hồng tư vấn:

Hoale thân mến!

Quyết định lựa chọn biện pháp tránh thai trong trường hợp chưa muốn có em bé tiếp theo ngay tại thời điểm này là một quyết định sáng suốt của vợ chồng bạn. Cấy tránh thai dưới da cũng là một biện pháp tránh thai được khá nhiều người lựa chọn và có hiệu quả tránh thai khá cao (99.95%).

Que cấy là phương pháp tránh thai dùng một hay các que nhỏ như que diêm chứa hormone progesterone cấy vào dưới da. Sau khi được đưa vào cùng da dưới cánh tay, các que cấy sẽ phóng thích dần dần lượng hormone vào cơ thể tạo ra tác dụng ngừa thai kéo dài có thể lên đến 3 hoặc 5 năm tùy loại.

Ưu điểm của que cấy tránh thai là chỉ đặt 1 lần duy nhất, chỉ với 1 que cấy, không yêu cầu người sử dụng phải tuân thủ. Không phức tạp như sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày hoặc bao cao su, cũng không ảnh hưởng đến quan hệ tình dục. Que cấy tránh thai có một ưu điểm nữa là, sau khi lấy que ra thì mọi chức năng liên quan đến sinh sản của người phụ nữ sẽ được phục hồi hoàn toàn và nhanh chóng.

Loại có tác dụng trong 3 năm như bạn nói được gọi là Implanon. Hormone sử dụng trong que cấy tránh thai là progesterone : levonorgestrel hay etonogestrel.

Đây là phương pháp ngừa thai rất hiệu quả nhưng còn khá mới ở nước ta. Implanon là loại que cấy hiện đang lưu hành tại Việt Nam. Implanon chứa etonogestrel, có ưu điểm là chỉ có một que cấy duy nhất, tác dụng ngừa thai kéo dài trong 3 năm. Cũng như các biện pháp tránh thai có progesterone khác, que Implanon hoạt động dựa trên 2 cơ chế chính:

1. Làm đặc chất nhầy cổ tử cung, ngăn không cho tinh trùng xâm nhập buồng tử cung.

2. Ngăn sự rụng trứng (ở hơn phân nửa các chu kỳ).

Tuy nhiên, cũng giống như bất kì biện pháp tránh thai nào, que cấy tránh thai cũng có những tác dụng phụ, điển hình là gây rong kinh trong vài tháng đầu. Các triệu chứng khác ít gặp hơn như đau đầu, chóng mặt, căng ngực, buồn nôn … Các triệu chứng này thường thoáng qua hay giảm đi theo thời gian.

Thông thường que cấy tránh thai được sử dụng cho các bà mẹ đang cho con bú, phụ nữ trên 40 tuổi, người có u xơ tử cung.

Không phải mọi biện pháp tránh thai đều phud hợp với tất cả phụ nữ. Vì vậy, để cẩn thận hơn, bạn có thể đến bệnh viện phụ sản để được kiểm tra tình trạng sức khỏe sinh sản của mình và lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp.

Hơn nữa cũng như dụng cụ tử cung, que cấy tránh thai cần phải được đặt tại cơ sở y tế và được thực hiện bởi nhân viên y tế được huấn luyện về cách đặt và rút que cấy.

(Theo Afamily)

Điều trị bệnh rong huyết như thế nào?

Trước khi lấy chồng chu kỳ kinh nguyệt của tôi rất đều, nhưng khi lập gia đình một thời gian thì không còn đều nữa.

Chào Bác sỹ! Tôi năm nay 35 tuổi, lấy chồng đã được 8 năm nhưng vẫn chưa có con. Trước khi lấy chồng chu kỳ kinh nguyệt của tôi rất đều, nhưng khi lập gia đình một thời gian thì không còn đều nữa. Lập gia đình được hai năm thì tôi bị hiện tượng ra máu cả tháng không dứt, tuy nhiên ra rất ít hơn so với khi đến tháng.

Tôi đã đi khám nhiều nơi, kể cả BV phụ sản Trung ương cũng chuẩn đoán tôi bị viêm phụ khoa. Tôi đã uống nhiều thuốc, kể cả tiêm và truyền kháng sinh liều cao, kể cả uống thuốc bắc, uống nấm mèo nhưng đến nay vẫn không khỏi.

Xin Bác sỹ cho tôi biết tôi bị bệnh gì và cách điều trị ra sao? Tôi rất muốn có con nhưng tình hình bệnh tật thế này thì không thể có được. Tôi xin cám ơn! - (Thao Thao)

Chào bạn!

Qua thư bạn, chúng tôi không biết khi đến bệnh viện khám, bạn đã được siêu âm hay chưa. Tình trạng ra máu cả tháng của bạn có thể là biểu hiện của bệnh rong huyết, là hiện tượng ra huyết từ bộ phận sinh dục nữ kéo dài trên 7 ngày, không có tính chu kỳ.

Nguyên nhân gây bệnh có thể là do rối loạn hormone, u xơ tử cung, polyp buồng tử cung, viêm nội mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, rối loạn hoạt động vùng dưới đồi, bệnh lý tuyến yên, buồng trứng khác…

Rong kinh – rong huyết đều ảnh hưởng đến sức khoẻ, một số trường hợp có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của bạn nên bạn cần được sự kiểm tra, siêu âm và làm một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân càng sớm càng tốt của bác sỹ.

Chúc bạn mọi điều tốt lành!

(Theo Tri thức trẻ)

Rong kinh sau khi sinh

 

Tôi mới sinh em bé được 16 tháng, sức khỏe của hai mẹ con đều ổn định. Cách đây 1 tháng tôi có kinh nguyệt, nhưng có tới 2 lần. Từ khi có kinh nguyệt đến nay, đây là lần đầu tiên tôi có kinh mà mệt mỏi đến như vậy. Bình thường kinh nguyệt của tôi chỉ 3 ngày, nay kéo dài 5 ngày và ra rất nhiều máu, kèm theo nhức đầu, ăn uống không ngon miệng. Tôi đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán bị rong huyết.

Xin cho tôi hỏi nguyên nhân dẫn đến rong huyết là gì và bệnh này có để lại di chứng gì không hoặc có gây ung thư không? Trong thời gian điều trị bệnh, vợ chồng tôi có được quan hệ không?

(Ngô Anh)

BS. Hoa Hồng tư vấn:

Chào bạn Ngô Anh,

Vấn đề mà bạn đang băn khoăn cũng là thắc mắc chung của khá nhiều những bà mẹ trẻ hoặc mới sinh em bé.

Trong vòng 2 tháng đầu sau sanh, sản phụ có thể gặp phải tình trạng rong huyết do buồng trứng chưa hoạt động lại. Nếu tình trạng rong huyết này không gây mất máu quá nhiều thì không cần thiết điều trị. Sản phụ lưu ý không được xông hơ hay chườm nóng vùng bụng vì sẽ làm ra huyết nhiều hơn.

Trong vòng 2 tháng đầu sau sanh, sản phụ có thể gặp phải tình trạng rong huyết do buồng trứng chưa hoạt động lại. Ảnh minh họa

Sau thời kỳ hậu sản (6 tuần), vùng âm đạo – âm hộ sẽ trở về bình thường và triệu chứng giống xì hơi đó sẽ biến mất.

Để hiểu hơn về rong huyết, chị em cũng cần hiểu về rong kinh. Rong kinh là tình trạng ra máu nhiều hoặc kéo dài (trên 7 ngày) trong chu kỳ kinh hàng tháng. Rong kinh có thể không gây hại nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một rối loạn sức khỏe nghiêm trọng.

Rong huyết là hiện tượng ra huyết từ bộ phận sinh dục không phải kinh nguyệt. Rong kinh nếu kéo dài trên 15 ngày thường biến thành rong huyết, lúc đó gọi là rong kinh – rong huyết.

Muốn xác định có phải là máu kinh nguyệt hay không, bạn cần dựa vào những đặc điểm như máu kinh sẽ không đông, lượng máu ra nhiều nhất là vào những ngày giữa của kì kinh. Còn rong huyết thì có thể ra đều đều như nhau.

Rong kinh, rong huyết đều ảnh hưởng đến sức khỏe vì bị mất máu. Ngoài ra, do máu ra kéo dài nên có thể gây viêm nhiễm vì máu là môi trường phát triển tốt của vi khuẩn. Vi khuẩn sẽ lan ngược từ âm hộ vào âm đạo, vào buồng tử cung và có thể lên vòi trứng gây viêm phần phụ, thậm chí gây vô sinh sau này. Vì những lẽ đó nên rong kinh, rong huyết cần điều trị càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân gây rong huyết có thể xuất phát từ những trục trặc ở tử cung hoặc không phải từ tử cung. Xuất huyết không phải từ tử cung thì có thể do viêm hay polyp ở cổ tử cung. Xuất huyết từ tử cung chia làm hai loại: xuất huyết có rụng trứng hoặc không rụng trứng. Xuất huyết không rụng trứng thường gặp ở tuổi dậy thì và mãn huyết. Xuất huyết có rụng trứng do nhiều nguyên nhân như u xơ tử cung, viêm vùng chậu, thai kỳ hay liên quan đến biện pháp tránh thai…

Trường hợp của bạn càng nên đi khám cẩn thận và tuyệt đối tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Thời gian điều trị tốt nhất bạn nên kiêng quan hệ vợ chồng để tránh tình trạng bệnh nặng thêm.

(Theo TTVN)

 

Khi hành kinh “nổi loạn”

Khi bước vào tuổi dậy thì (nữ thập tam, nam thập lục), đối với trẻ gái, buồng trứng bắt đầu hoạt động, cơ thể có sự thay đổi của hormone sinh dục sẽ xuất hiện hiện tượng hành kinh theo chu kỳ - máu từ buồng tử cung ra ngoài.

Tuy nhiên do cơ thể đang trong thời kỳ phát triển mạnh, nồng độ hormone chưa ổn định, cơ quan sinh sản chưa hoàn chỉnh, hiện tượng hành kinh nhiều khi “nổi loạn”

Dấu hiệu của sự dậy thì

Kinh nguyệt là biểu hiện sự trưởng thành của cơ thể, buồng trứng bắt đầu hoạt động và người phụ nữ bắt đầu có khả năng có thai, là một trong những dấu hiệu quan trọng biểu hiện dậy thì. Tuổi có kinh lần đầu của các trẻ gái thường bắt đầu từ khoảng 13 - 16 tuổi. Những năm gần đây, xu hướng trẻ có kinh sớm hơn, có trẻ hành kinh lúc 11 - 12 tuổi.

Một vòng kinh hay còn gọi là chu kỳ kinh có thời gian từ 28 - 30 ngày. Thời gian hành kinh từ 3 - 4 ngày với lượng máu kinh thường nhiều vào ngày thứ nhất và thứ hai, tổng số máu kinh khoảng 60 - 80ml. Ngoài thời gian mang thai và cho con bú, kinh nguyệt sẽ hàng tháng đồng hành cùng người phụ cho đến tuổi mãn kinh (khoảng 54 – 55 tuổi).

 

 

Những biểu hiện bất thường

Vô kinh:Có thể do bất thường về phát triển của bộ phận sinh dục: là những trường hợp không phát triển một phần hoặc hoàn toàn bộ phận sinh dục. Nếu bộ phận sinh dục không phát triển hoàn toàn thì không có hiện tượng kinh nguyệt, ví dụ như không có tử cung hoặc không có buồng trứng.

Nếu có kinh trước 10 tuổi gọi là hành kinh sớm và thường là bệnh lý.Nếu có kinh sau 16 tuổi là có kinh muộn. Nguyên nhân hành kinh muộn là do dậy thì muộn, buồng trứng kém phát triển, hoặc phát triển muộn, do dinh dưỡng kém, người bé nhỏ, gầy yếu hoặc do bệnh tật nên cơ thể kém phát triển. Nếu sau 18 tuổi chưa có kinh thì được gọi là vô kinh nguyên phát.

Vô kinh tuổi dậy thì có nguyên nhân do rối loạn nội tiết của trục dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng và bất thường về phát triển của bộ phận sinh dục. Đây là một loạt hội chứng liên quan chặt chẽ từ não đến buồng trứng, tử cung rất khó điều trị. Nhiễm khuẩn, nạo phá thai có thể gây dính buồng tử cung là nguyên nhân của vô sinh thứ phát. Trong những trường hợp này cần cho trẻ đi khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa phụ sản.

Bế kinh: Nhiều trường hợp máu kinh hàng tháng vẫn được bài xuất nhưng do những cản trở mang tính giải phẫu gây nên làm cho máu khinh không thể ra ngoài gọi là bế khinh. Có thể gặp trong những trường hợp:

- Bế kinh do màng trinh không thủng: là những trường hợp bộ phận sinh dục phát triển bình thường nhưng màng trinh dày, không thủng nên huyết kinh không thoát ra ngoài được.

- Bế kinh do âm đạo có vách ngăn: vì trong âm đạo có vách ngăn ngang hoặc âm đạo không phát triển ở đoạn dưới nên huyết kinh không chảy ra ngoài được.

- Bế kinh do không có âm đạo: do bộ phận sinh dục chỉ có tử cung và buồng trứng nhưng không có âm đạo nên huyết kinh bị đọng lại trong tử cung và tràn lên vòi tử cung.

Bế kinh gây đau bụng vùng dưới đều đặn hàng tháng, mỗi lần đau kéo dài 3 - 4 ngày, sau đó trở lại bình thường. Những lần đau sau tăng hơn lần đau trước. Năm sáu lần đau như vậy sẽ thấy một khối ở trên xương mu, nhiều khi đau căng, quằn quại.

Nếu bế kinh do màng trinh không thủng thì thấy nặng, căng tức ở âm hộ, khi vạch hai môi bé ở âm hộ thấy huyết kinh làm giãn căng màng trinh và có màu tím. Huyết kinh không thoát ra được, ứ đọng lại sẽ làm căng phồng tử cung, rồi huyết kinh tràn lên vòi tử cung, làm tử cung và vòi tử cung giãn căng, phá hủy niêm mạc tử cung và vòi tử cung nên không thể có thai được.

Huyết kinh ứ đọng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, có thể làm nhiễm khuẩn rồi vỡ và sẽ gây viêm ổ bụng. Để phòng tránh những bất thường kinh nguyệt tuổi vị thành niên, khi thấy các em gái tuổi 13 - 16 mà chưa hành kinh hoặc đau bụng hàng tháng có tính chất chu kỳ mà không hành kinh hay có bất kỳ một băn khoăn nào, bố mẹ và người thân nên đưa các em đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn.

Rong kinh, rong huyết: Rong kinh là hành kinh kéo dài hơn 1 tuần, máu kinh không đông, lượng máu ra nhiều vào giữa đợt có kinh. Rong kinh kéo dài hơn 15 ngày hay ra huyết ở bộ phận sinh dục (không phải do kinh nguyệt) kéo dài, gọi chung là rong kinh – rong huyết.

Hiện tượng này có nguyên nhân: khi vào tuổi dậy thì, có trẻ trong vòng 2 - 3 năm đầu, chu kỳ hành kinh không ổn định: estrogen tăng cao nhưng lại không có hiện tượng phóng noãn. Progesteron không được tiết ra cân đối với estrogen. Nội mạc tử cung dày lên mãi nhưng mạch máu không tăng trưởng kịp, không đủ máu nuôi dưỡng, bị hoại tử, bong ra từng mảng nhỏ, gây chảy máu dài ngày gọi là rong kinh do hormone.

Có khoảng 70% rong kinh ở tuổi dậy thì do hormone. Vì ra huyết kéo dài tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nên các em dễ bị viêm đường sinh dục. Viêm nhiễm có thể lan tỏa lên hai vòi tử cung, (vòi trứng) làm hẹp hoặc tắc gây thai ngoài tử cung hoặc gây thiếu máu. Nếu các cháu bị rong kinh phải đưa đến khám bệnh ở những phòng khám chuyên khoa để điều trị sớm, tránh rối loạn phóng noãn sẽ gây vô sinh.

Thống kinh: Thống kinh là triệu chứng đau quặn thắt ở vùng bụng dưới (đôi khi còn kèm đau lưng, nhức đầu, tiêu chảy) khi hành kinh. Có khoảng 60 - 70% bé gái trong 3 năm đầu hành kinh bị triệu chứng này, thống kinh tuy không có gì nguy hiểm nhưng làm cho 14 - 20% số trẻ gái phải nghỉ học, gây lo lắng, thiếu tự tin.

Nguyên nhân của hiện tượng này là dotrong chu kỳ kinh nguyệt, niêm mạc tử cung tiết ra nhiều prostaglandin (từ giai đoạn tăng sinh đến giai đoạn chế tiết cuối vòng kinh) càng tăng cao hơn nữa trong ngày hành kinh, đặc biệt là trong 48 giờ đầu. Trường hợp này, gọi là thống kinh nguyên phát. Cũng có khi do thiếu vi chất (thiếu canxi) hoặc do các bệnh lý khác. Trường hợp này, gọi là thống kinh thứ phát.Để khắc phục tình trạng này có thể phải sử dụng hormone sinh dục nữ progesteron, estrogen làm cho sự phát triển của niêm mạc tử cung kém đi, ức chế sự tổng hợp prostaglandin dẫn đến làm giảm đau. Thuận tiện nhất là dùng các thuốc tránh thai có chứa hai hormone này. Cần uống thuốc trước khi có kinh 2 - 3 ngày, nếu quên thì uống ngay sau khi thấy có giọt kinh đầu tiên. Ngoài ra có thể dùng các thuốc giảm đau chống co thắt, các kháng viêm không steroid (thuốc ức chế sản sinh ra prostaglandin) làm giảm đau.

Thiếu máu nhược sắc

Ðể phòng tránh những bất thường kinh nguyệt tuổi vị thành niên, khi thấy các em gái tuổi 13 - 16 mà chưa hành kinh hoặc đau bụng hàng tháng có tính chất chu kỳ mà không hành kinh hay có bất kỳ một băn khoăn nào, bố mẹ và người thân nên đưa các em đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn.

Nguyên nhân: ngay khi chu kỳ hành kinh bình thường thì bé gái đã bị mất máu mất sắt do hành kinh, nên ở tuổi vị thành niên, nhu cầu sắt ở bé gái khá cao (2,4mg/ngày) gấp đôi bé trai (1,1mg/ ngày). Rong kinh - rong huyết làm cho bé gái mất nhiều máu hơn và nhu cầu sắt còn cao hơn nữa... Có khoảng 20 - 25% bé gái vị thành niên thường bị chứng xanh xao (thiếu máu nhược sắc), trong y học gọi là “chứng xanh lướt thiếu nữ”.

Ngoài ra ở lứa tuổi học sinh, có khoảng trên 80% các em bị nhiễm giun đũa, giun móc (có một số vùng còn bị nhiễm giun tóc). Giun lấy các chất dinh dưỡng, gây tổn thương niêm mạc ruột, làm mất máu. Có những bé bị bệnh đường ruột làm cho việc hấp thu sắt giảm sút.

Do vậy, bé gái càng dễ bị thiếu máu nhược sắc (thiếu chất sắt). Việc bổ sung chất sắt cho trẻ cần lưu ý: Sắt trong thức ăn thực vật ít hơn trong động vật, trong động vật sống dưới nước (thủy hải sản) ít hơn trong động vật sống trên cạn (gia súc, gia cầm). Cơ thể hấp thu 10 - 15% sắt trong thức ăn động vật, nhưng lại chỉ hấp thu 5% sắt trong thực vật. Thức ăn giàu phospho gây kết tủa sắt, làm giảm sự hấp thu sắt, trong khi thức ăn chứa vitamin C làm tăng độ tan của hợp chất sắt, làm tăng sự hấp thụ sắt.

Như vậy, phải chọn thức ăn giàu sắt và dễ hấp hấp thu. Khi muốn bổ sung thuốc chứa chất sắt, tốt nhất nên dùng loại viên sắt phối hợp với acid folic (vì acid folic cũng rất cần cho sự phát triển của trẻ trong giai đoạn này).

Tóm lại hành kinh là hiện tượng sinh lý của người phụ nữ tuổi trưởng thành. Khi có diễn biến bình thường chỉ cần giữ vệ sinh cá nhân, đảm bảo dinh dưỡng, ghi chép theo dõi hàng tháng. Nếu có những dấu hiệu bất thường cần đến các cơ sở y tế để khám tư vấn và điều trị.

BS. Vũ Cường

Meo.vn (Theo SK & ĐS)