Lưu trữ cho từ khóa: rối loạn nhịp tim

Uống rượu ít vẫn có nguy cơ rối loạn nhịp tim

Kết quả một nghiên cứu mới đây cho thấy, những người thưởng thức dù chỉ là một hoặc hai ly rượu vang hoặc uống rượu mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim nguy hiểm.

Nghiên cứu không tìm thấy nguy cơ tương tự ở những người uống bia ở mức độ vừa phải và họ dường như không có tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim, cụ thể là rung nhĩ.

uong-ruou-it-van-co-nguy-co-roi-loan-nhip-tim

Theo các nhà nghiên cứu báo cáo trên Tạp chí American College of Cardiology số ra ngày 14 tháng 7, rung nhĩ là tình trạng nhịp tim nhanh bất thường, có thể dẫn đến đột quỵ và suy tim. Và có thể mức độ mỗi lần uống cũng đóng vai trò trong nguy cơ bị rối loạn này.

Theo tác giả nghiên cứu Susanna Larsson thuộc Viện Karolinska ở Stockhol, tác động “có thể ít rõ ràng hơn nếu lượng rượu được uống trải ra trong cả tuần so với việc uống dồn một lượng lớn rượu trong một vài ngày trong tuần”.

uong-ruou-it-van-co-nguy-co-roi-loan-nhip-tim

Nhóm nghiên cứu của Larsson đã phân tích dữ liệu từ hơn 79.000 người trưởng thành của Thụy Điển, tuổi từ 45-83, những người đã cung cấp thông tin về mức độ uống rượu của mình và được theo dõi trong 12 năm. Trong khoảng thời gian này, đã có hơn 7.200 trường hợp bị rung nhĩ trong số những người tham gia nghiên cứu.

Cũng như các nghiên cứu trước đó, nghiên cứu mới này cho thấy việc uống nhiều rượu – nhiều hơn 3 ly mỗi ngày – có liên quan với tăng nguy cơ rung nhĩ. Uống quá nhiều rượu được định nghĩa là uống từ 5 ly rượu trở lên trong một lần uống.

uong-ruou-it-van-co-nguy-co-roi-loan-nhip-tim

Nghiên cứu mới cũng cho thấy mức uống vừa phải, 1-3 ly rượu vang và rượu mỗi ngày, có liên quan tới tăng nguy cơ rung nhĩ. Tuy nhiên, uống bia mức độ vừa phải không làm tăng nguy cơ.

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một giả thuyết là tại sao bia không phải là thủ phạm gây tăng nguy cơ?

Larsson cho biết: “Có thể bia được uống thường xuyên hơn trong tuần, trong khi rượu vang và rượu thường được uống nhiều vào cuối tuần”.

Nhóm của Larsson đã phân tích dữ liệu từ 6 nghiên cứu trước đó bao gồm tổng cộng hơn 12.500 trường hợp bị rung nhĩ. Phân tích thấy rằng uống thêm một ly mỗi ngày bất kỳ loại rượu nào làm cũng  tăng nguy cơ bị rối loạn nhịp tim lên 8%.

Một chuyên gia tim cho biết, cả hai nghiên cứu trên chỉ có thể hướng đến một mối liên quan giữa mức độ uống rượu và nguy cơ rung nhĩ; chúng không thể chứng minh mối quan hệ nhân-quả. Tuy nhiên, những phát hiện mới này có thể gây khó khăn cho người uống rượu vì biết uống bao nhiêu là tốt và uống bao nhiêu là hại đối với họ.

Tiến sĩ Evelina Grayver, giám đốc Trung tâm chăm sóc mạch vành tại Bệnh viện Trường Đại học North Shore ở Manhasset, NY lưu ý rằng một số nghiên cứu cao cấp đã công bố trước đây cho thấy uống 1-2 ly rượu vang mỗi ngày thực sự có thể tốt cho tim mạch.

Bà cũng cho biết “Nghiên cứu này nhắc nhở chúng ta về việc cân bằng giữa lợi ích đã biết về giảm nguy cơ bệnh tim và đột quỵ liên quan tới uống rượu mức độ từ ít đến vừa phải, với việc tăng nguy cơ bị rung nhĩ”.

Grayver tin rằng cuối cùng không thể có “một hướng dẫn chung” phù hợp với tất cả mọi người về việc uống rượu và sức khỏe tim mạch. Bà khuyên mọi người nên nhận thức các yếu tố nguy cơ của bản thân đối với rung nhĩ như tăng huyết áp, đái tháo đường, tuổi tác, tiền sử suy tim và đột quỵ và nhận thức rõ việc uống rượu có thể gây hại nhiều hơn lợi ở một số bệnh nhân .

Theo Suckhoedoisong.vn

Mất ngủ có thể gây rối loạn nhịp tim

Đại học Y khoa Case Western (CWU) của Mỹ vừa công bố nghiên cứu bằng thủ thuật đa ký giấc ngủ (polysomnography) ở 3.000 đàn ông.

mat-ngu-co-the-gay-roi-loan-nhip-tim

Đây là thủ thuật dùng để ghi lại một loạt thông số sinh lý của con người khi ngủ và phát hiện thấy những người mắc chứng rối loạn khi ngủ là nhóm người thường có nhịp tim bất thường, thậm chí cả hiện tượng ngưng thở khi ngủ. Thông qua thủ thuật nói trên, các nhà khoa học phát hiện thấy mối quan hệ giữa sự cố hô hấp và rối loạn nhịp tim. Theo đó, số lần ngưng thở hoặc thở nông của những người tham gia nghiên cứu đã được ghi lại kèm theo mức độ suy giảm ôxy trong máu và hiện tượng rối loạn nhịp tim. Nghiên cứu sâu hơn cho thấy, những người càng rối loạn giấc ngủ, ngủ kém thì hiện tượng ngưng thở, rối loạn nhịp tim càng cao.

Theo Suckhoedoisong.vn

Uống trà đặc có thể gây rối loạn nhịp tim

Trà đặc có khả năng gây ra nhịp tim nhanh, suy tim và gây rối loạn nhịp tim. Đó là kết luận của các chuyên gia từ ĐH Hanover. Lưu ý là trà xanh có tác động mạnh hơn trà đen, vì trong thành phần của nó các chất hoạt tính sinh học mạnh hơn, tác động đến thành mạch máu.

Hơn nữa, chất alkaloid caffein không chỉ có trong cà phê mà còn có cả trong trà nhưng tác động theo cách khác nhau. Trong cà phê, chất này ở dạng tự do và có tác động kích thích mạnh đối với hệ thần kinh và hệ tim-mạch ngay tức thì, hiệu quả kéo dài trong 2 giờ. Còn trong trà thì chất caffein liên kết với các chất tanin, bởi vậy tác động của nó nhẹ hơn và lâu hơn, hiệu quả diễn ra từ từ và kéo dài trong 6 giờ. Thế nhưng nếu uống trà quá đặc thì chất caffein cũng nhanh chóng có tác động kích thích đối với hệ thần kinh và tim-mạch.

uong-tra-dac-co-the-gay-roi-loan-nhip-tim

Nên chú ý thêm là nước trà loãng làm giảm huyết áp, còn trà đặc (đặc biệt là pha với đường) thì ngược lại, sẽ làm tăng huyết áp.

Trà đen có chứa một loại protein đặc biệt- đó là chất quecetin, nó ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông. Một mặt thì điều này là có ích, song mặt khác-nó có thể gây hại đối với những ai đang dùng các loại thuốc chống đông máu (trong số những thuốc chống đông máu có cả aspirin). Những người bị chứng loét dạ dày cũng không nên uống trà đen đặc vì nó có thể làm trầm trọng thêm chứng viêm niêm mạc và thậm chí gây chảy máu dạ dày.

Uống trà pha mức đặc vừa phải sẽ có tác dụng giải nhiệt một chút, những nếu pha trà quá đặc (kể cả trà xanh và trà đen) thì sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể. Do đó, khi bị cảm lạnh không nên cố pha trà đặc cho bệnh nhân uống.

* Một số lưu ý: Không nên uống trà khi đói bụng vì sẽ làm giảm chức năng tiêu hóa và gây viêm dạ dày. Không uống ngay sau bữa ăn sẽ gây khó tiêu, giảm khả năng hấp thụ sắt và protein của cơ thể. Cũng không nên uống trà pha đã lâu sẽ làm phân hủy các chất vitamin B và C trong cơ thể.

Theo Nonnghiep.vn

Thiệt mạng… vì nước tăng lực

 

Gia đình của một cô bé 14 tuổi ở bang Maryland (Mỹ) ngày 19.10 đã đâm đơn kiện công ty sản xuất nước giải khát Monster Energy bỏ quá nhiều caffeine vào trong sản phẩm nước tăng lực, khiến con gái của họ thiệt mạng sau khi sử dụng sản phẩm này.

Luật sư của gia đình cô bé Anais Fournier cho biết, Anais đã uống hai lon nước tăng lực hiệu Monster Energy (loại 0,7 lít, trọng lượng 24 ounce) do công ty Monster Beverage sản xuất, trong vòng 24 giờ trước khi bị rối loạn nhịp tim dẫn đến tử vong hồi tháng 12.2011, theo tin tức từ AFP.

Mỗi lon nước này có chứa một lượng caffeine khá cao lên đến 480 mg và kết quả giám định pháp y cho thấy nguyên nhân tử vong của Fournier là rối loạn nhịp tim do tiêu thụ nhiều caffeine.

Trong đơn kiện gửi lên Tòa án Tối cao bang California (nơi công ty Monster Beverage đặt trụ sở), gia đình của Fournier yêu cầu Monster Beverage phải chịu trách nhiệm trước cái chết của cô bé và đòi bồi thường thiệt hại.

Theo quy định tại Mỹ, nước ngọt và nước tăng lực bày bán tại thị trường chỉ được chứa không quá 71,5 mg chất caffeine/12 ounce.

Mẹ của cô bé xấu số, bà Wendy Crossland cho biết: “Các loại thức uống này là những cái bẫy chết người cho những cậu bé, cô bé nhỏ tuổi như đứa con gái của chúng tôi. Tôi muốn Monster Beverage phải cảnh báo với người tiêu dùng rằng sản phẩm của họ có thể giết người”.

Hãng Monster Beverage cho biết sẵn sàng hầu tòa.

(Theo Thanhnien)

 

Stress – Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim

Một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Anh đăng trên tạp chí “European Heart Journal” số ra mới nhất cho thấy, stress thực sự đã gây ra các bệnh liên quan đến động mạch vành như rối loạn nhịp tim.

Nhiều năm qua các nhà khoa học luôn cho rằng stress có thể sẽ dẫn đến bệnh tim, tuy nhiên có rất ít chứng cứ y học có thể chứng minh được điều này.

Gần đây các nhà khoa học Anh đã tiến hành một thí nghiệm đối với 514 đối tượng cả nam lẫn nữ ở độ tuổi trung bình 62, trước khi thí nghiệm những đối tượng này đều không mắc các chứng bệnh về tim.

Các nhà khoa học đã tiến hành trắc nghiệm stress đối với từng đối tượng nghiên cứu, đồng thời ghi chép lại nồng độ cortisol của họ. Cortisol là một dạng hoocmôn stress chủ yếu mà cơ thể sinh ra khi con người gặp phải những áp lực về mặt tinh thần hoặc sinh lý. Việc giải phóng loại hoocmôn này sẽ làm teo lại động mạch trong cơ thể người.

Các nhà khoa học đã tiến hành quét hình ảnh động mạch của đối tượng thí nghiệm và phát hiện ra rằng xác suất mắc chứng bệnh tích tụ mỡ trong động mạch của những đối tượng bị stress cao gấp 2 lần so với những đối tượng không bị stress.

Nghiên cứu trên đã chứng minh stress có liên quan đến các chứng bệnh về động mạch vành.

(Theo Vietnam+)