Lưu trữ cho từ khóa: rễ cỏ xước

Cốt khí củ – Khu phong trừ thấp

Cốt khí củ còn gọi là hổ trượng, điền thất, hoạt huyết đan, nam hoàng cầm. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ, củ. Thu hái củ quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu (tháng 8, 9)… Theo Đông y, cốt khí củ vị ngọt đắng, tính mát, có tác dụng khu phong, trừ thấp, hoạt huyết thông kinh, giảm đau, giải độc, lợi tiểu. Chữa phong thấp tê bại, đau nhức gân xương; ứ huyết do ngã, chấn thương, kinh nguyệt bế tắc gây đau đớn, sau khi đẻ huyết hôi bị tích lại gây bụng trướng, đái dắt, đái buốt, đái ra máu. Dùng ngoài trị mụn nhọt, lở ngứa, làm thuốc cầm máu. Liều dùng: 8 - 12g, dạng thuốc sắc, thuốc bột, rượu.

Một số cách dùng cốt khí củ làm thuốc:

Chữa phong thấp, đau nhức xương

- Cốt khí củ 12g, đơn gối hạc 12g, cỏ xước 8g, hy thiêm 8g, uy linh tiên 6g, binh lang 6g. Các vị sao vàng hạ thổ. Sắc uống 2 lần trong ngày. Ngày 1 thang.

- Cốt khí củ 12g, dây đau xương 12g, rễ lá lốt 12g, rễ cỏ xước 12g, bồ bồ 8g, cam thảo nam 8g, mã đề 8g, quế chi 6g. Sắc uống ngày 1 thang; kết hợp xoa bóp bằng rượu ngâm quế chi, huyết giác.

Chữa thương tích, ứ máu, đau bụng: Cốt khí củ 20g, cây lá móng 16g. Sắc lấy 300ml nước, cô lại còn 150ml, thêm 20ml rượu, chia uống 2 lần trong ngày.

Chữa sưng vú: Cốt khí củ 12g, hạt muồng 12g, rễ lá lốt 10g, rễ bồ công anh 10g, bạch truật 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

TS.Nguyễn  Đức Quang

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

Cây trâu cổ chữa di tinh liệt dương

Cành và lá, quả non trâu cổ phơi khô 100g, đậu đen 50g. Xay thô 2 thứ và ngâm trong 250ml rượu trắng...

Trâu cổ là loại cây được trồng làm cảnh, che mát và làm thuốc chữa bệnh. Tên khác: xộp, vẩy ốc, bị lệ, mác pốp. Tên khoa học: Ficus pumila L.

Trâu cổ có tác dụng bổ khí huyết nên nhiều người dùng thay vị hoàng kỳ trong 1 số đơn thuốc.

Một số cách dùng sau:

- Quả trâu cổ 40g, bồ công anh 15g, lá mua 15g. Sắc uống; Chữa tắc tia sữa, sưng vú, ít sữa. Kết hợp dùng: lấy lá bồ công anh giã nhỏ cho ít dấm, chưng nóng chườm hay đắp ngoài.

Cây trâu cổ

- Cao quả trâu cổ: quả chín thái nhỏ, nấu với nước, lọc bỏ bã, cô thành cao. Ngày uống 5 - 10g. Dùng chữa đau xương, đau người ở người già, làm thuốc bổ, điều kinh, giúp tiêu hoá.

- Rượu bổ chữa di tinh liệt dương: cành và lá, quả non phơi khô 100g, đậu đen 50g. Xay thô 2 thứ và ngâm trong 250ml rượu trắng, ngâm 10 ngày, ngày uống 10 - 30 ml.

- Chữa thấp khớp mạn tính: Cành lá trâu cổ 20g, rễ cỏ xước 20g, phục linh 20g, rễ tầm xuân 20g, dây rung rúc 12g, thiên niên kiện 10g, rễ gấc 10g, lá lốt 10g, dây đau xương 10g, tang chi 10g. Sắc 2 lần, lấy khoảng 400ml, sau cô lại cho thật đặc. Hòa với rượu chia uống 3 lần trong ngày.

- Thanh nhiệt giải khát: Lấy quả chín, rửa sạch, giã nát hay xay nghiền bằng máy cho vào túi vải, ép lấy nước. Nước để yên sẽ đông lại như thạch; thái dạng sợi, cho thêm đường, nước đá và hương liệu.

Theo TS Nguyễn Đức Quang

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Chữa đau khớp bằng cây nhà lá vườn

Trong y học cổ truyền, đau khớp được gọi là chứng tý, tùy theo nguyên nhân và triệu chứng gây ra do các thể phong tý, hàn tý, nhiệt tý hoặc thấp tý mà dùng thuốc thích hợp.

Các cây cỏ dân gian hay dùng để chữa đau khớp dễ tìm, rẻ tiền, dễ sử dụng và có nhiều tác dụng tốt cho người đau khớp.

Cà gai leo: Dùng rễ, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô mỗi ngày 10 - 20g sắc uống chữa  được phong thấp, đau nhức các đầu gân xương.

Cỏ xước: Dùng cả cây và rễ (có chứa nhiều saponin có tác dụng chống viêm rất tốt), mỗi ngày dùng 10 - 16g ở dạng nước sắc, uống chữa sưng khớp gối, đau nhức gân cốt, đau lưng.

Lá lốt: Dùng lá làm rau ăn và làm thuốc chữa tê thấp, đau lưng, tay chân tê dại, ngày 8 - 12g, sắc riêng hoặc sắc chung với dây đau xương, cốt khí củ, rễ cỏ xước đồng lượng. Có thể nấu nước ngâm tay chân cho người hay bị đổ mồ hôi tay chân.

Thổ phục linh: Dùng thân rễ phơi khô, có tác dụng lợi gân cốt, kiện tỳ, giải độc, tiêu phù. Mỗi ngày dùng 10 - 12g sắc uống hoặc phối hợp thành bài thuốc gồm thổ phục linh 20g, thiên niên kiện, đương quy đều 8g, bạch chỉ 6g, cốt toái bổ 10g, sắc uống hoặc ngâm rượu uống chữa phong thấp, gân xương đau nhức, tê buốt tay chân.

Ké đầu ngựa: Dùng quả chín vàng khô. Quả có vị đắng, tính mát, tác dụng tán phong trừ thấp, ngày dùng 6 - 12g dạng thuốc sắc chữa phong thấp, tay chân co rút, các khớp sưng đau.

Ngũ gia bì: Dùng vỏ thân hay vỏ rễ, dạng sắc hoặc ngâm rượu, chữa phong thấp, làm mạnh gân cốt, tăng lực.

Meo.vn (Theo Bee)

Cốt toái bổ – Bổ thận chắc răng

Cốt toái bổ còn có tên khác là bổ cốt toái, tổ phượng, tổ rồng, tắc kè đá. Tên khoa học: Polypodium fortunei Kze. (=Drynaria fortunei (Kze.) J.Sm.).

Cây sống trên các hốc đá, trên đám rêu hay trên các cây lớn (cây đa, cây si…). Cây sống lâu năm, có thân rễ dạng mầm, phủ nhiều vẩy màu vàng bóng. Có 2 loại lá: loại lá bất thụ là lá không cuống, màu nâu, hình trứng, dài 5 – 8 cm, rộng 3 – 6 cm, phía cuống hình tim có gân nổi rõ; loại lá hữu thụ màu xanh nhẵn, đơn, xẻ thùy lông chim, dài 25 – 40 cm, cuống lá có dìa, có thùy thuôn, tù ở đầu, có mang ổ bào tử xếp thành hàng ở mỗi bên gân chính. Cây mọc hoang ở khắp núi đá, trên cây hay dọc suối ở rừng núi nước ta.

Một số loài thuộc chi Drynaria như tắc kè đá (Drynaria bonii Christ.), ráng bay (Drynaria quercifolia (L.) J. Sm.) cũng được thu hái làm thuốc có cùng công dụng và cùng tên “Cốt toái bổ”, cần chú ý.

Thu hái, chế biến: Rửa sạch đất cát, bóc bỏ lá, phơi khô ngay. Sau khi khô, đốt nhẹ cho cháy hết lông nhỏ phủ xung quanh là được. Khi dùng, thái thành lát nhỏ.

Tính vị, tác dụng
: Vị đắng, tính ấm, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, hành huyết, phá ứ, cầm máu, khu phong, trừ thấp và giảm đau.

Công dụng: Chữa thận hư (suy giảm chức năng nội tiết), ỉa chảy kéo dài, đòn ngã chấn thương, bong gân tụ máu, sai khớp gãy xương, đau nhức xương khớp, ù tai.

Liều dùng
: 6g – 12g rễ khô, dạng thuốc sắc hay ngâm rượu. Dùng ngoài không kể liều lượng: dạng tươi giã nát đắp vào vết thương, dạng khô tán bột để rắc

Đơn thuốc có cốt toái bổ:

Bổ thận chắc răng: Dùng trong trường hợp thận hư, dương phù sinh đau răng, chảy máu chân răng, răng lung lay.

+ Cốt toái bổ, liều lượng tùy ý, giã nhỏ, sao đen, tán thành bột mịn, xát vào lợi.

+ Thang gia vị địa hoàng:

Thục địa 16g, đơn bì 12g, sơn dược 12g, trạch tả 12g, sơn thù 12g, tế tân 2,4g, bạch linh 12g, cốt toái bổ 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

+ Cốt toái bổ 15g,  sinh địa 10g, lá sen tươi 10g,  trắc bá tươi 10g. Sắc uống. Dùng khi bị thương, gân cốt tổn thương, chảy máu; răng bị viêm, lung lay chảy máu.

+ Cốt toái bổ tán bột 4 – 6g, bầu dục lợn 1 cái. Đổ bột cốt toái bổ vào trong bầu dục lợn, nướng chín. Ăn ngày 1 quả. Chữa ù tai, đau lưng, thận hư đau răng.

+ Cốt toái bổ 16g, rễ cỏ xước 12g, cẩu tích 20g, dây đau xương 12g, rễ gối hạc 12g, thỏ ty tử 12g, hoài sơn 20g, tỳ giải 16g, đỗ trọng 16g. Sắc uống. Chữa đau lưng mỏi gối do thận hư yếu

Tiếp cốt liệu thương (nối xương, chữa vết thương): Dùng trong trường hợp té ngã bị thương, xương gãy lâu liền.

Thuốc bột tẩu mã: Cốt toái bổ, lá sen, lá trắc bách, bồ kết, liều lượng bằng nhau. Tán thành bột mịn. Ngày 2 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước hoặc trộn với nước nóng thành hồ, đắp ngoài.

Chú ý: Người âm hư, huyết hư đều không dùng được.

Suckhoedoisong

Cỏ xước lưu thông huyết

Cây cỏ xước còn gọi là ngưu tất nam, thành phần trong cỏ xước chủ yếu là nước protide, glucide, xơ, tro... chứa acide oleanolic. Hạt có chứa hentriacontane và saponin...

Theo Đông y, cỏ xước có vị chua, đắng, tính bình (có tài liệu nói tính mát), tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, làm lưu thông huyết, còn có khả năng chống viên tốt ở giai đoạn mạn và cấp tính, tác dụng bổ gan thận, mạnh gân cốt, được sử dụng để chữa viêm khớp, phụ nữ sau sinh máu hôi không sạch làm giảm cholesterol trong máu, chữa tăng huyết áp, xơ vữa động mạch...

Liều dùng trung bình mỗi ngày cho dạng thuốc sắc là 3 - 9g.

Chữa chứng sổ mũi, sốt: Cỏ xước 30g, đơn buốt 30g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần.

Chữa quai bị: Lấy cỏ xước giã nhỏ chế thành nước súc miệng và uống trong; còn bên ngoài lấy lượng vừa đủ giã đắp vào nơi quai bị sưng đau.

Chống co giật (kể cả bại liệt, phong thấp teo cơ, xơ vữa mạch máu): rễ cỏ xước 40 – 60g sắc lấy nước thuốc uống nhiều lần trong ngày.

Chữa viêm gan, viêm thận (kể cả viêm bang quang, đái vàng thẫm, đái đỏ, đái ra sỏi): Cỏ xước 15g, cỏ tháp bút 15g, mộc thông 15g, mã đề (hay hạt lá bông) 15g, sinh địa 15g, rễ cỏ tranh 15g, sắc lấy nước uống với bột hoạt thạch 15g, chia ba lần.

Chữa trị viêm cầu thận (phù thũng, đái đỏ, đái són, viêm gan virus, đái vàng thẫm, da vàng, viêm bang quang, đái ra máu): Rễ cỏ xước 30g, rễ cỏ tranh 15g, mã đề 15g, mộc thông 15g, huyết dụ 15g, lá móng tay 15g, huyền sâm 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Chữa các chứng bốc hỏa

(nhức đầu, chóng mặt, đau mắt, ù tai, tăng huyết áp, rối loạn tiền đình, khó ngủ, đau nhức dây thần kinh, rút gân, co giật, táo bón): Rễ cỏ xước 30g, hạt muồng sao 20g, sắc uống mỗi ngày 1 thang chia 3 lần; thuốc có công hiệu an thần.

 

Chữa thấp khớp đang sưng: rễ cỏ xước 16g, nhọ nồi 16g, hy thiêm thảo 16g, phục linh 20g, ngải cứu 12g, thương nhĩ tử 12g, sao vàng sắc lấy ba lần nước thuốc, sau trộn chung cô sắc đặc chia 3 lần uống. Ngày uống 1 thang trong 7 – 10 ngày liền. Hoặc cỏ xước 40g, hy thiêm 30g, thổ phục linh 20g, cỏ mực 20g, ngải cứu 12g, quả ké đầu ngựa 12g, sắc lấy nước thuốc đặc uống trong ngày.

Viêm đa khớp dạng thấp: Rễ cỏ xước tẩm rượu sao 20g, độc hoạt 12g, tang ký sinh 16g, dây đau xương 16g, tục đoạn 12g, đương quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 12g, đảng sâm 12g, tần giao 12g, quế chi 8g, xuyên khung 8g, cam thảo 6g, tế tân 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, trong 10 ngày.

Chữa bệnh gút: Lá lốt 15g, rễ bưởi bung 15g, rễ cây vòi voi 15g, tất cả thái mỏng sao vàng, rồi sắc lấy nước đặc chia ba lần uống trong ngày. Ngày dùng 1 thang, trong 7 – 10 ngày liền.

Chữa kinh nguyệt không đều, huyết hư: Rễ cỏ xước  20g,  cỏ cú (tứ chế) 16g, ích mẫu 16g, nghệ xanh 16g, rễ gai (gai lá làm bánh) 30g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống 10 ngày. Không dùng cho người có thai.

Chữa suy thận, phù thũng, nặng chân, vàng da: Rễ cỏ xước sao 30g, mã đề cả cây 30g, cúc bách nhật cả cây 30g, cỏ mực 30g, sắc ngày uống 1 thang, chia 2 – 3 lần, uống liền trong  7 – 10 ngày.

Chữa trị mỡ máu cao (kể cả xơ vữa động mạch, huyết áp cao, nhức đầu chóng mặt, ù tai, mờ mắt): Cỏ xước 16g, hạt muồng sao vàng 12g, xuyên khung 12g, hy thiêm 12g, nấm mèo 10g, đương quy 16g, cỏ mực 20g, sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, khi uống vớt bã nấm mèo ra ăn, nhai kỹ chiêu với nước thuốc. Cần uống liên tục 20 – 30  ngày.

BS. Hoàng Xuân Đại

Ớt chín trị khớp sưng, đau nhức

Mùa lạnh là “mùa” của bệnh khớp như viêm, sưng, đau nhức, thấp khớp, phong thấp, tê thấp. Sau đây là một số bài thuốc Đông y trị sưng, đau khớp hiệu quả. Hoa đinh hương 20g, long não 12g, cồn 90 độ 250ml, ngâm 7 ngày đêm, lọc lấy nước, bỏ bã. Dùng bông tẩm thuốc xoa bóp các khớp bị đau ngày 2 lần.

Ớt chín 15 quả, 3 lá đu đủ, 80g rễ chỉ thiên, đem tất cả giã nhỏ, ngâm với cồn theo tỷ lệ ½. Dùng thuốc này xoa bóp vào các khớp bị đau.

Vỏ quả bưởi tươi 250g, gừng tươi 30g băm nhuyễn đắp vào chỗ đau khớp, ngày thay thuốc một lần

Rễ gạo 30 – 60g sắc hoặc ngâm rượu uống hay 15g vỏ thân cây gạo sắc kỹ lấy nước uống 2 lần/ngày với chút rượu vang. Thuốc này trị chứng viêm khớp mãn tính, đau khớp lưng, khớp gối.

Đài hoa hướng dương đủ dùng, sắc đặc thành cao phết vào giấy bản, dán lên chỗ đau khớp, ngày một lần.

Lá xương sông giã nát, xào nóng, đắp lên vùng khớp đau.

Rau cần ta tươi, giã nát vắt lấy nước, thêm đường trắng đun sôi, uống thay trà. Trà này trị chứng phong thấp, khớp tay chân sưng.

Ép nước bắp cải sống, bã đắp vào chỗ khớp bị viêm, hoặc lá bắp cải hơ nóng áp lên chỗ viêm sưng rất công hiệu.

Dùng 15-30g lá lốt tươi hoặc 5-10g lá lốt khô sắc với nước chia uống 2-3 lần trong ngày, trị chứng nhức khớp, xương.

Lấy quả sung đủ dùng hầm với thịt lợn nạc, ăn trị chứng viêm khớp.

Rễ cỏ xước 16g, hoàng bá 12g, trương truất 12g, sắc với nước uống 2 lần trong ngày, trị viêm khớp sưng đau.

30g rễ ý dĩ, 30 tỳ giải, 40g cây râu mèo rửa sạch, sắc uống trị chứng thấp khớp, viêm khớp.

Lấy một nắm lá, một nắm hoa cây rau huyên rửa sạch sắc với 3 bát nước (bát ăn cơm), khi còn một bát chia uống 3 lần trong ngày. Đồng thời lấy rễ rau huyên giã nát đắp vào chỗ khớp sưng đau.

Lấy cỏ nhọ nồi, hy thiên, rễ cỏ xước mỗi vị 10g; thương nhĩ tử, ngải cứu mỗi vị 12g; thổ phục linh 20g. Các vị trên sao vàng, sắc đặc, uống ngày 1 thang liền trong 7-10 ngày để trị chứng thấp khớp có sưng đau.

Lấy ngải cứu sao lẫn với phèn chua đắp lên chỗ đau do phong thấp.

Lấy vỏ cây vông, cỏ chân chim, kê huyết đằng, phòng kỷ, ý dĩ sao, ngưu tất mỗi vị 15g. Tất cả các vị trên rửa sạch, sắc uống ngày 1 thang, trị chứng phong thấp, chân tê phù.

Lấy cành nhỏ (đoạn giáp với lá) của cây đinh lăng 30g, thái nhỏ, sao vàng, sắc uống. Hoặc 40g hồ tiêu, 20g phèn chua, ngâm vào 1 lít rượu. Sau 15 ngày lấy xoa bóp để trị chứng tê thấp, đau lưng.

Lấy 30g rễ gắm núi, 20g rễ cây xấu hổ; ké đầu ngựa, thiên niên kiệu, lá lốt mỗi vị 12g, thạch xương bồ 6g. Tất cả các vị trên thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước, còn 100ml uống ngày 2 lần. Dùng liên tục trong 3 đợt, mỗi đợt 15 ngày. Cứ dùng xong một đợt lại nghỉ 7 ngày. Thuốc này trị chứng tê thấp, đau nhức xương, gân.

Cốt toái bổ – Bổ thận chắc răng

Cốt toái bổ còn có tên khác là bổ cốt toái, tổ phượng, tổ rồng, tắc kè đá. Tên khoa học: Polypodium fortunei Kze. (=Drynaria fortunei (Kze.) J.Sm.).

Cây sống trên các hốc đá, trên đám rêu hay trên các cây lớn (cây đa, cây si...). Cây sống lâu năm, có thân rễ dạng mầm, phủ nhiều vẩy màu vàng bóng. Có 2 loại lá: loại lá bất thụ là lá không cuống, màu nâu, hình trứng, dài 5 - 8 cm, rộng 3 - 6 cm, phía cuống hình tim có gân nổi rõ; loại lá hữu thụ màu xanh nhẵn, đơn, xẻ thùy lông chim, dài 25 - 40 cm, cuống lá có dìa, có thùy thuôn, tù ở đầu, có mang ổ bào tử xếp thành hàng ở mỗi bên gân chính. Cây mọc hoang ở khắp núi đá, trên cây hay dọc suối ở rừng núi nước ta.

http://img.suckhoedoisong.vn/Images/Uploaded/Share/2009/11/30/cot-toai-bo1.JPG

Một số loài thuộc chi Drynaria như tắc kè đá (Drynaria bonii Christ.), ráng bay (Drynaria quercifolia (L.) J. Sm.) cũng được thu hái làm thuốc có cùng công dụng và cùng tên "Cốt toái bổ", cần chú ý.

Thu hái, chế biến: Rửa sạch đất cát, bóc bỏ lá, phơi khô ngay. Sau khi khô, đốt nhẹ cho cháy hết lông nhỏ phủ xung quanh là được. Khi dùng, thái thành lát nhỏ.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính ấm, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, hành huyết, phá ứ, cầm máu, khu phong, trừ thấp và giảm đau.

Công dụng: Chữa thận hư (suy giảm chức năng nội tiết), ỉa chảy kéo dài, đòn ngã chấn thương, bong gân tụ máu, sai khớp gãy xương, đau nhức xương khớp, ù tai.

Liều dùng: 6g - 12g rễ khô, dạng thuốc sắc hay ngâm rượu. Dùng ngoài không kể liều lượng: dạng tươi giã nát đắp vào vết thương, dạng khô tán bột để rắc

Đơn thuốc có cốt toái bổ:

Bổ thận chắc răng: Dùng trong trường hợp thận hư, dương phù sinh đau răng, chảy máu chân răng, răng lung lay.

+ Cốt toái bổ, liều lượng tùy ý, giã nhỏ, sao đen, tán thành bột mịn, xát vào lợi.

+ Thang gia vị địa hoàng:

Thục địa 16g, đơn bì 12g, sơn dược 12g, trạch tả 12g, sơn thù 12g, tế tân 2,4g, bạch linh 12g, cốt toái bổ 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

+ Cốt toái bổ 15g,  sinh địa 10g, lá sen tươi 10g,  trắc bá tươi 10g. Sắc uống. Dùng khi bị thương, gân cốt tổn thương, chảy máu; răng bị viêm, lung lay chảy máu.

+ Cốt toái bổ tán bột 4 - 6g, bầu dục lợn 1 cái. Đổ bột cốt toái bổ vào trong bầu dục lợn, nướng chín. Ăn ngày 1 quả. Chữa ù tai, đau lưng, thận hư đau răng.

+ Cốt toái bổ 16g, rễ cỏ xước 12g, cẩu tích 20g, dây đau xương 12g, rễ gối hạc 12g, thỏ ty tử 12g, hoài sơn 20g, tỳ giải 16g, đỗ trọng 16g. Sắc uống. Chữa đau lưng mỏi gối do thận hư yếu

Tiếp cốt liệu thương (nối xương, chữa vết thương): Dùng trong trường hợp té ngã bị thương, xương gãy lâu liền.

Thuốc bột tẩu mã: Cốt toái bổ, lá sen, lá trắc bách, bồ kết, liều lượng bằng nhau. Tán thành bột mịn. Ngày 2 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước hoặc trộn với nước nóng thành hồ, đắp ngoài.

Chú ý: Người âm hư, huyết hư đều không dùng được.        

Theo TS. Nguyễn Đức Quang (Suckhoedoisong)