Lưu trữ cho từ khóa: Rau sam

Bài thuốc chữa bệnh từ rau sam

Cây rau sam thân cỏ, mọng nước, mọc bò, có nhiều cành, nhẵn, thường có màu hơi đỏ. Lá cứng hình bầu dục, phía cuống hơi thót lại, gần như không cuống, mắt lá bóng dày. Hoa màu vàng mọc ở ngọn ở ngọn cây, không có cuống. Quả nang, hình cầu, có nhiều hạt màu đen bóng.

Cây rau sam có vị chua, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát máu, tiêu sưng, sát trùng, chữa lở ngứa, hắc lào, kiết lỵ, chữa phụ nữ bạch đới, bệnh giun, đái buốt.

bai-thuoc-chua-benh-tu-rau-sam

Ứng dụng chữa bệnh:

* Chữa hắc lào: Rau sam 40g, củ diềng 20g, vỏ chuối xanh 15g. Cả 3 thứ rửa sạch giã nát vắt lấy nước bôi vào chỗ đau, ngày bôi 4-5 lần.

* Chữa ghẻ lở: Cây rau sam 30g, lá xoan 20g, lá đào 10g. Các loại lá trên rửa sạch, giã nhỏ cho vào lọ ngâm với 3 chén rượu, sau 1 đêm dùng bôi vào nơi bị ghẻ lở. Ngày bôi 3-4 lần, cần bôi 5-7 ngày liền. Hàng ngày dùng 30g lá khế nấu nước tắm cho người bệnh.

*Hỗ trợ điều trị ung thư thực quản: Rau sam tươi 30g, nấu cháo với bột đậu nành. Cho thêm mật ong hoặc đường ăn hàng ngày.

* Chữa bạch huyết cấp tính: Rau sam 20g, A giao (Cao Da Trâu), Bạch chỉ 12g, Hà thủ ô 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

* Hỗ trợ điều trị viêm ruột cấp tính: Nửa chén nước rau sam tươi, đun to lửa cho đến khi hơi sôi, uống 1 lần, ngày uống 2-3 lần.

* Chữa viêm tuyến vú: Rau sam 50g, cát tiêu 6g giã nát, đắp vào chỗ đau.

* Chữa áp xe phổi: Rau sam lượng vừa đủ giã nát, lấy 500ml nước hòa với 60ml mật ong. Cô thành cao bằng lửa nhỏ, mỗi lần uống 6g. Ngày uống 3 lần với nước ấm.

* Chữa viêm ruột cấp tính: Nửa chén nước rau sam tươi, đun to lửa cho đến khi hơi sôi, uống 1 lần, ngày uống 2-3 lần.

* Chữa viêm ruột thừa: Rau sam 60g, lá liễu 20g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2-3 lần.

* Hỗ trợ điều trị ung thư đại tiện ra máu: Rau sam 30g, Hoa hiên 30g. Sắc uống ngày 1 thang.

* Chữa đái ra máu: Rau sam 60g, Mã đề 7 cây. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 3 ngày, kiêng thức ăn cay.

* Chữa lỵ: Rau sam 30g, lá mơ lông 20g, Cỏ seo gà 20g, Cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

* Hỗ trợ điều trị viêm gan virus: Rau sam 150g – 400g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần.

* Chữa quai bị: Rau sam giã nát đắp vào chỗ sưng đau.

* Chữa rôm sảy: Rau sam tươi, lượng vừa đủ, giã nát lấy nước pha tắm.

* Chữa rắn cắn: Rau sam lượng vừa phải, giã nát đắp lên vết rắn cắn. Ngày thay thuốc 2-3 lần.

* Chữa quai bị: Rau sam giã nát đắp vào chỗ sưng đau.

* Chữa rắn cắn: Rau sam lượng vừa phải, giã nát đắp lên vết rắn cắn. Ngày thay thuốc 2-3 lần.

* Hỗ trợ điều trị ung thư trực tràng: Rau sam 20g, Hoa mào gà đỏ 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

(Theo Nongnghiep)

Kinh nghiệm chữa bệnh đường tiêu hóa bằng cây cỏ

E.Coli – thủ phạm gây viêm ruột, đại tiện ra máu và đau bụng đang gây chấn động châu Âu với gần bốn chục người chết và hơn ba nghìn người bị mắc bệnh.

Ở nước ta, có nhiều loại cây có khả năng ức chế E.Coli và điều trị có hiệu quả bệnh đường tiêu hóa theo kinh nghiệm dân gian và đã được khoa học phân tích, chứng minh. Trong số đó phải kể đến: rau sam, mơ lông, tỏi và lá hẹ

la mo long - tinsuckhoe.com

Mơ lông

Mơ lông:Được dùng để chữa các chứng phong thấp, đau nhức, đau bụng, kiết lỵ, phù thũng, đầy bụng, chậm tiêu, trẻ nhỏ suy dinh dưỡng (cam tích, gan, lách sưng to, trùng độc, thoát giang (sa trực tràng) mụn nhọt mọc ở lưng, bạch đới, tổn thương do trật đả…

Một số bài thuốc chữa bệnh tiêu hoá bằng lá mơ lông:

Trị kiết lỵ do amip: 30g lá mơ thái chỉ trộn với lòng đỏ trứng gà. Gói vào lá chuối rồi nướng chín. Ngày ăn 2 lần, liên tục 5 – 8 ngày. Sau đó xét nghiệm phân nếu còn trứng amip ăn thêm một liệu trình nữa.

Trị kiết lỵ giai đoạn khởi phát: Khi bị lỵ, người bệnh đi đại tiện nhiều lần, phân lẫn máu và chất nhày. Nếu có kèm sốt thì lấy một nắm lá mơ thái nhỏ, đập một quả trứng gà, trộn đều. Bọc hỗn hợp này bằng lá chuối, đem nướng chín, ăn ngày 3 lần, liên tục vài ngày sẽ khỏi.

Trị lỵ do đại tràng tích nhiệt: Lá mơ 20g, lá phèn đen 20g, rửa sạch, dội qua nước sôi để ráo, giã nát, vắt lấy nước cốt uống 2 – 3 lần.

Trị chứng sôi bụng, ăn khó tiêu: Lấy một nắm lá mơ tươi, rửa sạch, ăn kèm với cơm như rau hoặc giã nát lấy nước uống. Ăn, uống liền trong 2 – 3 ngày sẽ có kết quả.

Trị tiêu chảy do nóng: Khi bị tiêu chảy do nhiệt với các biểu hiện phân khẳm, nước tiểu vàng, bụng quặn dau, đầy hơi, khát nước nhiều, hậu môn nóng rát dùng 16g lá mơ, 8g nụ sim sắc với 500ml nước lấy 200ml. Chia uống 2 lần trong ngày.

rau sam - tinsuckhoe.com

Rau sam

Rau sam: Từ lâu, trong dân gian nước ta thường dùng rau sam làm thuốc sát khuẩn trong những chứng lở loét ngoài da, làm tiêu nhọt độc và làm lợi tiểu trong chứng tiểu buốt, tiểu dắt. Nghiên cứu khoa học cho thấy, rau sam có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn lỵ và thương hàn. Dịch chiết rau sam bằng cồn êtylic có hiệu quả rõ rệt đối với trực khuẩn E.Coli, vi khuẩn lỵ và thương hàn.

Theo Đông y, rau sam có vị chua tính lạnh, không có độc tính, vào ba kinh tâm, can và đại trường, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu viêm, nhuận trường lợi tiểu, thường được dùng trong các chứng viêm nhiễm, lở ngứa, kiết lỵ.

Rau ram là một nguồn kháng sinh tự nhiên rất quý trong các chứng viêm nhiễm đường ruột và đường sinh dục, tiết niệu.

Chữa kiết lỵ cấp tính: Rau sam tươi 100g, giã nát vắt lấy nước, đun nóng, cho thêm một chút mật hoặc đường vào để uống.

Lưu ý: Vì rau sam hoạt huyết và tính hàn nên không sử dụng cho người có thai. Với những bệnh nhân có thể tạng hư hàn, hay đi tiểu lỏng khi sử dụng rau sam cần được phối hợp tốt với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ tỳ. Ngoài ra, do hàm lượng nitrate và oxalate có trong rau sam nên cần thận trọng khi dùng với người có tiền sử về sỏi thận

Tỏi: Tỏi có 3 hoạt chất chính allicin và liallyl sulfi de và ajoene. Allcin là hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi. Allicin không hiện diện trong tỏi. Tuy nhiên, khi được cắt mỏng hoặc đập dập và dưới sự xúc tác của chất aliin có sẵn trong tỏi biến thành allicin. Do đó càng cắt nhỏ hoặc càng đập nát, hoạt tính càng cao. Đun nấu sẽ đẩy nhanh quá trình mất chất này. Allicin là một chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin

Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ấm, hơi có độc, vào 2 kinh can, vị. Tỏi có tác dụng thông khiếu, giải phong, sát khuẩn, giải độc, tiêu nhọt, hạch. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, dịch chiết xuất từ tỏi có khả năng ức chế 100% E.Coli.

Chữa lỵ: Tỏi 10g giã nhỏ, ngâm vào 100ml nước nguội trong 2 giờ, lọc bỏ bã lấy nước thụt vào hậu môn, giữ lại khoảng 15 phút. Thụt mỗi ngày 1 lần. Đồng thời ăn mỗi ngày 6g tỏi sống chia 3 lần. Điều trị 5 – 7 ngày có kết quả.

Lá hẹ cũng có tác dụng chữa lỵ: Lá hẹ 100g, rửa sạch, cắt nhỏ cho vào xay hoặc giã nhuyễn vắt lấy nước chia uống 3 lần trong ngày. Uống liền 5 – 7 ngày.

Theo dinhduong

Rau sam giải độc, tiêu thũng

Rau sam tên khoa học Portulaca oleracea L.

Rau sam là cây thảo sống hằng năm, mọc bò. Bộ phận dùng: toàn cây, thường dùng tươi. Vị chua, tính hàn, không độc, vào đại tràng, can, thận. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán huyết, tiêu thũng. Dùng cho hội chứng lỵ, viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu (đái dắt, đái buốt, đái ra huyết và cặn sỏi), mụn nhọt lở ngứa.

Liều dùng 60 - 200g tươi (hoặc 15 - 40g khô).

Rau sam dùng để chữa các chứng bệnh

Chữa lỵ:

- Rau sam 100g, cỏ sữa nhỏ lá 100g. Sắc với 400 ml nước chia uống 2 lần trong ngày. Nếu đi ngoài ra máu, thêm cỏ nhọ nồi 20g, rau má 20g.

- Rau sam 10g, cỏ nhọ nồi 10g, cỏ sữa 10g, lá nhót 10g, búp ổi 10g làm thuốc bột hay làm hoàn. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 15g.

- Rau sam 20g, cỏ sữa nhỏ lá 15g, cam thảo đất 12g, tử tô 12g, mần trầu 12g, kinh giới 12g. Dùng dạng thuốc bột hay thuốc hoàn, ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 10 – 20g; nếu bệnh cấp tính có thể sắc uống.

+ Chữa giun kim: Rau sam tươi 50g, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước. Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ. Uống liền trong 3 ngày.

Một số món ăn chữa bệnh có rau sam

+ Cháo rau sam: Rau sam tươi 100g - 200g, gạo tẻ 100g; cho thêm nước nấu cháo ăn khi đói. Dùng cho bệnh nhân có hội chứng lỵ cấp mạn tính và các trường hợp viêm ruột, lỵ xuất huyết.

+ Rau sam xào: Rau sam 250g, chiên với dầu thực vật, thêm chút muối ăn. Dùng cho các bệnh nhân có hội chứng lỵ.

+ Nước ép rau sam: Rau sam 1 bó. Giã vắt ép lấy nước khoảng 30ml, thêm nước lạnh (nước sôi để nguội) 100ml và đường trắng khuấy đều cho uống, ngày làm 3 lần. Dùng cho các trường hợp viêm sỏi đường tiết niệu, mụn nhọt, lở ngứa.

+ Nước ép rau sam hòa mật:  Nước ép rau sam 60 - 100ml đun vừa sôi, thêm 20ml mật khuấy đều cho uống. Dùng cho sản phụ sau đẻ đau quặn bụng, tiểu giắt buốt.

Kiêng kỵ: Người hư hàn tiết tả (tiêu chảy) không dùng.

TS. Nguyễn  Đức Quang

Meo.vn (Theo SKĐS)

Triệt tiêu mụn trứng cá

Tuyệt đối không nặn mụn, bạn hãy thử trị mụn bằng phương pháp tự nhiên dưới đây để làm sạch vi khuẩn và các chất nhờn, làm da láng mịn và tươi trẻ.

1. Lá lô hội: Dùng dao cắt lá lô hội, lấy dịch tiết ra từ lá. Sau đó, nhẹ nhàng thoa chất dịch này lên các nốt mụn, để trong 10 phút rồi rửa sạch bằng nước lạnh. Cách này làm mát và giảm độ sưng tấy của mụn. Làm mỗi tuần hai lần. Ngoài ra, bạn có thể nấu chè lô hội ăn rất mát, nó sẽ ngăn việc nóng từ trong và phát mụn.

2. Chè nhân ý dĩ đậu xanh: Rửa sạch đậu xanh và ý dĩ cho vào nồi hầm chín, sau đó bỏ đường phèn (không nên cho ngọt quá), mật ong khuấy đều. Đậu xanh có tác dụng thanh hỏa, giải khát, làm trắng da. Ý dĩ phòng ngừa và giảm mụn ở da mặt.

3. Đắp củ đậu: Củ đậu tươi xắt lát, xoa hoặc ép lấy nước để bôi mặt cho mịn da, khỏi nứt nẻ và hút các chất độc trong lỗ chân lông, để trong 15 phút. Củ đậu khô tán bột dùng làm phấn bôi mặt cho da mềm và mịn hơn.

4. Nước cốt rau sam: Rau sam tươi một nắm (30-50 g) rửa sạch, giã nhỏ (hoặc xay nhuyễn), ép lấy nước cốt để riêng, bã để riêng. Rửa sạch mặt, lau khô. Dùng bông thấm nước cốt rau sam bôi lên vùng da bị mụn. Có thể bôi nhiều lần trong ngày, khô lại bôi tiếp.

Lúc ngủ trưa (hoặc tối) có thể đắp xác và nước cốt rau sam lên mặt để ngủ. Với cách làm này, làn da không chỉ mát dễ chịu mà các nốt 'đèn pin' cũng sẽ lặn dần.

5. Đắp cà chua: Cắt quả cà chua thành những lát tròn, mỏng. Nằm lên giường và đặt những lát cà chua lên khắp mặt, đặc biệt ở những nơi nổi nhiều mụn. Giữ trong vòng 15 phút. Sau đó, lột bỏ cà chua trên mặt, rửa mặt bằng nước sạch rồi lau khô bằng khăn sạch.

6. Giấm lâu năm với trứng gà: Lấy một quả trứng gà ngâm vào 200 ml giấm lâu năm (khoảng ba năm). Ngâm ba ngày ba đêm, khi nào bóp thấy quả trứng mềm là được. Sau đó vớt trứng gà ngâm từ trong giấm ra, đậy kín để dùng dần. Lau vùng da bị mụn cho sạch với nước hoa hồng, lấy lòng trắng trứng gà thoa lên chỗ bị mụn. Sau đó rửa sạch mặt với nước ấm.

7.Đắp chuối: Lấy phần bên trong của vỏ chuối, cắt thành từng miếng mỏng hoặc bóp nhão đắp lên vùng da có mụn, để trong 10-15 phút, tuần làm 2-3 lần. Đây là một cách để loại trừ mụn trên da và làm da mềm hơn.

(Theo PL)

12 phương thuốc dưỡng nhan của Tuệ Tĩnh

Có một làn da đẹp là mong muốn của mọi phụ nữ. Ngày nay, với nhịp sống bận rộn, chị em không để ý nhiều đến các phương pháp làm đẹp truyền thống. Nhưng dùng thuốc Nam để tạo vẻ đẹp cho da mặt vẫn là một cách rất hiệu quả, ít tốn kém lại không có tác dụng phụ. Xin giới thiệu 12 phương thuốc của Tuệ Tĩnh để chữa một số chứng bệnh “đáng ghét” của chị em.

Làm cho da mặt tươi đẹp: Hạt bí đao 200g, vỏ quýt 80g, hoa đào 160g. Tất cả phơi khô, tán nhỏ, mỗi lần dùng 8g, uống với nước nóng sau bữa ăn, ngày uống 3 lần. Muốn trắng da thì thêm hạt bí đao, muốn da hồng hào thêm hoa đào.

Da mặt đen làm cho trắng: Bí đao 1 quả, lấy dao tre cạo vỏ, cắt thành miếng mỏng; rượu 150ml; nước 100ml. Tất cả nấu chín, lọc bỏ bã, nhào thành cao, đựng vào bình, mỗi đêm lấy đắp vào mặt, ban ngày rửa đi.

Trị sắc mặt đen, da thô xấu: Xương ống chân dê tán nhỏ, hòa lẫn với lòng trắng trứng gà, đêm thì bôi mặt, sáng thì rửa với nước vo gạo.

Chữa mặt đen cháy: Lá ké đầu ngựa sao khô, tán nhỏ, mỗi ngày dùng 4g, uống với nước cơm sau khi ăn. Dùng 1 tháng liền.

Trị nốt ruồi mới có trên mặt: Hạt mùi sắc nước, rửa hằng ngày.

Chữa mặt trứng cá bọc: Bèo tấm giã nát, hằng ngày bôi rất hiệu quả.

Trị trên mặt, cổ có vết nám (thâm da mặt): Hạt thầu dầu, mật đà tăng, lưu hoàng mỗi thứ 4g, tán nhỏ, dùng tuỷ dê trộn đều, bôi hằng đêm rất tốt.

Trị da mặt nhăn, nổi mụn: Rau sam sắc nước đặc uống, bã đắp lên mặt.

Chữa mặt nổi mụn tuổi thanh niên: Bèo tía rửa sạch, sắc nước uống, bã đắp lên mặt. Hoặc bèo tía 160g, phòng kỷ 40g, sắc nước đặc rửa mặt. Lại lấy bèo giã nát xát lên mặt.

Trị trên mặt có vết sẹo: Hạt tật lê, quả dành dành núi mỗi thứ 20g, cùng tán nhỏ hòa với dấm, tối bôi, sáng rửa sạch.

Làm tóc dài và đen:

- Mỡ gấu, hạt quan âm lượng bằng nhau, hòa với dấm, đêm xát dấm thuốc này khắp đầu tóc.

- Hoặc lá dâu, lá vừng lượng bằng nhau, đổ nước vo gạo vào, nấu lên, gội đầu, 7 lần thì tóc dài đen mượt.

- Hoặc dùng dầu vừng cùng nấu với lá dâu rồi bỏ lá đi, thường ngày xát vào, dần dần tóc tốt như mây.

Ngòai ra, Tuệ Tĩnh còn có một bài thuốc uống vào sẽ đẹp da: hoa sen ngày 7 tháng 7 hái lấy 7 phần; củ sen ngày 8 tháng 8 hái lấy 8 phần; hạt sen ngày 9 tháng 9 bóc lấy 9 phần. Tất  cả đem phơi trong  bóng râm, tán nhỏ, mỗi lần uống  8g với rượu nóng.

Lương y Minh Chánh