Lưu trữ cho từ khóa: Rau muống

Rau muống xào chao cho ngày mát trời

Món rau muống xào chao xanh mướt, giòn giòn lại mang hương vị lạ miệng rất hấp dẫn.

Nguyên liệu:

- Rau muống: 1 mớ to
- Tỏi: 1 củ
- Chao trắng: 2-3 viên
- Đường, gia vị, hạt nêm, dầu ăn
- Sấu: 3-4 quả (nếu muốn tận dụng nước luộc rau làm canh)

Rau muống xào chao cho ngày mát trời

Thực hiện:

Bước 1:

Rau muống nhặt bỏ phần cọng già. Rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng khoảng 20 phút. Vớt ra rổ để cho rau ráo nước.
Rau muống xào chao cho ngày mát trời2

Bước 2:

Cho chao vào bát, thêm 1 thìa cà phê đường, dằm cho nhuyễn chao và tan đường.

Rau muống xào chao cho ngày mát trời3

Bước 3

: Đun sôi một nồi nước với 1 ít muối. Cho rau muống vào luộc chín tới (cọng rau vẫn giòn).

Rau muống xào chao cho ngày mát trời4

Bước 4:

Vớt rau ra khỏi nồi rồi ngâm ngay rau vào bát nước lạnh có cho thêm vài viên đá để rau giữ được màu xanh. Cho vào nồi nước luộc rau 3-4 quả sấu nhỏ, đun chín mềm sấu, rồi dằm nát sấu để làm nước canh.

Rau muống xào chao cho ngày mát trời5

Bước 5:

Phi thơm tỏi với dầu ăn, cho rau vào đảo qua.

Rau muống xào chao cho ngày mát trời6

Bước 6

: Đổ bát chao đã chuẩn bị sẵn ở bước 2 vào chảo rau. Dùng đũa đảo đều trong 2-3 phút cho chao thấm vào rau.
Rau muống xào chao cho ngày mát trời7
Nêm thêm chút gia vị, hạt nêm cho vừa miệng rồi cho rau ra đĩa, ăn cùng cơm.
Rau muống xào chao cho ngày mát trời8
Rau muống xào chao cho ngày mát trời9
Chúc bạn và gia đình ngon miệng với rau muống xào chao nhé!
Theo Tintuconline.com.vn
The post Rau muống xào chao cho ngày mát trời appeared first on Tin Sức Khỏe.

Đổi vị rau muống xào bạch tuộc

Bạch tuộc giòn giòn được xào cùng rau muống, pha lẫn vị cay nhẹ của ớt sẽ là món ăn đổi vị hấp dẫn cho bữa cơm gia đình.

Nguyên liệu:

- 1 bó ra muống

- 3 – 4 con bạch tuộc tầm 200g

- Tỏi, muối, nước mắm, hạt nêm, dầu ăn, hạt tiêu

- 1 thìa canh bột mỳ

- Ớt bột (nếu bạn ăn cay).

doi-vi-rau-muong-xao-bach-tuoc

Cách làm:

Bước 1:

- Rau muống nhặt bỏ thân cứng, ngắt đoạn ngắn vừa ăn. Tiếp theo đun nồi nước sôi, khi đun cho vào nửa thìa nhỏ muối, một thìa nhỏ dầu ăn, cho rau muống vào chần sơ khoảng 2  đến 3 phút.

- Vớt rau muống ra âu nước lạnh, để khoảng 3 phút sau đó đổ rau muống lên rổ cho ráo nước.

Bước 2:

- Bạch tuộc rửa sạch, lôi bỏ ruột bên trong, trộn vào bạch tuộc một ít bột mỳ, để ra bớt hết chất nhờn và khử mùi tanh, dùng tay thoa đều để khoảng 5 phút sau đó xả lại nhiều lần nước cho thật sạch.

Bước 3:

- Cắt nhỏ bạch tuộc, ướp vào bạch tuộc nửa thìa nhỏ muối, một ít hạt tiêu, ướp khoảng 15 phút.

Bước 4:

- Đun nóng một ít dầu ăn, phi tỏi thơm, cho bạch tuộc vào xào chín, đảo nhanh tay lửa lớn để bạch tuộc không bị dai, có thể thêm vào một ít ớt bột (nếu bạn ăn cay).

Bước 5:

- Xào đến khi bạch tuộc chín thì cho tiếp rau muống vào xào cùng, đảo đều, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, không xào lâu vì  rau muống đã được chần sơ qua nước sôi nên rất nhanh mềm. Tắt bếp, múc ra đĩa dùng làm món xào ăn với cơm.

Theo Ngoisao.net

Gỏi rau muống giòn giòn lạ miệng

Vị giòn giòn, chua chua, ngọt thanh của xoài trộn với rau muống sẽ trở thành món nộm đưa cơm trong mỗi bữa ăn.

Nguyên liệu:

1 mớ rau muống.
1/2 quả xoài
Lạc rang
Đường, giấm, súp
Rau thơm.

goi-rau-muong-gion-gion-la-mieng

Các bước thực hiện:

1. Nhặt rau rồi rửa sạch, bỏ bớt lá để ráo nước.

2. Đun một nồi nước sôi rồi luộc chín, vớt rau ra bát nước đun sôi để nguội cho vài viên đá để rau có màu xanh. Vớt ra rổ để ráo nước.

3. Xoài gọt vỏ, thái sợi.

4. Cho rau vào bát tô cho dễ trộn, thêm đường, giấm, hạt nêm, nếm vừa miệng rồi trộn đều.

5. Thêm xoài vào bát tiếp tục trộn.

6. Cuối cùng, gắp nộm ra đĩa, rắc lên trên chút lạc rang giã dập và rau thơm.

Theo Monngonvietnam.vn

Canh ngao rau muống nấu chua

Mùa hè được bát canh ngao rau muống nấu chua thì thật là tuyệt!

Nguyên liệu:

Ngao: 500g
Rau muống: 1 bó
Me: 1 quả.

canh-ngao-rau-muong-nau-chua

Các bước thực hiện:

1. Ngao mua về ngâm vào chậu nước muối pha loãng vài tiếng để ngao nhả sạch cát. Sau đó rửa sạch vỏ ngao rồi đem luộc cho ngao há hết miệng.

2. Gạn nước luộc ngao vào bát to, nhặt bỏ vỏ ngao, nặn bỏ phần phân đen trong ruột ngao. Phần ruột ngao thu được đem rửa qua nước cho sạch hẳn.

3. Me rửa sạch vỏ, luộc qua cho mềm rồi dằm nát cùng một ít nước luộc me.

4. Rau muống nhặt lấy phần ngọn non, rửa sạch, để ráo. Nếu không muốn để cả cọng dài thì có thể dùng tay vặn rau thành những đoạn ngắn (dùng tay để vặn, rau sẽ mềm hơn là dùng dao để cắt).

5. Gạn lấy phần nước ngao trong vào nồi, chừa lại phần cặn bẩn. Đun cho nước ngao sôi trở lại thì cho ruột ngao và rau muống vào. Đun tiếp cho đến khi rau chín thì nêm nếm thêm hạt nêm, gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp.

Khi canh đã nguội bớt thì cho nước me đã lọc bỏ vỏ và hạt vào nồi canh (cho nước lọc me vào canh khi đã nguội bớt sẽ giữ được màu xanh của rau).

Theo Eva.vn

Cuốn thịt luộc tôm chua

Nguyên liệu:

- 200g tôm chua Huế, 150g thịt nạc heo.

- 1 củ khoai lang tím, 1 củ khoai lang vàng.

- 150g rau muống, xà lách, húng thơm, bún tươi, bánh tráng.

cuon-2-1374892956_500x0.jpg

Cách chế biến:

Làm nước chấm: Phi thơm dầu ăn, cho tương hột vào xào, tiếp đến cho bột mì, đường, tỏi vào đảo thật đều, nêm lại cho vừa ăn. Tắt bếp, cho hỗn hợp đó vào máy xay nhuyễn với ớt trái là xong.

cuon-4-1374892957_500x0.jpg

- Khoai lang gọt bỏ, luộc chín, thái sợi nhỏ. Rau muống bỏ lá, ngắt thành từng đoạn ngắn, rửa sạch. Xà lách, húng thơm rửa sạch, để ráo nước.

- Thịt nạc heo rửa sạch, luộc chín rồi thái lát mỏng.

cuon-5-1374892957_500x0.jpg

- Làm ướt bánh tráng, xếp xà lách, húng thơm, bún tươi, rau muống lên trên.

cuon-1-1374892957_500x0.jpg

- Trên cùng là tôm chua, thịt luộc. Cuốn chắc tay để các nguyên liệu không bị rơi ra khi thái khúc.

cuon-3-1374892957_500x0.jpg

- Thái thành từng khúc như sushi Nhật, bên trên xếp thêm tôm chua, ăn kèm với nước chấm tương đậu.

Khánh Hòa

Rau muống có công dụng hay bổ dưỡng gì không

Bữa ăn của gia đình tôi thường có rau muống. Tôi muốn biết rau muống có công dụng hay bổ dưỡng gì không. Xin cảm ơn. (auduonghuong@…)

 

cay rau muong

 

Ảnh minh họa

Rau muống có tác dụng chống táo bón. Khi bị sốt cao, khó thở, có thể dùng thân rau muống với khổ qua và lá xoan đem giã nát đắp lên ngực hoặc lên trán để hạ nhiệt. Khi bị giời leo, có thể dùng đọt rau muống, lá vòi voi, mỗi thứ 5-10 đọt, giã nát rồi đắp lên chỗ viêm loét. Đặc biệt, trong ngọn rau muống còn có một chất giống như insulin, vì vậy những bệnh nhân đái tháo đường nên ăn 5-10 ngọn rau muống trước bữa ăn khoảng 30 phút. Rau muống còn giải nhiệt nên được nhiều người thích.

Theo kinh nghiệm dân gian, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn rau muống. Hoặc khi đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng không nên dùng. Ngược lại, với bệnh nhân loãng xương đơn thuần, huyết áp thấp 90/60 mmHg, ăn rau muống vẫn tốt do hàm lượng can xi cao.

BS Trang Xuân Chi

(Theo TNO)

9 Thực phẩm giải độc rượu bia ngày Tết

Gừng tươi, nước mía hay cà chua… là một số thực phẩm giúp giải độc cho người bị ngộ độc rượu.

1. Gừng tươi

Thái một củ gừng tươi khoảng 60 gram thành từng lát mỏng, sau đó đem sắc nước uống. Vị gừng nóng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Có thể cho thêm vào nước gừng nóng một thìa nhỏ mật ong để có thể hấp thụ nhanh và giúp giải say rượu.

2. Nước mía

Khi say rượu chỉ cần uống một cốc nước mía ép sẽ có tác dụng giải rượu nhanh chóng nhất.

nuoc-mia

3. Cà chua

Cà chua cũng giải rượu. Cách dễ làm nhất là uống một cốc nước ép cà chua chín. Trong cà chua có nhiều nguyên tố nói trên sẽ kịp thời bổ sung cho cơ thể.

4. Nước bưởi

Ăn bưởi hoặc uống nước bưởi ép cũng có tác dụng làm tỉnh rượu và giải ngộ độc rượu

5. Chè xanh

Chè xanh có chất axít tanic khử được chất cồn trong rượu nên cho người say rượu uống một cốc chè xanh pha đặc cũng sẽ giải ngộ độc rượu rất tốt.

6. Cháo nóng nấu loãng

Chất cồn trong rượu gặp nước cháo loãng sẽ bị ngưng tụ lại làm cơ thể không hấp thụ được chất cồn, giảm được tình trạng say.

7. Rau muống

Rửa sạch 500g rau muống tươi (loại rau sạch) giã nát, vắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày sẽ giải được ngộ độc và khỏi say rượu.

8. Đậu xanh

Nghiền nát khoảng nửa lon đậu xanh hạt, sau đó hòa vào nước sôi để nguội rồi cho người ngộ độc rượu uống để nôn mọi chất trong dạ dày ra. Sau đó có thể cho người ngộ độc ăn cháo gạo nấu với 30g cam thảo.

9. Đậu đen

Ninh đậu đen cho nhừ rồi uống liên tục từng chén một sẽ có tác dụng giải ngộ độc rượu.

(Theo Gia đình)

Giải nhiệt với rau muống

Các món ăn được chế biến từ rau muống như: luộc, xào tỏi, nấu canh, cuốn cá nục hấp… đều rất ngon, có tính giải nhiệt nên được nhiều người thích.

Rau muống còn gọi là rau bìm bìm nước, có hai loại: rau muống nước (trồng bằng cách cắt cọng già rồi trồng thả trên nước) và rau muống cạn (trồng bằng hạt theo luống đất cạn, thường bò trên đất, thân rỗng, dày, có đốt, mặt ngoài nhẵn). Trong rau muống có chứa 92% nước, các chất protit, gluxit, xenlulozơ, tro, can xi, photpho, sắt, caroten, vitamin, vitamin B1, vitamin PP, vitamin B2 …, và nhiều chất nhầy.

rau-muong
Ảnh: K.Vy

Rau muống có tác dụng chống táo bón. Khi bị sốt cao, khó thở có thể dùng thân rau muống với mướp đắng và lá xoan giã nát đắp lên ngực hoặc lên trán để hạ nhiệt. Khi bị “giời leo” nên dùng đọt rau muống, lá vòi voi, mỗi thứ 5-10 đọt, giã nát rồi đắp lên chỗ viêm loét. Đặc biệt, trong ngọn rau muống còn có một chất giống như insulin, vì vậy những bệnh nhân đái tháo đường nên ăn 5-10 ngọn rau muống trước bữa ăn khoảng 30 phút.

Theo kinh nghiệm dân gian, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn rau muống; hoặc khi đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng không nên dùng. Ngược lại, với bệnh nhân loãng xương đơn thuần, huyết áp thấp 90/60 mmHg, ăn rau muống vẫn tốt do hàm lượng can xi cao.

(Theo Thanhnien)

Gỏi rau muống tôm tươi

Món này dễ làm, mà vị chua chua nên rất hợp để ăn kèm với những bữa nhiều thịt, vì nó chống ngán rất "hiệu quả".

Nguyên liệu:

100g tôm tươi
1 bó rau muống cọng to
2 quả khế chua
2 cây rau kinh giới
1 quả ớt sừng
1 thìa cà phê hành tím băm
20g mè rang
Dầu ăn, nước chanh, muối, đường
Nước trộn nộm: Trộn đều 1 thìa súp nước mắm, 2 thìa súp đường,  2 thìa cà phê hạt nêm, 2 thìa cà phê nước cốt chanh

Các bước thực hiện:

1. Tôm luộc sơ, bóc vỏ, bỏ chỉ đen.

Rau muống nhặt bỏ đoạn già, bỏ lá, dùng dao chẻ cọng rau ra làm 4 rồi ngâm vào thố nước lạnh có pha chút nước chanh.

Khế chua gọt cạnh, xắt mỏng. Rau kinh giới rửa sạch, để nguyên lá. Ớt sừng xắt sợi.

2. Trụng rau muống với nước sôi có pha muối, đường.

Khử dầu bằng hành cho thơm, xào tôm chín, khi xào nêm muối, đường.

Trộn tôm, rau muống, khế chua, ớt, rau kinh giới, mè rang với nước trộn nộm. Dùng ngay.

(Theo MNVN)

Bài thuốc chữa bệnh từ rau muống

Theo đông y, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (khi nấu chín thì lạnh giảm) đi vào các kinh tâm, can, tiểu trường, đại trường.

Rau muống là loại thực phẩm gắn liền với cuộc sống của mỗi gia đình người Việt. Rau muống có tên khoa học là Ipomoea aquatica Forsk, thuộc họ khoai lang, có tài liệu gọi là họ bìm bìm (Convolvulaceae).

Theo kết quả phân tích của y học hiện đại, trong 100g rau muống có: 78,2g nước, 85mg can-xi, 31,5mg phốt-pho, 20g vi-ta-min C  và một hàm lượng nhỏ prô-tê-in, sắt, vi-ta-min B2, ca-rô-ten, a-xít ni-cô-tíc, đặc biệt trong giống rau muống đỏ chứa một chất giống như insulin nên đối với người mắc bệnh đái tháo đường ăn thường xuyên rau muống đỏ là rất tốt...

Còn theo đông y, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (khi nấu chín thì lạnh giảm) đi vào các kinh tâm, can, tiểu trường, đại trường. Có công năng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, thông đại tiểu tiện, lợi thủy, giải độc khi cơ thể bị xâm nhập các chất độc của nấm độc, cá, thịt độc, khuẩn độc, hoặc độc chất do côn trùng, rắn, rết cắn...

Một số bài thuốc từ rau muống mà dân gian vẫn thường dùng:

Trị trẻ nóng nhiệt ra mồ hôi mùa hè: Rau muống 100g, mã thầy 500g, sắc lấy nước cho trẻ uống thay nước trong ngày.

Thanh nhiệt lương huyết, cầm máu, chữa tâm phiền, chảy máu mũi, lưỡi đỏ rêu vàng, khát nước mát, ù tai chóng mặt: Rau muống 150g, cúc hoa 12g, đun sôi 20 phút lọc lấy nước (có thể cho chút đường hòa vào cùng uống trong ngày).

Chữa kiết lỵ: Lấy 400g cọng rau muống tươi, vỏ quýt khô lâu năm một ít, nấu nhỏ lửa trong nhiều giờ, lấy nước uống trong ngày.

Trị tiểu đường: Rau muống đỏ 60g, râu ngô 30g, sắc lấy nước uống trong ngày, cần uống một thời gian dài.

Trị bệnh trĩ:  Lấy 100g rau muống nấu nhừ gạn lấy nước, cho 120g đường trắng, nấu lên thấy sánh như kẹo mạch nha lấy uống, ngày hai lần, mỗi lần 100g…

Gần đây, y học hiện đại còn chứng minh, rau muống cung cấp nhiều chất xơ, vi-ta-min C, A..., những người cao tuổi ăn rau muống ngày hai bữa có não trẻ hơn 5 năm và ít bị suy giảm tinh thần hơn 40% so với những người ăn ít rau muống.

(Theo Quân đội nhân dân)