Lưu trữ cho từ khóa: rau mồng tơi

Những ai không nên ăn rau mồng tơi

Theo Đông y: rau mồng tơi có vị chua ngọt, tính lạnh, không độc, vào 5 kinh Tâm, Can, Tỳ, Đại tràng và Tiểu tràng. Có tác dụng thanh nhiệt, hoạt tràng, lương huyết, giải độc. Dùng chữa đại tiện bí kết, đại tiện xuất huyết, tiểu tiện không thông, đái rắt, đái nhỏ giọt, kiết lỵ, ban chẩn, đinh sang…

Dân gian thường dùng rau mồng tơi làm rau ăn cho mát, thêm tân dịch, khỏi khô háo và chống táo bón. Một số nơi còn dùng quả mồng tơi để nhuộm đỏ các loại mứt, nếu thêm chanh thì màu đậm hơn, nhưng không nên cho nhiều quá.

Tại Indonesia, người ta thường dùng rau mồng tơi làm thuốc chữa trẻ con bị táo bón, phụ nữ đẻ khó; nước ép quả dùng nhỏ mắt chữa đau mắt. Tại Trung Quốc, có nơi người ta dùng rau mồng tơi giã đắp chữa vú sưng nứt, giải độc.

Những ai không nên ăn rau mồng tơi

Chính vì đặc tính này của rau mồng tơi nên  người Tỳ Vị hư hàn (lạnh bụng), ỉa chảy, đại tiện lỏng nên hạn chế sử dụng. Nếu cố tình sử dụng rau mồng tơi, tình trạng bệnh sẽ càng thêm nặng.

Những bài thuốc kim cổ dùng rau mồng tơi để trị bệnh:

- Đại tiện táo bón: dùng mồng tơi 500g, thêm mắm muối, tương, giấm, nấu thành món canh ăn trong bữa cơm; sau vài ngày đại tiện sẽ thông.

- Đại tiện xuất huyết kinh niên: rau mồng tơi 30g, gà mái già 1 con (bỏ đầu, chân, nội tạng), hầm lên ăn; sau khi thịt gà chín, mới cho mồng tơ ivào, nấu thêm 20 phút là được.

- Tiểu tiện không thông suốt,đái rắt, đái nhỏ giọt: dùng rau mồng tơi tươi 70 – 100g, sắc nước uống thay trà trong ngày.

- Chảy máu mũi do huyết nhiệt: dùng mồng tơi tươi giã nát, dùng bông thấm nước cốt, nhét vào lỗ mũi.

- Ngực bồn chồn, đầy tức: rau mồng tơi 60g, sắc lấy nước đặc, hòa thêm chút rượu trắng vào uống, uống ấm.

- Khớp xương tay chân đau nhức do phong thấp: rau mồng tơi cả cây 50 – 100g, móng chân giò 1 cái, hầm với nước và rượu cho chín, làm món ăn trong bữa cơm hàng ngày.

- Chữa bỏng: dùng mồng tơi tươi, giã nát, lấy nước bôi lên chỗ da bị bỏng.

- Lợi sữa: phụ nữ sau khi đẻ ít sữa, thường ăn rau mồng tơi, sữa sẽ nhiều.

- Chữa đinh nhọt: dùng lá rau mồng tơi tươi, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh, ngày thay thuốc 2 – 3 lần.

- Ban xuất huyết: dùng mồng tơi 100g, mã lan 50g, tề thái 25g, sắc lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày. Mãlan (Kalimeris indica (L.) Bip) còn gọi là hài nhi cúc, tề thái (Capsella bursapastoris (L.) Medic.), đều là những cây mọc hoang nhiều nơi ở nước ta.

Theo Tintuconline.com.vn

Công dụng của rau mồng tơi

Các bà nội trợ chắc không xa lạ gì với rau mồng tơi, một loại rau phổ biến được chế biến trong bữa ăn hàng ngày. Không chỉ là thực phẩm lí tưởng, rau mồng tơi còn có tác dụng tuyệt vời trong việc bữa bệnh.

Dưới đây là những tác dụng không phải ai cũng biết về rau mồng tơi:

Tốt cho người tiểu đường

Rau mồng tơi giúp thải chất béo nên rất tốt cho người có mỡ và đường máu cao.

Trị núm vú sưng

Dùng rau mồng tơi giã nát đắp chữa vú sưng, nứt, giải độc.

Trị táo bón, nóng ruột

Mùa hè, thời tiết nắng nóng, nhiều người bị táo bón. Một bài thuốc rất đơn giản bằng rau mồng tơi là lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống một lần. Sau vài lần uống sẽ đại tiện dễ. Để có kết quả hơn thì sau khi uống 2 giờ ăn thêm vài củ khoai lang. Trong thời gian uống thuốc kiêng các thứ nóng: rượu, ớt, hạt tiêu…

mongtoi1

Rau mồng tơi tính mát lạnh, nên dùng cẩn thận với người hay bị lạnh bụng đi ngoài.

Tăng sữa cho sản phụ sau sinh

Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt nên tốt cho thai phụ… Món ăn nấu từ mùng tơi với gà ác, đậu đen ninh nhừ ăn nóng sẽ giúp sản phụ nhiều sữa, mau hồi phục sức khỏe lại có làn da hồng hào, tóc đen mượt.

Trị chứng đi tiểu nóng buốt

Khi tiểu tiện thấy nóng buốt và khó thì lấy lá mồng tơi từ sáng sớm (4 giờ sáng) những lá này phải lau sạch từ hôm trước (đánh dấu và vẫn để trên cây) mang về cho vào cối sạch giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội và vài hạt muối rồi uống lúc mặt trời mọc. Bã dùng để đắp vào bụng dưới (chỗ bàng quang). Chỉ sau vài lần làm như thế sẽ có kết quả.

Trị hơi thở nóng khó chịu

Nếu bị chứng mũi thở phì phò ra hơi nóng rất khó chịu thì nấu canh rau mồng tơi thái nhỏ cùng cua đồng giã nát lọc bã ăn vào các buổi trưa, cách này rất công hiệu lại mát bổ.

Trị bệnh trĩ

Nếu bạn bị trĩ nhẹ thì có thể sử dụng mồng tơi như sau: Lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát nhuyễn cùng vài hạt muối đắp vào chỗ trĩ sưng, đồng thời nấu canh mồng tơi ăn với cá diếc (ăn cả nước và cái) rất hiệu nghiệm.

Chữa chảy máu cam do huyết nhiệt

Mồng tơi tươi giã nát rồi lấy bông thấm vào nước cốt nhét vào lỗ mũi bên chảy máu.

Làm đẹp da

Lá mồng tơi còn có tác dụng dưỡng da. Ăn rau mồng tơi giúp lưu thông khí huyết, nhuận tràng giúp da dẻ mịn màng, tươi trẻ. Hoặc để dưỡng da, làm mịn nếp nhăn ở mặt, chống thô ráp có thể lấy vài lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ.

mongtoi2

Canh cua nấu với mồng tơi là món ăn không thể thiếu trong mùa hè

Khớp xương tay chân đau nhức do phong thấp

Rau mồng tơi cả cây 50 – 100g, móng chân giò 1 cái, hầm với nước và rượu cho chín, làm món ăn trong bữa cơm hàng ngày.

Giảm chất béo, cholesterol

Chất nhầy của rau mồng tơi có tác dụng hấp thu cholesterol: cholesterol nội sinh và ngoại sinh đều bị giữ lại trong ruột. Vì cholesterol bị khóa hoạt tính nên chất béo trong thực phẩm không ngấm được qua màng ruột, cholesterol sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Người mập phì muốn giảm thân trọng nên ăn rau mồng tơi vì nó có khả năng sinh nhiệt thấp, lại thông tiểu và nhuận tràng.

Có điều lưu ý, rau mồng tơi tính mát lạnh, vì vậy dùng cẩn thận với người hay bị lạnh bụng, đại tiện lỏng. Để hạn chế lạnh, nên nấu kĩ.

Theo Megafun.vn

Lẩu nấm chay thập cẩm 

Món ăn dễ chế biến, hương vị vừa thanh mát, vừa thơm ngon lại không mang đến cảm giác ngấy.

lau-chay-1[1332088530].jpg
Lẩu nấm chay là món ăn ngon miệng và dễ chế biến. 

Nguyên liệu:

- 1 bó rau mồng tơi, 1 củ cà rốt. 2 bìa đậu phụ non. 

- Nấm đùi gà, nấm kim châm, nấm bào ngư, nấm rơm mỗi loại 100g.

- Củ cải mặn, su hào, su su để nấu nước dùng. Muối, đường. 

Cách chế biến:

- Nấm kim châm, nấm rơm, nấm bào như cắt bỏ gốc, rửa sạch nhiều lần với nước. Nấm đùi gà thái thành từng lát mỏng vừa ăn. Rau mồng tơi rửa sạch và để ráo nước.

nam-dui-ga[1332088530].jpg
Nấm đùi gà, cà rốt thái lát mỏng.

nam-bao-ngu_1369380462[1332088530].jpg

Nấm bào ngư.
nam-kim-cham_1369380489[1332088530].jpg
Nấm kim châm.
rau-mong-toi_1369380621[1332088530].jpg
Rau mồng tơi.

- Các loại củ gọt vỏ, thái khúc vừa ăn, rửa sạch. Đặt nồi lên bếp, làm nóng với một ít dầu thực vật, cho cà chua bằm vào để có màu đỏ đẹp mắt, sau đó cho nước lạnh vào đun sôi.

nuoc-dung_1369380421[1332088530].jpg
Nước dùng được nấu từ nước ninh hoa quả cùng ít màu đỏ của cà chua.

- Cho các loại củ vào và đun nhỏ lửa để lấy nước dùng. Vớt bỏ các loại củ, chắt nước dùng qua một nồi  khác rồi đun sôi, cho vào ít nấm rơm.

- Đậu hủ non thái hình quân cờ cho vào nồi nước dùng. Nêm lại tí gia vị cho vừa ăn.

lau-chay-2_1369380580[1332088530].jpg
Cho các loại nấm, rau vào nước dùng và thưởng thức.

- Khi ăn, cho các loại rau, nấm vào và ăn kèm với bún tươi hoặc mì chay tùy thích. 

Khánh Hòa

Làm sao để trẻ thích ăn rau, trái cây?

Trẻ không chịu ăn rau và trái cây là nỗi lo rất phổ biến của các bà mẹ, bởi trẻ sẽ thiếu chất xơ, thiếu vitamin. Tại sao lại như vậy?

Có trẻ bắt đầu ăn giặm, sợ con bị “hóc” nên mẹ thường chỉ cho bé ăn nước hầm từ xương và rau hoặc cho tất cả mọi thứ (thịt, rau) vào máy xay sinh tố, do vậy làm cho chén bột của bé đơn điệu mùi vị và bé không được làm quen với động tác nhai. Có bà mẹ nghĩ để bé được vài tuổi rồi tập ăn rau quả cũng không muộn. Cũng có bé không ăn rau vì bố mẹ ít ăn rau.

Ảnh minh họa

Vậy làm cách nào cho bé ăn rau và trái cây? Hãy thử làm theo những cách sau:

Nên: bằm nhuyễn thức ăn bằng dao thớt. Cho bé ăn cả bã thức ăn. Luôn đủ bốn nhóm thức ăn/bữa ăn và thay đổi món ăn mỗi ngày. Nạo trái cây bằng muỗng cho bé ăn. Tập cho bé ăn các loại rau mềm như mồng tơi đến các loại dai hơn như hẹ, rau muống và lưu ý chiều theo sở thích của bé.

Khuyến khích bé ăn rau bằng những câu chuyện kể hấp dẫn: “ăn càrốt sẽ sáng mắt và nhanh nhẹn như thỏ”, “ăn rau ngót da sẽ đẹp như hoa hậu”. Cho bé ăn cùng với gia đình với những món rau, trái cây trình bày hấp dẫn. Cho bé ăn riêng và khi bé lớn không trộn lẫn các loại thực phẩm vào một tô.

Không nên: xay nhuyễn thức ăn bằng máy xay sinh tố. Chỉ hầm lấy nước cho bé ăn. Không đủ bốn nhóm, món ăn không thay đổi, thiếu đa dạng. Ăn sinh tố trái cây. Ép bé ăn các loại rau theo suy nghĩ của người lớn, như bé thích ăn rau mồng tơi nhưng mẹ bắt bé ăn rau dền, vì nghĩ rau dền đỏ bổ máu hơn. Doạ nạt và có hình phạt nếu bé không chịu ăn rau.

Theo BS- CK2 Nguyễn Thị Hoa
Trưởng khoa dinh dưỡng, BV Nhi Đồng 1, TPHCM

Meo.vn (Theo Saigontiepthi)

Món ăn chữa táo bón

1. Món canh:
- Rau mồng tơi.
- Rau dền đỏ.
- Muối và gia vị.
Hai thứ bằng nhau, nấu ăn hằng ngày.

2. Khoai lang củ:
Nấu chín ăn mỗi ngày.

3. Dầu vừng (mè đen): 10 ml.
Mật ong: 15 ml.
Hai thứ hòa lẫn nhau, uống 1 lần/ngày (dùng trong một tuần).

Ngoài ra, để phòng ngừa chứng táo bón không nên dùng những thức ăn cay nóng và đồ uống chứa nhiều chất kích thích, nên dùng rau xanh, hoa quả; tránh ngồi lâu, nên vận động (đi lại…); bồi bổ sức khỏe, để cho cơ thể không bị hư suy.

(Theo thanhnien.com.vn)