Lưu trữ cho từ khóa: rau má

Ngải cứu, rau má, rau răm có thể gây họa?

Theo các bác sĩ đông y, ngải cứu, rau má, rau răm có thể làm nhiều món ăn, vị thuốc tốt cho sức khỏe. Nhưng cũng có thể gây ngộ độc, viêm thần kinh, rơi vào ảo giác… nếu dùng nhiều, không đúng cách.

Bổ mà độc từ ngải cứu

Lương y đông y Dương Xuân Mến – Phòng khám đông y 195 Láng Hạ, Hà Nội cho biết, theo sách Đông y , ngải cứu là loại cây thuốc chữa bệnh, có thể chế biến những món ăn ngon và bổ cho sức khỏe, có thể xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng… và là một trong những vị thuốc dành cho người bị động thai, sảy thai liên tiếp, nổi bật nhất là giúp cơ thể nhuận tràng, lợi tiểu.

Ngải cứu, rau má, rau răm có thể gây họa

Món trứng gà xào ngải cứu là món ăn bài thuốc rất bổ dưỡng nâng cao sức khỏe, tẩm bổ, an thai. Nhưng người ốm dậy, thể trạng yếu, người già, phụ nữ sau sinh nếu không có bệnh chỉ nên ăn cách ngày một quả trứng, không nên ăn nhiều trứng vì không tốt. Cũng chỉ ăn 3-5 ngọn nhỏ (9-15g tươi) để tránh quá liều.

Nếu dùng lá ngải cứu sắc uống thay trà, cũng chỉ dùng khoảng 3-5g khô (9-15g tươi) và chỉ dùng theo đợt, khỏi là thôi.

Nhưng dùng ngải cứu quá nhiều có thể gây ra ngộ độc, thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức dẫn tới chân tay run giật cục bộ hoặc co giật. Sau vài lần có thể dẫn đến kinh quyết (co cứng), nói sàm, thậm chí tê liệt, có tổn thương ở tế bào não… và di chứng để lại là hay quên, ảo giác, viêm thần kinh…

Một số người được khuyên không nên ăn ngải cứu.

Theo các bác sĩ, tuy là món ăn bổ dưỡng nhưng người bình thường không nên sắc ngải cứu để uống như nước trà.

-Người bị viêm gan nên tránh xa ngải cứu vì sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da, khiến cho gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật.

-Những người bị rối loạn đường ruột cấp tính cần tránh xa ngải cứu kẻo bệnh khó kiểm soát và ngày một nặng hơn.

-Người bị sỏi thận, xơ vữa động mạch vành… hạn chế ăn trứng.

-Người mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ tránh ăn ngải cứu quá nhiều vì có thể bị sảy thai, sinh non, hoặc bị tăng nguy cơ ra máu.

Ngải cứu, rau má, rau răm có thể gây họa2

Họa từ rau má

Rau má có nhiều tác dụng chữa bệnh hạ huyết áp, kéo dài sự trẻ trung, hạ sốt, giải ngộ độc sắn, lợi tiểu… nên được làm món ăn, đồ uống rộng rãi. Ngày hè nước rau má rất được ưa chuộng để giải nhiệt cho người hoạt động ngoài trời nhiều giờ.

Người bình thường có thể dùng 1 cốc nước rau má/ngày (khoảng dưới 40 gr rau), nhưng cũng không nên uống quá 1 tháng. Nếu muốn dùng nữa bác sĩ khuyên nên dừng tối thiểu nửa tháng rồi mới dùng tiếp.

Rau má tính hàn nên dễ gây đầy bụng, tiêu chảy (nhất là với người thân nhiệt thấp, hay lạnh bụng. Do đó có thể ăn nên thêm vài lát gừng cho ấm bụng.

Rau má có thể làm giảm tác dụng an thần khi dùng với các loại thuốc cảm lạnh và ho, hoặc uống rượu.

BS. Nguyễn Hồng Siêm, Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội, cái gì dùng nhiều cũng không tốt, và rau má lạm dụng nhiều là có hại, dùng quá nhiều và lâu còn có thể gây biến chứng cho một số tế bào máu, tế bào gan, tế bào thận.

Ăn quá nhiều còn gây những tác dụng phụ như tăng lượng đường trong máu – rất nguy hiểm, lượng cholesterol trong máu cũng tăng, đặc biệt nguy hiểm với những người bị tiểu đường.

Uống nước rau má nhiều quá có thể bị nhức đầu, thậm chí mất ý thức thoáng qua.

Phụ nữ uống thuốc rau má lâu ngày có thể giảm khả năng mang thai… Phụ nữ mang thai và đang cho con bú tránh ăn rau má vì có thể dẫn đến sẩy thai (nếu ở thời kỳ mang thai), gây đầy bụng, lạnh bụng.

Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, thuốc mất ngủ, các thuốc chống trầm cảm… làm giảm hiệu quả của insulin và các thuốc tiểu đường uống, thuốc hạ cholesterol.

Ngải cứu, rau má, rau răm có thể gây họa3

Rau răm

Rau răm cũng là dược liệu quý, vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, hay được dùng làm thuốc. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt.  Rau răm còn là vị thuốc chữa đau bụng, đầy hơi, lạnh bụng, nôn mửa, say nắng, khát nước. Nước ép rau răm tươi có khả năng giải độc nọc rắn. Dùng ngoài có thể chữa hắc lào, ghẻ lở, sâu quảng và tê bại.

Ăn rau răm sống thì ấm bụng, tiêu thực, sát trùng, tán hàn.

Món trứng vịt lộn có tính hàn, ăn với rau răm, gừng lát và muối tiêu vừa ngon vừa bổ, nhờ phối hợp cân bằng âm – dương rất bổ dưỡng. Vị rau răm – gừng -tiêu ấm bụng, tránh được đầy hơi và chậm tiêu hóa.

Rau răm không độc, nhưng cũng có thể gây họa cho người ăn nếu ăn quá nhiều và thường xuyên.  Theo các bác sĩ đông y thì ăn rau răm nhiều sẽ sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy, suy yếu tình dục. Cả nam và nữ nếu ăn rau răm nhiều và thường xuyên có thể gây giảm ham muốn, đàn ông kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi. Phụ nữ có thể mất chu kỳ kinh nguyệt.

-Người có thai không nên ăn nhiều rau răm, vì có thể gây sảy thai.

-Những người máu nóng, ốm gầy và phụ nữ khi hành kinh không nên ăn rau răm vì dễ bị rong huyết.

Theo Tintuconline.com.vn

Bài thuốc chữa bệnh từ rau má

Rau má mọc hoang khắp nơi, nay được nhiều nước trồng để làm thuốc. Rau má có tên khoa học là Centella asiatica (L) Urb, tránh nhầm với nhiều loại khác cũng có tên rau má, có loại độc. Người ta ngày càng phát hiện thêm nhiều công dụng quý giá của rau má.
Theo Đông y, rau má vị đắng tính hàn. Vào 3 kinh can, tỳ và thận. Công dụng: thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu thũng, giải độc, lợi sữa. Dùng chữa rất hiệu quả các bệnh về mùa hè, tiết tả, lỵ, vàng da do thấp nhiệt, tiểu khó, tiểu ra máu, đại tiện ra máu, ho ra máu, nôn ra máu, viêm họng, mắt đỏ, dị ứng mẩn ngứa, nhọt độc, lở loét, bỏng… Sau đây là một số kinh nghiệm dùng rau má làm thuốc:
Cảm nắng do ở ngoài nắng lâu, bị nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn: Lấy 1 nắm rau má tươi rửa sạch, giã nhuyễn lấy nước cốt pha loãng, thêm hạt muối uống. Hoặc nước cốt rau má hoà nước bột sắn, đường phèn để uống. Bã đắp lên trán và thái dương lấy khăn buộc lại.
bai-thuoc-chua-benh-tu-rau-ma
Rau má
Giải nhiệt chữa rôm sẩy, mẩn ngứa, mụn nhọt…: Rau má tươi 30-100g giã (hoặc xay) lấy nước uống hàng ngày (nếu cẩn thận chần qua nước sôi). Có thể phối hợp rau sam, kinh giới.
Bệnh sởi: Rau má 30 – 60g sắc uống. Có thể phối hợp rau rệu…
Tiêu chảy mùa hè (do trúng thử): Rau má 30g sắc với nước gạo uống.
Sốt xuất huyết: Rau má tươi 30 – 100g sắc uống có thể thêm cỏ mực.
Tiểu ra máu: Rau má và ích mẫu thảo mỗi thứ 1 nắm giã nát lấy nước uống.
Táo bón: Rau má 30g giã nát đắp uống nước, bã đắp lên rốn.
Vàng da do thấp nhiệt: Rau má 30 – 40g, đường phèn 30g. Sắc uống. Có thể thêm ít nhân trần…
Áp-xe vú (giai đoạn đầu): Rau má và vỏ quả cau sắc uống. Nếu uống được rượu pha thêm một chút hiệu quả càng cao.
Hành kinh đau bụng đau lưng: Rau má khô tán bột ngày uống 2 thìa con (thìa cà phê 15g).
Trẻ biếng ăn, còi cọc, đi ngoài phân sống: Rễ rau má 1 nắm to rửa sạch để cho thật ráo nước, sao khô, tán bột cho vào cháo hoặc nấu chung với bột gạo thành cháo. Có thể phối hợp bột củ mài.
Giải độc: (thuốc, thức ăn…). Để phòng biến cố chỉ nên sơ cứu rồi đưa đi bệnh viện sớm. Rau má giã lấy nước uống. Có thể cho thêm đường phèn.
Lưu ý: tránh lạm dụng rau má khi cơ thể ở trạng thái hư hàn, đang bị đau bụng đi ngoài do hàn.

BS. Phó Thuần Hương

Theo Suckhoedoisong.vn
The post Bài thuốc chữa bệnh từ rau má appeared first on Tin Sức Khỏe.

Làm mờ sẹo nhờ rau má

(Webtretho) Vẻ đẹp của phụ nữ càng được thăng hoa hơn nếu biết cách tận dụng các tinh chất có sẵn trong tự nhiên. Bạn sẽ không phải lo về các chất hóa học hay bị tổn hại da, làm đẹp với rau má là một ví dụ.

Rau má là một trong những "người bạn thân" với vẻ đẹp của nữ giới, vì không những có lợi cho sức khỏe mà còn giúp làm mờ sẹo. Các bạn hãy cùng tìm hiểu thêm và chia sẻ kinh nghiệm làm đẹp của mình tại đây nhé!

(Ảnh: Internet)

 

Vì sao bị ung thư lại kiêng ăn rau má?

Tôi bị ung thư vú, được một bác sĩ  tư vấn kiêng ăn rau má, rau muống và rau cần...

Thực sự tôi không hiểu vì sao, nhất là rau má tôi thấy rất mát và tốt. Mong tòa soạn tư vấn, bệnh nhân ung thư nên ăn rau gì? - Nguyễn Thu Vân  (Ba Đình, Hà Nội).

Rau má có thể gây nguy cơ chảy máu ở bệnh nhân ung thư

BS Phạm Đình Tuần, Phòng khám Ung thư 176 Thái Hà, Hà Nội trả lời:

Bệnh ung thư xuất hiện khi có sự biến đổi ở các gien chịu trách nhiệm hồi phục và phát triển tế bào.

Những thay đổi này ngoài nguyên nhân của sự tương tác giữa các yếu tố chủ thể gien còn có các nguyên nhân bên ngoài như tác nhân vật lý, sinh học... và nhất là hóa học (thuốc lá, các chất bảo quản, các chất nhuộm màu, diệt cỏ, các kim loại nặng như chì, asen, sắt, Amiăng...).

Việc bác sĩ khuyên bạn nên kiêng ăn rau cần, rau muống có thể là do các loại rau này được trồng trong môi trường sông ngòi nhiễm bẩn, nhiễm các kim loại nặng như chì, asen... nên không tốt cho cơ thể. Rau má không nên dùng vì có thể tăng nguy cơ chảy máu.

Tốt nhất nên ăn nhiều các thực phẩm củ quả có vỏ dày, ít bị ngấm thuốc kích thích hay các chất bảo quản như bưởi, dừa, đu đủ, chuối, thanh long, bí xanh, bí đỏ, su hào, khoai sọ, khoai lang, củ đậu , ngô non...

(Theo Bee)

Lợi ích và tác dụng phụ của rau má

Trong một số trường hợp, rau má làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu, vì vậy những người có cholesterol cao và bệnh tiểu đường nên tránh lạm dụng.
Đã từ lâu, rau má được sử dụng với mục đích y học. Tuy nhiên, mặc dù rau má an toàn khi sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ nhưng không nên dùng quá 6 tuần mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.
Rau má là một loại thảo dược lâu năm, mọc lan trên mặt đất có lá trông giống như những đồng tiền tròn tạo hình quạt. Rau má là một thứ rau dại ăn được thường mọc ở những nơi ẩm ướt như thung lũng, bờ mương thuộc những vùng nhiệt đới như Việt Nam, Lào, Cambuchia, Indonesia, Malasia, Srilanka, Ấn Độ… Lá có cuống dài mọc ra từ gốc hoặc từ các mấu. Lá hơi tròn, có mép khía tai bèo. Phiến lá có gân dạng lưới hình chân vịt. Hoa mọc ở kẻ lá. Cánh hoa màu đỏ hoặc tía.

Đã từ lâu, rau má được sử dụng với mục đích y học. Tuy nhiên, Học viện Y tế tại Hoa Kỳ và châu Âu gần đây đã đưa ra một mối quan tâm đến loại thảo dược có lợi cho sức khỏe này và kết luận, mặc dù rau má an toàn khi sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ nhưng không nên dùng quá 6 tuần mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, những người mắc bệnh gan hoặc có tiền sử các bệnh tổn thương da, ung thư không nên dùng rau má.

Dù sao thì cũng không thể phủ nhận một vài công dụng của rau má trong y học như sau:

Tốt cho các bệnh tim mạch

Rau má có thể giúp giảm sưng và cải thiện lưu thông trong cơ thể, nhất là với các bệnh liên quan đến tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch. Một nghiên cứu được công bố năm 2001 cho biết, bệnh nhân có tĩnh mạch tăng huyết áp dùng giả dược hoặc rau má trong khoảng thời gian 4 tuần thì đến tuần cuối cùng thấy giảm đáng kể phù mắt cá chân, sưng, đau, chuột rút và mỏi ở chân so với giả dược.

Làm lành vết thương

Rau má có chứa hóa chất được gọi là triterpenoidscó công dụng tăng tốc độ chữa lành vết thương, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, tăng cường da và tăng cung cấp máu cho khu vực bị thương.
Một nghiên cứu năm 2006 đã kiểm tra tác động của rau má vào vết thương ở chuột. Các nghiên cứu cho thấy rằng các vết thương được điều trị với nước chiết xuất từ lá rau má lá có thể chữa lành nhanh hơn đáng kể hơn so với các vết thương không được điều trị bằng chiết xuất này. Mặc dù thử nghiệm trên người chưa được thực hiện đầy đủ nhưng bằng chứng này xuất hiện có thể xác nhận việc sử dụng loại thảo dược rau má như là một thảo dược có tá dụng chữa lành vết thương.

Giảm lo âu

Triterpenoids trong rau má cũng có thể làm giảm sự lo lắng và tăng cường chức năng tâm thần trong một số cá nhân. Theo một nghiên cứu, xuất bản trong tạp chí Journal of Clinical Psychopharmacology năm 2000, những người tiêu thụ rau má có thể giảm sự giật mình đi rất nhiều. Trong khi những phát hiện này cho thấy rau má có thể có hoạt động chống lo âu ở người, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng hiệu quả điều trị các triệu chứng lo âu vẫn còn chưa rõ ràng.
Các lợi ích khác

Từ hàng ngàn năm nay, các thầy lang đã biết dùng rau má để điều trị cho các bệnh như bệnh vẩy nến, eczema, nhiễm trùng hô hấp, viêm loét, cảm lạnh, viêm gan, động kinh, mệt mỏi, sốt, hen suyễn và bệnh giang mai…

Trong y học Trung Quốc, rau má cũng được biết đến là loại thảo dược “nguồn mạch sự sống” bởi vì nó giúp làm tăng tuổi thọ. Mặc dù nghiên cứu khoa học vẫn chưa chứng minh hiệu quả của của loại thảo dược này đối với các rối loạn trong cơ thể, nhưng người ta cũng không phủ nhận tác dụng của rau má trong việc điều trị chứng mất ngủ, xơ cứng bì, ung thư, rối loạn tuần hoàn, tăng huyết áp, mất trí nhớ, liền sẹo và giảm nốt cục trên da cellulite.

Tác dụng phụ có thể có khi dùng rau má

Trong một số trường hợp, rau má làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu, vì vậy những người có cholesterol cao và bệnh tiểu đường nên tránh lạm dụng sử dụng rau má quá nhiều.

Thảo mộc này cũng có thể dẫn đến sẩy thai nếu sử dụng quá nhiều trong thời kỳ mang thai. Do vậy, trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng nên tránh dùng loại rau này.

Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, và các thuốc chống trầm cảm… Nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.

Rau má cũng có thể có một tác dụng làm giảm tác dụng an thần khi dùng với các loại thuốc cảm lạnh và ho, hoặc khi uống rượu.

(Theo aFamily)

Pha sữa cho bé bằng nước rau má?

on tôi được 7 tháng rưỡi, hằng ngày tôi cho uống nước cam ép, mua rau má, rau mã đề nấu lấy nước pha sữa bình cho con uống. Điều này có tốt không, xin bác sĩ cho lời khuyên.

Cháu bỏ sữa mẹ từ tháng thứ 3, hiện nay cháu đã ăn cháo, cân nặng được 7,4kg. Cho tôi hỏi chế độ dinh dưỡng cho cháu, nên ăn những loại thức ăn gì, uống những loại đồ uống gì cho tốt. Tôi xin chân thành cám ơn!

(tri phan phanvantri…@gmail.com)

Trả lời:

Chào bạn!

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất dành cho bé, thật tiếc vì bé không tiếp tục bú mẹ. Không có sữa mẹ, bé có thể sử dụng sữa công thức phù hợp với lứa tuổi, bạn nên pha sữa theo hướng dẫn của nhà sản xuất, dùng nước pha sữa là tốt nhất không nên dùng các loại nước như bạn đang sử dụng vì có thể làm biến chất sữa, khiến trẻ khó hấp thu và có thể gây rối loạn tiêu hóa cũng như có thể gây ra các rối loạn không tốt khác.

Hiện tại bé có cân nặng nhẹ hơn so với chuẩn nhất là bé trai (trung bình 7,5 tháng tuổi bé trai nặng 8,45kg, cao 69,9cm; bé gái nặng 7,75kg, cao67,9cm), bạn nên kiểm tra cả chiều cao cho bé.

Ở lứa tuổi này trong ngày (24 giờ) bé cần khoảng 500ml sữa, 3 bữa bột đầy đủ 4 nhóm thực phẩm. Bạn lưu ý cho bé ăn theo nguyên tắc: “Ăn từ ít đến nhiều, ăn từ lỏng đến đặc, làm quen từng loại thực phẩm, chỉ ăn gạo tẻ trắng, không ăn nước xương hầm, ăn nhạt…”.

Chúc bé hay ăn chóng lớn!

(Theo AF)

Chữa suy nhược thần kinh, ho khan… bằng rau má

Rau má là loài rau dại ăn được, là vị thuốc thông dụng giúp sát trùng giải độc, thanh nhiệt lương huyết, có tính bổ dưỡng rất cao…

Rau má

Rau má có tên khoa học Centella asiatica (L.), là thứ rau dại ăn được, thường mọc ở những nơi ẩm ướt. Trong y học cổ truyền, rau má là vị thuốc thông dụng có tác dụng sát trùng giải độc, thanh nhiệt lương huyết, có tính bổ dưỡng rất cao…

Suy nhược thần kinh: nghiền bột lá rau má đã phơi khô trong râm, uống mỗi ngày 30 – 60g, chia ba lần mỗi ngày cho người lớn và 7,5 – 25g cho trẻ em.

Say nắng, say nóng: lấy khoảng 100g rau má tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, thêm chút muối ăn, khuấy đều rồi uống.

Rôm sảy, mẩn ngứa: hàng ngày ăn rau má tươi, hoặc giã nát vắt lấy nước uống. Nếu trẻ nhỏ, có thể thêm chút đường hoặc mật ong cho dễ uống.

Ho khan, ho lâu ngày, ho thể nhiệt: rau má tươi 100g, rửa sạch, vắt lấy dịch uống.

Suy giảm trí nhớ, thị lực: lá rau má sấy khô tán bột, uống chung với sữa mỗi ngày 3 - 5g.

Trẻ bị đau bụng, tiêu chảy: lấy 3 – 4 lá rau má sắc chung vài cọng thì là, thêm ít đường cho trẻ uống, cùng lúc giã vài lá rau má đắp lên rốn trẻ.

Thanh lọc cơ thể phụ nữ: rau má nhổ cả rễ, phơi khô trong mát, xay thành bột. Mỗi ngày hai lần, sáng và chiều, mỗi lần 3g bột uống chung với sữa bò tươi, uống liên tục trong ba ngày, ngay sau khi hết kinh. Bài thuốc này còn chữa được các chứng đau bụng kinh. Nhờ tính thanh lọc mà rau má giúp phụ nữ trẻ lâu, da dẻ hồng hào, khí huyết lưu thông tốt, phòng chống được nhiều bệnh tật.

Lưu ý, không dùng rau má quá nhiều vì có thể làm bệnh nhân say thuốc, dẫn đến hôn mê. Rau má có tính lạnh nên những người có tỳ vị hư hàn, hay đầy bụng hoặc đi tiêu lỏng cần cẩn thận khi dùng. Những trường hợp này chỉ nên dùng vài lá mỗi lần hoặc khi dùng kèm theo một vài lát gừng sống. Dùng ngoài da không giới hạn.

Theo ThS.BS Võ Thị Thu
Giảng viên học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam

Meo.vn (Theo Saigontiepthi)

Rau dừa nước trị viêm đường tiết niệu

Rau dừa nước vị thuốc gọi Du long thái, loại rau lâu nay được hái ngọn lá non làm rau ăn mát bổ và trị chứng tiểu buốt tiểu rắt, tiểu ra máu (viêm đường tiết niệu). Rau có tên khoa học: Jussiaea repens L.

Theo y học cổ truyền rau dừa nước có vị ngọt nhạt, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc lợi tiểu, tiêu thũng. Thường dùng trị phù thũng, tiểu đục, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, ho khan, nóng sốt, lên ban sởi, mụn nhọt, áp xe... dùng dưới dạng cây tươi hoặc phơi khô.

Rau dừa nước.

Một số món ăn, vị thuốc từ rau dừa nước như:

- Chữa tiểu buốt rắt, tiểu ra máu (chứng trọc lâm): dừa nước tươi 200g sắc nước uống ngày vài lần.

- Chữa tiểu ra dưỡng chấp (viêm cầu thận): rau dừa nước, mã đề mỗi vị 50-100g sắc uống.

- Chữa phụ nữ có khí hư màu vàng (do tỳ thận thấp nhiệt): rau dừa nước, rau mã đề, mỗi thứ 100g, lá trinh nữ hoàng cung 2 lá sắc uống ngày 3 lần, một đợt 5-7 ngày.

- Chữa ho khan (do phế nhiệt): rau dừa nước 100g, rau má tươi 100g, gừng 3 lát sắc uống.

- Chữa bệnh trẻ em đầu sài lở: cây tươi giã, vắt nước cốt trộn với dầu mè đắp ngoài.

- Chữa sỏi tiết niệu: Rau dừa nước, rau ngò om (rau ngổ), mỗi thứ 100g sắc nước uống ngày 3 lần, uống nhiều ngày.

- Chữa sốt lên ban sởi: Rau dừa nước, rau kinh giới, rau ngò rí (rau mùi) tươi mỗi vị 40-60g sắc, gừng tươi 3 lát sắc uống ngày vài lần.

- Rau dừa nước dân gian còn dùng chữa tăng huyết áp, kèm chân phù tiểu ít, mụn nhọt bằng cách sắc uống, chữa áp xe, viêm tuyến vú, tuyến mang tai, bệnh zona, chàm, rắn cắn bằng cách cây tươi rửa sạch giã nhuyễn vắt nước uống trong, bã đắp ngoài.

Không nên dùng cho người già thận khí hư ,tiểu nhiều, tiểu không tự chủ.

Lương y Minh Phúc

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Phương thuốc trị bệnh phụ nữ từ rau diếp cá

Diếp cá có tác dụng chữa trị nhiều bệnh. Đối với phụ nữ, đây là vị thuốc quý, đặc biệt khi kết hợp sử dụng với một số loại thảo dược khác. Chị em phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ sau sinh thường gặp nhiều trục trặc về sức khoẻ. Một cách đơn giản để ứng phó với các căn bệnh này là sử dụng rau diếp cá - một loại rau ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày.

Diếp cá là loại cỏ nhỏ ưa chỗ ẩm ướt, thân rễ, lá mọc cách hình tim, đầu lá hơi nhọn. Diếp cá vò nát có vị hơi chua và tanh như cá, do đó Đông y còn gọi loại cây này là “ngư tinh thảo”. Diếp cá có tính hàn, tác dụng tiêu độc mát máu, kháng viêm.

Diếp cá có tác dụng chữa trị nhiều loại bệnh. Đối với phụ nữ, đây là một vị thuốc cực quý, đặc biệt khi kết hợp sử dụng nó với một số loại thảo dược khác.


1. Chữa kinh nguyệt không đều

Cây diếp cá 40g, ngải cứu 30g (cả hai đều dùng tươi).

Rửa sạch cây diếp cá và ngải cứu, giã nhỏ, lọc bằng nước sôi để nguội, lấy một bát nước thuốc, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày. Cần phải uống liền 5 ngày và uống trước kỳ kinh khoảng 10 ngày.

2. Chữa viêm âm đạo

Diếp cá có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan huyết, phế cầu khuẩn…Đồng thời diếp cá còn có khả năng ức chế đối với vi-rut Herpes Simplex (HSV) gây viêm loát sinh dục và cả HIV do diếp cá tác động trực tiếp vào vỏ bọc protein của virus.

Ngoài ra, diếp cá còn diệt ký sinh trùng và nấm. Chính bởi công năng đặc biệt trên mà diếp cá đã được sử dụng hữu hiệu trong việc chữa trị các viêm nhiễm vùng kín của phụ nữ.

Bài thuốc: Cây diếp cá 20g, bồ kết 10g, tỏi 1 củ (vừa). Cho thuốc vào nồi cùng với 5 bát nước đun sôi thật kỹ. Cho bệnh nhân xông hơi nóng vào vùng kín, tập trung vào vị trí bị đau, loét hoặc viêm đỏ. Sau đó, tiếp tục sử dụng nước diếp cá, bồ kết để ngâm và rửa.

Lưu ý là phải rửa lại bằng nước sạch. Mỗi ngày làm một lần và cần phải thực hiện liên tục trong 7 ngày sẽ đỡ dần và khỏi.

3. Chữa bạch đới, loét cổ tử cung

Dùng lá diếp cá tươi với lượng từ 50-100g, sắc nước ngâm rửa. Mỗi ngày thực hiện một lần khoảng 15 phút trước khi đi ngủ. Thực hiện liên tục nhiều ngày sẽ cải thiện dần tình trạng bạch đới do viêm loét cổ tử cung.

4. Chữa tiểu buốt, tiểu dắt, bí tiểu

Nhiều phụ nữ sau khi đẻ thường hay bị bí tiểu, tiểu dắt không thành bãi, tiểu buốt do niệu đạo bị chèn ép trong quá trình em bé đi qua đường sinh.

Giải quyết tình trạng này có thể dùng bài thuốc gồm 30g diếp cá tươi, 15g mã đề, 15g kim tiền thảo sắc kỹ với nước, chia thành 2-3 lần uống trong ngày. Có thể bổ sung thêm vào nồi thuốc một ít rau má và râu ngô, hiệu quả đạt được nhanh hơn.

5. Chữa viêm tuyến vú, tắc tia sữa

Phụ nữ sinh con lần đầu thường hay gặp triệu chứng tắc tia sữa gây khó khăn trong việc cho em bé bú. Nhiều trường hợp tắc tia sữa thời gian dài làm mất dần sữa, thậm chí là viêm nhiễm tuyến vú, áp-xe vú.

Để đối phó với tình trạng này, nên sử dụng 30g diếp cá tươi, 20g lá cải trời rửa sạch, giã nhỏ. Sau đó dùng nước sôi để nguội vào lọc qua, lấy một bát nước uống.

Cần uống 2 lần mỗi ngày và trong 5 ngày liên tiếp. Bên ngoài vú có thể dùng 2 hạt gấc, bỏ vỏ cứng giã nát, thêm một thìa dấm ăn vào tạo thành hỗn hợp bột sệt mịn, dùng để bôi lên ngực, tập trung vào khu vực bị sưng đỏ. Cần bôi mỗi ngày 3 lần và bôi liên tục trong 5 ngày liền.

Ngoài ra, có thể dùng lá diếp cá khô 20g, táo đỏ 10g, nước 600ml sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày.

Lưu ý: Các bài thuốc trên chỉ hiệu quả với diếp cá tươi. Trong quá trình sử dụng cần phải rửa thật sạch diếp cá trước khi cho vào sắc uống hoặc ngâm rửa bởi diếp cá là cây thân bò dưới đất, rất dễ dính các loại khuẩn có hại cho sức khoẻ.

Meo.vn (Theo Phapluatxahoi)

Tầm gửi cây gạo không phải là thuốc trị bách bệnh

Vừa qua, Tòa soạn KH&ĐS có nhận được thư của ông Nguyễn Văn Khánh, Tam Nông, Phú Thợ với những chia sẻ: Quê tôi có nhiều cây tầm gửi mọc trên cây gạo, người dân thường chặt cả lá và cành bán với giá từ 300.000 - 400.000đ/kg. Người bán và người mua thường truyền tai nhau, tầm gửi cây gạo sắc uống chữa được bách bệnh, đặc biệt bệnh về gan. Không biết thực hư tác dụng của tầm gửi cây gạo như thế nào...

a
Tầm gửi cây gạo có tác dụng chủ yếu là lợi tiểu. (Ảnh minh họa:IE.)

Tầm gửi cây gạo có tác dụng chủ yếu là lợi tiểu, nhưng chính tác dụng này thì người bị suy thận và thuộc chứng hàn không được dùng bởi thận sẽ không đào thải được. Nếu dùng chỉ dùng tầm gửi cây gạo sắc uống thì hiệu quả không cao, nó chỉ có tác dụng khi điều trị kết hợp với một số vị sau:

Điều trị viêm gan mãn tính thể tồn tại: Tầm gửi cây gạo kết hợp đan sâm, ngũ vị tử, bạch thược, huyền hồ sách, câu kỳ tử, thảo huyết minh, sinh địa. Liều lượng của tầm gửi cây gạo từ 15 - 30g/ngày.

Tùy vào triệu chứng bệnh nhân mà gia giảm các vị trên. Bệnh nhân không được tự ý dùng, nếu không sẽ ảnh hưởng đến thận.

Điều trị xơ gan cổ trướng: Tầm gửi cây gạo, hạt và lá mã đề, rễ cỏ tranh, rau má sắc uống.

 

TTND Nguyễn Xuân Hướng
(Nguyên chủ tịch Hội Đông y Việt Nam)

Meo.vn (Theo Bee)