Lưu trữ cho từ khóa: rau chân vịt

Món ăn dưỡng gan

Những người bị nhiệt nóng gây đau đầu, hoa mắt chóng mặt ăn cháo rau cần thường xuyên có tác dụng dưỡng gan, giảm huyết áp.

Gan có nhiều chức năng quan trọng nhưng chủ yếu là hỗ trợ quá trình trao đổi chất và chống độc trước khi đưa các chất dinh dưỡng vào cơ thể. Do vậy khí ở gan không thuận sẽ làm cho quá trình tuần hoàn khí và máu trong toàn cơ thể bị rối loạn, tính tình dễ trở nên cáu gắt, nóng nảy hay đau tức ngực, và có hiện tượng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ.

Để khắc phục tình trạng trên, xin giới thiệu một số món cháo dưỡng gan theo kinh nghiệm dân gian có thể giúp tự điều chỉnh trong cơ thể.

Cháo rau cần: Rau cần 150g, gạo tẻ 100g, lượng vừa đủ muối ăn. Rửa sạch rau cần, đun kỹ lấy nước. Sau đó dùng nước rau cần nấu gạo tẻ thành cháo, cho muối ăn vừa đủ. Những người bị nhiệt nóng gây đau đầu, hoa mắt chóng mặt ăn cháo rau cần thường xuyên có tác dụng dưỡng gan, giảm huyết áp.

Rau cần nấu cháo - Món ăn dưỡng gan

Cháo rau chân vịt:

Rau chân vịt 250g, gạo tẻ 250g, lượng vừa đủ muối ăn. Rửa sạch rau chân vịt, chần qua nước sôi, cắt khúc. Cho gạo tẻ vào nồi ninh nhừ với lượng nước thích hợp, rồi cho rau chân vịt vào ninh thành cháo. Sau đó cho muối ăn vừa đủ dùng.

Món cháo này có tác dụng tốt cho gan, hỗ trợ chữa bệnh tương đối tốt đối với các bệnh tăng huyết áp, thiếu máu, hoa mắt chóng mặt, tiểu đường.

Cháo hoa cúc: Hoa cúc 15g, gạo tẻ 100g, lượng vừa đủ muối ăn. Ngâm rửa sạch hoa cúc và gạo tẻ, sau đó cho vào nồi với lượng nước và muối ăn vừa đủ, đun lửa to, khi sôi chuyển lửa nhỏ ninh thành cháo.

Món cháo này có tác dụng tán phong nhiệt, hạ nhiệt gan, giảm huyết áp, thích hợp với người bị các chứng đau đầu, chóng mặt, tăng huyết áp…

Cháo hoa hồng: Hoa hồng trắng 5g, gạo tẻ 80g. Nấu gạo tẻ thành cháo, sau đó cho hoa hồng trắng vào đun sôi trong 2-3 phút. Mỗi bữa ăn 1 bát, liên tục 3-5 ngày. Hoa hồng tính bình, có tác dụng điều khí, dưỡng gan, kích thích tạo cảm giác muốn ăn.

Cháo dâu tằm: Dâu tằm tươi 60g, gạo tẻ 60g, lượng vừa đủ đường phèn. Rửa sạch dâu, cho vào nồi nấu chín cùng gạo tẻ, sau đó cho đường phèn vào dùng.

Món cháo này bổ gan âm, dưỡng huyết, làm sáng mắt, thích hợp với các chứng chóng mặt hoa mắt, mất ngủ, hay nằm mơ, ù tai, đau mỏi eo… do suy gan thận gây ra.

Cháo quyết minh tử: Quyết minh tử 10g, gạo 60g, đường phèn vừa đủ. Đun quyết minh tử lấy nước để nấu gạo thành cháo. Sau đó cho đường phèn vào dùng.

Món cháo này giúp thanh gan, sáng mắt, thông tiện, thích hợp với các chứng như tăng huyết áp, mỡ máu cao, hay táo bón…

Theo BS Hoàng Tuấn Linh

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Món ăn công hiệu dưỡng gan

Gan có nhiều chức năng quan trọng nhưng chủ yếu là hỗ trợ quá trình trao đổi chất và chống độc trước khi đưa các chất dinh dưỡng vào cơ thể. Do vậy khí ở gan không thuận sẽ làm cho quá trình tuần hoàn khí và máu trong toàn cơ thể bị rối loạn, tính tình dễ trở nên cáu gắt, nóng nảy hay đau tức ngực, và có hiện tượng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ. Để khắc phục tình trạng trên, xin giới thiệu một số món cháo dưỡng gan theo kinh nghiệm dân gian có thể giúp tự điều chỉnh trong cơ thể.

Cháo rau cần: Rau cần 150g, gạo tẻ 100g, lượng vừa đủ muối ăn. Rửa sạch rau cần, đun kỹ lấy nước. Sau đó dùng nước rau cần nấu gạo tẻ thành cháo, cho muối ăn vừa đủ. Những người bị nhiệt nóng gây đau đầu, hoa mắt chóng mặt ăn cháo rau cần thường xuyên có tác dụng dưỡng gan, giảm huyết áp.


Rau cần nấu cháo - Món ăn dưỡng gan.

Cháo rau chân vịt:

Rau chân vịt 250g, gạo tẻ 250g, lượng vừa đủ muối ăn. Rửa sạch rau chân vịt, chần qua nước sôi, cắt khúc. Cho gạo tẻ vào nồi ninh nhừ với lượng nước thích hợp, rồi cho rau chân vịt vào ninh thành cháo. Sau đó cho muối ăn vừa đủ dùng. Món cháo này có tác dụng tốt cho gan, hỗ trợ chữa bệnh tương đối tốt đối với các bệnh tăng huyết áp, thiếu máu, hoa mắt chóng mặt, tiểu đường.

Cháo hoa cúc: Hoa cúc 15g, gạo tẻ 100g, lượng vừa đủ muối ăn. Ngâm rửa sạch hoa cúc và gạo tẻ, sau đó cho vào nồi với lượng nước và muối ăn vừa đủ, đun lửa to, khi sôi chuyển lửa nhỏ ninh thành cháo. Món cháo này có tác dụng tán phong nhiệt, hạ nhiệt gan, giảm huyết áp, thích hợp với người bị các chứng đau đầu, chóng mặt, tăng huyết áp…

Cháo hoa hồng: Hoa hồng trắng 5g, gạo tẻ 80g. Nấu gạo tẻ thành cháo, sau đó cho hoa hồng trắng vào đun sôi trong 2-3 phút. Mỗi bữa ăn 1 bát, liên tục 3-5 ngày. Hoa hồng tính bình, có tác dụng điều khí, dưỡng gan, kích thích tạo cảm giác muốn ăn.

Cháo dâu tằm: Dâu tằm tươi 60g, gạo tẻ 60g, lượng vừa đủ đường phèn. Rửa sạch dâu, cho vào nồi nấu chín cùng gạo tẻ, sau đó cho đường phèn vào dùng. Món cháo này bổ gan âm, dưỡng huyết, làm sáng mắt, thích hợp với các chứng chóng mặt hoa mắt, mất ngủ, hay nằm mơ, ù tai, đau mỏi eo… do suy gan thận gây ra.

Cháo quyết minh tử: Quyết minh tử 10g, gạo 60g, đường phèn vừa đủ. Đun quyết minh tử lấy nước để nấu gạo thành cháo. Sau đó cho đường phèn vào dùng. Món cháo này giúp thanh gan, sáng mắt, thông tiện, thích hợp với các chứng như tăng huyết áp, mỡ máu cao, hay táo bón…

BS. HOÀNG TUẤN LINH

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

7 món ăn dưỡng máu, bồi bổ cơ thể!

Nếu cơ thể bị thiếu máu, ngoài bổ sung sắt, nên ăn thêm các món ăn sau.

Hạt sen hầm long nhãn táo tàu

Nguyên liệu: Hạt sen, long nhãn mỗi loại 30g, vài quả táo tàu, đường phèn lượng vừa đủ.

Cách làm: Ngâm hạt sen cho nở, bỏ tâm, rửa sạch. Sau đó cho hạt sen, long nhãn, vài quả táo tàu vào nồi đun với lượng nước vừa đủ. Thêm đường phèn sau khi sen đã nhừ.

Công hiệu: Món này có tác dụng bổ máu, kiện tì vị, thích hợp cho những người bị thiếu máu, thần kinh suy nhược, tâm bất an, hay quên, ngủ không ngon…Có thể ăn 1-2 lần/ngày, dùng thường xuyên.

Canh gan gà cà chua

Nguyên liệu: Gan gà, cà chua mỗi loại 200g, mộc nhĩ 12 nhánh, dầu ăn, mì chính, nước dùng, muối ăn, hạt tiêu.

Cách làm: Cà chua và gan gà rửa sạch, thái miếng. Đun sôi nước dùng, sau đó cho gan gà, mộc nhĩ, cà chua, hạt tiêu, muối ăn, mì chính, và một chút dầu ăn vào nấu cho tới khi gan gà chín.

Công hiệu: Món này có tác dụng bổ huyết, tăng cường sức khoẻ, thích hợp với người hay bị hoa mắt chóng mặt do thiếu máu.

Táo tàu hấp mộc nhĩ đen


Nguyên liệu: Táo tàu 50g, mộc nhĩ đen 15g, đường phèn lượng vừa đủ.

Cách làm: Ngâm mộc nhĩ đen và táo tàu trong nước ấm. Sau đó cho vào một bát con, với lượng đường phèn vừa đủ. Đặt bát vào nồi hấp trong 1 giờ.

Công hiệu: Món này có tác dụng bồi bổ khí huyết, thích hợp với người hay bị chóng mặt, ù tai, sắc mặt nhợt nhạt, hay hụt hơi, hay tê mỏi, thiếu sức lực…do thiếu máu.

Canh đậu phụ nấm hương


Nguyên liệu: Nấm hương khô 25g, đậu phụ 400g, dầu ăn, muối ăn, hạt tiêu, hành hoa.

Cách làm: Ngâm rửa sạch nấm hương với nước ấm, sau đó thái sợi. Đun sôi nước nấm hương cùng chút dầu ăn, sau đó cho nấm hương đã thái sợi, đậu phụ, muối ăn, hạt tiêu vào nấu chín.

Công dụng: Món này có tác dụng kiện tì vị, bồi bổ cơ thể suy nhược, thích hợp cho người bị thiếu máu, thiếu canxi, hoặc người mới ốm dậy.

Canh gan lợn kỳ tử trứng gà

Nguyên liệu: Gan lợn 100g, kỳ tử 20g, trứng gà 1 quả, gừng tươi, muối ăn.

Cách làm: Gan lợn rửa sạch, thái miếng. Kỳ tử rửa sạch. Đun sôi nước, cho thêm ít gừng tươi và muối ăn, sau đó cho kỳ tử vào đun, khoảng 10 phút thêm gan lợn. Sau khi sôi đạp trứng vào món canh.

Công hiệu: Món này có tác dụng bổ máu, dưỡng gan, làm sáng mắt, thích hợp cho người hay hoa mắt, chóng mặt do suy gan, thiếu máu.

Canh gan lợn mộc nhĩ  rau chân vịt

Nguyên liệu: Gan lợn 50g, mộc nhĩ đen 10g, rau chân vịt 50g, hành hoa, dầu ăn, muối ăn.

Cách làm: Gan lợn rửa sạch, thái miếng. Mộc nhĩ ngâm rửa sạch với nước ấm. cho gan lợn và mộc nhĩ vào nồi đun với lượng nước vừa đủ. Sau khi sôi cho rau chân vịt, đun khoảng vài phút rồi thêm mắm muối gia vị.

Công dụng: Món này có tác dụng dưỡng máu, bổ máu, thích hợp cho người bị thiếu máu. Có thể dùng hàng ngày.

Tỏi tây xào gan lợn


Nguyên liệu: Gan lợn 100g, tỏi tây 50g, hành tây 80g

Cách làm: Gan lợn rửa sạch, thái miếng,  sau đó cho vào nồi nấu chín 7 phần. Xào hành tây, tỏi tây cùng gia vị vừa đủ, gần chín cho gan lợn vào đảo qua có thể dùng.

Công dụng: Món này có tác dụng bổ gan, sáng mắt, dưỡng máu, thích hợp cho người bị thiếu máu, viêm gan mãn tính…

Meo.vn (Theo Dantri)

Chocolate cho trẻ ăn nhiều không tốt

Hãy cẩn trọng với những gì ta cho bé ăn,bởi chúng sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của các bé. Nhiều bậc làm cha làm mẹ cứ thấy bé ăn ngon và chỉ cho ăn những món ăn mà bé thích, như vậy không những làm bé mất cân bằng dinh dưỡng mà còn làm cho bé mắc phải bệnh đáng tiếc.

Trứng muối, gan động vật hay thậm chí cả sữa chua, chocolate... là những loại thực phẩm một số bé rất thích ăn, nhưng ăn nhiều có thật sự tốt không?

1. Trứng muối và sự phát triển của trẻ

Trứng muối có vị rất lạ và đặc biệt, vì thế nhiều bé rất thích ăn. Nhiều bà mẹ cho rằng trứng muối được chế biến từ trứng gà, vừa có dinh dưỡng vừa có mùi vị đặc biệt, vì thế thường xuyên cho trẻ ăn trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. Nhưng trứng muối lại không tốt nếu bé ăn quá nhiều, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

Nguyên nhân là trong quá trình chế biến trứng muối phải sử dụng một lượng chì nhất định, trong khi chì có ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và quá trình tạo máu. Đặc biệt, bé còn rất mẫn cảm với chì, tỷ lệ hấp thu chì cao hơn rất nhiều so với người lớn. Não bộ và hệ thần kinh của bé còn chưa phát triển một cách đầy đủ, nên càng dễ bị tổn thương, do đó gây ảnh hưởng lớn đến trí lực của bé.

2. Gan động vật và độc tố tiềm ẩn

Gan động vật có hàm lượng dinh dưỡng phong phú, có thể bổ sung sắt và vitamin A, vì thế nhiều bà mẹ hay cho trẻ ăn gan động vật trong bữa ăn của bé.

Nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng, tuy gan có hàm lượng dinh dưỡng phong phú, nhưng cũng chính là "bộ máy giải độc" lớn nhất trong cơ thể, vì thế hàm lượng độc tố cũng như lượng khí thể hóa học trong gan cũng rất cao. Do đó bạn chỉ nên cho bé ăn một lượng gan vừa đủ, nếu ăn quá nhiều sẽ không có lợi cho sức khỏe bé. Ngoài ra, lượng vitamin A có trong gan động vật nếu tích tụ quá nhiều trong cơ thể cũng có thể dẫn đến một số bệnh khác.

3. Sữa chua và chứng đau dạ dày

Sữa chua có vị chua chua ngọt ngọt, vì thế trẻ thường rất thích. Tuy nhiên ăn sữa chua quá nhiều có thể dẫn đến đau dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa bình thường trong cơ thể. Hơn nữa không nên cho bé ăn sữa chua quá sớm (dưới 1 tuổi) vì đường ruột của bé dưới 1 tuổi còn rất non nớt, nếu bé ăn có thể gặp vấn đề về đường ruột.

4. Rau chân vịt và sự phát triển của xương

Các bà mẹ thường cho rằng rau chân vịt có hàm lượng sắt lớn, là loại rau xanh tốt nhất để bổ sung máu cho bé, vì thế thường cho bé ăn hàng ngày. Các nghiên cứu đã phân tích và chỉ ra rằng, thực tế lượng sắt có trong rau chân vịt không nhiều đến vậy, thậm chí còn thấp hơn lượng sắt có trong rau cải xanh, cải trắng và cần tây.

Hơn nữa, lượng axit khá cao trong rau chân vịt khi được hấp thụ vào cơ thể, sẽ hòa tan canxi trong dạ dày, vì thế nếu ăn quá nhiều rau chân vịt, bé sẽ rất dễ bị thiếu canxi, thậm chí còn ảnh hưởng đến sự hấp thu kẽm, không có lợi cho sự phát triển xương và răng của trẻ.

5. Thực phẩm có tính axit và chứng cô độc

Thực phẩm có tính axit không phải là chỉ là thực phẩm có vị chua mà còn là các loại thịt, trứng và đường. Những thực phẩm này thường được cho là rất bổ dưỡng nhưng khi ăn nhiều, qua quá trình trao đổi chất trong cơ thể sẽ làm cho huyết mạch cũng có tính axit.

Ăn quá nhiều thực phẩm có tính axit sẽ hình thành nên thể chất mang tính axit, khiến các vi chất tham gia vào sự phát triển của não bộ và duy trì chức năng sinh lý như canxi, kali, magie tiêu hao, ảnh hưởng tới tâm trạng, làm cho bé mắc chứng bệnh cô độc.

Giải pháp: Điều chỉnh cơ cấu 3 bữa ăn, giảm tỉ lệ thức ăn có protein, chất béo, chất đường; tăng thêm thực phẩm có tính kiềm như rau xanh, hoa quả, làm cho độ kiềm axit trong máu trở lại cân bằng, giúp giải thoát bé khỏi chứng cô độc.

6. Các loại bột và bệnh cận thị

Rất nhiều ông bố bà mẹ thường xuyên cho bé ăn bột gạo, bột mỳ. Chuyên gia dinh dưỡng cho rằng ăn chất bột nghiền quá nhỏ trong một thời gian dài sẽ rất tới thiếu hụt sinh tố B, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh. Ngoài ra, do mất quá nhiều Cr (Chromium) mà ảnh hưởng đối với phát triển thị lực, một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra cận thị.

Cr là một loại hormone quan trọng trong cơ thể, nếu không đủ sẽ làm tính linh hoạt của insulin giảm đi, khả năng điều tiết đường trong máu giảm, gây ra bệnh cận thị.

Giải pháp: Mỗi ngày cơ thể cần 50-200mg nguyên tố Cr từ thức ăn trong khi các thực phẩm tinh chế như bột gạo, bột mỳ đã bị hao hụt tới 80% Cr. Vì vậy, nên cho bé ăn thức ăn nấu từ gạo nguyên hạt (nấu chín rồi xay nhỏ) để đảm bảo đủ chất.

7. Cafe, trà và chứng thấp bé

Trong cafe, trà có chứa rất nhiều cafein mà cafein lại gây ra trở ngại cho phát triển xương cốt của bé. Những đứa bé thường xuyên uống cafe, ăn kẹo bánh làm từ cafe thì sẽ có nguy cơ bị "lùn". Các bậc phụ huynh không nên xem nhẹ chuyện này.
Giải pháp: Thường xuyên cho bé uống nước lọc hoặc nước hoa quả tự nhiên, nên ít tiếp xúc hoặc không tiếp xúc với cafe

8. Chocolate và chứng đái dầm

Chocolate được chứng minh là có rất nhiều chức năng bảo vệ sức khoẻ (bảo vệ tim, phòng chống ung thư, giảm béo, tạo hưng phấn) vì thế được nhiều chuyên gia dinh dưỡng gợi ý nên dùng. Chính vì vậy, chủ đề chocolate dinh dưỡng dần dần "nóng" lên và trở thành một loại thực phẩm thời thượng. Tuy nhiên, bé nên hạn chế sử dụng chocolate, nếu không sẽ dễ gây ra chứng đái dầm.

Cơ thể bé còn non nên việc ăn nhiều chocolate sẽ làm cho bàng bàng quang phình to, cơ bàng quang trở nên thô ráp, xuất hiện hiện tượng co thắt không chủ động. Đồng thời chocolate cũng làm bé ngủ sâu khiến khi trong bọng đái đầy nước tiểu thì không thể tỉnh dậy kịp, lâu dần thành bệnh đái dầm.

Giải pháp: Nên ít cho bé ăn và uống chocolate, đặc biệt là trước lúc đi ngủ.

9. Cá khô và răng đốm vàng

Cá khô được chế biến từ cá biển, không chỉ giàu dinh dưỡng (protein, canxi, phốt pho) mà còn rất thơm ngon. Tuy nhiên, theo thực nghiệm, hàm lượng flour trong cá cao gấp 2.400 lần so với thịt bò, thịt dê, thịt lợn và gấp 4.800 lần so với rau xanh, hoa quả.

Trúng độc flour mãn tính trước tiên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển răng của bé, làm cho răng không bóng, mặt răng xuất hiện những nốt đen, hoa văn, răng chuyển màu vàng, gây nên bệnh răng đen vàng. Một khi đã hình thành nên răng đốm vàng flour thì không có cách nào để "khôi phục".

Giải pháp: Có thể làm đồ ăn vặt ở giữa hai bữa ăn, tuyệt đối không nên làm thức ăn "kháng chiến trường kỳ" cho bé.

10. Đồ lạnh và bệnh lồng ruột

Mỗi khi hè đến, tiết trời nóng bức không ít bé nằng nặc đòi uống đồ lạnh nhưng đường ruột của bé rất mỏng, khả năng cố định lại kém, mỗi khi bị đồ lạnh kích thích, rất dễ gây ra co thắt ở cơ bàng quang đường ruột và đẩy mạnh co bóp, từ đó gây ra bệnh lồng ruột và đường ruột tắc nghẽn, thậm chí gây nguy hại đến tính mạng.

Giải pháp: Nên ít cho bé ăn uống đồ lạnh, đặc biệt là bé dưới 2 tuổi càng cần phải hạn chế, nước có ga tuyệt đối nên tránh, kem cũng chỉ thỉnh thoảng được ăn vài miếng và không nên ăn trước bữa ăn, ăn sau bữa ăn 1 tiếng là thích hợp nhất.

Đồ uống hoặc thức ăn vừa mới lấy từ tủ lạnh ra nên để ở nhiệt độ phòng một lúc mới nên cho bé ăn.

Meo.vn (Theo 123suckhoe)

Món canh dưỡng sinh bảo vệ mắt theo Đông y!

Thị lực bạn có dấu hiệu suy giảm? Mách bạn 2 món canh dưỡng sinh theo Đông y giúp bảo vệ cửa sổ tâm hồn!

Món canh bảo vệ mắt ngày thường

Nguyên liệu: gan vịt 150g, rau cần 50g, mộc nhĩ 20g, nấm tươi 50g, tỏi, hành tươi, gừng, dầu ăn, muối, rượu trắng lượng vừa đủ.

Cách làm: Rau cần cắt khúc. Nấm tươi, mộc nhĩ thái chỉ. Gan vịt cắt miếng ngâm rượu trắng, muối.

Đun dầu trong 5 phút, rồi cho gừng, tỏi, nấm, mộc nhĩ xào qua, cho lượng nước vừa đủ đun sôi. Sau đó cho gan vào, thêm gia vị, rau cần, đun sôi là có thể dùng.

Công hiệu: Bổ gan thận, dưỡng huyết, sáng mắt, tăng cường hệ miễn dịch. Thích hợp với người suy gan mắt mờ, nhìn không rõ, thiếu máu dẫn đến quáng gà.  Đây cũng là món canh bảo vệ mắt rất tốt cho trẻ nhỏ.

Canh rau chân vịt dưỡng mắt

Nguyên liệu: gan lợn 60g hoặc gan gà ta 2 lạng, rau chân vịt 130g, muối ăn, dầu ăn vừa đủ. Cố chỉ, cốc tinh, cam khởi, xuyên khung mỗi loại 15g.

Cách làm: Cho 4 vị thuốc vào 1000 cc nước dun trong 20 phút cho cô thành canh để dùng.  Gan lợn rửa sạch, thái miếng mỏng. Rau chân vịt rửa sạch, thái khúc nhỏ. Dùng ít dầu phi hành tươi cho thơm, sau đó cho nước canh 4 vị thuốc, gan lợn, rau chân vịt vào đun sôi,  rồi cho gia vị vừa ăn.

Công hiệu: Bổ gan, dưỡng máu, giúp sáng mắt. Ăn thường xuyên có thể cải thiện thị lực, đồng thời có thể trị chứng thiếu máu ở trẻ nhỏ.

Những lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày:

Ngủ đủ giấc, khoảng 7-8 tiếng với người lớn, và 8 tiếng trở lên với trẻ em.

Duy trì chế độ ăn cân bằng dưỡng chất.

Tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, tận hưởng ánh nắng mặt trời. Bởi ánh mặt trời có thể tác động dẫn máu về mắt, khiến các cơ và hệ thần kinh mắt được thư giãn.

Khi ngồi làm việc hoặc học nên cách 15 phút, nghỉ 5 phút, tránh để mắt phải làm việc căng thẳng trong thời gian dài. Đồng thời, cần ngồi đúng tư thế, giữ mắt cách sách hoặc giấy tờ 30cm, và đảm bảo đủ ánh sáng.

Không nên đọc sách báo ở những nơi có độ rung động, bởi mắt sẽ không ngừng phải thay đổi khúc xạ của thuỷ tinh thể để điều chỉnh cho phù hợp, khiến mắt nhanh bị mỏi, làm thị lực bị giảm sút.

Việc sử dụng mắt để học tập quá sớm trước tuổi đi học không có lợi cho sự phát triển thị lực của trẻ về sau.

Việc phòng ngừa cận thị nên được bắt đầu từ khi mắt còn tốt. Bố mẹ nên giáo dục cho trẻ ý thức bảo vệ mắt từ khi còn nhỏ. Nếu trẻ bị cận thị, nên trị liệu từ sớm, không nên ngay lập tức đeo kính, hoặc mổ. Đồng thời, cần sắp xếp cho trẻ thời gian nghỉ ngơi hợp lý, để tránh làm tăng độ cận.

Meo.vn (Theo Dantri)

Những món canh rất bổ dưỡng cho bà bầu.

Canh là món ăn không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hằng ngày nhưng món canh nào mới bổ dưỡng và có tác dụng an thai cho bà bầu thì không phải ai cũng biết.

Hôm nay chúng tôi xin gửi đến các mẹ bầu công thức nấu những món canh đơn giản mà lại rất bổ dưỡng, an thai với gà, hạt sen, cua... Mời các bạn cũng tham khảo:

Canh gà hạt sen

Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng: Nếu thai phụ thường bị sinh non, khi mang thai có hiện tượng không muốn ăn, đau lưng hoặc bụng dưới trì xuống, nặng nề, có thể ăn loại canh này để bổ máu, an thai.

Nguyên liệu:

- 1 con gà
- 2 lát gừng
- 12 g hạt sen khô
- 12g xuyên tục đoạn
- 18g dây tơ hồng
- 18g a giao
- một lượng muối thích hợp.

Bà bầu mê mẩn với món canh bổ dưỡng, Bà bầu, mon canh cho ba bau, ba bau, mang thai, mang bau, ba bau an gi, mon ngon cho ba bau,

Nhiều món canh rất bổ dưỡng cho bà bầu. (Ảnh minh họa)

Cách chế biến:

- Gà rửa sạch, trần qua nước sôi vài phút, sau đó hầm cách thủy.

- Hạt sen khô, xuyên tục đoạn, dây tơ hồng cho vào trong túi vải buộc chặt, bỏ vào nồi sành nấu 30 phút.

- Đổ nước trong nồi vào bát chưng cách thủy, cho lát gừng và a giao vào, đậy nắp lại chưng cách thủy 3 giờ, nêm muối.

Canh cua rau mồng tơi

Công dụng: Bổ sung canxi

Nguyên liệu:

- Cua đồng 300g

- Rau mùng tơi 1 mớ

- Bột canh tôm 1 gói

Chế biến:

- Cua làm sạch, giã nhỏ cùng 1 củ hành khô nhỏ và chút muối, lọc lấy nước

- Rau rửa sạch thái nhỏ

- Nước lọc cua nêm thêm bột canh tôm, hạt nêm, đun lửa vừa, vừa đun vừa lấy muôi khuấy nhẹ đến khi gần sôi thì mở vung, đợi nước sôi thì hạ lửa nhỏ, lấy muôi rưới nước cua nóng lên gạch cua cho gạch được cứng và đóng thành bánh rồi thả rau.

- Rau chín mềm là có thể ăn được

Bà bầu mê mẩn với món canh bổ dưỡng, Bà bầu, mon canh cho ba bau, ba bau, mang thai, mang bau, ba bau an gi, mon ngon cho ba bau,

Canh cua rau mồng tơi rất giàu canxi. (Ảnh minh họa)

Canh chua cay

Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng: Chua cay vừa ăn, khai vị, mạnh tì. Dinh dưỡng phong phú, toàn diện, tỷ lệ hấp thu canxi, sắt cao, chứa nhiều protein chất lượng tốt.

Nguyên liệu:

- 250g đậu phụ
- 1 quả trứng gà
- 50g thịt heo luộc
- 50g rau chân vịt
- 25g rau mùi cắt nhỏ
- 20g dầu hoa tiêu
- 20g dầu mè
- 25g hành cắt nhỏ
- 500g nước luộc hay nước dùng
- 30g dầu thực vật
- bột năng hoặc bột bắp hòa nước, xì dầu, tiêu bột, giấm, bột ngọt, mỗi thứ một lượng thích hợp.

Cách chế biến:

- Đậu phụ, thịt heo luộc, mộc nhĩ, măng khô trắng cắt sợi, trần qua nước sôi.

- Đun nóng dầu, cho hành vào phi, thêm nước luộc, cho 4 loại nguyên liệu đã cắt sẵn cùng rau chân vịt vào.

- Khi sôi nêm bột ngọt, xì dầu, lấy trứng gà đánh tan đổ vào từ từ.

- Sau khi tắt lửa cho giấm, dầu hoa tiêu, dầu mè, rau mùi vào.

Meo.vn (Theo eva)

Chữa xuất tinh đau bằng canh khoai sọ

Chứng đau khi xuất tinh có thể được cải thiện một cách hiệu quả và an toàn bằng các món ăn bài thuốc như canh khoai sọ, gan gà nấu mộc nhĩ...

Xuất tinh đau là chỉ hiện tượng bất kỳ một bộ phận nào như dương vật, niệu đạo, hội âm, bộ hạ hay phía trên âm nang phát sinh đau trong quá trình xuất tinh hay còn gọi là giao hợp đau ở nam. Chứng xuất tinh đau có thể điều trị kết quả và an toàn bằng các món ăn bài thuốc sau:


Canh khoai sọ

Bột tam thất 10 gr, khoai sọ 200 gr, thịt lợn nạc 25 gr, rau chân vịt 200 gr, bột đao 30 gr, muối, mì chính, hành, bột gừng, rượu vừa đủ. Khoai sọ rửa sạch luộc chín, bóc vỏ, giã nhuyễn. Rửa sạch thịt lợn, xay nhỏ. Rửa sạch rau chân vịt, nhúng vào nước luộc gà đang sôi rồi vớt ra, cho vào bát tô. Trộn đều thịt, khoai sọ, bột tam thất, bột đao, hành hoa, bột gừng, rượu, muối, mì chính, thêm nước cho sền sệt, nặn thành khoảng 30 viên nhỏ, cho vào nước canh gà nấu chín, đổ rau chân vịt vào là ăn được. Cách một ngày ăn một lần, một tháng là một liệu trình.

Rau chân vịt chứa nhiều axit ôxalic, ăn quá nhiều dễ bị viêm loét dạ dày,  người bị viêm thận, sỏi thận không nên ăn.  .

Gan gà nấu mộc nhĩ, kỷ tử

Cam thảo 5 gr, kỷ tử 10 gr, gan gà 100 gr, trứng chim cút 4 quả, mộc nhĩ đen 5 gr, muối, mì chính, hành, gừng, rượu vừa đủ. Rửa sạch gan gà, thái miếng. Gừng thái chỉ, hành xắt khúc, kỷ tử rửa sạch, ngâm trong nước. Cho một ít nước vào nồi, cho gan gà, cam thảo, gừng, xì dầu, rượu vào đun to lửa cho chín. Mộc nhĩ thái, trứng chim cút bóc vỏ. Cho một ít dầu vào chảo, chờ nóng lên, cho hành, gừng vào xào cho có mùi thơm, cho mộc nhĩ vào xào một lúc rồi cho trứng cút, gan gà đã chín, câu kỷ tử và nước nấu lúc trước vào đảo đều, cho muối, mì chính và bột đao để hút bớt nước là ăn được.

Cách một ngày ăn một lần, một tháng là một liệu trình.

Lương y Vũ Quốc Trung

Meo.vn (Theo BĐV)

Pizza cuộn Calzone – Quen mà lạ

Nhắc đến Pizza chắc hẳn các bạn sẽ nghĩ ngay đến những chiếc bánh đế bột nướng thơm phức cùng lớp nhân và pho mát Mozzazella kéo sợi trên bề mặt.

Tuy nhiên Pizza còn có một hình dáng khác rất được người Ý ưa chuộng, đó là Pizza cuộn Calzone.

Pizza cuộn Calzone khá đặc biệt nên ít thấy trong menu. Calzone có phần đế bột cơ bản giống Pizza tròn, tuy nhiên phần nhân bên trong thì khác hẳn. Lớp bánh cuộn không nướng trực tiếp nên có vị xốp và mềm. Các nguyên vật liệu thường là pho mát Mozzazella, thịt hun khói, pho mát Ricotta và rau chân vịt nữa. Đặc biệt chính giữa Calzone có thêm nhân trứng nướng lòng đào. Khi ăn, lòng trứng chảy ra hòa cùng pho mát tạo thành một loại nước sốt khá lạ miệng. Một điểm nữa khiến Calzone được người Ý yêu thích là lớp pho mát Mozzazella tan chảy quyện với vỏ bánh, khác với Pizza tròn bị nướng trực tiếp ở nhiệt độ cao trên bề mặt.

http://www.monngonmoingay.com/upload/image/monngon/pizzacuon2.jpg

Cũng như Pizza truyền thống, Pizza Calzone ngon nhất khi nướng bằng lò nướng Pizza củi truyền thống của Ý. Với lò nướng này, nhiệt độ luôn duy trì ở 500oC. Vì vậy chỉ mất vài phút để chiếc Pizza đạt đến độ nướng vừa đủ. Hơn nữa, hương vị của Pizza nướng củi cũng đậm đà hơn hẳn Pizza nướng bằng lò điện.

Bật mí:

- Sốt cà chua ngon nhất để làm Pizza là làm từ cà chua phía Nam Italy.

- Pho mát Mozzazella ngon nhất không phải từ sữa bò mà từ sữa trâu.

- Pizza là một món ăn sáng tạo bởi người Ý có thể tự chế biến tại nhà với công thức của riêng họ, khác hẳn với những hương vị Pizza truyền thống thường thấy trong menu.

Đối với người Ý, Pizza có thể là một bữa ăn chính, cũng có thể là một bữa ăn nhẹ cùng bạn bè... trong mọi trường hợp, Pizza là lựa chọn số một tại Ý bởi lẽ không mất nhiều thời gian để có một chiếc  Pizza ngon lành, luôn hấp dẫn với nhiều lựa chọn.

Meo.vn (Theo Monngonhanoi.com)

Nếu sợ tiểu đường, nên ăn nhiều rau

Loại rau được các nhà khoa học khuyến cáo nên ưu tiên nhất để hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường là cải bắp, rau chân vịt, đậu Hà Lan.Kết quả nghiên cứu vừa được công bố của các bác sĩ thuộc Đại học Leicester (Anh) cho thấy, một chế độ ăn hợp lý với nhiều loại rau xanh sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ tiểu đường đối với những người ở tuổi trung niên.

Theo nghiên cứu trên, ở những người ăn đều đặn 106 gr rau xanh mỗi ngày, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 giảm đến 14%. Các nhà khoa học giải thích, rau xanh có nhiều thành phần giúp hạn chế sự phát triển của bệnh tiểu đường như vitamin C và magnesium.

Các loại rau xanh được các chuyên gia khuyến cáo ưu tiên sử dụng bao gồm cải bắp, rau chân vịt hay đậu Hà Lan.

Theo baodatviet.vn

Ăn gì để đẹp da

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiNếu không có vitamin C, bạn sẽ không có collagen giúp da đàn hồi. Quá ít vitamin A hoặc chất béo cần thiết, da bạn sẽ khô ráp. Thiếu kẽm cũng tạo nên làn da sần sùi và nhăn nheo.

Vì vậy, hãy quên đi phẫu thuật thẩm mỹ. Nếu bạn biết ăn một cách chọn lọc những món ăn có lợi cho sức khỏe, bạn sẽ có một làn da đẹp tự nhiên.

1. Tái tạo da

Vitamin A là vitamin hàng đầu để cải thiện làn da và ngăn ngừa sự lão hóa. Nó là một tác nhân mạnh mẽ loại bỏ các tế bào chết và làm cho da tươi trẻ hơn.

Loại vitamin này đến từ 2 hình thức: retinol có trong thịt, cá, trứng và sản phẩm sữa; beta-carotene đến từ những trái cây màu đỏ, cam, vàng và rau xanh.

Quả mơ, cà rốt, khoai lang và bí ngô đều là nguồn beta-corotene dồi dào.

2. Căng và sáng da

Cá không chỉ là nguồn chất chống oxy hóa dồi dào, mà nó còn chứa nhiều protein chất lượng cao giúp sửa chữa tế bào và cung cấp axit béo thiết yếu (EFA) - những chất mang lại màng tế bào khỏe mạnh.

EFA giữ nước, vì vậy chúng càng khỏe thì da bạn càng căng và sáng bóng.

Cá cũng chứa một hợp chất chống oxy hóa gọi là DMAE. Hóa chất này kích thích chức năng thần kinh và làm cơ co lại và da căng hơn. Nó là một vũ khí tuyệt vời để mang lại nước da đẹp, giúp khuôn mặt bạn săn chắc và gọn gàng.

Để có da tươi sáng, ăn cá nước lạnh như cá hồi, cá thu hoặc cá ngừ, 3 lần/tuần. Để da săn chắc có thể ăn quả óc chó, dầu lanh, dầu đậu nành, hạt bí và hạt hướng dương.

Dầu lanh cũng có thể chữa tình trạng viêm da như eczema.

3. Loại bỏ nếp nhăn

Có thể kẻ thù lớn nhất của da bạn là những gốc tự do, bị gây ra bởi tia tử ngoại, sự ô nhiễm môi trường và stress. Nó dẫn tới việc viêm da, giảm độ đàn hồi, tạo nên vết nhăn. Nhưng thiên nhiên đã tạo ra một số thực phẩm thông minh mà nếu ăn thường xuyên sẽ là vũ khí chống nhăn hiệu quả.

Hãy bắt đầu bằng quả mơ và cà chua, giàu lycopene, giúp bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời. Để ngăn ngừa lão hóa tối đa, ăn mỗi ngày một bát quả mọng, một cốc rượu đỏ hay một ấm trà tươi.

Một hợp chất tiêu hủy gốc tự do là pycnogenol cũng làm giảm sự viêm nhiễm do ánh nắng mặt trời mang lại. Pycnogenol có trong nho, cây nam việt quất, quả lý chua đen, trà xanh, trà đen, cây việt quất, cây mâm xôi, dâu tây, quả seri đen, rượu đỏ và cải đỏ.

Ngoài ra, sự kết hợp giữa vitamin C, vitamin E, glutathione và CoQ10 cũng giúp tiêu diệt các gốc tự do.

Vitamin E có nhiều trong dầu thực vật, quả hạch, rau lá xanh, còn vitamin C có trong quả họ cam, các quả mọng và rau lá xanh. Măng tây giàu glutathione còn CoQ10 có trong hải sản, rau chân vịt và quả hạch.

Các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa khác bao gồm: mận khô, mận tươi, ớt, củ cải đường, mùi tây, quả sung, nho khô và quả đậu.

Ngoài ra cũng đừng quên các loại gia vị, thảo dược, giúp đẩy mạnh các chất chống oxy hóa trong cơ thể. Bổ sung quế vào cốc cappuccino của bạn, uống trà làm từ bạc hà tươi hoặc gừng, nướng thịt với các loại thảo dược như lá hương thảo, cây xô thơm, lá cỏ xạ hương và cà ri.

4. Xóa mụn nám

Việc tiếp xúc nhiều với tia nắng mặt trời và ăn nhiều đường là nguyên nhân dẫn tới mụn, nám. Để loại bỏ, bạn không chỉ cần dùng kem chống nắng, mà ăn các loại thực phẩm giàu selenium như tỏi, hạt vang, hạt vừng.

Kẽm cũng là hợp chất tự nhiên mang lại vẻ đẹp cho da. Những thực phẩm giàu kẽm bao gồm con hàu, gừng, thịt cừu, hạt bồ đào và hạt vang.

5. Làm mịn da

Dầu oliu có hàm lượng axit béo axit oleic cao, chống viêm nhiễm hiệu quả. Axit oleic là một thành viên trong gia đình omega 9. Nó có thể tạo nên sự khác biệt trong làn da giống như một mảnh da giày cũ với một cánh hoa hồng.

Để có lớp da mịn màng, ăn khoảng 2 thìa dầu oliu mỗi ngày. Lê tàu cũng chứa nhiều axit oleic, và cả vitamin C, E.

Hãy ăn bánh mì nướng kẹp cà chua, kết hợp với cốc trà xanh - một bữa ăn đẹp da hoàn hảo. Để có làn da như em bé, tránh các đồ uống khử nước như rượu bia và caffeine. Vào mùa hè hãy uống soda, nó sẽ ít khử nước hơn là rượu và sâm banh. Ngoài ra nước lọc cũng hiệu quả.

6. Giảm sưng phù

Các mao mạch là đường dẫn tới tế bào da của bạn. Nếu chúng yếu hoặc hoạt động không hiệu quả, tế bào da của bạn sẽ không có đủ oxy và dưỡng chất cần thiết. Nó sẽ dẫn tới sự bài tiết kém, làm da bị sưng, phù, nhão và lão hóa sớm.

Chất bioflavonoid trong quả họ cam có thể bảo vệ các mao mạch, cũng như hỗ trợ việc sản xuất collagen giúp da đàn hồi. Vì thế lần tới đi uống giải khát, hãy chọn cốc sinh tố gồm bưởi hồng, cam và chanh.

Theo BSGĐ