Lưu trữ cho từ khóa: răng lợi

Vượt cạn an toàn

Mang thai là một chuỗi các biến đổi diễn ra trong cơ thể phụ nữ. Bên cạnh niềm hạnh phúc được làm mẹ, thai kỳ cũng thường khiến bạn lo lắng hoặc khó chịu. Dưới đây là những lời khuyên từ bác sỹ Phạm Thị Ngọc Diệp, thuộc sản phụ khoa, bệnh viện Quốc tế (BVQT) Hạnh Phúc để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.

Giữ cân nặng hợp lý

Người thừa cân hoặc béo phì khi mang thai sẽ có nhiều biến chứng và rủi ro cao hơn. Đối với phụ nữ thừa cân, mức tăng cân cần được duy trì khoảng 7 – 11kg. Đối với người béo phì, mức tăng cân cần được giới hạn trong khoảng 5 – 7kg. Một phụ nữ có cân nặng bình thường thì khi mang thai, số cân nặng tăng thêm khoảng 11 – 13kg.

Giữ gìn sức khỏe răng miệng

Bạn nên khám răng định kỳ từ trước và trong suốt thời gian mang thai. Phụ nữ có các bệnh về răng lợi dễ có nguy cơ sinh non hoặc sinh con nhẹ cân. Thời gian hợp lý nhất để chữa răng là trong giai đoạn từ 14 đến 20 tuần. Tuy nhiên vào các giai đoạn khác, bạn cũng không nên chần chừ chữa trị khi có chỉ định của nha sỹ.

Những triệu chứng nguy hiểm:

Hãy đến gặp bác sỹ ngay nếu bạn gặp phải những triệu chứng bất thường như:

• Chảy máu âm đạo

• Nhức đầu liên tục hoặc dữ dội

• Suy giảm thị lực, nổ đom đóm mắt

• Phù tăng nhanh ở cánh tay, bàn tay hoặc mặt

• Đi tiểu gắt buốt, nước tiểu hay huyết trắng có mùi hôi, ngứa nóng âm đạo

• Đau lưng âm ỉ, đau vùng bụng dưới

• Căng tức ở khung chậu, bẹn, đùi

• Ra huyết trắng nhiều hay nước rỉ ra hay sà ra từ âm đạo

• Sốt trên 38o.

Thăm khám thai định kỳ

Mỗi sản phụ cần khám thai ít nhất 3 lần tại những cơ sở y tế có uy tín trong suốt thai kỳ. Theo quy định của ngành y tế, khám thai phải trải qua 9 bước. Với những công đoạn đó, bác sỹ sản khoa có thể tiên lượng được những yếu tố nguy cơ trong quá trình mang thai và sinh nở.

Hội thảo đặc biệt cho ông bố, bà mẹ có con trong năm Quý Tỵ

Sinh con khỏe mạnh là mong ước của tất cả các bà mẹ. Thấu hiểu điều đó, BVQT HẠNH PHÚC kết hợp cùng Công ty OTB tổ chức Hội thảo: “Vượt cạn an toàn” nhằm cung cấp những thông tin hữu ích trong việc chăm sóc thai kỳ cũng như các phương pháp giúp mẹ và bé “vượt cạn’’ an toàn.

Đến với buổi hội thảo bạn sẽ được tư vấn, trao đổi trực tiếp với bác sỹ Sản phụ khoa Phạm Thị Ngọc Diệp, BVQT HẠNH PHÚC và tận hưởng cơ hội mua sắm các sản phẩm cao cấp với mức giá ưu đãi cùng những phần quà đặc biệt từ các nhãn hàng: Anmum, Goo.N, Green Cross, Anna Nina…

Thời gian: 8g30 – 11g00, Chủ Nhật 10/3/2013.

Địa điểm: Conference Hall, Khách sạn Continental Sài Gòn, 132-134 Đồng Khởi, Q.1.

Liên lạc: 0906 768 970 (Cô Hiên) hoặc 0909 970 102 (Cô Dung) để được đặt chỗ và nhận quà tặng

Đơn vị tổ chức:

Đơn vị tài trợ:

Hôi miệng – Coi chừng bệnh nguy hiểm

Các bác sĩ khẳng định, ngoài nguyên nhân do vệ sinh răng miệng kém, hôi miệng còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nội tạng nguy hiểm.

Chồng lạnh nhạt vì miệng vợ hôi

Suốt mấy tháng nay, thấy chồng hững hờ chuyện chăn gối, thậm chí né tránh vợ, chị Thúy (Hai Bà Trưng, Hà Nội) nghi ngờ chồng có bồ nhí. Hậm hực nhưng chưa có chứng cứ để "vạch mặt", chị âm thầm chịu đựng.

Một hôm, tình cờ chị nghe chồng tâm sự với ông bạn thân rằng anh không thể gần gũi hay đối diện với vợ bởi vì thời gian gần đây hơi thở của chị có mùi hôi rất khó chịu.

Nghe thấy những tâm sự của chồng, chị Thúy bất ngờ và thấy khó tin vì hàng ngày chị vẫn vệ sinh răng miệng rất chu đáo, còn sử dụng nước súc miệng. Tự kiểm nghiệm và chị phải thừa nhận đúng là hơi thở mình có vấn đề thật.

Cẩn thận chị Thúy đến bệnh viện Răng - Hàm - Mặt tìm hiểu nguyên nhân. Bác sĩ xác nhận răng lợi của chị vẫn bình thường và khẳng định không phải nguyên nhân gây hôi miệng. Bác sĩ còn cảnh báo chứng hôi miệng của chị có thể do mắc các bệnh nội tạng.

Chị đi khám sức khỏe tổng thể, bác sĩ kết luận chị bị viêm xoang rất nặng, cần điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm khác.

Ngoài chị Thúy, còn rất nhiều người bất ngờ bị hôi miệng mà nguyên nhân lại xuất phát từ viêm amidan, viêm xoang, viêm phổi, phế quản hoặc do các bệnh lý toàn thân như bệnh tiểu đường, bệnh suy thận, bệnh gan…

Bác sĩ còn cảnh báo chứng hôi miệng của chị có thể do mắc các bệnh nội tạng.

Coi chừng bệnh nguy hiểm

Hôi miệng là bệnh khá phổ biến của người Việt. Ngoài nguyên nhân do các bệnh về răng miệng như vệ sinh răng miệng kém, lưỡi bẩn, bênh nha chu, khô miệng, chân răng nhiễm trùng… thì hôi miệng còn là biểu hiện của nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Nếu như trước đây, ngoài các vấn đề về răng miệng, chứng hôi miệng còn được cho là do hở van tâm vị thực quản thì ngày nay, nguyên nhân hôi miệng phức tạp hơn nhiều. Triệu chứng này còn là biểu hiện khi cơ thể bị viêm nhiễm ở một số bộ phận như viêm dạ dày, viêm thực quản, hẹp môn vị, loét dạ tràng… Ngoài các bệnh dạ dày, các nguyên nhân khác như viêm amiđan, viêm mũi, viêm họng… cũng có thể gây hôi miệng.

Các bác sĩ cho biết, ngoài các triệu chứng để nhận biết cơ thể bị nhiễm trùng như sốt, môi khô, lưỡi bẩn, bạch cầu tăng… thì cũng phải kể đến dấu hiệu hôi miệng. Vì vậy mà những bệnh nhân bị loét hoặc có khối u thì miệng có mùi hôi là điều rất dễ hiểu. Đó là biểu hiện các chất hoại tử trong cơ thể đang chuyển sang giai đoạn lên men nên gây hôi.

Điều đáng nói là đa phần người bị hôi miệng không tự phát hiện ra bệnh của mình. Hầu hết họ chủ quan nghĩ rằng chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch là khỏi chứ không nghĩ đến nguy cơ các bệnh nguy hiểm khác.

Điển hình như trường hợp của chị Thúy, dù hơi thở có mùi hôi từ nhiều ngày nhưng chị không hề hay biết. Cũng may chị là người cẩn thận nên khi phát hiện sự thật này chị đã đi khám thật kỹ để tìm hiểu rõ nguyên nhân nên điều trị kịp thời.

Bác sĩ  Bùi Thị Thu Huyền, Khoa Răng - Hàm - Mặt, Bệnh viện Xanh Pôn cho biết: Ngoài nguyên nhân phổ biến là các bệnh về răng miệng, bệnh hôi miệng còn do nhiều nguyên nhân khác gây ra. Nhiều người dù đã giữ gìn vệ sinh răng miệng rất tốt nhưng vẫn bị chứng hôi miệng thì càng cần phải cẩn thận vì có thể đó là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng khác.

Khi đột ngột bị hôi miệng nặng, tốt nhất bạn nên đi khám xác định rõ nguyên nhân, chữa trị tận gốc, tránh những tai biến đáng tiếc. Không nên tìm đến các loại nước thơm để xử lý vì đó chỉ là giải pháp khắc phục tạm thời, sau đó mùi hôi sẽ tăng lên.

Vì vậy, trước mắt, những gì bạn có thể làm để hạn chế mùi hôi từ miệng hiệu quả nhất là thực hiện vệ sinh răng miệng một cách đầy đủ và hiệu quả như đánh răng thường xuyên (ngày 2 lần sau bữa ăn), cạo sạch bẩn ở lưỡi, dùng dung dịch sát trùng miệng, thay đổi thói quen ăn uống (giảm bớt tỏi, hành, các chất gia vị, rượu), không nên hút thuốc lá, đi khám răng miệng tại các cơ sở y tế chuyên khoa, chăm sóc các răng sâu, thay răng giả bị hỏng, điều trị bệnh nha chu...

(Theo Tri thức trẻ)

 

Bảo vệ răng mới mọc khi bú bình

Để chăm sóc và bảo vệ răng mới mọc cho bé, bạn chỉ nên cho sữa (hoặc nước đun sôi để nguội) vào bình sữa.

Không bao giờ được cho nước quả vào bình sữa (ngay cả khi đó là thứ nước quả ít đường). Em bé của bạn vẫn còn thói quen dùng bình sữa như một cách thư giãn, nhẩn nha mút sữa bình và vừa chơi. Nếu trong bình sữa là nước quả, điều này khiến đường và axit trong nước quả có thời gian tàn phá mầm răng mới trồi của bé.


Hãy khuyến khích của bạn uống nước quả từ cốc thủy tinh hoặc một cái chén nhỏ thay vì dùng bình sữa. Bạn có thể cho bé uống nước ép quả từ khi bé được khoảng 6 tháng tuổi (trùng với thời điểm những chiếc răng sữa đầu tiên xuất hiện). Nhưng phải pha loãng nước quả theo tỷ lệ 1/10 (1 phần nước quả với 10 phần nước lọc). Hàm lượng nước quả tối đa cho bé mỗi ngày là 120ml. Chỉ nên cho bé uống nước quả tại những bữa bột ngọt (dùng thìa và cốc).

Nếu bé có thói quen ngậm bình sữa mới chịu ngủ thì khi bé ngủ, bạn phải rút bình sữa ra ngay sau khi bé ngủ. Hãy tạo cho bé thói quen bú xong, được mẹ vệ sinh răng lợi sạch sẽ xong thì mới đi ngủ.

Để làm sạch răng mới mọc cho bé, bạn có thể dùng bàn chải mềm để chải răng cho con. Nên chọn bàn chải đánh răng có đầu nhỏ, chuyển động nhẹ nhàng theo vòng tròn tại nơi có mầm răng mới mọc và bên trong lợi bé. Chải răng cho bé nhẹ nhàng một chỗ tại một thời điểm.

Meo.vn (Theo Mevabe)

Bị tụt lợi nên xử lý thế nào?

Em 30 tuổi, thời gian gần đây mỗi lần đánh răng bị chảy máu và ê buốt răng. Vùng quanh răng lợi bị đỏ, sưng đau và tụt xuống.

Vậy xin quý báo cho biết tụt lợi có nguy hiểm và cách chữa trị? - (Nguyễn Thị Lan Anh - Yên Bái)

Trả lời:

Tụt lợi là một trong những nguyên nhân gây lung lay răng, rụng răng

Tụt lợi là quá trình lộ bề mặt chân răng, do lợi di chuyển về phía chóp chân răng làm mất men chân răng và tăng cảm giác tê buốt, mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt. Thường xuyên bị chảy máu răng khi đánh răng và ê buốt có thể bạn đã bị viêm lợi, viêm quanh răng. Đây là nguyên nhân thường gặp dẫn đến tụt lợi.

Nếu lâu ngày không được điều trị khiến cho lợi bị tụt xuống ngày càng “rời xa” răng. Hậu quả, lợi sẽ không còn che phủ bảo vệ cổ răng, chân răng hay chảy máu gây ra tình trạng tiêu xương quanh răng, tủy răng co lại, nước miếng chảy nhiều, miệng hôi. Cổ răng và chân răng sẽ bị mòn do sang chấn từ bàn chải và thức ăn, lâu dần răng lung lay, rồi rụng.

Về điều trị: Trước tiên, cần thay đổi cách vệ sinh răng miệng bằng những biện pháp chăm sóc, can thiệp giảm thiểu hậu quả như: chọn bàn chải loại đầu lông tròn và mềm để giảm nguy cơ sang chấn lợi, mòn men răng, ngà răng.

Chọn loại kem đánh răng, nước súc miệng (được khuyến cáo cho người bị tụt lợi)… Ngoài ra, hạn chế các loại nước chanh, cam, nước ngọt có ga…vì làm tăng cảm giác buốt răng.
Nếu tình trạng ê răng, đau buốt không cải thiện mà tiến triển theo chiều hướng xấu, bạn hãy mau chóng tìm đến chuyên gia nha khoa.

Theo BS Nguyễn Nghĩa

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Thảo dược giảm đau răng mùa lạnh

Một số loại củ quả, hoa lá quen thuộc có tác dụng chữa đau răng rất hữu hiệu.

Bạn đang thưởng thức một bộ phim hay tại nhà. Đột nhiên chiếc răng đau nhói làm bạn chẳng thể tập trung. Khi đó, bạn chỉ muốn nhổ ngay “kẻ phá quấy”. Trước khi đến tìm nha sĩ, bạn có thể khắc phục cơn đau bằng cách sau:

Muối hạt: Muối ăn (muối biển, muối hạt) có thành chủ yếu là natri clorua (NaCl) và một số khoáng chất vi lượng có tác dụng sát trùng cao.

Khi bị đau răng, bạn pha một ly nước ấm với hai thìa cà phê muối, mỗi giờ súc miệng từ một đến hai lần. Bạn cũng nên dùng nước muối pha loãng súc miệng sau mỗi bữa ăn để phòng chống bệnh chảy máu ở lợi.

Đinh hương: Trong đinh hương có chứa eugenol. Đây là một chất gây tê dây thần kinh và giảm đau, có tính sát khuẩn, giảm thiểu sự nhiễm trùng. Vì vậy, đinh hương có tác dụng đặc biệt khi điều trị đau nhức răng.

Khi đau răng, để ngăn chặn sự nhiễm trùng trong miệng, bạn nhai vài nụ hoa hoặc một ít thân cây đinh hương rồi ngậm trong miệng.

Ngoài ra, bạn có thể mua lọ tinh dầu đinh hương tại các nhà thuốc, nhúng tăm bông vào tinh dầu rồi chà nhẹ xung quanh vùng răng đau nhức. Bạn lau liên tục đến khi hết cơn đau.

Quả kha tử: chứa tannin, axit luteoic, chebulinic, chebulic, chebulin, terchebin có tính chất kháng viêm, kháng nấm và sát trùng. Khi bị nhức răng âm ỉ, bạn nên đặt một miếng vỏ quả kha tử vào nơi bị đau. Quả kha tử già phơi khô có thể bảo quản lâu. Bạn có thể tìm mua tại các tiệm thuốc Đông Y trên phố Lãn Ông, Hà Nội và Hải Thượng Lãn Ông, Quận 5, TP.HCM.

Một số loại củ quả, hoa lá quen thuộc có tác dụng chữa đau răng rất hữu hiệu. (Ảnh minh họa)

Chữa đau răng bằng các loại lá

-    Lá trầu không: vị cay nồng, tính ấm, tiêu viêm, sát trùng. Khi có các dấu hiệu viêm lợi, chảy máu chân răng, bạn dùng 50g lá trầu sắc cô đặc thành cao, chấm liên tục vào chỗ răng bị đau đến khi khỏi hẳn.

-    Lá chanh: chứa tinh dầu có tính sát khuẩn, dùng để chữa răng lung lay. Bạn đun cách thủy 40g lá chanh tươi, chắt lấy nước. Sau đó, bạn dùng nước này ngậm khoảng 5 – 10 phút/lần, mỗi ngày ngậm từ 2 – 3 lần và dùng liên tục trong 3 – 5 ngày.

-    Lá mướp: vị đắng, tính hàn, dùng làm thuốc kháng viêm. Bạn có thể dùng lá mướp phơi khô hoặc sao khô, tán nhỏ thành bột mịn bôi vào chỗ đau nhức, chảy máu. Cách này có tác dụng chữa chứng chảy máu chân răng kéo dài.

-    Lá bạc hà: có tính chất sát trùng, giúp hơi thở thơm tho. Bạn dùng lá bạc hà khô đặt vào chỗ đau trong 15 phút, đặt liên tục trong ngày. Phương thức này không chỉ giúp giảm đau mà còn có thể làm nướu chắc khỏe hơn.

Một số món ăn

Ngoài các vị thuốc dùng để ngậm, bôi trực tiếp vào chỗ răng đau. Đông Y còn có nhiều món ăn giúp làm giảm các triệu chứng đau nhức răng khó chịu:

-    Chữa đau răng: Dùng 100g gạo lức, 1 lít nước, ninh nhừ thành cháo, cho thêm 60g thạch cao, đường trắng, ăn hai lần trong ngày.

-    Chữa sâu răng: ăn cháo huyền sâm với sinh địa, thục địa. Cách làm: 15g huyền sâm, 15g thục địa, 15g sinh địa, 100g gạo lức nấu thành cháo, ăn hàng ngày.

-    Chữa răng lợi chảy máu: 500g bì lợn, 250g táo Tàu, 250g đường phèn. Bì lợn làm sạch, thái miếng, đun nhỏ lửa trong hai giờ. Táo rửa sạch, luộc nước sôi 15 phút, sau đó đun nhỏ lửa 1 – 2 giờ. Nấu tiếp hỗn hợp bì lợn và táo tàu đến khi bì lợn chín nhừ, cho thêm đường phèn chia thành 2 – 3 bữa, ăn trong ngày.

Với những trường hợp không thuyên giảm, bạn nên đến khám răng tại các phòng khám nha khoa để chữa trị triệt để. Hàng ngày, việc vệ sinh răng miệng là quan trọng. Bạn nên thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng, kiểm tra răng định kỳ 6 tháng/lần để bảo vệ hàm răng của bạn thêm chắc khỏe hơn.

Meo.vn (Theo Eva)

Biện pháp đơn giản chữa đau răng tại nhà

Đau khi mọc răng khôn là một trong những trận đau tồi tệ nhất mà hầu hết chúng ta trải qua.

Thuốc giảm đau và phẫu thuật không phải là cách duy nhất để giảm đau răng. Đau khi mọc răng khôn là một trong những trận đau tồi tệ nhất mà hầu hết chúng ta trải qua. Để làm giảm cơn đau, nhiều người lựa chọn thuốc giảm đau hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, khi lựa chọn biện pháp nào thì bạn vẫn phải lắng nghe những khuyến cáo của bác sĩ.

Một số răng khôn phát triển mà không có bất kỳ vấn đề. Chúng thường bị mắc kẹt trong nướu răng, xương hàm. Mọc răng khôn dẫn đến đau khi chúng mọc không chính xác. Nếu răng khôn gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì nhất thiết phải nhổ đi. Các triệu chứng của đau răng khôn là sưng, đau hàm, ngứa ran trong má, khó khăn trong việc mở miệng và nhai thức ăn.


Bạn cũng có thể giảm đau tại nhà, chỉ cần đọc kĩ những mẹo nhỏ dưới đây.

Đinh hương

Đinh hương là một trong những cách phổ biến nhất điều trị đau khi mọc răng. Đinh hương có tính chất gây mê và chống viêm, giúp làm giảm bớt đau đớn vài giờ. Chỉ cần đặt một cây đinh hương trong miệng và ngậm từ 5 đến 10 phút. Bạn cũng có thể dùng tăm bông để bôi lên lợi và răng nhằm vô trùng, giảm đau răng.

Tỏi

Tỏi cung cấp cứu trợ tạm thời khỏi chứng đau răng. Giã nát tỏi với đinh hương và một chút muối để đắp lên lợi. Tỏi có tính chất kháng khuẩn sẽ giết chết vi khuẩn gây sâu răng.

Hành tây

Hành cũng là một cách giảm đau răng lợi hữu hiệu. Chỉ cần đặt một nhánh hành tây nhỏ vào răng bị nhiễm trùng. Bạn cũng có thể nhai hành tây trong 3 phút và sau đó đặt lên trên răng bị nhiễm. Cũng như tỏi, hành tây cũng có tính chất kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây đau hoặc nhiễm trùng.

Dùng đá viên

Đá lạnh là một biện pháp dễ dàng thực hiện tại nhà và có tác dụng giảm đau phần nào. Lấy một ít đá bọc vào trong một cái khăn và chườm lên vùng răng lợi bị đau (chườm bên ngoài má) từ 10 đến 15 phút. Nếu bạn bị đau nặng, mà lặp đi lặp lại theo chu kỳ bình thường thì dùng đá để chườm sẽ giảm sưng và đau hiệu quả.

Cây nguyệt quế

Lấy 2 muỗng cà phê bột vỏ cây nguyệt quế và thêm ½ muỗng cà phê giấm. Trộn 2 loại này lại với nhau và đắp lên vùng bị đau để giảm bớt cơn đau.

Lá bạc hà

Lấy lá bạc hà khô và đặt chúng ở chỗ răng bị ảnh hưởng trong 15 phút. Lặp lại 10 lần trong một ngày. Điều này sẽ làm giảm đau và mang nướu chắc khỏe hơn.

Dầu ô liu

Lấy ¼ muỗng cà phê dầu ô liu và trộn với 2-3 giọt tinh dầu. Lấy tăm bông chấm vào hỗn hợp đó và bôi vào các răng bị ảnh hưởng. Trước khi đặt miếng bông mới trên răng, hãy chờ đợi cho đến khi nó hấp thụ chỗ hỗn hợp vừa bôi trước đó.

Nước ép từ cỏ lúa mì

Bạn có thể sử dụng lúa mì rửa miệng nước trái cây cỏ để làm giảm đau răng khôn ngoan. Nước ép các chất chiết xuất tất cả các chất độc và trì hoãn sự phát triển của vi khuẩn nên nhiễm trùng và đau giảm.

Dưa chuột

Chỉ cần đặt một lát dưa chuột dày xung quanh răng bị ảnh hưởng từ 20 đến 30 phút. Điều này sẽ giúp làm dịu nướu và giảm nhẹ cơn đau. Lát dưa chuột chứa các vitamin và khoáng chất giúp các mô hấp thụ và giảm đau.

Súc miệng với nước muối

Pha 1 chén nước ấm với 1 muỗng cà phê muối thành nước súc miệng. Mỗi giờ nên súc miệng một hoặc hai lần. Biện pháp này sẽ làm giảm đau một cách nhanh chóng. Nước muối ấm đẩy các vi khuẩn ra  và cũng có thể giúp làm dịu nướu bị viêm.

Nhẹ nhàng xoa bóp

Massage nướu răng nhẹ nhàng để dễ dàng loại bỏ đau răng. Massage sẽ tăng cường lưu thông máu đến khu vực và có tác dụng chữa bệnh. Nên tránh các áp lực vì nó có thể làm tăng tình trạng viêm, do đó tránh massage nếu nướu bị viêm.

Trà đen

Lấy một túi trà đen ấm và áp vào khu vực bị đau. Điều này sẽ tạm thời giảm đau và làm dịu các khu vực đang bị sưng. Trà đen có chứa các thuộc tính có tác dụng làm sạch và giảm sưng ở các mô nướu răng.

Meo.vn (Theo afamily)

Top 10 trái cây ưu việt cho từng loại bệnh

Nhuộm, uốn tóc - nên ăn lê; Trí óc làm việc nhiều - nên ăn chuối; Chảy máu lợi - nên ăn quả kiwi; Nghiện thuốc là - nên ăn nho...

1. Nhuộm, uốn tóc - nên ăn lê:

Nhuộm và uốn tóc sẽ làm mất đi chất dầu và nước ở tóc, khiến tóc bị khô, dễ gẫy. Lê chứa 30% oleic acid, là loại dầu thực vật tốt cho sức khỏe, đặc biệt, loại dầu này có tác dụng điều trị tóc khô hiệu quả.

2. Trí óc làm việc nhiều - nên ăn chuối:

Làm việc trí óc nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thiếu khoáng chất, vitamin và nhiệt lượng. Như vậy sẽ làm cho não mệt mỏi và tinh thần thường xuyên bị suy sụp, do đó, cần phải ăn chuối.

Chuối sẽ cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết nêu trên, ngoài ra còn có tác dụng làm giảm bớt tinh thần sa sút.

3. Mắt làm việc nhiều - nên ăn đu đủ:

Thường xuyên làm việc bên máy tính hoặc hay xem ti vi khiến cho mắt mệt mỏi, khô, cảm thấy đau nhức, sợ ánh sáng và thị lực bị suy giảm.

Lời khuyên cho bạn, nên ăn đu đủ hàng ngày với liều lượng hợp lý để bổ sung vitamin A cho mắt.

4. Chảy máu lợi - nên ăn quả kiwi:

Răng lợi có khỏe hay không luôn đi liền với việc cơ thể có đủ vitamin C hay không. Cơ thể thiếu vitamin C thì răng lợi yếu, dễ bị chảy máu chân răng, sưng lợi và răng bị long.

Quả kiwi chứa hàm lượng vitamin C phong phú nhất trong các loại trái cây. Vì vậy, đây chính là loại trái cây rất tốt để cho răng lợi khỏe.


5. Người có tiền sử bệnh tim - nên ăn bưởi:

Hàm lượng cholestorol trong máu quá cao sẽ ảnh hưởng tới tim mạch, đặc biệt với những người có tiền sử bệnh tim càng cần phải chú ý kiểm soát mức cholestorol trong cơ thể.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, bưởi là loại trái cây có tác dụng tốt đối với tim mạch. Thành phần pectine thiên nhiên có trong bưởi sẽ làm giảm được nồng độ cholestorol trong máu và ngăn ngừa được các căn bệnh về tim mạch.

6. Nghiện thuốc là - nên ăn nho:

Hút thuốc lá nhiều sẽ tích tụ chất độc ở phổi, ảnh hưởng tới chức năng của phổi và sức khỏe. Trái nho có chứa những thành phần hỗ trợ tốt cho việc trao đổi chất của các tế bào, giúp cho tế bào ở phổi đào thải được chất độc.

Ngoài ra, nho còn có tác dụng tiêu viêm, giảm được tình trạng viêm đường hô hấp do hút thuốc.

7. Nhão cơ - nên ăn dứa:

Cơ bắp bị nhão, tổ chức mô bị viêm, tuần hoàn máu bị trục trặc, những chỗ đau sẽ sưng tấy, nhức nhối khó chịu.

Dứa chứa bromelin, có tác dụng tiêu viêm, thúc đẩy khôi phục các mô và tăng nhanh quá trình trao đổi chất, cải thiện tình trạng tuần hoàn máu, giảm sưng tấy rất tốt.

8. Phòng chống nếp nhăn - nên ăn xoài:

Nếu tính đàn hồi collagen ở da không đủ thì da sẽ xuất hiện nếp nhăn. Xoài là loại trái cây tốt nhất để ngăn ngừa nếp nhăn xuất hiện trên da.

Lý do, xoài chứa thành phần kích thích tế bào da phát triển, có tác dụng duy trì tính đàn hồi của collagen, trì hoãn sự xuất hiện của nếp nhăn và đào thải chất độc ra ngoài da.

9. Thiếu oxy - nên ăn trái anh đào:

Tình trạng hay mệt mỏi và hàm lượng sắt trong máu bị giảm có liên quan tới việc cơ thể thiếu oxy và tuần hoàn máu kém.

Ăn trái anh đào sẽ có tác dụng bổ sung sắt cho cơ thể, ngoài ra anh đào còn chứa nhiều vitamin C có tác dụng thúc đẩy cơ thể hấp thụ sắt, tránh tình trạng sắt bị đào thải ra ngoài, cải thiện được tuần hoàn máu và chống mệt mỏi.

10. Chân có mùi hôi - nên ăn cam:

Cơ thể thiếu vitamin B1 dẫn đến chân có mùi khó chịu, đặc biệt vào mùa hè đi giầy kín thì chân sẽ có mùi rất nặng.

Trong trường hợp này, trái cây tốt nhất là cam. Cam chứa nhiều vitamin B1, giúp cho việc trao đổi chất trong cơ thể tốt hơn, đồng thời làm giảm thiểu mùi hôi ở chân.

Meo.vn (Theo Thegioiphunu)

Viêm lợi có thể gây… rụng răng

Viêm lợi mãn tính sẽ dẫn đến rụng răng. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên căn bệnh này nhưng chủ yếu vẫn là vệ sinh răng lợi kém. Để có nụ cười rạng rỡ, bạn hãy lắng nghe lời khuyên của các nha khoa dưới đây.

1. Các dạng viêm lợi thường gặp

Viêm lợi có 2 dạng chủ yếu:

- Viêm lợi cục bộ. Chứng viêm này không gây quá đau đớn cho người bệnh nhưng rất dễ tái phát.

- Viêm cận răng: ảnh hưởng tới tất cả cấu trúc bảo vệ răng. Loại viêm này lan rộng và ăn sâu vào trong lợi khiến người bệnh đau đớn. Tuy nhiên một khi bệnh được chữa khỏi, khả năng tái phát là rất ít.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chủ yếu gây nên 2 loại viêm lợi trên chính là các mảng bám trên răng. Còn nguyên nhân gây nên vi khuẩn chính là:

- Không quan tâm tới vệ sinh răng miệng: Khi các mảng bám không được thường xuyên làm sạch, vi khuẩn sẽ tấn công đến tận chân răng và sản sinh tại đó các enzym có khả năng phá huỷ sự liên kết của các biểu mô (nối lợi và răng) và gây ra viêm lợi.

- Thuốc lá, rượu và chế độ dinh dưỡng mất cân bằng: thuốc lá, rượu, đồ ăn ngọt, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh… sẽ gây nên những mảng bám trên răng, từ đó tạo thuận lợi cho bệnh viêm lợi tiến triển.

- Thường xuyên ăn thức ăn quá mềm: bạn làm cho hàm răng của mình lười hoạt động và làm cho cấu trúc bảo vệ răng yếu đi.

- Thay đổi hooc mon khi mang bầu: Có rất nhiều sự thay đổi hooc mon ở chị em trong giai đoạn bầu bí và theo cơ chế tự nhiên, sẽ làm giảm sức đề kháng của lợi đối với các vi khuẩn bám trên răng.

- Tụt lợi: khi lợi và răng không khít, các thức ăn và các mảng bám của răng sẽ nằm lại ở đây.

- Giảm tiết nước bọt: nguyên nhân là do tuổi tác, dùng các loại thuốc (chống trầm cảm, lợi niệu, histamin…) hoặc các bệnh làm giảm việc tăng tiết nước bọt, gây khô miệng, dẫn đến không loại bỏ được các mảng bám trên răng.

3. Phòng bệnh viêm lợi hiệu quả

Để phòng các bệnh về răng lợi, chúng ta nên thực hiện các lời khuyên sau của bác sỹ nha khoa:

- Đánh răng ngay sau khi ăn, hoặc ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ.

- Dùng chỉ tơ nha khoa để lấy thức ăn thừa từ các kẽ răng.

- Lựa chọn kem đánh răng có chứa flo và các chất tốt cho răng, lợi

- Lựa chọn bàn chải đánh răng mềm, có thể đánh sạch cả những kẽ răng, những răng trong cùng mà không tổn thương đến lợi.

- Lấy cao răng định kỳ hàng năm

- Không hút thuốc lá và uống rượu

- Không ăn nhiều đồ ăn ngọt, nước giải khát có đường đặc biệt trước khi đi ngủ.

- Sử dụng thường xuyên các thực phẩm tốt cho răng

- Đi khám định kỳ răng lợi 6 tháng/lần

- Đối với trẻ nhỏ, các bà mẹ nên lau lợi cho con bằng nước muối sinh lý từ khi chưa có răng.

- Không ăn những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, để tránh làm tổn thương men răng và lợi…

Ngay khi bạn thấy những dấu hiệu bất thường trên răng và lợi, hãy lập tức đến khám nha sỹ. Sâu răng và viêm lợi càng được điều trị sớm, khả năng khỏi hoàn toàn càng cao.

Theo DT/ Doctissimo

Khi mang thai, nhớ chú ý vệ sinh răng miệng

Bạn đang mang thai, bạn cần phải đặc biệt chú ý đến việc vệ sinh răng miệng hơn trong giai đoạn này- giai đoạn có sự thay đổi lớn về hóc môn.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn hiểu biết và phòng tránh những bệnh về răng miệng hay gặp phải ở phụ nữ khi mang thai.

Giai đoạn cần chú ý bảo vệ răng, lợi

Trong thời kỳ mang thai, bạn thường gặp phải những vấn đề về răng miệng gây ra chủ yếu bởi hai nguyên nhân sau.

Trước tiên, răng và lợi của bạn có nguy cơ bị suy yếu đi, do cơ thể có những thay đổi về hoóc môn.

Viêm lợi là bệnh thường gặp với những triệu chứng như: đau nhức, chảy máu, và đôi khi trong một số trường hợp là hở chân răng.

Nguyên nhân thứ hai là những thay đổi trong chế độ dinh dưỡng. Phụ nữ mang thai thường có cảm giác buồn nôn, thậm chí hay bị nôn mửa,  họ có xu hướng thay đổi thói quen ăn uống của mình. Thêm đó, họ có nhu cầu ăn nhiều thức ăn chứa chất glucô hơn bình thường. Chính những điều này đã khiến cho khả năng bị sâu răng tăng cao.

Biện pháp phòng tránh

Phòng ngừa chính là biện pháp đầu tiên bạn nên áp dụng. Nếu bạn sinh hoạt điều độ, những vấn đề về răng lợi sẽ được kiểm soát từ trước khi mang thai. Lấy cao răng đều đặn sẽ tránh cho bạn những bệnh về lợi và nhớ nên đến phòng nha sĩ để khám răng thường xuyên và phát hiện các vấn đề liên quan đến răng miệng một cách sớm nhất.

Khi mang thai, bạn có thể sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, tâm lý, cũng như răng miệng… nhưng cũng đừng quá lo lắng! Những biện pháp khám, chữa răng đơn giản ( dùng thuốc tê cục bộ, chụp X-quang) không phải là điều chống chỉ định trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, thông thường, nếu bạn gặp những rắc rối lớn liên quan đến răng miệng, các nha sĩ chỉ có thể thực hiện những xử lý tạm thời như hàn răng, chống  nhiễm trùng … còn mọi việc chữa trị đều phải hoãn đến sau thời kì ở cữ. Như vậy, bà mẹ và thai nhi sẽ tránh được những rủi ro do việc chữa trị gây ra.

Cuối cùng, bạn nên nhớ: Không được dùng thuốc giảm đau bừa bãi khi bị đau răng. Có rất nhiều loại thuốc được khuyên là không nên dùng trong khi mang thai, như những loại thuốc chống viêm:  Ibuprofène, Aspirine hay Piroxicam. Bên cạnh đó, Doliprane theo kiểm định là loại thuốc không gây nguy hiểm cùng với Amoxiciline là loại thuốc thường được lựa chọn sử dụng.

Tuy nhiên, khi bị viêm nhiễm hay gặp các vấn đề liên quan đến răng miệng, tốt nhất bạn nên đến xin lời khuyên của nha sĩ.

Tiến Dũng

(Theo Doctissimo)

4 lưu ý khi ăn sữa chua

Bạn không nên ăn sữa chua vào lúc đói bởi men lactic có trong thực phẩm này rất dễ bị dịch dạ dày hủy hoại, làm giảm tác dụng.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Sữa chua rất tốt cho sức khỏe, nó không những có tác dụng để giảm béo mà còn làm đẹp da, giúp da mịn màng trắng đẹp. Nhưng để sữa chua có tác dụng tốt nhất, bạn cần lưu ý những điểm sau đây.

Không nên ăn sữa chua và uống thuốc cùng một lúc

Nếu bạn đã lỡ uống một số thuốc như kháng sinh, trị tiêu chảy thì tốt nhất nên kìm lại sự thèm muốn ăn sữa chua. Bởi nếu ăn ngay lúc ấy, các vi khuẩn lactic có trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt. Nên đợi sau 2-3 tiếng rồi mới ăn để tác dụng của sữa chua đối với cơ thể được cao nhất.

Không nên đun nóng sữa chua lên ăn

Cách này không những làm mất đi hương vị ngon lành của sữa chua ban đầu mà còn làm tác dụng hữu ích trong sữa chua giảm đi.

Các loại vi khuẩn trong sữa chua có khả năng phân giải đường lactose và biến sữa bò thành sữa chua, khi vào đường tiêu hóa sẽ ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây thối, giảm độc tố trong ruột. Ngoài ra, các vi khuẩn lactic còn tăng cường khả năng tiêu hóa và làm sạch đường ruột. Việc đun nóng sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có ích này.

Không nên ăn lúc đói

Nếu ăn sữa chua vào lúc đói thì men lactic có dễ bị hủy hoại và tác dụng của sữa chua sẽ mất đi rất nhiều. Độ pH thích hợp để men lactic sinh trưởng và phát triển tốt là 4-5 trở lên; còn dịch vị trong dạ dày lúc đói có độ pH từ 2 trở xuống. Tốt nhất là chỉ nên ăn sữa chua trong vòng 2 giờ sau bữa cơm.

Súc miệng thật kỹ sau khi ăn xong

Giống như các đồ uống, kẹo, bánh mà chúng ta ăn, vi khuẩn trong sữa chua cũng có tác động mạnh đến răng miệng. Nếu sau khi ăn xong mà không súc miệng, nguy cơ mắc các bệnh về răng lợi sẽ gia tăng, đặc biệt đối với trẻ em. Vì vậy, bạn nên tạo thói quen súc miệng bằng nước trắng cho thật kỹ sau khi ăn xong.

(Theo Vtv.vn)