Lưu trữ cho từ khóa: răng khôn

Liệu pháp tự nhiên giảm đau cho răng khôn

Mọc răng khôn luôn kèm theo những cơn đau nhức “hành hạ” chúng mình.

lieu-phap-tu-nhien-giam-dau-cho-rang-khon

Lưu ý!

- Đinh hương không chỉ có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa mà còn có khả năng gây tê giúp giảm đau răng và chống nhiễm trùng.

- Các bạn có thể thay thế dầu olive bằng dầu dừa hoặc các loại dầu thực vật khác.

- Đừng quên thử một phần nhỏ hỗn hợp trước khi sử dụng để đảm bảo mình không bị dị ứng với thành phần nào nhé!

*Công thức được tham khảo từ top10homeremedies.

Theo Kenh14.vn

Nguyên nhân gây đau khi mọc răng khôn

Tất cả chúng ta đều phải trải qua việc bị những cơn đau do răng khôn gây ra nhưng không phải ai có kiến thức về răng khôn và nguyên nhân gây đau.

Răng khôn là răng mọc sau cùng trên cung hàm. Sự có mặt của nó gây phiền toái cho rất nhiều người, là thủ phạm của những cơn đau có thể rất ghê gớm. Nhiều khi, bác sĩ phải ra quyết định nhổ bỏ.

Răng khôn (còn gọi là răng hàm lớn thứ ba) thường bắt đầu mọc từ tuổi 17 trở lên, nếu còn đủ chỗ sau răng số 7. Mỗi người có bốn răng khôn ở bốn góc hàm; tuy nhiên cũng có người không thấy răng khôn mọc ra vì vẫn còn nằm trong xương hàm.

nguyen-nhan-gay-dau-khi-moc-rang-khon

Do mọc sau cùng nên răng khôn hàm dưới có thể bị thiếu chỗ để mọc một cách bình thường, dẫn đến mọc lệch, mọc ngầm. Những trường hợp này gọi chung là mọc kẹt, nghĩa là cái răng đó không có đủ chỗ để mọc lên bình thường hoặc hướng mọc bị nghiêng nên không trồi lên được.

Khi răng khôn hàm dưới mọc ngầm, có thể sẽ có nang thân răng bao quanh và gây viêm nhiễm. Răng khôn mọc lệch sẽ dễ gây kẹt thức ăn và khó vệ sinh răng miệng, dẫn đến viêm nhiễm. Răng khôn hàm trên nếu thiếu chỗ thường mọc chếch ra phía má và phía sau. Trong lúc ăn nhai, bệnh nhân dễ cắn phải má. Nói chung, răng khôn hàm dưới thường gây biến chứng nhiều hơn và nặng hơn hàm trên.

Biến chứng thường gặp khi răng khôn hàm dưới mọc lệch là viêm túi quanh răng khôn rồi lan ra mô mềm xung quanh. Mủ có thể chảy ra mặt ngoài xương hàm dưới, xuống vùng thành bên họng rồi xuống cổ.

Khi có sưng đau và hạn chế há miệng ở vùng răng khôn, bệnh nhân cần được dùng kháng sinh và các thuốc giảm đau chống viêm. Nên uống kháng sinh phổ rộng và dùng nước súc miệng thường xuyên vì trong túi lợi răng khôn thường có vi khuẩn kỵ khí.

Nếu mủ tụ lại thành ổ áp xe thì cần được chích rạch và dẫn lưu. Sau khi bệnh nhân hết sưng đau thì cần được nhổ răng khôn. Bệnh nhân được tiêm thuốc tê để mất cảm giác hoàn toàn ở quanh vùng răng khôn; một số trường hợp có thể gây mê nếu răng khôn kẹt hoàn toàn trong xương hàm (bệnh nhân không được ăn trong vòng 6 giờ trước khi gây mê).

Bác sĩ nha khoa sẽ rạch lợi, lấy ra chiếc răng khôn nguyên vẹn hoặc phải cắt nó làm nhiều phần nếu bị kẹt vào răng số 7. Sau đó, cần làm nhẵn rìa xương ổ răng khôn, rửa sạch, sát trùng rồi khâu đóng vạt lợi. Nếu dùng chỉ không tiêu thì sau 5 ngày, bệnh nhân cần quay lại để cắt chỉ.

(Theo BS Chuyên khoa của AloBacsi)

Răng khôn mọc lệch – nên nhổ hay đừng?

(Webtretho) Mọi người thường bảo nhau rằng răng khôn thật ra chẳng khôn chút nào, vì răng khôn thường mọc lên trong tình trạng "diện tích chật chội" nên đa phần bị mọc lệch, làm ảnh hưởng nhiều đến chiếc răng bên cạnh.

Các bác sỹ thường khuyên nhổ răng khôn, nhưng cũng có nhiều người suy từ kinh nghiệm bản thân mà khuyên người khác rằng "thôi, đừng!", "nhổ răng khôn rất đau và nguy hiểm!" Vậy thì cuối cùng, chúng ta nên xử lý thế nào khi răng khôn mọc lệch, nên nhổ hay đừng, và cần chuẩn bị những gì cả về sức khỏe lẫn tinh thần?

webtretho_răng khôn

(Ảnh: Inmagine)

Những vấn đề cần xem xét khi nhổ răng khôn

Trừ các răng mọc lệch hoặc ngầm nhất thiết phải nhổ, còn với các răng khôn mọc thẳng, không thể biết trước liệu chúng có gây biến chứng hay không.

Vì thế, một số nha sĩ khuyên nên nhổ bỏ răng khôn dù nó chưa gây rắc rối. Tuy nhiên, trước khi quyết định, bạn cần xem xét kỹ về lợi hại.

1. Giữ lại răng khôn

* Tác hại:

-Viêm lợi trùm răng khôn: Là một nhiễm trùng rất hay gặp trong quá trình mọc răng. Bệnh biểu hiện bởi hiện tượng viêm tấy nướu quanh bề mặt răng khôn; đôi khi có kèm theo sốt và đau vùng góc hàm. Người bệnh có thể há miệng hạn chế. Trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến viêm các tổ chức liên kết, gây sưng mặt. Để giải quyết viêm lợi trùm răng khôn, một số nha sĩ khuyên chỉ nên cắt lợi trùm. nhưng chứng viêm này thường tái phát sau cắt.

-Viêm nha chu: Rất thường xảy ra trên các răng khôn. Theo thống kê của các nước như Mỹ, Anh, Đức…, xương ổ răng và nướu vùng răng khôn rất dễ bị ảnh hưởng. Nếu đo túi nha chu vùng này, thường phát hiện túi sâu trên 5 mm, nhất là ở bệnh nhân có tình trạng vệ sinh răng miệng kém.

-Răng mọc chen chúc: Thường gặp khi các răng khôn mọc kẹt đẩy các răng nằm phía trước. Chỉ một răng khôn nằm thấp hơn (mọc kẹt) cũng có thể xô đẩy 2 răng cối lớn, 2 răng cối nhỏ và 1 răng nanh, để cuối cùng gây nên sự chen chúc ở các răng cửa. Để ngăn ngừa sự mọc chen chúc các răng, việc nhổ bỏ răng khôn là cần thiết.

-Làm hư các răng khác: Răng khôn mọc kẹt có thể làm hư các răng nằm phía trước nó. Việc mọc kẹt tạo điều kiện cho sự nhồi nhét thức ăn ở mặt xa răng số 7 và dẫn đến sâu răng vùng này. Ngoài ra, nó cũng tạo ra túi nha chu ở mặt xa răng số 7. Một số trường hợp hiếm hơn, các răng khôn mọc kẹt có thể gây tiêu chân răng xa ở các răng kế cận.

-Viêm mô tế bào: Là biến chứng khá nặng với các biểu hiện như má bị phồng lên, da căng, màu bình thường hay hơi đỏ, sờ vào bị đau. Người bệnh đau nhức dữ dội, nhai khó, há miệng khó, có khi cứng hàm hoàn toàn; có thể nóng sốt, mệt mỏi, không ăn ngủ được. Nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng, mủ sẽ thoát ra qua một lỗ rò trong miệng hoặc ra ngoài da.

-U nguyên bào men: Hiếm gặp và cách điều trị thường là phải cắt đoạn xương hàm.

* Lợi ích:

- Có đủ răng: Việc giữ lại răng khôn mọc đúng vị trí chức năng của nó, giúp có bộ răng khỏe, thực hiện đầy đủ các chức năng.

-Giúp phục hình răng: Trong trường hợp mất răng số 7 và nếu răng khôn mọc thẳng, chiếc răng này có thể được dùng làm trụ cho việc phục hình cầu răng của bạn.

-Không phải chịu một cuộc phẫu thuật: Bạn sẽ không phải trải qua một cuộc tiểu phẫu răng khôn và không bị các tai biến có thể xảy đến.

nhung-van-de-can-xem-xet-khi-nho-rang-khon

2. Nhổ bỏ răng khôn

* Những bất lợi:

-Viêm ổ răng khôn: Là biến chứng thường gặp nhất sau khi nhổ, xảy ra nhiều ở người bệnh lớn tuổi, nữ dễ bị hơn nam. Viêm ổ răng khôn chiếm 1-5% tổng số các biến chứng có thể có.

-Nhiễm trùng hậu phẫu: Hiếm gặp hơn.

-Tổn thương dây thần kinh: Gây tê môi, tê lưỡi, thường là tạm thời nhưng đôi khi cũng xảy ra vĩnh viễn. Các tổn thương này nếu kéo dài hơn 6 tháng thì được xem là tổn thương vĩnh viễn.

-Sưng mặt: Rất thường xảy ra, nhất là trong các trường hợp tiểu phẫu răng khôn mọc kẹt hoặc ngầm có khoan xương. Hiện tượng này sẽ giảm dần nếu người bệnh tuân thủ đúng hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu của nha sĩ.

* Lợi ích:

- Bệnh nhân càng nhỏ tuổi càng ít gặp các biến chứng, đặc biệt với các răng khôn đã gây khó chịu thì cần nhổ bỏ càng sớm càng tốt. Mức độ khó khăn cũng như các biến chứng hậu phẫu thường gia tăng theo tuổi.

- Tổn thương mau lành hơn nếu những chân răng khôn được nhổ chưa đóng chóp và xương hàm chưa bị canxi hóa hoàn toàn.

ThS Trịnh Đình Vũ Linh

(Theo Sức Khoẻ & Đời Sống)

10 bí mật của cơ thể con người

 Cơ thể con người là một kết cấu hoàn hảo với 80% là nước, chúng ta biết rất rõ về các bộ phận trong cơ thể, thế nhưng vẫn còn có rất nhiều điều thú vị cần khám phá.

Da có 4 màu: Da của mỗi người đều có những màu khác nhau phụ thuộc vào từng trường hợp. Về bản chất da có màu trắng sữa nhưng có thể do các mạch máu dưới da làm da có chút hồng hào. Ở những người bị viêm gan thì da có sắc tố vàng nhiều hơn. Còn ở những người có nhiều hắc sắc tố melanin do cấu trúc da hoặc do tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời thì da thường có màu ngăm đen.

Tiếng cười có thể “lây lan”: Ngáp có phản ứng dây chuyền điều đó đã được công nhận, nhưng qua nghiên cứu gần đây các nhà khoa học cũng chứng minh được sự “truyền nhiễm” của tiếng cười. Những âm thanh của tiếng cười kích thích khu vực não bộ chịu trách nhiệm cho sự chuyển động của cơ mặt. Chính bởi thế hắt hơi, cười, khóc và ngáp đều có thể tạo ra mối liên kết mạnh mẽ trong một nhóm người cụ thể.

cuoi

Răng khôn là kết quả của việc tăng khối lượng não bộ: Răng khôn giống như là “bộ răng dự phòng thứ 3” của răng hàm để nhai thịt. Sau khi khối lượng não bộ tăng thì cấu trúc hàm cũng thay đổi và điều đó dẫn đến hiện tượng “mọc răng khôn”.

Các chất niêm dịch trong cơ thể di chuyển qua lông mao: Hầu hết các tế bào trong cơ thể đều được trang bị với một cơ quan tế bào cực nhỏ, giống như lông mao có thể trợ giúp trong việc thực hiện một loạt các chức năng, từ tiêu hóa cho đến chức năng “thụ cảm”. Ví dụ, khi niêm dịch được dẫn từ khoang mũi vào vòm họng, nếu ở thời tiết lạnh thì lông mũi sẽ làm chậm quá trình “sấy khô”, kết quả niêm dịch tích tụ lại trong mũi và chúng ta bị cảm lạnh.

Quá trình thay đổi cấu trúc não diễn ra ở thời kỳ dậy thì: Hormone là chất xúc tác cho sự thay đổi trong cơ thể, là yếu tố cần thiết để kích thích sự trưởng thành và hoàn thiện chức năng “sinh sản” cho mỗi cá thể. Tất cả thanh thiếu niên đều sở hữu những đặc điểm riêng phức tạp, và đó đều là do ảnh hưởng của hormone. Ví dụ, testosterone ảnh hưởng đến sự phát triển của các tế bào thần kinh trong não dẫn đến sự thay đổi trong hành vi, và cách ứng xử.

Hàng nghìn tế bào trứng bị “sử dụng” một cách vô ích: Bước sang tuổi 50, phụ nữ bắt đầu tới thời kỳ mãn kinh. Khi đó buồng trứng sản sinh ra estrogen ít hơn so với trước kia. Ở thiếu nữ đang tuổi dậy thì số lượng nang trứng lên tới 34.000, sau quá trình sinh nở thì chỉ còn lại khoảng 350 tế bào trứng.

Những gì chúng ta ăn đều dành cho sự suy nghĩ: Mặc dù trọng lượng não bộ chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể, thế nhưng để đảm bảo “công suất lao động”, não đã tiêu tốn 20% lượng calo của thức ăn và ôxy mà chúng ta hấp thụ hàng ngày. Để đầu óc làm việc hiệu quả, 3 động mạch chính của não liên tục được bơm đầy ôxy. Nếu xảy ra trường hợp bị tắc nghẽn hoặc vỡ 1 trong 3 động mạch đó sẽ dẫn đến tế bào não bị chết do thiếu nguồn cung cấp dinh dưỡng.

Xương dễ gãy do sự mất cân bằng khoáng chất: Trong xương có chứa photpho và canxi, cơ bắp và các tế bào hệ thần kinh cũng rất cần các chất đó. Nên nếu cơ thể thiếu những chất này thì điều đó có nghĩa là khi các thực phẩm và các chất có chứa canxi đi vào cơ thể thì các cơ và tế bào hệ thần kinh sẽ hấp thụ trước, sau cùng mới đến xương.

Tư thế ảnh hưởng tới trí nhớ: Vào năm 2007 các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các sự việc trong ký ức có thể nhanh chóng được khơi gợi lại. Trong lúc “động não” nếu bạn đang ở đúng tư thế mà bạn đã từng như vậy khi sự việc ở quá khứ diễn ra thì ký ức ngay lập tức sẽ quay trở về. Ví dụ nếu bạn không nhớ ngày kỷ niệm đám cưới, hãy thử quỳ 1 chân xuống giống như lúc cầu hôn khi ấy cảm xúc sẽ trở về nguyên vẹn.

Dạ dày tiết ra axit bào mòn: Điều bí ẩn của dạ dày chính là loại chất lỏng khá nguy hiểm có trong đó, tuy nhiên dù nguy hiểm nhưng không cần thiết phải loại bỏ chúng. Các tế bào dạ dày tiết ra hydrochloric acid – một hợp chất được sử dụng trên toàn thế giới để bào mòn kim loại. Tuy nhiên, những lớp màng niêm mạc trong dạ dày sẽ chịu được cuộc tấn công của loại axit này mà không có bất kỳ tác hại xấu nào xảy ra.

(Theo ANTD)

Răng khôn nằm ngang, tiêm thuốc tê mổ liền có được không?

Tôi 22 tuổi bị mọc răng khôn nằm ngang khiến không há miệng to. Đi khám bác sĩ cho thuốc, bảo uống đến khi há miệng được thì mổ, nhưng tôi muốn tiêm thuốc tê để mổ liền có được không?(Trúc Lan)

Trả lời:

Hai răng trong cùng hàm dưới (răng 38 và răng 48) thường được gọi là răng khôn, do răng mọc từ độ tuổi từ 18 tuổi – 35 tuổi.

Các răng này khi mọc thường nằm ngang do thiếu chỗ và gây nhiều biến chứng cho bệnh nhân: sưng góc hàm, viêm mô tế bào, viêm quanh răng, viêm lan tỏa xuống vùng cổ, khít hàm…

Trường hợp của em bạn (22 tuổi mọc răng trong cùng hàm dưới nằm ngang và đang bị khít hàm) không thể phẫu thuật liền được mà cần phải dùng thuốc điều trị hết viêm, há miệng bình thường, khi đó mới có thể phẫu thuật nhổ răng khôn trong miệng được.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Bạch Cúc
Khoa Răng hàm mặt – BV Đa khoa khu vực Thủ Đức

(Theo VNE)

Mối nguy hiểm từ chiếc răng khôn

Bộ răng vĩnh viễn của người lớn có 32 răng, bốn chiếc lớn ở bốn góc hàm trong cùng gọi là răng khôn vì nó chỉ mọc khi đến tuổi trưởng thành, trên 17 tuổi…

Tuy nhiên, răng khôn đôi khi còn gây sưng tấy, thậm chí lệch hàm, tử vong vì mọc lệch, mọc ngầm.

Mất ăn, mất ngủ vì răng khôn

Chị Nguyễn Thu Na (Cầu Giấy, Hà Nội) hơn 30 tuổi, đang ăn ngon, ngủ tốt, bỗng nhiên chiếc răng đau nhức, khiến chị mất ăn, mất ngủ, mồm sưng tấy. Chị đã uống thuốc giảm đau, nhưng chỉ được vài tiếng lại đau lại. Đã thế, mấy hôm nay chị lại thêm lo khi nghe mọi người nói, nhổ răng khôn rất nguy hiểm, có thể méo mồm, ngất, lệch hàm, nên mỗi lần đau chị lại dùng kháng sinh, chống viêm, để những mong răng không phải nhổ. Nhưng lần này, dù làm mọi cách mà chị vẫn phải bỏ đi chiếc răng khôn của mình.

BS Vũ Đình Minh, Phó Giám đốc BV Răng hàm mặt T.Ư chia sẻ: “Mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận cả chục người đến nhổ răng khôn. Răng khôn là răng số 8, mọc muộn nhất trong hàm răng. Nếu răng khôn mọc bình thường thì không có hại gì, nhưng nếu mọc lệch, mọc ngầm, thậm chí không mọc lên khỏi lợi được thì rất nguy hiểm.

Vì là răng trong cùng, nên khó đưa bàn chải vào để vệ sinh, nên răng khôn thường bị viêm nhiễm. Khi mọc lệch, nó sẽ khiến xuất hiện tổn thương viêm nhiễm, áp xe, khiến chúng ta đau nhức, mất ăn, mất ngủ, sưng vêu mặt… Khi răng nằm ở tư thế bất thường (nằm nghiêng trồng cây chuối, nghiêng 900) tạo nên những khoang, ổ bất thường, nó sẽ đâm vào răng nhai bên cạnh, là răng số 7, khiến ảnh hưởng tới răng này, xô lệch hàm”.

Ngất vì nhổ răng

BS Vũ Đình Minh cho biết, đã có những trường hợp bệnh nhân ngất khi nhổ răng khôn ở phòng khám ngoài. Nguyên nhân ngất ở đây thường do bệnh nhân đến nhổ răng thông thường đã đau, mất ăn, mất ngủ vài ngày, khiến sức khoẻ giảm. Thứ hai là do tâm lý căng thẳng, nghe nhiều người nói nhổ có hại, ảnh hưởng tới thẩm mỹ… Thứ ba, ngất là do phòng khám ngoài thường chỉ gây tê tại chỗ, bệnh nhân vẫn có cảm giác đau, nghe thấy tiếng các dụng cụ nhổ đã sợ hoặc có thể thời gian nhổ kéo dài do răng khó nhổ, bị gẫy…

BS Hoàng Thị Bạch Dương, Trưởng khoa Nắn chỉnh răng cho biết thêm, có người có xương hàm phát triển đủ và dài thì có thể có 4 chiếc răng khôn, còn người xương hàm ngắn và thiếu thì thì không có hoặc có sẽ mọc lệch. Nếu đã mọc lệch một chiếc, thì theo cấu tạo thường mọc lệch những chiếc khác. Nhưng cũng có người không mọc răng khôn, bởi không có mầm răng. 100% răng khôn đều được chỉ định nhổ.

Tuy nhiên, để nhổ an toàn, bệnh nhân nên đến các viện vì nếu răng khó nhổ quá thì bác sĩ sẽ gây mê, bệnh nhân không cảm nhận đau đớn. Thông thường khi gây mê, bác sĩ sẽ chụp phim, nếu thấy những chiếc khác đang mọc sẽ nhổ luôn một lần. Nếu nhổ răng khôn ở các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa và đúng kỹ thuật thì sẽ không để lại sang chấn cho khuôn mặt.

(Theo Khoa học & Đời sống)