Lưu trữ cho từ khóa: răng đau

Thảo dược giảm đau răng mùa lạnh

Một số loại củ quả, hoa lá quen thuộc có tác dụng chữa đau răng rất hữu hiệu.

Bạn đang thưởng thức một bộ phim hay tại nhà. Đột nhiên chiếc răng đau nhói làm bạn chẳng thể tập trung. Khi đó, bạn chỉ muốn nhổ ngay “kẻ phá quấy”. Trước khi đến tìm nha sĩ, bạn có thể khắc phục cơn đau bằng cách sau:

Muối hạt: Muối ăn (muối biển, muối hạt) có thành chủ yếu là natri clorua (NaCl) và một số khoáng chất vi lượng có tác dụng sát trùng cao.

Khi bị đau răng, bạn pha một ly nước ấm với hai thìa cà phê muối, mỗi giờ súc miệng từ một đến hai lần. Bạn cũng nên dùng nước muối pha loãng súc miệng sau mỗi bữa ăn để phòng chống bệnh chảy máu ở lợi.

Đinh hương: Trong đinh hương có chứa eugenol. Đây là một chất gây tê dây thần kinh và giảm đau, có tính sát khuẩn, giảm thiểu sự nhiễm trùng. Vì vậy, đinh hương có tác dụng đặc biệt khi điều trị đau nhức răng.

Khi đau răng, để ngăn chặn sự nhiễm trùng trong miệng, bạn nhai vài nụ hoa hoặc một ít thân cây đinh hương rồi ngậm trong miệng.

Ngoài ra, bạn có thể mua lọ tinh dầu đinh hương tại các nhà thuốc, nhúng tăm bông vào tinh dầu rồi chà nhẹ xung quanh vùng răng đau nhức. Bạn lau liên tục đến khi hết cơn đau.

Quả kha tử: chứa tannin, axit luteoic, chebulinic, chebulic, chebulin, terchebin có tính chất kháng viêm, kháng nấm và sát trùng. Khi bị nhức răng âm ỉ, bạn nên đặt một miếng vỏ quả kha tử vào nơi bị đau. Quả kha tử già phơi khô có thể bảo quản lâu. Bạn có thể tìm mua tại các tiệm thuốc Đông Y trên phố Lãn Ông, Hà Nội và Hải Thượng Lãn Ông, Quận 5, TP.HCM.

Một số loại củ quả, hoa lá quen thuộc có tác dụng chữa đau răng rất hữu hiệu. (Ảnh minh họa)

Chữa đau răng bằng các loại lá

-    Lá trầu không: vị cay nồng, tính ấm, tiêu viêm, sát trùng. Khi có các dấu hiệu viêm lợi, chảy máu chân răng, bạn dùng 50g lá trầu sắc cô đặc thành cao, chấm liên tục vào chỗ răng bị đau đến khi khỏi hẳn.

-    Lá chanh: chứa tinh dầu có tính sát khuẩn, dùng để chữa răng lung lay. Bạn đun cách thủy 40g lá chanh tươi, chắt lấy nước. Sau đó, bạn dùng nước này ngậm khoảng 5 – 10 phút/lần, mỗi ngày ngậm từ 2 – 3 lần và dùng liên tục trong 3 – 5 ngày.

-    Lá mướp: vị đắng, tính hàn, dùng làm thuốc kháng viêm. Bạn có thể dùng lá mướp phơi khô hoặc sao khô, tán nhỏ thành bột mịn bôi vào chỗ đau nhức, chảy máu. Cách này có tác dụng chữa chứng chảy máu chân răng kéo dài.

-    Lá bạc hà: có tính chất sát trùng, giúp hơi thở thơm tho. Bạn dùng lá bạc hà khô đặt vào chỗ đau trong 15 phút, đặt liên tục trong ngày. Phương thức này không chỉ giúp giảm đau mà còn có thể làm nướu chắc khỏe hơn.

Một số món ăn

Ngoài các vị thuốc dùng để ngậm, bôi trực tiếp vào chỗ răng đau. Đông Y còn có nhiều món ăn giúp làm giảm các triệu chứng đau nhức răng khó chịu:

-    Chữa đau răng: Dùng 100g gạo lức, 1 lít nước, ninh nhừ thành cháo, cho thêm 60g thạch cao, đường trắng, ăn hai lần trong ngày.

-    Chữa sâu răng: ăn cháo huyền sâm với sinh địa, thục địa. Cách làm: 15g huyền sâm, 15g thục địa, 15g sinh địa, 100g gạo lức nấu thành cháo, ăn hàng ngày.

-    Chữa răng lợi chảy máu: 500g bì lợn, 250g táo Tàu, 250g đường phèn. Bì lợn làm sạch, thái miếng, đun nhỏ lửa trong hai giờ. Táo rửa sạch, luộc nước sôi 15 phút, sau đó đun nhỏ lửa 1 – 2 giờ. Nấu tiếp hỗn hợp bì lợn và táo tàu đến khi bì lợn chín nhừ, cho thêm đường phèn chia thành 2 – 3 bữa, ăn trong ngày.

Với những trường hợp không thuyên giảm, bạn nên đến khám răng tại các phòng khám nha khoa để chữa trị triệt để. Hàng ngày, việc vệ sinh răng miệng là quan trọng. Bạn nên thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng, kiểm tra răng định kỳ 6 tháng/lần để bảo vệ hàm răng của bạn thêm chắc khỏe hơn.

Meo.vn (Theo Eva)

Mẹ ơi, con bị răng sâu!

Hàm răng sữa trắng như ngọc của bé Bi, 3 tuổi, bỗng một hôm xuất hiện mấy vết đen trên bề mặt răng. Bé Bi có mách với mẹ nhưng vì bận bịu với công việc nên mẹ  quên mất mấy vết đen đó. Một buổi tối, mẹ thấy bé Bi khóc quá vì đau răng, vội cho bé đi khám thì răng bé đã bị sâu nghiêm trọng rồi, không còn cách nào khác, nha sĩ đành phải nhổ đi hai răng cửa của bé…

Không riêng trường hợp của bé Bi mà hiện nay, tình trạng sâu răng sớm ở trẻ em ngày càng nhiều hơn. Mới đây, một cuộc “Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc” của Viện Răng Hàm Mặt TPHCM thực hiện đã đưa ra những kết quả khiến các bà mẹ không thể xem nhẹ căn bệnh này. Cụ thể, tỷ lệ trẻ bị sâu răng trong nhóm tuổi 6-8 là 25.4%, tỷ lệ này càng tăng lên theo từng nhóm tuổi như 54.6% trẻ ở độ tuổi 9-11, 64.1% của nhóm 12-14 tuổi và với 15-17 tuổi có 68.6% ca sâu răng.

Răng sữa có một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Nó không chỉ giúp trẻ nhai, nghiền thức ăn mà còn giữ khoảng trên cung hàm giúp cho răng vĩnh viễn sau này mọc lên đúng vị trí. Khi thực hiện cử động nhai, răng sữa sẽ kích thích sự tăng trưởng của xương hàm, nhất là phát triển chiều cao cung răng. Mất sớm các răng sữa là một yếu tố gây sai lệch sự cắn khớp của răng vĩnh viễn và ảnh hưởng tới khớp thái dương hàm sau này. Trẻ bị mất răng sữa sớm còn bị ảnh hưởng lớn tới sự phát âm trong quá trình tập nói sau này.

Vì sao răng con bị sâu?

Ở trẻ nhỏ, răng sữa mọc ra vào khoảng tháng thứ 6 sau khi sinh và đến 2-3 tuổi thì 20 chiếc răng sữa đã mọc đủ. Răng sữa có màu trắng, hơi ngả xanh, còn răng vĩnh viễn có màu ngà, bóng sáng hơn rõ rệt. Do mọc sớm nên răng sữa rất dễ bị bào mòn. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng. Đầu tiên là do lớp men răng và lớp ngà răng của răng sữa tương đối mỏng, độ canxi hóa thấp nên dễ bị sâu răng và khi đã bị sâu răng sữa thì mức độ bệnh tiến triển rất nhanh, có khi chỉ cần mới bắt đầu đau răng thì răng đã sâu lan tới tận tủy răng rồi.

Một tác nhân nữa khiến răng sữa bị sâu là do trẻ ăn nhiều đồ ngọt. Những loại thức ăn có hàm lượng đường cao, tính bám dính mạnh và dễ lên men sinh acid đó sẽ làm răng trẻ sâu rất nhanh. Sự thiếu hiểu biết, chủ quan và thiếu quan tâm của người lớn tới răng sữa của trẻ vì nghĩ răng này sẽ được thay thế khi lớn lên nên đã xem nhẹ bệnh sâu răng sữa, đến khi thấy các tổ chức chung quanh chân răng bị sưng đỏ mới đưa con đi khám bệnh... Ngoài ra còn do các nguyên nhân khách quan khác, như bị sâu răng do bú bình, do ăn uống thiếu chất...

Sâu răng trên răng sữa thường khởi đầu ở các hố và rãnh. Các vết sâu nhỏ khó có thể phát hiện bằng mắt thường, nhiều trường hợp chỉ có thể phát hiện khi chụp X-quang răng. Những lỗ thủng ở mặt nhai mà cha mẹ quan sát được là biểu hiện của những lỗ sâu lớn, khi những vết sâu này biểu hiện ở các bề mặt ngoài và mặt trong của răng có nghĩa là tình trạng sâu răng của bé đã rất nghiêm trọng.

Tốc độ phát triển sâu răng phụ thuộc nhiều yếu tố như: Độ cứng của tổ chức răng, số lượng chất tựa hữu cơ (matrixprotein), mảng bám vi khuẩn, chất lượng và tần suất ăn uống...

Để bé không “sợ” nha sĩ…

Mặc dù răng đau lắm nhưng mẹ bé Bi phải thuyết phục mãi bé mới chịu đi gặp nha sĩ. Đến phòng nha bé Bi nhất định không chịu lên ghế để bác sĩ khám, dù mọi người có “dụ” bằng cách nào đi nữa. Đó là vì bé sợ “môi trường” điều trị răng của người lớn với những tiếng máy khoan rin rít đầy ám ảnh. Một lần ám ảnh như vậy sẽ để lại ấn tượng xấu lâu dài cho bé trong quá trình điều trị răng miệng về sau này.

Các bậc cha mẹ nên tập cho bé tiếp xúc sớm với phòng khám nha khoa và nha sĩ. Và tốt nhất là đến khám, điều trị tại nha khoa dành riêng cho trẻ em. Ở đó sẽ có những câu chuyện về Thỏ đi chữa răng, trước khi nha sĩ thăm khám, bé sẽ được tập làm quen với cô y tá dịu dàng cùng câu chuyện của Thỏ. Lần khám đầu tiên tốt nhất là trong vòng 6 tháng đầu kể từ khi chiếc răng sữa đầu tiên mới mọc và trể nhất là lúc bé 12 tháng tuổi.

Địa chỉ tham khảo: Nha Khoa Thẩm Mỹ 126 – ĐC: 126 Nguyễn Cư Trinh, P. Phạm Ngũ Lão, Quận 1. ĐT: 38 38 9660 – 0982 365 000. www.nhakhoathammy126.com.vn

“Sâu răng được WHO xem là một trong ba mối nguy cho sức khỏe con người, sau bệnh tim và ung thư.”

Meo.vn

Hiểu đúng về chăm sóc răng miệng

Chúng ta ai cũng mong muốn có một hàm răng đẹp nhưng có lẽ ít ai biết phải làm thế nào để có hàm răng luôn trắng sạch và chắc khỏe.

Chế độ ăn uống:

Được ví như một cỗ máy thống nhất và hoàn thiện, cơ thể của chúng ta chỉ vận hành ổn định khi mọi cơ quan đều hoạt động tốt. Những gì có lợi cho sức khỏe đều tốt cho răng. Để có  một hàm răng chắc khỏe, bạn cần có một chế độ ăn uống hợp lý đầy đủ chất dinh dưỡng.

Không nên dùng thức ăn khi chúng còn quá nóng hoặc quá lạnh. Tránh ăn quà vặt, những thức ăn có chứa nhiều phẩm màu hay bột dính, không hút thuốc lá vì rất dễ tạo mảng bám trên răng.

Kem đánh răng có hàm lượng Flour  cao sẽ giúp bảo vệ răng tốt hơn.

Vệ sinh răng miệng đúng cách:

- Chúng ta thường nghĩ rằng  chải răng nhiều lần trong ngày sẽ giúp răng chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Răng  vẫn có khả năng bị sâu dù được chải 4-5 lần/ ngày nhưng không đúng cách.

- Nên chải răng sau mỗi bữa ăn hoặc ít nhất hai lần một ngày  vào buổi sáng khi vừa thức dậy và  buổi tối lúc trước khi đi ngủ.

- Cần lưu ý chọn bàn chải phù hợp. Nên chọn loại bàn chải mềm mại và có đầu ngắn. Thường xuyên thay bàn chải mỗi 3-6 tháng.

- Kem đánh răng có hàm lượng Flour  cao sẽ giúp bảo vệ răng tốt hơn.

- Thay vì sử dụng tăm xỉa răng theo thói quen thường ngày, hãy sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn bám giữa các kẽ răng và những nơi mà bàn chải không có khả năng làm sạch được.

Kiểm tra răng miệng định kỳ:

Tại các nước tiên tiến, kiểm tra sức khỏe định kỳ thường  được thực hiện mỗi 6 tháng đến 1 năm. Bên cạnh việc đánh giá tổng quát tình trạng sức khỏe và tầm soát  những bệnh lý thường gặp thì kiểm tra răng miệng  là một phần không thể thiếu của chương trình này. Điều này giúp phát hiện và điều trị sớm những vấn đề sức khỏe, hạn chế những tình huống đáng tiếc và  giảm thiểu chi phí điều trị đến mức thấp nhất.

Chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ giúp cho răng trắng đẹp, chắc khỏe và mang lại cho bạn một nụ cười khả ái  đầy tự tin khi giao tiếp.

Điều kiện kinh tế không phải là một trở ngại lớn để bạn có thể tìm được một nha sĩ  đáng tin cậy để chăm sóc răng miệng. Hãy để vị nha sĩ này kiểm tra răng miệng mỗi 6 tháng/ lần ngay cả khi bạn hoàn toàn không có cảm giác khó chịu nào cả.

Đừng ngần ngại yêu cầu nha sĩ tư vấn khi có các biểu hiện sau:

-  Nghiến răng, khi nhai có cảm giác răng không khớp vào nhau như trước.

- Đau đầu; ê ẩm vùng cổ, gáy, vai hay đau vùng khớp hàm hai bên.

- Đau tai không rõ nguyên nhân ( không ù tai, không chảy mủ tai và không có các bệnh lý về tai trước đó. Đau có khuynh hướng tăng lên khi  nhai, há miệng hay nghiến răng.

- Mỏi hàm hay ê răng lúc mới ngủ dậy.

- Có răng đau hoặc lung lay.

- Nướu (lợi), răng bị chảy máu trong lúc đánh răng hoặc sau khi đánh răng.

- Nướu  đỏ, sưng tấy hoặc  bị đau khi chạm vào hay đánh răng.

- Thường xuyên bị hôi miệng, giảm vị giác, giảm hay mất cảm giác ngon miệng.

- Giữa răng và nướu xuất hiện những khe hỗng, sâu.

Meo.vn (Theo Eva)

Gừng chữa nhức răng

Người già trên 65 tuổi phần lớn bị mòn men răng, vì vậy rất nhạy cảm với thức ăn, thức uống nóng, lạnh gây đau, buốt, nhất là khi viêm do nhiễm khuẩn.

Để chữa trị an toàn và hiệu quả có thể làm theo cách: Gừng vàng tươi cạo sạch vỏ, cắt lát khoảng 2 - 3g, cho vào miệng bên không đau răng, nhấm nhẹ cho dập rồi chuyển sang bên có răng đau, chỉnh cho miếng gừng nằm trên mặt răng, nhấm nhẹ cho tiết nước cay, thỉnh thoảng lại chuyển vị trí miếng gừng đến tất cả các răng đau.

Để chữa trị an toàn và hiệu quả có thể làm theo cách: Gừng vàng tươi cạo sạch vỏ, cắt lát khoảng 2 - 3g, cho vào miệng bên không đau răng
Để chữa trị an toàn và hiệu quả có thể làm theo cách: Gừng vàng tươi cạo sạch vỏ, cắt lát khoảng 2 - 3g, cho vào miệng bên không đau răng
Khi thấy hết nước cay thì nhai nhỏ bã gừng rồi nuốt. Sau đó lại tiếp miếng gừng khác, liên tục suốt ngày đêm, đến khi nào hết đau thì thôi. Gừng tươi có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn (cả gram âm và gram dương) bảo vệ gan và chống gây buồn nôn, chán ăn, đau bụng.

Trường hợp răng đau nhiều do nhiễm khuẩn có thể dùng: Metronidazol phối hợp với Spiramycin (tên biệt dược là Novogyl hoặc Rodogyl) đánh cấp tập phủ đầu trong ngày đầu (6 viên ), cách 8 tiếng lại uống 1 lần x 2 viên vào giữa lúc ăn (để giảm tác dụng gây nôn của Metronidazol).

Những ngày sau chỉ cần cách 12 tiếng uống 1 lần x 2 viên kháng sinh, liên tục trong 5 ngày. Trong thời gian uống  thuốc có Metronidazol, cấm không được uống bia, rượu (gọi chung là đồ uống có Ethanol) tới 72 giờ sau khi uống thuốc.

Ngoài ra, có thể dùng thêm thuốc tăng cường sức đề kháng là: Vitamin A 2500UI ngày uống 1 lần x10 ngày, vitamin B2 viên 2mg và vitamin C viên 100mg, ngày uống 2 lần cách nhau 12 giờ, mỗi lần 2 viên B2 và 2 viên C liên tục trong 10 ngày.

DS Trần Xuân Thuyết (số 1 Phạm Hùng, Hà Nội)

Meo.vn (Theo Bee)

Chữa nhức răng bằng gừng hoặc các loại thuốc

Người già trên 65 tuổi phần lớn bị mòn men răng, vì vậy rất nhạy cảm với thức ăn, thức uống nóng, lạnh gây đau, buốt, nhất là khi viêm do nhiễm khuẩn.

Để chữa trị an toàn và hiệu quả có thể làm theo cách: Gừng vàng tươi cạo sạch vỏ, cắt lát khoảng 2 – 3g, cho vào miệng bên không đau răng, nhấm nhẹ cho dập rồi chuyển sang bên có răng đau, chỉnh cho miếng gừng nằm trên mặt răng, nhấm nhẹ cho tiết nước cay, thỉnh thoảng lại chuyển vị trí miếng gừng đến tất cả các răng đau.

Để chữa trị an toàn và hiệu quả có thể làm theo cách: Gừng vàng tươi cạo sạch vỏ, cắt lát khoảng 2 – 3g, cho vào miệng bên không đau răng

Khi thấy hết nước cay thì nhai nhỏ bã gừng rồi nuốt. Sau đó lại tiếp miếng gừng khác, liên tục suốt ngày đêm, đến khi nào hết đau thì thôi. Gừng tươi có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn (cả gram âm và gram dương) bảo vệ gan và chống gây buồn nôn, chán ăn, đau bụng.

Trường hợp răng đau nhiều do nhiễm khuẩn có thể dùng: Metronidazol phối hợp với Spiramycin (tên biệt dược là Novogyl hoặc Rodogyl) đánh cấp tập phủ đầu trong ngày đầu (6 viên ), cách 8 tiếng lại uống 1 lần x 2 viên vào giữa lúc ăn (để giảm tác dụng gây nôn của Metronidazol).

Những ngày sau chỉ cần cách 12 tiếng uống 1 lần x 2 viên kháng sinh, liên tục trong 5 ngày. Trong thời gian uống  thuốc có Metronidazol, cấm không được uống bia, rượu (gọi chung là đồ uống có Ethanol) tới 72 giờ sau khi uống thuốc.

Ngoài ra, có thể dùng thêm thuốc tăng cường sức đề kháng là: Vitamin A 2500UI ngày uống 1 lần x10 ngày, vitamin B2 viên 2mg và vitamin C viên 100mg, ngày uống 2 lần cách nhau 12 giờ, mỗi lần 2 viên B2 và 2 viên C liên tục trong 10 ngày.

DS Trần Xuân Thuyết

Meo.vn (Theo Bee)

Đông y chữa viêm lợi

Viêm lợi là bệnh rất thường gặp trong các bệnh răng miệng, người bệnh thường có triệu chứng lợi bị sưng nề, lợi màu đỏ, dễ chảy máu, lợi và chân răng bị viêm tấy do nhiều loại vi khuẩn, ngứa lợi, răng đau lung lay. Triệu chứng toàn thân: ăn uống kém, cảm giác nóng trong bụng, phân thường bị táo, đau đầu ít ngủ… Theo Đông y, viêm lợi là do nhiệt.

-Nguyên tắc điều trị: Chống viêm, thanh nhiệt đồng thời tăng cường vệ sinh răng miệng.

Thuốc trị:

Bài 1: Hoài sơn 12g, sơn thù 12g, đan bì 10g, trạch tả 10g, sinh địa 12g, chi tử 12g, đại táo 12g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần.

Bài 2:-Rau rệu phơi khô 50g, chè xanh 30g, rau má 30g, lá đinh lăng 30g. Nấu nước uống trong ngày

Bài 3: -Rễ cỏ xước 16g, rễ xấu hổ 16g, nam hoàng bá 16g, nam tục đoạn 16g, bạch truật 12g, liên nhục 12g, cam thảo 12g, trần bì 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần.

Bài 4: Lá hương nhu 16g, rau má 24g, hoàng liên 10g, hoàng cầm 10g, chi tử 12g, đương quy 12g, đan sâm 16g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: thanh nhiệt ở trung tiêu đồng thời dùng lá hương nhu và lá đinh lăng nấu nước để súc miệng hàng ngày.

Hoàng liên ngâm rượu chấm vào răng lợi bị viêm rất tốt.

Bài 5: -Hoàng liên 100g, cho thuốc vào chai thủy tinh đổ ngập rượu để ngâm. Sau 1 tuần là dùng được. Lấy bông chấm thuốc rồi sát vào răng lợi.

Bài 6:-Vỏ cây gạo 50g, thạch xương bồ 50g. Hai thứ sắc lấy nước đặc, ngậm trong miệng ít phút rồi nhổ đi.

Bài 7: -Trần bì 10g, chỉ xác 10g, hoàng bá 12g, sơn trà 10g, đương quy 12g, mạch môn 12g, thiên môn 12g, bạch thược 12g, sâm đại hành 12g, tam thất 10g, đinh lăng 16g, bán hạ 10g hậu phác 10g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: chống viêm, trừ nhiệt ở trường vị, lợi tiêu hóa.

Phòng bệnh:

-Thường xuyên vệ sinh răng lợi. Phương pháp dân gian rất có hiệu quả: ngậm và súc miệng nước muối hàng ngày. Bệnh nhân viêm lợi cần kiêng ăn những thứ như: mắm tôm, cá tanh, thịt chó, ớt, riềng… Nên uống thêm vitamin C, nước cam, nước chanh, nước ép quả dứa…

BACS.com I(Theo 123suckhoe)

Răng mòn đâu bởi nhai lâu

Nhiều người khi răng đau buốt, khó khăn trong việc ăn uống, thường nghĩ mình bị sâu răng, viêm tuỷ… mà không biết những biểu hiện đó có thể do mòn răng. Họ cũng không biết rằng mòn răng là một bệnh lý, chứ không phải do quá trình ăn uống, sinh hoạt lâu ngày khiến răng mòn đi.

Răng mòn cũng là bệnh

Nhiều bệnh nhân đến gặp bác sĩ nha khoa chia sẻ, mỗi lần ăn uống, hàm răng họ có cảm giác tê buốt. Cảm giác này xuất hiện khi ăn cả đồ nóng và lạnh. Qua thăm khám, bác sĩ xác định đây là biểu hiện của bệnh mòn răng.

Có thể hiểu một cách đơn giản: mòn răng là hiện tượng mòn tổ chức cứng của thân răng. Mòn răng thường gặp ở hai phần chính của thân răng là mòn mặt nhai và mòn ở cổ răng. Mòn răng quá mức ảnh hưởng đến chức năng cơ học và cả chức năng thẩm mỹ. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến mòn răng: mòn sinh lý do quá trình nhai, người càng lớn tuổi thì răng càng mòn (thói quen ăn các chất cứng, dai, quá chua làm răng mòn nhanh hơn), và mòn răng bệnh lý. Nguyên nhân sau gồm các bệnh lý ảnh hưởng đến chất lượng men răng như thiểu sản men, các bệnh lý ảnh hưởng đến quá trình khoáng hoá khiến men răng mềm và dễ vỡ hơn bình thường; các bệnh lý gây ra sự ma sát quá mức giữa hai hàm răng (hay gặp nhất là khớp cắn lệch tâm), và các bệnh lý khác của khớp hàm như đau mỏi khớp, kêu khớp. Hàn răng, làm răng giả không đúng cũng dẫn đến sang chấn khớp cắn và mòn, vỡ răng. Đó là chưa kể những trường hợp răng mòn không rõ nguyên nhân trong một số bệnh lý chuyển hoá ảnh hưởng đến các thành phần khoáng hoá của nước bọt, cấu trúc dòng chảy của nước bọt. Thói quen đánh răng theo chiều ngang cũng được cho là có thể gây mòn răng, nhưng chưa được chứng minh đầy đủ.


Mòn cả chất lượng cuộc sống

Theo thống kê, tại Mỹ có gần 30% trẻ dưới sáu tuổi có hiện tượng mòn răng bệnh lý. Việt Nam chưa có nghiên cứu cụ thể về bệnh này song số lượng bệnh nhân được phát hiện mòn răng đang tăng lên. Mòn răng là bệnh nên có thể ảnh hưởng đến nhiều chức năng cơ thể, đặc biệt là giảm khả năng nghiền và cắt thức ăn. Răng mòn nhiều có thể làm lộ lớp ngà gây ê buốt, vì vậy chúng ta hay gặp cảm giác ê răng ở người lớn tuổi, ảnh hưởng đến chức năng nhai. Nguy hiểm hơn, răng mòn nhiều có thể gây viêm và chết tuỷ răng. Nói chung, răng mòn thì hiệu suất nhai sẽ giảm khiến hệ thống cơ nhai phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến hiện tượng co thắt cơ nhai, lâu ngày dẫn đến tổn thương khớp hàm.

Chớ coi thường

Các bác sĩ nha khoa sau khi tìm hiểu được cơ chế của mòn răng sẽ chỉ ra cách điều trị tốt nhất cho người bệnh. Điều trị các tai biến do mòn răng thường là điều trị triệu chứng và các bệnh lý gây ra khi mòn răng quá mức, như đắp thuốc giúp tái khoáng hoá men răng, nâng lại toàn bộ khớp cắn của bệnh nhân theo một tương quan mới, chữa tuỷ những răng viêm tuỷ…

Ngoài ra, mỗi người có thể tự điều trị dự phòng bệnh, không nên đợi đến khi mòn răng mới đi khám mà phải khám định kỳ ngay từ lúc năm, sáu tuổi ở bác sĩ chuyên khoa về khớp cắn, chứ không phải bác sĩ nha thông thường.

Bệnh nhân được xác định mắc bệnh mòn răng cần có chế độ ăn uống hợp lý. Đó là nên ăn các thức ăn mềm, không dùng đồ quá lạnh, quá chua...

TS.BS Phạm Như Hải

Meo.vn (Theo SGTT)

Viêm tủy răng

Viêm tủy thường bắt đầu từ sâu răng không chữa trị kịp thời, những vi khuẩn tồn tại ở trong miệng, xâm nhập tuỷ răng chủ yếu qua các lỗ sâu và gây bệnh.

Tủy răng là một tổ chức liên kết chứa nhiều mạch máu và thần kinh nằm ở giữa răng, có ở cả thân răng và chân răng, tủy thân răng được bao bọc bởi ngà răng và men răng. Các tổ chức tủy răng thông với cơ thể qua các lỗ rất nhỏ ở cuống răng. Chúng có thể bị viêm do vi khuẩn, hóa chất và nhiều yếu tố khác.

Nguyên nhân gây viêm tủy

Viêm tủy thường bắt đầu từ sâu răng không chữa trị kịp thời, những vi khuẩn tồn tại ở trong miệng, xâm nhập tuỷ răng chủ yếu qua các lỗ sâu và gây bệnh. Bệnh tủy răng còn do các nguyên nhân khác như vỡ hay mẻ răng, do chấn thương làm đứt mạch máu nuôi tủy răng, mòn răng quá nhiều, viêm tủy do viêm quanh răng.

Tác nhân gây viêm tuỷ răng thường gặp nhất là vi khuẩn. Chúng tồn tại ở trong miệng, xâm nhập tủy răng chủ yếu qua các lỗ sâu và cuống răng… Ngoài ra, hóa chất (nhiễm độc chì, thủy ngân…), sang chấn, thay đổi áp suất môi trường… cũng có thể gây viêm

Các giai đoạn tổn thương:

- Viêm tủy răng có hồi phục (tiền tủy viêm): Nguyên nhân thường do bị sâu răng để kéo dài không điều trị. Người bệnh tự nhiên thấy xuất hiện cơn đau thoáng qua. Ban đêm, họ dễ cảm nhận thấy cơn đau hơn, dễ nhầm với cảm giác ê buốt của sâu răng. Các kích thích (đụng chạm, nóng, lạnh) có thể làm xuất hiện cơn đau hoặc gia tăng cường độ đau. Giai đoạn này tồn tại không lâu, nếu  được điều trị kịp thời tuỷ răng sẽ phục hồi.

- Viêm tủy răng cấp: Người bệnh tự nhiên xuất hiện từng cơn đau dữ dội, đau đến chảy nước mắt khi thức ăn lọt vào lỗ sâu hay uống nước lạnh; đau lan ra các răng kế cận. Hết cơn, người bệnh lại bình thường. Nếu có mủ, người bệnh đau dữ dội hơn, đau giật như mạch đập, như gõ trống trong tai, răng đau có cảm giác lung lay nhẹ và trồi cao hơn các răng khác.

- Viêm tủy mạn tính: Người bệnh thường đau tự nhiên từng cơn âm ỉ, liên tục hàng giờ, khoảng cách giữa các cơn đau rất ngắn, đau nhiều hơn về đêm. Các kích thích cơ học làm gia tăng cơn đau.

Tủy răng bị viêm không được điều trị sẽ dẫn đến hoại tử. Trường hợp này thường bệnh nhân không thấy đau.

Hậu quả của viêm tủy răng

Tủy răng viêm sẽ bị sung huyết. Răng chết tủy không được điều trị dẫn đến viêm quanh chóp chân răng, áp xe quanh chóp răng,  và có thể sẽ phát sinh các biến chứng như viêm quanh cuống răng, rụng răng, viêm xương, viêm hạch rất nguy hại cho sức khoẻ.

Khi răng có các triệu chứng như: lỗ sâu lớn, răng bị sang chấn kèm theo các dấu hiệu đau nhức từng cơn tự nhiên (đau tăng dần về đêm), răng bị đổi màu bất thường… phải đến bác sĩ ngay để được khám và điều trị vì có thể tủy răng của bạn đã bị viêm hoặc hoại tử.

Về điều trị, khi chữa viêm tủy răng phải đến  các cơ sở chuyên khoa răng hàm mặt để được thầy thuốc khám và điều trị, cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Theo SK$ĐS

Ăn uống chữa bệnh răng miệng

Để trị viêm lợi, chân răng sưng phù, lấy vừng đen 90 g, rang hơi vàng, nghiền bột; bột mì 250 g, sao vàng, hòa với bột vừng. Mỗi ngày hai lần, mỗi lần một thìa canh, hãm nước sôi thành dạng hồ, dùng ăn.

Viêm lợi răng

Viêm lợi là một chứng bệnh viêm phát sinh ở tổ chức lợi chân răng. Biểu hiện lâm sàng là lợi răng sưng đỏ, mép lợi tròn tù, tổ chức chân răng lỏng, dễ chảy máu, kèm hôi miệng, người bệnh có cảm giác đau hoặc ngứa căng lợi răng. Chứng viêm lâu dài có thể khiến cho lợi răng phì đại, tăng sinh gọi là viêm lợi dạng phì đại. Các kích thích cục bộ như cao răng, ban khuẩn, ban sắc tố có liên quan tới phát sinh viêm lợi răng. Đông y cho rằng bệnh này do dạ dày, lá lách tích nhiệt hoặc thận âm không đầy đủ dẫn tới.

Nguyên tắc ăn uống: Với người bệnh dạ dày hỏa thực nhiệt dẫn tới viêm lợi răng, nên chú ý ăn uống thanh đạm, cần ăn nhiều rau xanh, nhiều chất xơ cho nhuận tràng. Với người bị viêm lợi răng do thận âm không đầy đủ, nên bổ sung thức ăn bồi bổ thận âm như các loại tôm cá tươi và hoa quả tươi. Không nên hút thuốc lá và uống rượu.

- Trám 250 g, xào tái ăn, dùng chữa viêm lợi răng kèm theo hôi miệng.

- Cải trắng 250 g, rửa sạch thái vụn, xào ăn hằng ngày. Dùng chữa viêm lợi răng kèm theo đi ngoài không thông.

- Rau cần 250 g, làm nhân, bọc sủi cảo, dùng ăn. Chữa viêm lợi răng kèm tăng huyết áp.

- Trứng cá mực 60 g, luộc chín, thêm gia vị xì dầu, dầu vừng trộn ăn. Dùng chữa chân răng sưng trướng, răng lung lay.

- Hành củ 10 đoạn, ép nước, nhỏ vào 10 ml rượu trắng, dùng rượu hành này chấm vào lợi răng, chữa viêm lợi răng chảy máu.

- Vỏ mía rửa sạch 30 g, đốt tồn tính, nghiền thành bột, thêm dầu vừng hòa trộn, lấy một chút đắp vào lợi răng, chữa viêm lợi chảy máu.

- Ngó sen tươi 30 g, sắc nước uống, mỗi ngày một thang, dùng chữa viêm lợi răng chảy máu.

- Nấm tươi 250 g, rửa sạch thái lát, xào dầu lạc, thêm 250 g đậu phụ trắng non, chút hành hoa và gia vị dùng ăn. Chữa viêm lợi răng, ăn kém.

Viêm quanh răng

Là một loại bệnh dạng tiến triển phát sinh ở tổ chức ôm đỡ răng. Biểu hiện là lợi răng sưng đỏ, hình thành túi xung quanh răng, xương máng răng co ngót, răng lung lay. Người bệnh tự cảm thấy không có sức nhai, hôi miệng. Xung quanh răng đau ê ẩm, có thể sốt, sưng hạch lympho, lợi răng tràn mủ, chảy máu. Bệnh này thường có các nhân tố kích thích cục bộ như cao răng, ban khuẩn, răng cắn tổn thương, cơ thể phục hồi kém hoặc có liên quan tới các bệnh toàn thân như bệnh nội tiết, bệnh máu, di truyền, dinh dưỡng. Đông y cho rằng bệnh này là do dạ dày hỏa đốt mạnh hoặc thận khí hư tổn dẫn tới.

Nguyên tắc ăn uống: Người bệnh bị viêm quanh răng do dạ dày hỏa đốt mạnh, nên giữ cho thông phủ khí, do vậy nên ăn nhiều chất xơ như măng, rau xanh, đồng thời nên ăn ít thịt. Trường hợp viêm quanh răng do thận khí hư, nên ăn các thức ăn làm mạnh thận khí như các loại cá, trai, vừng, hồ đào. Người bệnh bị viêm quanh răng do không có lực nhai cắn, răng lung lay, ảnh hưởng đến nhai, do vậy không nên ăn các thức ăn cứng như các loại quả có hạt vỏ cứng.

- Hạt kê 100 g, rửa sạch, lửa nhỏ nấu cháo. Thêm một quả trứng gà. Mỗi ngày ăn một bát con. Dùng chữa viêm quanh răng kèm cơ thể hư yếu, váng đầu, nhai cắn không có lực.

- Bánh yến mạch 100 g, lửa nhỏ nấu cháo, thêm 4 quả trứng chim cút, mỗi ngày ăn hai bát con. Dùng chữa lợi răng sưng đỏ, kém ăn, đi ngoài không thông.

- Cá trắm một khúc 250 g, rán dầu, thêm nước và 15 g mộc nhĩ đen nấu canh, ăn cá uống canh. Chữa viêm quanh răng, kèm tiểu trong nhiều, ù tai váng đầu.

- Bí xanh 90 g cả vỏ và ruột, cho vào nồi nấu canh, bỏ bã, thêm muối hoặc đường uống. Dùng chữa viêm quanh răng, kèm yết hầu sưng đỏ đau có ho.

- Lá trúc non tươi 20 g, thêm 5 lá bạc hà, hãm nước sôi, uống nguội, ngậm súc miệng. Chữa viêm quanh răng có kèm tràn mủ hôi miệng.

- Dưa chuột 2 quả, bỏ vỏ, ruột, thêm 15 g thịt nạc băm, xào ăn, chữa viêm quanh răng có lợi răng sưng đau.

- Đậu xanh 30 g, nấu canh, sau khi chín thêm bạc hà 3g, mỗi ngày ăn hai bát con canh đậu xanh bạc hà, chữa viêm quanh răng có tràn mủ quanh răng.

- Chim câu một con, giết vặt lông, bỏ nội tạng, thêm 9 g tục đoạn, nấu canh ăn. Chữa viêm quanh răng kèm đau lưng.

Người bệnh viêm quanh răng do thận hư yếu mà dẫn tới răng lung lay, khi ăn uống bồi bổ nên chú ý ăn vừa mức, không nên phàm ăn tục uống, đề phòng thương tổn lách, dạ dày mà sinh nóng trong. Đồng thời nên coi trọng xử lý cục bộ bao gồm làm sạch lợi, trừ cao răng, ban khuẩn, tiêu trừ túi quanh răng, người bệnh nên kết hợp làm việc, nghỉ ngơi và vệ sinh khoang miệng bằng cách đánh răng sau khi ăn và buổi sáng ngủ dậy.

BS Thạch Quy, Sức Khỏe & Đời Sống

Tự chữa chứng đau răng

Đau răng là một trong những căn bệnh gây nhiều phiền hà. Một cái răng đau có thể làm cho cả cơ thể bải hoải, khó chịu cả ngày.


Đau răng có nhiều nguyên nhân, như bị viêm, nhiễm trùng nướu, sâu răng, hoặc thức ăn bị kẹt ở kẽ răng v.v… Nếu bạn đang rất phiền hà vì đau răng, hãy áp dụng các biện pháp sau để giảm thiểu cơn khó chịu tại nhà trước khi đến nha sĩ.

- Súc miệng với muối là một trong những phương pháp thông dụng nhất để tạm thời giảm cơn đau răng, đặc biệt trong trường hợp răng bạn bị nhiễm trùng.

- Bột nghệ cũng có tác dụng giảm đau đối với răng sâu. Cho một ít bột nghệ vào chỗ răng bị đau, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn.

- Lấy một viên nước đá đặt vào chỗ răng đau khoảng 3 – 4 phút, nhiệt độ lạnh sẽ làm tê khu vực bị đau và giảm cơn khó chịu.

- Lột vỏ một tép tỏi, đập dập và nhét vào chỗ răng đau, nước tỏi cũng có tác dụng làm tê khu vực bị tổn thương và giúp bạn bớt đau.

- Tinh chất vani cũng có tác dụng làm dịu cơn đau răng. Nhỏ 2 – 3 giọt vani vào chỗ đau và bạn sẽ cảm nhận được sự dễ chịu.

- Trộn bột a ngùy chung với vài giọt chanh, lấy bông gòn thấm hỗn hợp và đặt vào chỗ răng sâu cũng là một phương pháp giảm đau hữu hiệu.

- Trộn một ít muối và tiêu, dùng hỗn hợp này rắc lên chỗ sâu cũng sẽ làm bạn giảm ngay cơn đau răng.

(theo phunuonline)