Lưu trữ cho từ khóa: răng chắc khỏe

Để bé có một hàm răng chắc khỏe, không xỉn màu

Cha mẹ nên kiểm soát đến chế độ ăn uống của trẻ để giảm lượng đường – nguyên nhân chính khiến con bị sâu răng. Hạn chế cho con sử dụng đồ uống có gas để tránh sự ăn mòn men răng.

Theo các chuyên gia y tế thì nguyên nhân khiến trẻ có hàm răng xỉn màu, xuất hiện những đốm đen hoặc đốm tối màu có thể là do sự thiếu khoa học trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Một số loại thực phẩm có chứa hàm lượng đường cao như kẹo, bánh, sữa, socola sẽ dễ khiến răng của bé hình thành mảng bám trên bề mặt và bị lên men axit. Đây chính là là nguyên nhân gây xói mòn men răng. Những mảng bám này sẽ khiến men răng bị phá hủy và dẫn đến sâu răng, răng xỉn màu.

Những loại đồ uống như trà, socola, nước ép trái cây cũng nằm trong danh sách thực phẩm “phá hoại” hàm răng của trẻ cần được lưu ý. Những loại đồ uống này có thể làm thay đổi sắc tố trên bề mặt răng và khiến răng đổi màu vàng hoặc tối màu.

Đồ uống có ga có chứa chất làm ngọt, đường và khí carbon dioxide. Thường xuyên sử dụng đồ uống có ga sẽ khiến bề mặt răng kém chắc khỏe, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và làm thay đổi màu sắc răng.

Để bảo vệ hàm răng chắc khỏe cho con, cha mẹ cần lưu ý tới chế độ ăn uống và việc vệ sinh răng miệng cho con một cách cẩn thận.

Trước tiên, các bậc cha mẹ nên kiểm soát đến chế độ ăn uống của trẻ để giảm lượng đường – nguyên nhân chính khiến con bị sâu răng. Hạn chế cho con sử dụng đồ uống có gas để tránh sự ăn mòn men răng.

de-be-co-mot-ham-rang-chac-khoe-khong-xin-mau

Ảnh minh họa.

Điều quan trọng nhất chính là việc chú ý chăm sóc vệ sinh răng miệng. Các bậc phụ huynh nên nhắc nhở con chú ý đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và mỗi sáng dậy. Ngoài ra, Thạc sĩ Nguyên Trung Tường – nha sĩ của bệnh viện Nha khoa Bắc Kinh sẽ đưa ra một vài chú ý để giúp con có được hàm răng chắc khỏe, không bị xỉn màu ngay từ khi còn nhỏ:

- Hãy tập cho trẻ cách bỏ thói thói quen bú bình, ngậm bình sữa trước khi đi ngủ vì rất có thể các loại vi khuẩn sẽ tồn tại trong miệng khiến răng bị xỉn màu.

- Không nên cho con dùng những thức ăn hoặc đồ uống có chứa quá nhiều đường…

- Việc người lớn lạm dụng nước súc miệng có chứa flo cũng là nguyên nhân khiến hàm răng bị xỉn mày. Với trẻ nhỏ, tốt  nhất là chỉ nên dùng kem đánh răng dành cho trẻ em và súc miệng bằng nước muối.

- Nếu trẻ cần phải uống thuốc sắt dạng siro thì hãy cho con dùng ống hút, tránh đẻ thuốc dính vào răng trẻ.

- Không nên cho trẻ dưới 5 tuổi dùng thuốc tetraxelin, tránh gây hiện tượng vàng răng, răng xỉn mày cho trẻ.

(Theo Afamily)

Thực phẩm giúp răng bé chắc khỏe

Ngay từ khi con còn bé, bậc phụ huynh nên bổ sung đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết để giúp bé tránh khỏi những vấn đề về răng miệng: chậm mọc răng, sâu răng, sún răng…

Những chế phẩm từ sữa

Đó là sữa tươi nguyên kem, sữa chua, phô mai… Sữa có rất nhiều canxi – một khoáng chất cơ bản giúp răng và xương được chắc khỏe.

Những chế phẩm này ngoài việc giúp cân bằng độ pH trong miệng nó còn sản sinh ra nhiều chất saliva – chất này giúp giảm nguy cơ sâu răng một cách tối đa.

Bé được tổng hợp vitamin D thông qua tiếp xúc với ánh nắng nhưng điều này không phải lúc nào cũng áp dụng được vì còn phải phụ thuộc vào thời tiết. Cha mẹ nên giúp bé tăng cường lượng vitamin này thông qua thực phẩm, như sữa chua chẳng hạn. Sữa chua giàu probiotic có lợi giúp hạn chế sâu răng, viêm nướu.

Vì thế, ngoài việc uống sữa hàng ngày, cha mẹ có thể cho bé xen kẽ thêm những bữa sữa chua và phô mai.

Rau bina

Rau bina hay còn gọi là rau chân vịt, rau bó xôi. Loại rau này rất giàu kali và magie, vitamin K, chất xơ,… ngoài ra còn chứa một loạt các chất giúp phát huy vai trò của canxi cho hàm răng luôn chắc khoẻ.

rau-bina

Cải xanh

Giống như rau bina, cải xanh cũng là một loại rau giàu canxi. Đây cũng là một trong những thực phẩm phổ biến và dễ dùng giúp răng bé được chắc khỏe.

Thực phẩm này từ lâu được coi là siêu thực phẩm đối với sức khỏe của con người nói chung và bé nói riêng. Nó là nguồn thực phẩm rất giàu sắt, protein, canxi, vitamin A, vitamin C…

Bên cạnh đó, cải xanh chứa nhiều chất xơ, giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt.

Ngũ cốc

Gạo, lúa mì, bột mì chưa qua chế biến, đây là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho bé. Hơn nữa, thành phần ngũ cốc có có chứa rất nhiều vitamin B, folate, chất xơ, can xi…

Cam

Cam không chỉ giàu vitamin C mà còn giúp bổ sung một lượng vitamin D, canxi cực lớn cho trẻ để răng phát triển khỏe mạnh. Vì vậy, nếu mẹ muốn bé có một hàm răng chắc khỏe thì hãy tích cực cho bé ăn loại trái cây này nhé.

Trứng

Đây là một thực phẩm dễ mua, dễ sử dụng và nếu được dùng đủ, hợp lý, trứng rất tốt cho sức khỏe của bé. Trứng có hàm lượng protein, canxi, sắt, kali và rất nhiều khoáng chất hữu ích cho sự phát triển của bé. Cần nhấn mạnh là, trứng chứa lượng canxi lớn giúp răng bé được chắc khỏe. Tuy nhiên khi cho trẻ ăn trứng thì mẹ cần đảm bảo lượng nhất định.

Các bác sĩ dinh dưỡng khuyên mẹ nên cho con ăn trứng theo độ tuổi, cụ thể như sau:

- Giai đoạn 6-7 tháng tuổi: Bé nên ăn 1 bữa trứng mỗi tuần (mỗi bữa ¼ lòng đỏ).
- Giai đoạn 8-12 tháng tuổi: Bé nên ăn 1-2 bữa trứng mỗi tuần (mỗi bữa ½ lòng đỏ).

- Đối với trẻ từ 1-2 tuổi thì mẹ chỉ nên cho bé ăn 2-4 quả trứng/tuần và ăn cả lòng trắng lẫn lòng đỏ.

Cá mòi

Cá mòi là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng, chúng chứa một hàm lượng lớn omega-3.

Cá mòi không ảnh hưởng nhiều từ thuốc trừ sâu hay hóa chất thủy ngân. Ngoài tác dụng tốt cho trí nào, chúng còn cung cấp một lượng lớn canxi và vitamin D. Hai vitamin và khoáng chất này giúp răng bé được chắc khỏe.

Cá hồi

Cá hồi được coi là một thần dược tốt cho sức khỏe của mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nó không chỉ là một trong những loại thực phẩm ngon mà còn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể.

Chúng có khả năng ngăn ngừa được bệnh tim, giúp bộ não phát triển... Ngoài axit béo omega 3, chúng còn chứa một lượng vitamin D khổng lồ và chính vì điều này mà răng bé được khỏe mạnh.

(Theo Afamily)

10 Thói quen nhỏ “phá hoại” răng của trẻ

 Một số thói quen chỉ gây ra những xáo trộn rất nhỏ (như răng sắp xếp không hợp lý) nhưng cũng có thói quen ảnh hưởng tới thẩm mỹ gương mặt trẻ cũng như sự phát triển bình thường của răng.

Vì thế, cha mẹ cần biết cách chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con mình. Muốn giúp trẻ có một hàm răng khỏe mạnh, ngoài việc tuân thủ những nguyên tắc chăm sóc răng miệng nhất định, cha mẹ cần lưu ý những thói quen xấu sau đây để kịp thời điều chỉnh khi trẻ mới mắc phải.

1. Ăn quà vặt và những thức ăn nhiều đường

Cha mẹ không nên khuyến khích bé ăn những thức ăn có quá nhiều đường như kẹo mút, kẹo cứng… và tránh xa các loại thức ăn mềm có tính dính cao như kẹo dẻo, chocolate… Vì những loại thức ăn này làm cho vi khuẩn hoạt động mạnh, tiết ra nhiều axit có hại cho răng, khiến trẻ dễ bị sâu răng nếu như không súc miệng hoặc chải răng sạch sẽ.

Ăn quà vặt cũng là một nguy cơ sâu răng vì nó khiến độ axit trong miệng lên cao nhiều lần trong ngày. Do đó, cha mẹ nên hạn chế số lần trẻ ăn vặt để giảm lượng axit có hại cho răng.

2. Tránh những thói quen ăn uống xấu

Một số trẻ có thói quen ăn ngậm, bất kể bữa chính hay bữa phụ. Đây là một thói quen rất xấu vì khi ngậm thức ăn lâu trong miệng, men tiêu hoá thức ăn ở tuyến nước bọt đã chuyển hoá thức ăn thành đường tạo nên vị ngọt nên trẻ càng thích ngậm lâu hơn, nhất là ở những trẻ mải chơi, vừa chơi vừa ăn. Lượng đường có trong các loại thức ăn sẽ bám vào răng trong một khoảng thời gian dài, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập và gây sâu răng.

Khi trẻ không chịu nhai, men tiêu hoá không được kích thích bài tiết đủ cũng là lý do khiến trẻ chán ăn, hay ngậm.

Cha mẹ cần lưu ý phải luôn vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ sau mỗi lần ăn, để phòng nguy cơ sâu răng bằng cách cho bé uống nước để tráng miệng và có thể dùng gạc thấm nước để lau sạch răng cho trẻ sau khi ăn.

tre-em
Ảnh minh họa.

3. Đi ngủ với một loại đồ uống

Không nên để cho trẻ có thói quen bú bình, ngậm bình sữa hoặc nước hoa quả… trong miệng những lúc trẻ đi ngủ, nhất là ban đêm. Việc làm này gây hậu quả là trẻ dễ bị sâu răng do bú bình.

Do đó trước khi ngủ, không nên cho trẻ ngậm bình sữa, vì có thể bé không nuốt hết, sữa đọng trong miệng suốt đêm sẽ bị các vi khuẩn làm lên men biến đổi thành axit lactic, làm tăng nguy cơ sâu răng rất nhiều lần, gây hại hàm răng của trẻ.

4. Mút ngón tay

Mút ngón tay là thói quen xấu nhưng lại rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Nó có ảnh hưởng đến quá trình mọc răng, thẩm mỹ của răng và cung hàm.

Mặc dù hầu hết các trẻ đều mút tay nhưng nếu thói quen này kéo dài thì có thể dẫn đến lệch lạc răng. Mút tay trong thời kỳ răng sữa ít gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu thói quen mút tay kéo dài sau khi răng vĩnh viễn mọc lên sẽ dễ dẫn đến lệch lạc răng, sai khớp cắn và làm hẹp cung hàm.

Những trẻ mút tay nhiều trong khoảng thời gian dài có thể sẽ tạo ra những vết chai tay rất xấu. Không chỉ vậy, nó còn gây mất vệ sinh và tăng nguy cơ nhiễm giun sán.

5. Ngậm núm vú giả

Cha mẹ thường cho trẻ ngậm núm vú giả vì nghĩ đơn giản rằng, trẻ sẽ đỡ quấy khóc, không mút tay, đỡ mất vệ sinh. Nhưng ít người biết rằng, nếu trẻ ngậm núm vú giả trong thời gian dài sẽ gây nên các vấn đề về răng miệng, làm hàm răng của trẻ bị biến dạng, rất dễ bị những phát triển bất thường về hàm, cơ mặt, cung răng và lưỡi.

Hiệp hội Sức khỏe bà mẹ trẻ em Hoa Kỳ khuyên các bà mẹ chỉ nên cho con mình dùng núm vú giả khi trẻ được trên 1 tháng tuổi, tức là sau khi việc bú mẹ đã trở nên ổn định.

6. Đẩy lưỡi

Đẩy lưỡi là một trong những thói quen xấu gây ảnh hưởng đến tình trạng răng miệng của trẻ.

Tật đẩy lưỡi ra trước sẽ làm các răng bị xô lệch ra phía trước và thưa nhau. Hậu quả có thể làm trẻ bị hô răng trên.

Khi phát hiện con mình có thói quen đẩy lưỡi về phía trước, cha mẹ cần hướng dẫn cho trẻ đặt lưỡi đúng vị trí, hoặc đưa đến bác sỹ nha khoa để được hướng dẫn cách khắc phục.

7. Thở bằng miệng

Trẻ thở bằng đường miệng có thể do đường mũi bị cản trở. Thường gặp ở những trẻ có vấn đề về đường hô hấp trên, gây khó thở, như viêm mũi, sưng amiđan, polip, vẹo vách mũi.

Thở bằng miệng sẽ làm khô niêm mạc miệng dễ gây sâu răng, làm lệch lạc răng và hàm trẻ sẽ bị hô. Ngoài ra, tật thở bằng miệng làm hệ thống xương mặt phát triển không cân đối và cũng dễ dẫn đến những rối loạn về khớp cắn.

Nếu trẻ thở bằng miệng mà nguyên nhân do các bệnh về mũi thì phải cho trẻ đi khám ngay để điều trị. Nếu nguyên nhân về mũi không còn mà trẻ vẫn có thói quen thở bằng miệng thì cần đưa trẻ đến bác sỹ răng hàm mặt để được hướng dẫn điều trị.

8. Nghiến răng

Tình trạng nghiến răng kéo dài có thể đưa đến những hậu quả xấu ảnh hưởng tới các hệ thống nhai như răng, cơ, hàm và khớp thái dương hàm. Một số trẻ nghiến siết các răng mạnh đến nỗi làm vỡ men bờ cắn của các răng sữa hoặc gây mòn nhiều răng.

Nghiến răng nhiều có thể làm nướu và hàm răng thay đổi, gây đau và rối loạn khớp thái dương hàm, nhiều khi làm nhai khó và há miệng khó. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến biến đổi hình dạng khuôn mặt tạo ra vẻ mặt mất cân xứng.

Nếu con bạn có tật nghiến răng thì bạn nên đưa con tới bác sỹ chuyên khoa răng hàm mặt để kiểm tra tình trạng về các khớp cắn, tình trạng viêm nhiễm vùng răng , nướu… Bác sĩ chỉnh hình răng hàm mặt đôi khi phải làm khí cụ cho trẻ đeo mới có thể bỏ được các tật xấu này.

9. Tật chống cằm và mút môi trên

Tật chống cằm, cắn môi… thường xảy ra khi trẻ đã lớn hơn. Thói quen này không gây xô lệch răng một cách đáng kể và nếu kéo dài có thể gây hô hàm dưới (tức là hàm dưới đưa ra hàm trên thụt vào) khiến trẻ bị móm.

Cha mẹ có thể đặt ra một mức phạt thích hợp hay áp dụng những biện pháp nghiêm khắc nếu trẻ còn tái diễn.

10. Dùng tăm xỉa răng sau bữa ăn

Tránh dùng tăm xỉa răng với động tác xỉa quá mạnh, đặc biệt là chọc xuyên tăm qua kẽ răng vì nếu dùng các vật nhọn xỉa răng thường xuyên, có thể làm trẻ bị mòn răng, nhiễm trùng nướu.

Để loại sạch mảng bám, mẹ nên khuyến khích trẻ chải răng bằng bàn chải, làm sạch kẽ răng bằng chỉ tơ nha khoa. Chỉ cho trẻ xỉa răng khi thật cần thiết như khi bị thịt, thức ăn mắc vào răng. Khi đó, nên cho trẻ dùng tăm xỉa răng đầu nhỏ vừa với kẽ răng và tương đối mềm để không gây tổn thương nướu.

(Theo Afamily)

Để bé có một hàm răng chắc khỏe

Để con yêu của bạn có một hàm răng trắng khoẻ, bạn cần chăm sóc những chiếc răng của bé từ khi mới nhú. Bên cạnh đó, bạn nên đưa trẻ đến nha sĩ thường xuyên.

Thức ăn, bánh kẹo… là những chất dễ tạo cho vi khuẩn hại răng bé nhất. Chỉ cần lơ là một chút thôi, hàm răng sữa của bé sẽ bị ăn mòn bởi những vi khuẩn ấy. Lâu ngày sinh ra các bệnh về rau như sâu răng, nha chu…

Khi đứa bé bú sữa hoặc uống sữa xong, bạn hãy cho bé uống vài thìa nước lọc. Lấy khăn gạc mỏng, thấm ướt để lau lưỡi và lợi của bé thật sạch. Cho bé uống vài thìa nước lọc sau khi lau.

Không cho bé ăn kẹo và uống nước ngọt có gas.

Sau khi cho bé ăn bánh ngọt, bột ngũ cốc, trái cây, tập cho bé súc miệng, sau đó đánh răng bằng loại kem dành riêng cho trẻ em. Nếu bé quá nhỏ, cho bé uống nước và làm quy trình lau răng như lúc uống sữa xong.

Kiểm tra răng bé mỗi ngày. Đứa bé đến nha sĩ để khám răng định kỳ 3 tháng/lần.

Với trẻ có thói quen ngậm cơm, cần kiểm tra miệng bé sau khi ăn. Không để bé ngậm miếng cơm cuối cùng quá lâu vì điều này rất có hại cho răng.

(Theo Bệnh học)

Ăn uống giúp hàm răng chắc khỏe, trắng bóng

Bạn cần bổ sung và duy trì một số thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày để giữ hàm răng chắc khỏe, trắng bóng.

Nước: Uống đủ nước để giữ cho nướu răng sạch sẽ, sáng trắng và mịn, kích thích tiết dịch vị. Sau khi ăn xong, uống nhiều nước sẽ giúp rửa sạch thức ăn bám còn lại trên răng. Vi khuẩn bị đứt nguồn cung cấp nuôi sống, “cơ hội việc làm” không còn nên ít gây thiệt hại cho răng.

Lá bạc hà: Đã được chứng minh vì tính năng làm cho trắng răng và hơi thở thơm mát, bởi bạc hà có thể phân tán thông qua việc lưu thông máu đến phổi, do đó giúp hơi thở thơm tho.

Kẹo chewing gum không đường: Có thể làm tăng điều tiết dịch dạ dày, trung hòa acid trong miệng, giúp bảo vệ răng và ngăn ngừa sâu răng.

Sữa: Muối acid của calci và phospho trong sữa giúp cân bằng acid trong miệng, loại bỏ môi trường thuận lợi của vi khuẩn. Uống sữa thường xuyên để tạo thêm calci trên bề mặt răng, tăng cường và phục hồi men răng, làm cho răng rắn chắc hơn.

Ảnh minh họa.

Chuối: Các loại trái cây nhiệt đới thường giàu vitamin C giúp duy trì và bảo vệ răng và nướu khỏe mạnh. Nếu thiếu vitamin C, hệ miễn dịch bị suy yếu, cơ thể dễ bị các bệnh như sưng chân răng, chảy máu răng, răng lung lay, thậm chí rụng mất răng.

Nước ép cần tây: Chất xơ trong các loại rau có tác dụng như một chất thuốc tẩy, sẽ “quét” sạch các mảng thức ăn còn sót lại bám vào trong răng. Ngoài ra, nếu nhai kỹ chúng ta sẽ giúp kích thích điều tiết dịch dạ dày cân bằng acid trong miệng, nó hoạt động như một chất chống vi khuẩn tự nhiên.

Trà xanh: Có chứa chất florur và phospho, giúp trung hòa acid trong miệng, phòng ngừa sâu răng và nha chu. Tanin trong trà cũng làm giảm số lượng vi khuẩn phá hủy răng và gây hôi miệng.

Củ hành tây: Hợp chất lưu huỳnh trong hành tây là thành phần kháng khuẩn rất mạnh, có thể giết chết vi khuẩn gây sâu răng.

Nấm: Trong nấm có chứa các thành phần kiểm soát được việc gây ra vi khuẩn trong miệng có răng đen, răng nhuộm màu.

Mù tạt: Có chứa thành phần isothiocyanate giúp chế ngự các vi khuẩn gây sâu răng.

Và những thứ nên tránh: Ngoài thuốc lá làm vàng răng thì các bác sĩ nha khoa còn khuyên chúng ta nên hạn chế hoặc tránh những thực phẩm như rượu vang đỏ, các loại kẹo màu, các loại nước xốt cà chua, bột cà-ri, trái cây màu đỏ… Chúng có thể gián tiếp làm răng mất đi vẻ trắng sáng nếu sử dụng thường xuyên.

(Theo Khoemoingay)