Lưu trữ cho từ khóa: quyết minh tử

Món ăn dưỡng gan

Những người bị nhiệt nóng gây đau đầu, hoa mắt chóng mặt ăn cháo rau cần thường xuyên có tác dụng dưỡng gan, giảm huyết áp.

Gan có nhiều chức năng quan trọng nhưng chủ yếu là hỗ trợ quá trình trao đổi chất và chống độc trước khi đưa các chất dinh dưỡng vào cơ thể. Do vậy khí ở gan không thuận sẽ làm cho quá trình tuần hoàn khí và máu trong toàn cơ thể bị rối loạn, tính tình dễ trở nên cáu gắt, nóng nảy hay đau tức ngực, và có hiện tượng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ.

Để khắc phục tình trạng trên, xin giới thiệu một số món cháo dưỡng gan theo kinh nghiệm dân gian có thể giúp tự điều chỉnh trong cơ thể.

Cháo rau cần: Rau cần 150g, gạo tẻ 100g, lượng vừa đủ muối ăn. Rửa sạch rau cần, đun kỹ lấy nước. Sau đó dùng nước rau cần nấu gạo tẻ thành cháo, cho muối ăn vừa đủ. Những người bị nhiệt nóng gây đau đầu, hoa mắt chóng mặt ăn cháo rau cần thường xuyên có tác dụng dưỡng gan, giảm huyết áp.

Rau cần nấu cháo - Món ăn dưỡng gan

Cháo rau chân vịt:

Rau chân vịt 250g, gạo tẻ 250g, lượng vừa đủ muối ăn. Rửa sạch rau chân vịt, chần qua nước sôi, cắt khúc. Cho gạo tẻ vào nồi ninh nhừ với lượng nước thích hợp, rồi cho rau chân vịt vào ninh thành cháo. Sau đó cho muối ăn vừa đủ dùng.

Món cháo này có tác dụng tốt cho gan, hỗ trợ chữa bệnh tương đối tốt đối với các bệnh tăng huyết áp, thiếu máu, hoa mắt chóng mặt, tiểu đường.

Cháo hoa cúc: Hoa cúc 15g, gạo tẻ 100g, lượng vừa đủ muối ăn. Ngâm rửa sạch hoa cúc và gạo tẻ, sau đó cho vào nồi với lượng nước và muối ăn vừa đủ, đun lửa to, khi sôi chuyển lửa nhỏ ninh thành cháo.

Món cháo này có tác dụng tán phong nhiệt, hạ nhiệt gan, giảm huyết áp, thích hợp với người bị các chứng đau đầu, chóng mặt, tăng huyết áp…

Cháo hoa hồng: Hoa hồng trắng 5g, gạo tẻ 80g. Nấu gạo tẻ thành cháo, sau đó cho hoa hồng trắng vào đun sôi trong 2-3 phút. Mỗi bữa ăn 1 bát, liên tục 3-5 ngày. Hoa hồng tính bình, có tác dụng điều khí, dưỡng gan, kích thích tạo cảm giác muốn ăn.

Cháo dâu tằm: Dâu tằm tươi 60g, gạo tẻ 60g, lượng vừa đủ đường phèn. Rửa sạch dâu, cho vào nồi nấu chín cùng gạo tẻ, sau đó cho đường phèn vào dùng.

Món cháo này bổ gan âm, dưỡng huyết, làm sáng mắt, thích hợp với các chứng chóng mặt hoa mắt, mất ngủ, hay nằm mơ, ù tai, đau mỏi eo… do suy gan thận gây ra.

Cháo quyết minh tử: Quyết minh tử 10g, gạo 60g, đường phèn vừa đủ. Đun quyết minh tử lấy nước để nấu gạo thành cháo. Sau đó cho đường phèn vào dùng.

Món cháo này giúp thanh gan, sáng mắt, thông tiện, thích hợp với các chứng như tăng huyết áp, mỡ máu cao, hay táo bón…

Theo BS Hoàng Tuấn Linh

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Món ăn công hiệu dưỡng gan

Gan có nhiều chức năng quan trọng nhưng chủ yếu là hỗ trợ quá trình trao đổi chất và chống độc trước khi đưa các chất dinh dưỡng vào cơ thể. Do vậy khí ở gan không thuận sẽ làm cho quá trình tuần hoàn khí và máu trong toàn cơ thể bị rối loạn, tính tình dễ trở nên cáu gắt, nóng nảy hay đau tức ngực, và có hiện tượng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ. Để khắc phục tình trạng trên, xin giới thiệu một số món cháo dưỡng gan theo kinh nghiệm dân gian có thể giúp tự điều chỉnh trong cơ thể.

Cháo rau cần: Rau cần 150g, gạo tẻ 100g, lượng vừa đủ muối ăn. Rửa sạch rau cần, đun kỹ lấy nước. Sau đó dùng nước rau cần nấu gạo tẻ thành cháo, cho muối ăn vừa đủ. Những người bị nhiệt nóng gây đau đầu, hoa mắt chóng mặt ăn cháo rau cần thường xuyên có tác dụng dưỡng gan, giảm huyết áp.


Rau cần nấu cháo - Món ăn dưỡng gan.

Cháo rau chân vịt:

Rau chân vịt 250g, gạo tẻ 250g, lượng vừa đủ muối ăn. Rửa sạch rau chân vịt, chần qua nước sôi, cắt khúc. Cho gạo tẻ vào nồi ninh nhừ với lượng nước thích hợp, rồi cho rau chân vịt vào ninh thành cháo. Sau đó cho muối ăn vừa đủ dùng. Món cháo này có tác dụng tốt cho gan, hỗ trợ chữa bệnh tương đối tốt đối với các bệnh tăng huyết áp, thiếu máu, hoa mắt chóng mặt, tiểu đường.

Cháo hoa cúc: Hoa cúc 15g, gạo tẻ 100g, lượng vừa đủ muối ăn. Ngâm rửa sạch hoa cúc và gạo tẻ, sau đó cho vào nồi với lượng nước và muối ăn vừa đủ, đun lửa to, khi sôi chuyển lửa nhỏ ninh thành cháo. Món cháo này có tác dụng tán phong nhiệt, hạ nhiệt gan, giảm huyết áp, thích hợp với người bị các chứng đau đầu, chóng mặt, tăng huyết áp…

Cháo hoa hồng: Hoa hồng trắng 5g, gạo tẻ 80g. Nấu gạo tẻ thành cháo, sau đó cho hoa hồng trắng vào đun sôi trong 2-3 phút. Mỗi bữa ăn 1 bát, liên tục 3-5 ngày. Hoa hồng tính bình, có tác dụng điều khí, dưỡng gan, kích thích tạo cảm giác muốn ăn.

Cháo dâu tằm: Dâu tằm tươi 60g, gạo tẻ 60g, lượng vừa đủ đường phèn. Rửa sạch dâu, cho vào nồi nấu chín cùng gạo tẻ, sau đó cho đường phèn vào dùng. Món cháo này bổ gan âm, dưỡng huyết, làm sáng mắt, thích hợp với các chứng chóng mặt hoa mắt, mất ngủ, hay nằm mơ, ù tai, đau mỏi eo… do suy gan thận gây ra.

Cháo quyết minh tử: Quyết minh tử 10g, gạo 60g, đường phèn vừa đủ. Đun quyết minh tử lấy nước để nấu gạo thành cháo. Sau đó cho đường phèn vào dùng. Món cháo này giúp thanh gan, sáng mắt, thông tiện, thích hợp với các chứng như tăng huyết áp, mỡ máu cao, hay táo bón…

BS. HOÀNG TUẤN LINH

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

Tác dụng của lá chè xanh

Bác sĩ vui lòng cho em biết tắm bằng Trà xanh có những tác dụng gì ? Có phải lá chè xanh có tác dụng chữa bệnh ngoài da không a? Cách thức dùng như thế nào là tốt nhất ạ ? Em cảm ơn các bác sỹ nhiều! Trân trọng! (Đào Thị Thuý)

Trả lời:

Nói đến chè xanh, chúng ta đều vô cùng quen thuộc, nhưng để hiểu hết về tác dụng phòng và chữa bệnh của nó thì không phải ai cũng biết hết, vì thế trong bài viết này chúng tôi xin cung cấp những thông tin cần thiết về tác dụng chữa bệnh của lá chè xanh để bạn đọc tham khảo và áp dụng.

Uống chè xanh chữa bệnh gì?

- Cảm mạo: Dùng 3g lá chè, 1g muối ăn, hãm nước sôi uống 4-6 lần trong một ngày, hợp với những người bị cảm sốt, ho có đờm vàng, đau họng.

Nếu cảm sợ lạnh, ho có đờm trắng thì dùng 3g lá chè, 3 miếng gừng đem hãm với nước sôi uống.

- Phong nhiệt, đau đầu: Đau đầu, thậm chí đau như búa bổ, mặt đỏ, mắt đỏ, miệng khát, nước tiểu vàng, dùng 6g lá chè, 10g hoa cúc, hãm với nước sôi, ngày uống 2-3 lần.

- Trúng nắng (cảm nắng): 6g lá chè, 6g đạm trúc diệp, hãm với nước sôi, một lúc sau uống nóng, mỗi ngày 2-3 lần, dùng cho người bị chứng bệnh thử nhiệt tân phiền, miệng khát thích uống nước, đi tiểu ít, nước tiểu vàng.

- Đi tả dài ngày: Đi tả lâu chưa khỏi, dùng 6g lá chè, 2 quả ô mai, 15g đường đỏ, hãm với nước sôi đậy kín nắp sau 15 phút thì uống, mỗi ngày 2-3 lần, liên tục trong 3 ngày.

- Ăn không tiêu: Lấy 10g lá chè, 10g bột sơn trà đã sao, 10g đường đỏ, đổ nước sôi vào hãm, 10 phút sau uống, có thể hỗ trợ trị bệnh ăn không tiêu, đầy, đau bụng, ợ chua, ăn kém.

- Hen suyễn: Những người bị hen suyễn lâu ngày chữa không khỏi, có thể dùng 3g mộc nhĩ trắng, 10g hạnh đào, 30g đường phèn, đổ nước vào đun cho đến khi mộc nhĩ chín nhừ, đổ vào nước chè đã hãm (30g lá chè), ngày uống một lần, uống liên tục 7-10 ngày.

- Bệnh lao hạch: Lấy 3-5g lá chè xanh, hãm uống một lần, ngày hai lần, uống kiên trì thường xuyên sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị.

- Bệnh viêm gan vàng da, vàng mắt cấp tính: Lấy một nắm chè, hãm với nước sôi uống ngày nhiều lần, chè có tác dụng lợi tiểu, trừ thấp làm cho bệnh vàng da vàng mắt lui dần.

- Bệnh cholesterol trong máu cao: Lấy một nắm chè hãm với nước sôi uống, ngày uống 2-3 lần.

- Bệnh béo phì: 3g lá chè, 10g quyết minh tử hãm uống hoặc đun lên uống.

- Viêm đường tiết niệu: Lá chè có tác dụng lợi tiểu, kiềm chế vi khuẩn, đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, do đó uống nước chè vừa phải có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm nhiễm hệ tiết niệu. Có thể dùng kết hợp với kim tiền thảo có tác dụng lợi thủy thông niệu, mỗi lần 6g, hãm với nước sôi uống, có hiệu quả cao.

- Phụ nữ đau bụng kinh: 3g lá chè, 2 miếng gừng, 10g đường đỏ, hãm với nước sôi 5 phút, uống sau bữa ăn.

- Đau bụng, đau răng: 3g lá chè hãm với nước sôi 5 phút sau rót lấy nước rồi đổ vào 3g giấm đã làm lâu, đảo đều rồi uống, ngày 3 lần.

Lá chè xanh chữa bệnh ngoài da

- Bị bỏng: Lấy nước chè nguội ngâm vết bỏng hoặc dùng vải mỏng nhúng vào nước chè nguội rồi đắp vào chỗ bỏng hoặc vẩy nước chè đặc nguội vào chỗ bỏng, sẽ giảm đau đớn, phòng ngừa bị phồng da, giúp vết bỏng mau lên da non.

- Bị ong đốt: Lấy một ít bã chè đã hãm một lần, xát vào chỗ bị ong đốt, hoặc lấy lá chè giã nát đắp vào chỗ đau.

- Bệnh đậu mùa, thủy đậu, mẩn ngứa, mụn nhọt: Đem lá chè nghiền thành bột, hòa với nước chè đặc đắp vào chỗ đau hoặc thường xuyên dùng nước chè đặc để tắm, rửa chỗ đau.

- Viêm da do lội ruộng (nước ăn chân): 400g lá chè già, 60g phèn chua, đổ vào nước đun thành nước đặc, để nguội bôi vào chỗ đau.

- Da bị nẻ: Trước khi đi ngủ lấy một dúm chè nhỏ nhai nát, nhuyễn thì đắp vào chỗ nẻ, rồi lấy băng buộc vào, sáng hôm sau thì bỏ ra.

- Da bị lở loét: Dùng chè vụn đun lấy nước rửa lúc nước chè còn ấm, hoặc dùng lá chè vụn đắp vào chỗ đau.

- Da bị cháy nắng: Dùng nước chè lạnh rửa lên chỗ da bị cháy nắng. Nếu da bị cháy nắng nhiều có thể cho nước chè đặc vào nước tắm. Ngâm chỗ da bị cháy nắng vào nước đó, mấy phút sau thì lau khô rồi bôi giấm vào sẽ thấy hiệu quả.

- Tóc thưa: thường xuyên dùng bàn chải chấm vào nước chè để qua đêm rồi chải lên lông mày hoặc chỗ tóc thưa.

- Viêm kết mạc cấp tính: Dùng 5-10g lá chè, sau khi đun sôi thì xông hơi vào mắt bị viêm, ngày 2-3 lần.

- Đau răng, nhiệt miệng: Thường xuyên dùng nước chè súc miệng, triệt để lợi dụng tác dụng diệt khuẩn tiêu viêm, sinh cơ của lá chè để trị bệnh đau răng và nhiệt miệng.

- Lỗ đeo khuyên tai bị viêm (còn gọi nên tổ kén): Bỏ khuyên tai ra, dùng cồn hoặc nước muối nhạt rửa sạch, lấy cuộng lá chè to vừa lỗ khuyên tai xuyên thay khuyên tai, chứng viêm ngứa hôm sau sẽ khỏi.

Theo VnMedia

Đông y trị chứng đau đầu

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiY học hiện đại dùng chữ migraine để chỉ bệnh đau đầu thành cơn có chu kỳ, cơn đau thường xuất hiện ở một thời điểm nhất định, thường kèm theo nôn, sợ ánh sáng, đau giảm đi khi ở trong bóng tối và đi ngủ. Vùng đau không có liên hệ với vùng phân bố thần kinh mà liên quan với vùng phân bố mạch máu. Ngoài cơn đau bệnh nhân cảm thấy bình thường.

Hội chứng migraine thường gặp ở phụ nữ, cơn đau đầu tiên hay xảy ra ở tuổi dậy thì, có thể cơn đau chỉ xuất hiện vài năm, nhưng có khi kéo dài suốt đời. Các yếu tố có thể làm bệnh nhân nặng hơn là chấn thương sọ não, các chấn thương tinh thần, có các bệnh thuộc hệ động mạch cảnh ngoài.

Nguyên nhân đau đầu migraine chưa được giải thích rõ ràng, nhiều tác giả công nhận cơn đau xảy ra do sự giãn nở và gia tăng biên độ đập của các mạch máu, đau đầu migraine liên quan với sự giãn các mạch máu ngoại sọ và sự co các mạch máu trong sọ. Đau đầu migraine thường có tiền sử gia đình rõ rệt.

Theo y học cổ truyền, đầu là nơi hội tụ của các đường kinh dương, qua đó huyết tinh hoa của ngũ tạng, khí thanh dương của lục phủ đều hội tụ ở đầu. Bệnh đau đầu thuộc phạm trù 'đầu thống' của y học cổ truyền và được chia thành 2 loại là đau đầu do ngoại cảm và đau đầu do nội thương.

Ngoại cảm gây đau đầu thường do lục dâm tác động vào đầu, trong đó phong tà giữ vai trò chủ đạo và kết hợp với hàn, nhiệt, thấp. Hàn làm tắc kinh mạch, nhiệt làm náo loạn thanh không (khí huyết nghịch loạn), thấp che thanh khiếu, thanh dương, không thăng lên đầu được.

Nội thương gây đau đầu thường do khí hư, khí huyết trệ, huyết ứ làm mạch lạc không được nuôi dưỡng, hoặc thận thủy bất túc, can, dương thượng thăng, tình chí bất hòa, khí uất hóa hỏa làm thanh khiếu bị nhiễu loạn hoặc đờm ẩm thực tích.

Vị trí đau đầu có thể bên phải, đau bên trái, đau chính giữa đỉnh đầu hoặc đau mắt mờ tối, tim đau nóng phiền... Nếu đau nặng thì trong não đau nhói trong tim phiền loạn.

Cơ chế sinh bệnh của đau đầu là ngoại cảm hay nội thương đều làm cho mạch lạc mất điều hòa, khí huyết bị trở ngại.

Về điều trị tuy chỉ phát một chứng đau nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra nên phải căn cứ vào nguyên nhân và chứng trạng mà có cách điều trị khác nhau.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập đến một số thể đau đầu do nội thương gây ra:

Đau đầu do can dương vượng

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiTriệu chứng: Đầu váng, căng, đau, tâm phiền dễ cáu, ngủ không yên (tâm hỏa nhiễu động) mặt đỏ, mồm khô, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch huyền hoặc tế sác (âm hư) thường là huyết áp cao vừa. Nguyên nhân là do can âm kém, can dương thượng cang gây đau đầu.

Phép trị: Bình can tiềm dương.

Bài 1: Thiên ma 9g, câu đằng 12g, sơn chi 9g, phục thần 9g, hoàng cầm 9g, ngưu tất 12g, đỗ trọng 9g, ích

mẫu 9g, tang ký sinh 9g, dạ giao đằng 9g, thạch quyết minh. Sắc uống ngày một thang, uống liền 7 ngày.

Bài 2: Câu đằng 12g, quyết minh tử 16g, hạ khô thảo 16g, mạn kinh tử 12g, hương phụ 12g, chi tử 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang, uống trong 7 ngày.

Đau đầu do đờm trọc

Triệu chứng: Đầu đau căng, buồn nôn, nôn mửa đờm rãi, ngực bụng đầy tức, rêu lưỡi cáu trắng, mạch hoạt. Nguyên nhân là do đờm trọc thịnh, uất kết lại che mất đường lên của thanh dương gây nên.

Phép trị: Hóa đờm giáng nghịch.

Bài 1: Bạch chỉ 10g, hậu phác 16g, thổ phục linh 12g, bán hạ 12g, trần bì 12g, gừng sống 8g. Sắc uống ngày một thang, uống trong 7 ngày.

Bài 2: Bán hạ 10g, thiên ma 10g, phục linh 12g, bạch truật 12g, trần bì 8g, cam thảo 6g, gừng sống một lát, đại táo 2 quả. Sắc uống ngày một thang, uống trong 7 ngày.

Đau đầu do huyết ứ

Triệu chứng: Đau đầu lâu không khỏi, chỗ đau cố định không di chuyển, như dùi đâm hoặc có tiền sử ngoại thương phần đầu, lưỡi tím hoặc có ban ứ, rêu trắng mỏng, mạch tế sáp.

Phép trị: Hoạt huyết hóa ứ.

Bài thuốc: Xuyên khung 30g, cát căn 30g, diên hồ 30g, địa long 15g, ngưu tất 30g, tế tân 3g, bạch chỉ 9g. Sắc uống ngày một thang, uống trong 7 ngày.

Đau đầu do khí hư

Triệu chứng: Đau đầu âm ỉ liên miên, làm việc quá sức thì đau tăng, người mệt ăn kém, thiếu khí, mạch tế vô lực. Đó là do lao lực quá độ, hoặc sau khi ốm nặng, hoặc ăn uống thất thường gây nên khí huyết hư, không nuôi dưỡng được đầu.

Phép trị: Bổ khí.

Dùng bài thuốc sau: Hoàng kỳ 20g, cam thảo 6g, nhân sâm 10g, đương quy 16g, trần bì 6g, thăng ma 10g, sài hồ 10g, bạch truật 16g, tế tân 6g, xuyên khung 12g, mạn kinh tử 10g, bạch chỉ 12g. Sắc uống ngày một thang, uống trong 7 ngày.

(Sức khoẻ và Đời sống)

Làm đẹp từ hoa cúc

Là loài hoa có nhiều màu sắc, hoa cúc đồng thời có nhiều công dụng trong việc làm đẹp và bồi dưỡng sức khỏe.

Hoa cúc để làm đẹp

Muốn có làn da hồng hào, hãy dùng 500g hoa cúc trắng và 500g phục linh trộn đều rồi nghiền mịn để mỗi ngày dùng ba lần, mỗi lần 6g, pha cùng nước ấm với một chút rượu để uống.

Thả vào bồn (chậu) nước nóng những bông hoa cúc tươi trước khi tắm khoảng 20 phút rồi ngâm mình trong bồn để thư giãn. Thực hiện mỗi tuần hai lần sẽ giúp tăng cường giải nhiệt và lưu thông máu toàn thân.

Ngâm mình trong bồn hoa cúc bạn sẽ thấy mình được thư giãn hoàn toàn.

Cho 100g hoa cúc, một nhúm lá hương thảo tươi hoặc khô vào ly nước lạnh rồi đun sôi, để nguội. Dùng dung dịch này rửa nhẹ nhàng lên vùng trán, mặt và cổ. Cách làm sạch da này có hiệu quả rất tốt, đặc biệt khi da bị ngứa, nổi mẩn và dị ứng.

Hoa cúc chứa nhiều loại tinh dầu hương có tác dụng giúp hạn chế các sắc tố đen dưới da nên tránh được hiện tượng nám da, đồng thời làm mềm lớp tế bào biểu bì và giúp đẩy lùi các hạt bụi bẩn nằm sâu trong lỗ chân lông ra ngoài.

- Rửa sạch mười bông hoa cúc, để ráo nước, thả vào với 250ml nước tinh khiết, cho thêm 1/3 muỗng nhỏ muối vào đun nhỏ lửa cho đến khi nước sôi. Lọc bỏ xác hoa, lấy nước hoa cúc hoà với hai muỗng nhỏ mật ong. Rửa sạch mặt bằng nước ấm, sau đó dùng bông gòn thấm hỗn hợp trên để thoa đều lên mặt. Nằm thư giãn 15 phút rồi rửa lại mặt bằng nước ấm.

- Người có làn da hỗn hợp hoặc không hợp với mật ong thì lấy năm bông hoa cúc, tách và giã nát cánh rồi trộn với lòng trắng trứng gà để bôi đều lên da khoảng 15 phút rồi rửa lại với sữa rửa mặt.

Lưu ý: Chọn lựa những bông hoa cúc thật sạch (không bị phun các loại thuốc bảo vệ thực vật) để tránh phản tác dụng cho cơ thể.

Trước khi điều chế, hãy ngắt bỏ hết đến sát cuống và rửa hoa thật sạch. Muốn dùng hoa khô, có thể phơi hoa ngoài nắng hoặc dùng lò sấy. Tránh để hoa bị nhiễm sương đêm.

Hoa cúc chữa bệnh

Từ thời xa xưa người Ai Cập, Hy Lạp và La Mã đã sử dụng hoa và lá của cây cúc để làm thuốc chữa bệnh. Hoa cúc có tác dụng tán phong thấp, giáng hoả, giải độc, được dùng làm thuốc chữa nhức đầu, chóng mặt, đau mắt, tăng huyết áp. Ngoài ra, hoa cúc có tác dụng làm dịu căng thẳng thần kinh, giúp ngủ ngon, vì thế nên uống trà hoa cúc sau các bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt, cháo nấu với hoa cúc có tác dụng chữa đau mắt rất tốt.

Cháo hoa cúc trắng và hạt khô thảo: Hoa cúc trắng 12g, lá dâu 10g, hạ khô thảo 10g, đậu vàng 30g, gạo tẻ 50g, đường phèn (hoặc đường kính trắng) vừa đủ. Cúc trắng, lá dâu, hạ khô thảo rửa sạch, đun lấy nước, bỏ bã. Cho gạo tẻ, đậu vàng, đường phèn vào, nấu thành cháo loãng. Mỗi ngày ăn hai lần cháo nóng.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Công dụng: khu phong, thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, chữa đau mắt đỏ, miệng đắng, mắt chói, cao huyết áp. Những người vị hư hàn, tiêu chảy mạn tính không được dùng.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Cháo hoa cúc trắng và quyết minh tử: Hoa cúc trắng 15g, quyết minh tử 15g, gạo tẻ 100g, đường kính trắng 15g. Rang thảo quyết minh tử (hay còn gọi là thảo quyết minh - hạt của cây muồng) cho có vị thơm, để nguội, sau đó cho nước vào nấu cùng hoa cúc trắng. Lọc lấy nước, bỏ bã, cho gạo tẻ đã vo sạch vào nước thuốc, bổ sung thêm nước để nấu thành cháo, khi ăn cho thêm đường. Mỗi ngày ăn hai lần, mỗi liệu trình kéo dài bảy ngày.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Công dụng: Mát gan, sáng mắt, nhuận tràng, thông tiểu tiện, chữa đau mắt đỏ, nhìn mờ, cao huyết áp... Người bị tiêu chảy không nên ăn loại cháo này.

Uống trà hoa cúc còn giúp kiểm soát bệnh tiểu đường, chống lại sự tăng đường huyết và giúp ngăn ngừa những biến chứng phức tạp của căn bệnh này.

Theo 24H.COM.VN (Theo Doanh nhân cuối tuần)

Món ăn thuốc trị bệnh quáng gà

Lãn Ông nói: huyết đủ thì mắt sáng, tai nghe rõ, đi đứng nhanh nhẹn. Huyết kém thì mắt mờ, tai điếc, đi đứng chậm chạp. Phép chữa là tư bổ can thận, điều hoà thị lực bằng uống thuốc kết hợp ăn uống thích hợp.

Bài 1: Cốc tinh thảo 40g, vỏ hến trắng nung 40g, cúc hoa 20g, hạt muồng 20g, câu kỷ tử 16g. Tất cả tán bột. Người lớn dùng 12g một ngày, trẻ em dùng 4 - 5g một ngày.

Bài 2: Minh mục hoàn: thục địa 320g, phục linh 120g, trạch tả 120g, đan bì 120g, sơn thù 160g, sơn dược 160g, cúc hoa 120g, bạch thược 120g, kỷ tử 120g, bạch tật lê 120g, thạch quyết minh 160g. Tất cả tán bột làm viên, uống ngày 20g, chia 2 lần.

Bài 3: Kỷ cúc địa hoàng hoàn gia giảm: thục địa 320g, phục linh 120g, trạch tả 120g, đan bì 120g, sơn thù 160g, bạch thược 120g, sơn dược 160g, đương quy 120g, kỷ tử 120g, cúc hoa 120g. Tất cả tán bột làm viên, ngày uống 20g, chia 2 lần.

Cháo quyết minh tử: quyết minh tử 20g (hạt muồng), gạo lức 100g. Đem quyết minh tử rửa sạch, rang cho có mùi thơm, đổ vào nồi đất, cho 200ml nước ninh còn 100ml, bỏ bã lấy nước, đổ gạo đã vo  sạch vào, cho thêm 400ml nước nữa, đun to lửa, sau chuyển nhỏ lửa ninh nhừ thành cháo. Ngày ăn 2 - 3 lần.

Tác dụng: thanh can, sáng mắt, lợi thủy, thông tiện. Trị trẻ con quáng gà, phong nhiệt đau mắt, cam tích, táo bón.

Cháo rau chân vịt, gan dê: rau chân vịt 100g, gan dê 50g, gạo nếp 100g, mỡ lợn, hành, gừng, muối, bột ngọt vừa đủ.

Rau chân vịt rửa sạch thái nhỏ, gan dê ngâm, rửa sạch thái nhỏ, đổ mỡ vào nồi xào lăn gan dê với rau chân vịt, một lát cho muối, bột ngọt xào chín, đựng vào bát. Nếp đã vo sạch cho 1 lít nước ninh thành cháo, rồi đổ gan dê, rau chân vịt, hành, gừng, gia vị vào quấy lên là được. Ngày ăn 2 lần.

Công dụng: dưỡng gan sáng mắt. Trị chứng quáng gà, đau mắt đỏ, đi ngược gió chảy nước mắt, sợ ánh sáng.

Cháo quýt hôi: Lá quýt hôi tươi 100g, đường trắng vừa đủ, gạo nếp 50g. Rửa sạch lá quýt hôi, cho 300ml nước nấu còn 200ml, bỏ bã, đổ gạo nếp đã vo sạch, đường trắng và cho thêm 300ml nước nữa, đun to lửa, sau chuyển lửa nhỏ ninh nhừ thành cháo. Ăn ngày 1 lần lúc nóng.

Công dụng: bổ ích can thận, thanh nhiệt, sáng mắt. Trị chứng quáng gà, thận can suy yếu, chóng mặt, mắt đỏ, liệt dương.

http://img.suckhoedoisong.vn/Images/Uploaded/Share/2009/11/20/chao-rau-chan-vit-gan-de.JPG

Canh gan gà, thảo quyết minh: Thảo quyết minh 9g, gan gà 1 cái, trứng gà 1 quả. Rửa sạch gan gà, thái nhỏ cho vào nồi cùng thảo quyết minh, nước vừa đủ, đun 30 phút, vớt thảo quyết minh ra, đập trứng vào, trứng chín là được. Ăn gan, uống canh ngày 1 lần. Có thể thay cho bữa ăn sáng hoặc bữa tối.

Công dụng: thanh nhiệt bổ gan sáng mắt. Trị trẻ em quáng gà.

Gan dê nấu cà rốt: Gan dê 50g, cà rốt 100g, gia vị vừa đủ. Gan, cà rốt rửa sạch, thái miếng cho vào nồi đất, nước vừa  đủ, đun to lửa cho sôi rồi chuyển nhỏ lửa hầm trong 30 phút, cho gia vị là được. Chia 2 - 3 lần ăn trong ngày.

Công dụng: dưỡng can, sáng mắt. Trị bệnh quáng gà trẻ em.

Canh cá chạch, mã thầy: cá chạch 100g, mã thầy 50g, gia vị vừa đủ. Mổ cá rửa sạch, mã thầy bóc vỏ, thái lát rồi cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, đun to lửa tới sôi, chuyển nhỏ lửa nấu chín nhừ, cho gia vị là được. Ăn cá, mã thầy, uống canh lúc nóng. Ăn ngày 1 lần, ăn liên tục 5 - 7 ngày là một liệu trình. Nghỉ 3 - 5 ngày lại ăn tiếp.

Canh gan lợn nấu hoa bí đỏ: Hoa bí đỏ 50g, gan lợn 100g, gia vị vừa đủ. Hái hoa bí từ sáng sớm rửa sạch, rửa gan thái nhỏ cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu chín thì cho hoa bí vào, chớm sôi thì cho gia vị là được.  Chia ăn 2 lần trong ngày, ăn liên tục 7 ngày là một liệu trình.

Công dụng: dưỡng gan sáng mắt. Trị bệnh quáng gà trẻ em.

Ngoài các món ăn bài thuốc dễ làm nêu trên, Đông y còn kết hợp các phương pháp khác như: Dùng điếu ngải, cứu ấm huyệt: thận du, can du; hoặc châm, day, bấm bổ các huyệt: tình minh, túc tam lý, tam âm giao, quang minh. Trong đó tình minh và quang minh là 2 huyệt chủ yếu, cần day bấm bổ hàng ngày, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần từ 5 - 10 phút. Các huyệt kia bấm, day xen kẽ, mỗi lần 1 - 2 huyệt.

Vị trí, tác dụng các huyệt:

- Tình minh: chỗ lõm ở hai bên trên đầu mắt, hai bên cạnh gốc sống mũi.

- Quang minh: trên mắt cá chân ngoài đo lên 5 tấc. Huyệt ở sát bờ trước xương mác, trong khe của cơ duỗi các ngón chân và cơ mác bên ngắn.

- Can du: Ở hai bên đốt sống lưng thứ 9 (D9), cách 1,5 tấc.

- Thận du: ở hai bên đốt sống thắt lưng thứ 2 (L2) ra 1,5 tấc.

- Túc tam lý: dưới đầu gối 3 tấc ở ngoài xương ống chân, trong chỗ nổi lên của hai đường gân lớn.

- Tam âm giao: trên mắt cá chân trong 3 tấc, nằm ở chỗ lõm dưới xương.

Theo Lương y Minh Chánh (Suckhoedoisong)

Đông y trị bệnh đau mắt đỏ

Đông y gọi đau mắt đỏ là "Xích nhãn" hay "Hoả nhãn". Khi mắc phải, người bệnh thường có triệu chứng: mắt đỏ, xung huyết, chảy nước mắt, nhiều dử, mắt cộm, khó mở, sợ ánh sáng, có thể bị một mắt rồi lây sang mắt thứ hai hoặc đồng thời cả hai mắt đều bị, một số trường hợp thị lực suy giảm làm mắt mờ, khả năng nhìn kém.

Nguyên nhân sinh bệnh chủ yếu do kinh can phong nhiệt gây nên, bệnh mang tính truyền nhiễm, lây lan thành dịch rất nhanh trong gia đình và cả cộng đồng, làm ảnh hưởng tới sinh hoạt, học tập và công tác.  Để ngăn chặn bệnh lây nhiễm, trước hết cần chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ, hạn chế sự tiếp xúc với người bệnh. Về chữa trị, xin giới thiệu một số bài thuốc chữa đau mắt đỏ đơn giản thường dùng.

Thuốc dùng uống với tác động toàn thân làm thanh can sáng mắt, chữa chứng mắt đỏ, sưng đau, viêm kết mạc, chảy nhiều nước mắt. Tùy theo mức độ nhiễm bệnh mà chọn dùng.

Bài 1: Chi tử 10g, cúc hoa 10g, cam thảo 4g.

Bài 2: Tang diệp 12g, cúc hoa 12g, thảo quyết minh 10g,  sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: Hạ khô thảo 12g, thảo quyết minh 10g, bồ công anh 12g.

Bài 4: Linh dương giác 2g, cúc hoa 12g, mạn kinh tử 12g.

Bài 5: Cúc hoa 9g, lá dâu 6g, câu đằng 6g, liên kiều 9g, cát cánh 6g, cam thảo 3g, sa tiền thảo 9g.

Bài 6: Thảo quyết minh 16g, cúc hoa 12g, hoàng liên 8g, hạ khô thảo 16g, hoặc nga bất thực thảo (cỏ cóc mẩn) 15g.

Bài 7: Bạch cúc hoa 6g, bạch tật lê 4g, khương hoạt 4 g, mộc tặc 6g, thuyền thoái 4g, nghiền thành bột, uống với nước chè sau bữa ăn hoặc đem sắc uống.

Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang.

Bài 8: Sa tiền tử 18g, bạch tật lê, hoàng cầm, thảo quyết minh, long đởm thảo, cúc hoa mỗi thứ 18g. Tán thành bột, uống mỗi lần 9g, ngày 3 lần với nước cháo.

Bài 9. Thục địa 32g, sơn thù 16g, hoài sơn 16g, trạch tả 12g, mẫu đơn bì 12g, bạch phục linh 12g, cúc hoa 12g, câu kỳ tử 12g (Kỷ cúc địa hoàng thang).

Bài 10: Thạch quyết minh 12g, tang diệp 16g, câu kỳ tử 12g, sắc uống hoặc dùng thạch quyết minh 24g nấu với gan dê hoặc gan lợn chia 2 lần ăn trong ngày.

Bài 11: Thanh tương tử (hạt cây mào gà trắng) 5g, quyết minh tử 10g, hoàng liên 2g, tần giao 2g, tiền hồ 3g, đại hoàng 3g, thăng ma 3g, hoàng cầm 2g, chi tử nhân 5g, trần bì 3g, chỉ xác 3g, địa cốt bì 3g, huyền sâm 4g, xích thược 5g, linh dương giác 0,5g, sa tiền tử 5g, cúc hoa 8g, cam thảo 5g,  tán thành bột,  mỗi lần uống 8 - 10g,  ngày 3 lần,  sau bữa  ăn.

Bài 12: Chữa đau mắt đỏ phù nề, mờ mắt: Thảo quyết minh, cam cúc hoa, sơn chi tử, cốc tinh thảo, mạn kinh tử, mỗi thứ 10g, xuyên khung, thuyền thoái, phòng phong, khương hoạt, cam thảo, hoàng cầm, mộc tặc, kinh giới, bạch tật lê, mật hồng hoa mỗi thứ 5g. Tán thành bột uống 3 - 6g/lần, ngày 2 - 3 lần.

Bài 13: Chữa nhức đầu, mắt đỏ, sưng đau: Thảo quyết minh 10g, mộc tặc 4g, thược dược 4g, hoàng cầm 4g, khương hoạt 4g, cam thảo, mạn kinh tử, xuyên khung, mỗi thứ 4 g, thạch quyết minh 10g, cúc hoa 8g, tán thành bột, uống mỗi lần 5g, ngày 2 - 3 lần.

Ngoài ra có thể kết hợp thuốc dùng tại chỗ:

Bài 1: Dùng tang diệp (lá dâu bánh tẻ), cúc hoa, lá tre, bạc hà mỗi thứ 1 nắm, nấu nước xông, ngày 2 lần. Hoặc lá dâu đem giã nhỏ, vắt lấy nước cốt tẩm vào miếng gạc sạch, đắp lên mắt ngày 2 - 3 lần sẽ làm tan xung huyết.

Bài 2: Lá diếp cá tươi (ngư tinh thảo) vừa uống trong vừa giã nhuyễn đắp ngoài, ngày dùng 50 - 100g, chia vài lần.

Bài 3. Dùng chi tử diệp (lá dành dành) giã nát vắt lấy nước cốt, tẩm vào gạc sạch, đắp lên mắt, ngày 2 - 3 lần.

Bài 4: Hòe giáp (quả hòe), bạc hà mỗi thứ 5g, sắc kỹ, xông, sau đó uống, ngày 3 lần, sau bữa ăn, liên tục 2 - 3 ngày. Kết hợp dùng lá thơm tử tô, kinh giới, bạc hà, lá chanh thái nhỏ, chà nát, bọc vào gạc sạch, đắp lên mắt.

DSCKI. Phạm Hinh

(suckhoe&doisong)

Sự thật về cây kim cương

Những tháng gần đây rộ lên tin đồn loại cây kim cương chữa bệnh rất tốt nên được mua với giá cao, 520.000 – 650.000 đồng/kg khiến nhiều người địa phương đổ xô vào rừng săn tìm. Theo những chủ đầu nậu, cây kim cương được thu gom rồi bán sang Trung Quốc và Đài Loan. Cây kim cương thực tế là cây lan gấm hay còn gọi là cây thạch tằm. Tên khoa học là Anoechilus roxburglihayata, thuộc họ lan (Orchidaceae).

Ngày trước, khi cây kim cương chưa có giá, người dân thường đi hái về để nấu canh ăn. Cây có vị ngọt, tựa như rau mồng tơi. Theo nhiều tài liệu khác nhau cho thấy, nó chính là loài địa lan thân bò rồi đứng, lan mọc sát đất, có rễ bám vào đá trông dáng như con tằm; Cao khoảng 20cm, thân tròn, có nhiều đốt màu đỏ hay tím hồng. Lá trơn, gần tròn hoặc bầu dục, mặt trên màu xanh đen, mặt dưới của lá màu tím đỏ. Gân lá nhỏ màu vàng kim rất đẹp, phân bổ như mạng nhện từ 5 chủ mạch gân chính nên gọi là kim tuyến liên. Gốc có cuống thành bẹ, màu nâu tím óng ánh có vân trắng hình mạng rất rõ, mặt dưới màu hung đỏ. Mùa đông xuân, cây nở hoa màu trắng, nhụy hoa có lông. Cụm hoa nằm ở ngọn thân, ít hoa, có lông dày đặc. Hoa nhỏ, màu trắng với cánh môi màu vàng hình chữ T, đỉnh chia hai thuỳ, gốc có túi. Quả nang. Thường thấy cây ra hoa vào tháng 7 – 9 , có khi còn kéo dài đến dịp Tết âm lịch.

Bộ phận dùng là toàn cây - Herba Ludisiae Discoloris. Được thu hái toàn cây quanh năm, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Theo Đông y, lan gấm có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng tư âm nhuận phế, làm mát phổi, mát máu sinh tân dịch, tiêu viêm, lọc máu. Do đó, trong Đông y, lan gấm được dùng để chữa lao phổi, khô phổi, ho, khạc ra máu, thần kinh suy nhược chứ không phải để chữa tim mạch hay ung thư như mọi người vẫn đồn đại.

Còn theo một số chuyên gia có nói rằng ở Đài Loan, cây lan gấm là một loại cây nổi tiếng vô cùng quý giá, có bán tại các tiệm thuốc Bắc hoặc dùng trong nhân dân. Cây lan gấm có tác dụng làm tăng cường sức khỏe và lưu thông khí huyết. Ngoài ra, người ta còn dùng cây này để chữa thần kinh suy nhược, chữa ho khan, đau họng, cao huyết áp, suy thận, chữa di tinh, đau lưng, phong thấp, làm tiêu đờm, giải độc, giải nhiệt, chữa các bệnh viêm khí quản, viêm gan mạn tính.

Ở nước ta, cây lan gấm được dùng cả cây tươi hoặc khô để sắc uống. Liều dùng trong ngày khoảng 20g tươi hoặc 5g khô. Dùng ngoài là cả cây tươi giã nát đắp lên chỗ vết thương sưng đau.

Dùng chữa lao phổi, khạc ra máu; thần kinh suy nhược, chán ăn: cây lan gấm 2 – 10g, sắc ngày 1 thang, chia 3 lần uống.

Chữa phổi kết hạch, khạc ra máu và thần kinh suy nhược, kém ăn, ít ngủ, tinh thần suy sụp: Dùng lan gấm 20 – 40g, mạch môn 20g, huyền sâm 20g, ngưu tất 20g, quyết minh tử (sao) 20g, hoài sơn 20g, sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Trong dân gian còn dùng cây lan gấm sắc uống chữa đau dạ dày.

Như vậy, để mọi người hiểu rõ về loại cây này, mong rằng các cơ quan khoa học cần vào cuộc để có kết luận khoa học đúng đắn nhất về giá trị của cây kim cương, thông qua đó bác bỏ được sự đồn đại vô căncứ.

BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI