Lưu trữ cho từ khóa: quảng ngãi

Danh sách bệnh viện Quảng Ngãi

Danh sách bệnh viện tại Thành Phố Quảng Ngãi

Danh sách bệnh viện tại Huyện Ba Tơ

Danh sách bệnh viện tại Huyện Bình Sơn

Danh sách bệnh viện tại Huyện Đức Phổ

Danh sách bệnh viện tại Huyện Minh Long

Danh sách bệnh viện tại Huyện Mộ Đức

Danh sách bệnh viện tại Huyện Lý Sơn

Danh sách bệnh viện tại Huyện Tư Nghĩa

Danh sách bệnh viện tại Huyện Trà Bồng

Danh sách bệnh viện tại Huyện Tây Trà

Danh sách bệnh viện tại Huyện Sơn Tịnh

Danh sách bệnh viện tại Huyện Sơn Tây

Danh sách bệnh viện tại Huyện Sơn Hà

Danh sách bệnh viện tại Huyện Nghĩa Hành

Danh sách bệnh viện tại Huyện

Gấp rút ngăn chặn bệnh lạ tại Quảng Ngãi

Chiều 4.3, Trung tâm y tế H.Ba Tơ (Quảng Ngãi) tiếp nhận thêm 1 bệnh nhân mắc hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân (bệnh lạ) vào điều trị.

Đó là bà Phạm Thị Xoa (75 tuổi), ở thôn Làng Rêu, xã Ba Điền. Theo ông Lê Hàn Phong, Chủ tịch UBND H.Ba Tơ, năm 2012, bà Xoa bị mắc bệnh này, sau đó chữa trị giảm nhưng nay bệnh lại tái phát. Ngoài ra, gia đình bà Xoa còn có con gái Phạm Thị Ân (26 tuổi) và cháu là Phạm Văn Sâm (4 tuổi, con của chị Ân) cũng đã bị tử vong vì hội chứng này.

UBND H.Ba Tơ cũng đã ra văn bản hỏa tốc chỉ đạo UBND các xã Ba Điền, Ba Ngạc, Ba Vinh, Ba Xa, Ba Tô (những địa phương trước đây có người mắc bệnh lạ) gấp rút triển khai công tác phòng bệnh. Theo đó, hằng tuần tiến hành tổng vệ sinh môi trường tại các khu dân cư, nơi công cộng tập trung đông người; vận động người dân không ăn gạo mốc, gạo ủ, đảm bảo thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm; khi phát hiện có các dấu hiệu tổn thương ở bàn tay, bàn chân, mệt mỏi, đau bụng… phải đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

(Theo TNO)

Tai biến sản khoa tăng đột biến vào năm Rồng

Chưa năm nào mà tai biến sản khoa xảy ra nhiều, dồn dập như năm 2012. Đây là vấn đề nổi cộm của ngành y tế trong năm qua, dành nhiều sự quan tâm của dư luận.

Tai biến dồn dập

Vụ tai biến đầu tiên, “mở màn” cho chuỗi các tai biến liên tiếp xảy ra sau đó, là vụ tai biến tại Quảng Ngãi. Lúc 23h ngày 18/4, sản phụ Hương (23 tuổi, ở xã Nghĩa Dõng, TP Quảng Ngãi) vào BV đa khoa tỉnh Quảng Ngãi chờ sinh vì có dấu hiệu chuyển dạ.

Đến trưa ngày 19/4, chị có biểu khó thở, được chuyển vào phòng mổ đẻ. Tuy nhiên đến sáng hôm sau thì chị tử vong, bé trai chào đời đang trong tình trạng nguy kịch.

Gia đình bức xúc cho rằng bác sỹ tắc trách vì thấy sản phụ khó đẻ, gia đình đề nghị mổ nhưng bác sỹ không cho mổ với lời giải thích “vẫn đẻ thường được”.

Vụ thứ 2 xảy ra ngày 19/4. Sản phụ Mai Thị Lành, 39 tuổi được đưa đến Bệnh viện Đa khoa cao su Đồng Nai và tử vong cả mẹ và con ngay sau khi sinh. Nguyên nhân được xác định là do bị thuyên tắc ối.

Đến ngày 20/4 thì đã có vụ tai biến thứ 5, xảy ra ở Bắc Ninh. Gia đình sản phụ Loan đã đưa cả quan tài đến bệnh viện đa khoa Kinh Bắc vì quá bức xúc.

Từ đó đến nay, liên tiếp một loạt những vụ tai biến sản khoa đã xảy ra trên phạm vi cả nước, chủ yếu ở bệnh viện tuyến tỉnh, cá biệt có ca xảy ra ở bệnh viện đầu ngành như bệnh viện Phụ sản Trung ương vào cuối tháng 9 vừa qua (trường hợp của sản phụ Nguyễn Thị Hằng).

Gần đây nhất, tai biến sản khoa xảy ra ở bệnh viện đa khoa huyện Can Lộc. Vụ tai biến này đã khiến người mẹ tử vong.

Theo thống kê của ngành y tế, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm nay, cả nước có gần 1.660 ca tai biến sản khoa, tăng 235 ca so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này chưa phản ánh đúng thực tế, bởi có đến 60% tai biến sản khoa không được các địa phương báo cáo.

nam-rong-tai-bien-san-khoa-tang-dot-bien_1
Người nhà sản phụ ở Quảng Ngãi đau đớn vì mất người thân (Ảnh: VietNamNet)

Quảng Ngãi: Điểm nóng

Trong bức tranh về tai biến sản khoa xảy ra trên phạm vi cả nước trong năm 2012 thì tỉnh Quảng Ngãi nổi lên như một điểm nóng. Chỉ tính riêng tại địa phương này, từ tháng 4 đến nay xảy ra 19 vụ tai biến sản khoa. 7 em bé sơ sinh và 3 sản phụ đã tử vong vì tai biến.
Người nhà sản phụ ở Quảng Ngãi đau đớn vì mất người thân (Ảnh: VietNamNet)

Trước thực tế đáng lo ngại này, vào ngày 18/12 vừa qua, Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức, hội thảo “Tai biến sản khoa ở Quảng Ngãi – thực trạng và giải pháp” nhằm đánh giá thực trạng tai biến sản khoa xảy ra trên địa bàn tỉnh thời gian qua nhằm rút ra bài học kinh nghiệm, đồng thời tìm ra giải pháp hữu hiệu giảm tỉ lệ tử vong mẹ và con do tai biến sản khoa tại địa phương này.

Tại hội thảo, Sở Y tế Quảng Ngãi các tai biến xảy ra trên địa bàn tỉnh đều nằm ngoài giờ hành chính. Thời gian này chỉ có kíp trực với số lượng bác sĩ và nữ hộ sinh ít, trong khi bệnh nhân đông quá tải.

Ngoài nguyên nhân do tai biến hiếm gặp dẫn đến tỷ lệ tử vong cao thì nguyên nhân khác nữa là do đội ngũ y bác sĩ khoa sản cũng như trang thiết bị còn thiếu và yếu.

Đặc biệt, trách nhiệm trong khám bệnh, theo dõi diễn biến và điều trị cho bệnh nhân của đội ngũ y bác sĩ chưa cao, góp phần khiến tai biến phát sinh.

Hội đồng kỷ luật của Sở Y tế đã xem xét, xử lý 7 y, bác sĩ liên quan đến các vụ tai biến sản khoa từ đầu năm đến nay.

Điệp khúc “đúng quy trình, đủ trách nhiệm”

Sau mỗi vụ tai biến sản khoa xảy ra, cảnh tượng quen thuộc là cuộc giằng co căng thẳng giữa người nhà bệnh nhân với bệnh viện. Người nhà bệnh nhân bức xúc tột độ, còn bệnh viện cũng căng mình đối phó với những phản ứng tiêu cực này.

Lãnh đạo các bệnh viện – nơi để xảy ra tai biến sản khoa – cũng như các bác sỹ, y tá liên quan đều tiến hành các động thái cần thiết sau mỗi vụ tai biến, đó là họp, báo cáo, làm tường trình, gặp gỡ gia đình để giải thích, …

Nhưng kết luận cuối cùng cũng dần trở nên quen thuộc, khi mà hầu hết các báo cáo đều cho thấy bệnh viện không có sai sót chuyên môn, xử lý kịp thời, làm hết trách nhiệm. Có nhiều gia đình bệnh nhân sau một thời gian dài đấu tranh để đòi lại công bằng cho người đã mất buộc phải từ bỏ, bởi họ luôn ở thế “đuối lý” so với bệnh viện.

TS Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, đào tạo và phát triển cộng đồng (Thuộc Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) cho biết tại Việt Nam, hệ thống thanh tra y tế chưa hoạt động độc lập và Việt Nam chưa có một hệ thống giám sát độc lập đủ sức trở thành đối trọng với ngành y tế (trên khía cạnh chuyên môn).

Do đó, trong các vụ kiện cáo, người bệnh thường không thể chứng minh lý lẽ của mình và họ đành phải chấp nhận rằng mình kém may mắn.

Chưa có cách tháo gỡ hiệu quả

Sau khi một loạt các ca tai biến xảy ra khiến dư luận lo lắng và đòi hỏi ở Bộ Y tế những động thái tích cực để thay đổi, một loạt các biện pháp chấn chỉnh chuyên môn, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe sản phụ, trẻ sơ sinh được đưa ra nhưng chưa thể kiếm chứng hiệu quả trên thực tế.

Ông Nguyễn Duy Khê – vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế) cho biết giải pháp để khắc phục tình trạng này là tăng cường chỉ đạo bác sĩ tuyến trên hỗ trợ giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm, thường xuyên tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn sản khoa cho đội ngũ y, bác sĩ ở các địa phương, …

Hiện nay, tình trạng thiếu và yếu về nhân lực, trang thiết bị ở các bệnh viện tuyến dưới đang là thực tế đáng lo ngại. Nhiều bệnh viện tuyến dưới không thể đỡ được các ca sinh non, bé nhẹ cân hoặc không xử lý được nếu sản phụ có nguy cơ gặp tai biến.

Theo ông Khê, hiện cán bộ chuyên môn sản khoa rất mỏng, trung bình ở bệnh viện huyện hiện nay có 5,5 bác sĩ sản nhi/bệnh viện, trong đó có 3,28 bác sĩ đa khoa, chuyên khoa sản chỉ có 1,52. Ngay ở tỉnh Nghệ An – địa phương khá “mạnh” của khu vực miền Trung, nhiều bệnh viện huyện chỉ có một bác sĩ sản khoa, tức không phải đêm nào cũng có bác sĩ sản khoa trực!

Cũng theo lời ông Khê, ngay ở TP.HCM, bệnh viện quận hẳn hoi mà bác sĩ chuyên khoa 2 về nội phải kiêm làm trưởng khoa sản!

(Theo Vietnamnet)

Quảng Ngãi: Hội thảo tai biến sản khoa – thực trạng và giải pháp

Sáng 18/12, Sở Y tế Quảng Ngãi đã tổ chức “Hội thảo tai biến sản khoa – thực trạng và giải pháp” để đánh giá thực trạng tai biến sản khoa xảy ra trên địa bàn tỉnh thời gian qua nhằm rút ra bài học kinh nghiệm.

Hội thảo cũng nhằm tìm ra giải pháp hữu hiệu giảm tỉ lệ tử vong mẹ và con do tai biến sản khoa tại Quảng Ngãi.

Tham dự hội thảo có tiến sĩ Nguyễn Duy Khuê – vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em thuộc Bộ Y tế, đại diện Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM, Bệnh viện T.Ư Huế, Bệnh viện Sản – nhi Đà Nẵng cùng lãnh đạo UBND tỉnh, sở y tế và một số bệnh viện đa khoa trên địa bàn tỉnh.

a

Trong 10 tháng năm 2012, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã xảy ra 19 trường hợp tai biến sản khoa, trong đó có 4 trường hợp tử vong con và 3 trường hợp tử vong cả mẹ và con. Đặc biệt từ tháng 4-2012 đến nay, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh liên tục xảy ra các trường hợp tai biến sản khoa làm tử vong mẹ, chết bé sơ sinh hoặc chết cả mẹ và con, gây bức xúc trong dư luận.

Nguyên nhân những trường hợp tai biến sản khoa trên được xác định bao gồm cả chủ quan và khách quan: do sản phụ mang thai có nguy cơ cao như thai non tháng, vết mổ sinh cũ chưa chuyển dạ, sản giật, mẹ bị bệnh tim; do hội chứng truyền máu giữa hai thai, bị sa dây rốn…; do năng lực chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ tại khoa sản của bệnh viện tỉnh còn hạn chế, yếu kém nên khi gặp những trường hợp khó không chẩn đoán được kịp thời.

Mặt khác, trách nhiệm trong khám bệnh, theo dõi diễn biến và điều trị cho bệnh nhân của đội ngũ y bác sĩ chưa cao, chưa thực hiện đúng quy tắc “lương y như từ mẫu”.

(Theo Bee)

Quãng Ngãi: Cháu bé con sản phụ Ly đã tử vong

 

Tin từ gia đình sản phụ Bùi Thị Mỹ Ly cho biết, cháu trai sơ sinh con của sản phụ Bùi Thị Mỹ Ly đã tử vong lúc 23 giờ đêm 24/11 tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.


Cháu bé con sản phụ Ly lúc còn thở máy tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi

Hiện tại gia đình đã đưa cháu về an táng.

Sáng ngày 19/11, sản phụ Bùi Thị Mỹ Ly nhập viện chờ sinh. Tại đây gia đình đã yêu cầu bệnh viện mổ cho sản phụ nhưng các y bác sĩ đã không đồng ý vì cho rằng sức khỏe của sản phụ và thai nhi bình thường.

Tuy nhiên, sau hơn 8 tiếng nằm chờ, khi chị Ly bị sa dây rốn lúc này bác sĩ mới tiến hành mổ khẩn cấp. Khi mổ xong, trẻ sơ sinh bị ngạt thở nặng và suy tim, được đưa vào thở máy. Đến 23 giờ đêm 24/11, cháu bé tử vong.

Trước sự việc trên, gia đình của sản phụ Ly đã gửi đơn tố cáo đến lãnh đạo Bộ Y tế và nhiều cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, các y bác sĩ của bệnh viện tắc trách gây nên cái chết của cháu bé.

(Theo Vietnamnet)

 

Thức đêm giữ… chó

Từ bao đời nay, người dân nông thôn nuôi chó để giữ nhà, giữ làng. Nhưng giờ đây, trớ trêu thay, người dân nhiều vùng ở Quảng Ngãi lại phải thức trắng đêm để... giữ chó.

Có điều ngược đời ấy bởi thời gian qua, nạn cẩu tặc hoành hành dữ dội, trở thành nối ám ảnh khiến nhiều nơi, người dân ăn ngủ không yên.

Đã bắt chó còn hại người

Câu chuyện đau lòng xảy ra ở xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) cách đây 3 năm nhưng cho đến bây giờ vẫn chưa thể nguôi ngoai trong lòng người dân thôn Tân An, xã Nghĩa Thắng, khi anh Lê Quang Khải phải bỏ mạng vì bọn “cẩu tặc”. Cái chết đau thương của anh xảy ra vào đêm 16.7.2009. Đêm đó, Khải cùng một người bạn phát hiện hai đối tượng bắt chó trộm đang kéo lê một con chó trên đường. Khải cùng người bạn đuổi theo truy bắt thì bị hai đối tượng này vung ra một nắm bột ớt cay vào mặt. Bất ngờ vướng phải bột ớt, mắt cay xé nên Khải và bạn té ngã xuống đường gây thương tích nặng. Khải và người bạn được dân làng đưa đi cấp cứu nhưng Khải đã không qua khỏi.

Cách đây không lâu, ở xã Long Mai, huyện Minh Long, người dân đã bắt được tên “cẩu tặc” tên Lê Văn Nhu (TP.Quảng Ngãi). Trước khi bị bắt, đối tượng này vô cùng ngang ngược, bắt chó trộm còn hại nhiều người gây thương tích. Trên đường bỏ chạy, nhóm của Nhu dùng gậy gộc tấn công lại người truy đuổi, đánh trúng vào đầu anh Đặng Nam, ở thôn Minh Xuân, xã Long Mai gây thương tích, rồi tấn công luôn cả anh Lê Văn Thêm, phó trưởng Công an xã Long Mai sau đó tẩu thoát.

Ông Nguyễn Cửu, xã Bình Tân, huyện Bình Sơn bức xúc: “Trộm chó xảy ra thường xuyên ở địa phương. Bọn chúng rất liều lĩnh, coi thường luật pháp. Ban đêm mà gặp chúng đi bắt chó trộm, nếu có một mình không ai dám ra đuổi theo cứu chó cả, vì sẽ bị chúng hành hung ngay”.

Lộng hành

Thủ đoạn bắt chó của “cẩu tặc” thường là dùng dây thòng lọng, mồi nhử, thậm chí dùng cả những vật sắc bén để chém chết chó khi gặp những chú chó đi lang thang ngoài đường. Khi bị dân đuổi bắt thì chúng quay sang tấn công, doạ giết, dùng bột ớt chống trả đầy thách thức.

Người nuôi chó ở Quảng Ngãi giờ ăn ngủ chẳng yên vì cứ nửa đêm hễ nghe tiếng xe chạy qua đường sát nhà mình là phải vội thức dậy cầm đèn pin, bật điện sáng trưng để kiểm tra vì lo bị “cẩu tặc” bắt mất chó nhà mình. Có gia đình trước đây thả chó chứ không nhốt thì bây giờ để giữ chó thoát khỏi tay “cẩu tặc” đành đi mua dây xích xích chặt chó trong góc nhà 24/24g. Tuy nhiên, những chú chó được gia chủ chăm sóc, phòng ngừa rất sát như vậy vẫn lọt vào tay “cẩu tặc”. Ông Trần Mai, ở thôn Phú Quý, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn vẫn còn nuối tiếc vì để mất con chó cưng của gia đình. Đầu năm 2012, con chó của ông được ông xích lại và cột trong nhà sát chỗ cửa nơi ông nằm ngủ. Vậy mà trong tối đêm đó “cẩu tặc” cũng lẩn vào bắt đi con chó của ông. Khi “cẩu tặc” lôi chó ra đường thì bị ông Mai phát hiện, hô hoán truy đuổi nhưng chẳng cứu được chó, đành đứng nhìn trong sự bực tức, ngậm ngùi.

Tuyên chiến với “cẩu tặc”

Bức xúc trước sự lộng hành của “cẩu tặc”, người dân Quảng Ngãi quyết tuyên chiến với “cẩu tặc”. Biết rằng, nếu đuổi bắt được “cẩu tặc” theo hướng đơn lẻ sẽ khó tóm được nên nhiều nơi ở Quảng Ngãi đã tìm cách “liên minh” lại với nhau. Người dân xã Bình Châu, huyện Bình Sơn chống trộm chó bằng cách trao đổi số điện thoại giữa các thôn với nhau. Mỗi khi phát hiện bọn trộm chó đột nhập là gọi điện thoại cho thôn ở đầu trên, đầu dưới huy động người ra chốt chặn để bắt.

Hai nghi phạm trộm chó và “đồ nghề” bị người dân
bắt giữ. Ảnh: M.Như

Ông Tiêu Viết Thạnh, Trưởng Công an xã Bình Châu, huyện Bình Sơn cho biết, rất nhiều vụ trộm chó xảy ra tại địa phương, dân liên tục phản ánh nhưng tiếc là công an xã chưa bắt được đối tượng nào. “Chỉ tính từ đầu năm đến nay, ở địa phương đã xảy ra 18 vụ trộm chó. Mới đây, khi nhận được tin báo có kẻ trộm chó, công an xã huy động lực lượng đuổi bắt nhưng khi chạy đến nơi vắng thì bị nhóm trộm chó quay ngược lại dùng mã tấu tấn công. Trong đêm tối, lực lượng ít nên anh em công an viên phải bỏ xe chạy vào nhà dân. Lúc quay ra thì chiếc xe máy bị nhóm trộm chó đập bể nát, phải đem đi sửa hơn triệu bạc. Chúng tôi cũng đã đề nghị công an huyện cùng phối hợp để truy bắt các đối tượng trộm chó này”, ông Thạnh nói.

Mới đây nhất, một cuộc diễn tập chưa từng có đã diễn ra ở Quảng Ngãi: diễn tập chống trộm chó! Cuộc diễn tập kỳ lạ này được tổ chức trong đêm 26.6 ở huyện Nghĩa Hành, với gần 1.000 người tham gia.

Theo Công an huyện Nghĩa Hành, do nạn trộm cắp, đặc biệt là nạn trộm chó phức tạp, nguy hiểm nên công an huyện đã xây dựng phương án diễn tập này. Trong đó, nhân dân đóng vai trò nóng cốt trong các tình huống diễn tập và trấn áp tội phạm, góp phần nâng cao nhận thức và phương thức đấu tranh phòng chống tội phạm, nhất là chống lại “cẩu tặc” cho nhân dân.

(Theo TTOL)

Bệnh lạ tại Quảng Ngãi: WHO vẫn đang chờ lời mời từ Bộ Y tế

Trong văn bản trả lời báo chí ngày 17-5, ông Takeshi Kasai, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam khẳng định:

Bệnh lạ tại Quảng Ngãi: WHO vẫn đang chờ lời mời từ Bộ Y tế
Nhiều học sinh ở Quảng Ngãi cũng mắc bệnh lạ

Đến thời điểm này WHO vẫn chưa nhận được yêu cầu chính thức nào từ Bộ Y tế về việc hỗ trợ điều trị, nghiên cứu... hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân đang xảy ra tại huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Như ANTĐ đã đưa tin, “bệnh lạ” ở Quảng Ngãi đã xuất hiện hơn 1 năm nay, số mắc và tử vong vẫn đang ngày càng tăng lên khiến dân chúng rất hoang mang nhưng đến nay nguyên nhân gây bệnh này vẫn chỉ được Bộ nêu ra dưới dạng… giả thuyết.

Trước mối quan tâm rất lớn của dư luận, mới đây Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết ngành y tế đã trao đổi chặt chẽ với WHO và các phòng thí nghiệm quốc tế để cùng phối hợp tìm ra các giải pháp xác định căn nguyên gây bệnh trong thời gian sớm nhất.

Tuy khẳng định chưa nhận được lời mời chính thức từ Bộ Y tế, song ông Kasai cũng cho biết, WHO đang liên hệ chặt chẽ với Bộ Y tế và đưa ra đề nghị sẽ hỗ trợ nghiên cứu căn bệnh này tại Việt Nam. Trả lời câu hỏi nếu Bộ Y tế chính thức đề nghị WHO giúp đỡ để tìm căn nguyên gây bệnh, tổ chức này sẽ tiến hành thế nào, ông Kasai cho biết việc WHO hỗ trợ cụ thể ra sao phụ thuộc vào đề nghị chính thức của Bộ Y tế Việt Nam.

(Theo ANTĐ)

Quảng Ngãi: Thêm một phụ nữ chết vì “bệnh lạ”

Chiều 7-5, ông Phạm Văn Bút, Chủ tịch UBND xã Ba Điền, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi), xác nhận thêm 1 trường hợp tử vong do hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân từ Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa (Bình Định).

Đó là bà Phạm Thị Tiến, 52 tuổi, ở thôn Làng Rêu, xã Ba Điền, huyện Ba Tơ. Như vậy đến nay, ngành y tế xác nhận “bệnh lạ” đã cướp đi sinh mạng của 9 người, 11 người khác tử vong có các triệu chứng tương tự.

Theo Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ, hiện vẫn còn 31 trường hợp mắc bệnh đang được điều trị tại các bệnh viện, trong đó có 4 bệnh nhân rất nặng. Ngoài ra, trong 7 ngày đầu tháng 5, xã Ba Điền tiếp tục phát hiện thêm 13 trường hợp mắc mới, nâng tổng số người mắc “bệnh lạ” đến nay là 190 người.

(Theo NLD)