Lưu trữ cho từ khóa: quan niệm

Bệnh Đau dạ dày : bệnh loét dạ dày tá tràng và cách điều trị

Bệnh Đau dạ dày : bệnh loét dạ dày tá tràng và cách điều trị
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng (DD-TT) là một bệnh đã được biết từ thời cổ đại. Bệnh xảy ra ở mọi quốc gia, mọi lứa tuổi. Tỉ lệ bệnh ở các nước là 1 – 3% dân số, và trong suốt một đời người khả năng mắc bệnh loét là 10%. Việc điều trị loét dạ dày tá tràng đã có những thay đổi lớn trong ba thập niên trở lại đây với việc phát triển các thuốc chống loét thế hệ mới từ thập niên 1970 và việc phát hiện và xác định vai trò gây bệnh loét của vi khuẩn Helicobacter Pylori từ thập niên 1980.
Viêm loét dạ dày - tá tràng thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người lớn chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ em. Đặc điểm của bệnh là tùy theo các vị trí của viêm và loét khác nhau mà có các tên gọi là viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, viêm bờ cong nhỏ hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, loét tiền môn vị, viêm tá tràng, loét tá tràng hoặc cả dạ dày và hành tá tràng đều bị viêm.
I. Nguyên nhân và các yếu tố gây ra bệnh loét dạ dày tá tràng là gì?
1. Quan niệm về sự sinh bệnh loét được hình thành từ những năm đầu của thế kỷ 20. Đó là do sự mất quân bình giữa 2 lực đối kháng tác động lên niêm mạc DD-TT:
(1) Lực tấn công làm phá hủy niêm mạc DD-TT mà tiêu biểu là HCl và pepsin của dịch dạ dày
(2) Lực bảo vệ đảm bảo sự nguyên vẹn của thành DD-TT do hàng rào nhày và lớp tế bào niêm mạc DD-TT. Theo quan niệm này, bất cứ một tác nhân nào làm gia tăng lực tấn công hoặc làm giảm lực bảo vệ đều có thể gây bệnh loét dạ dày tá tràng. Có thể minh họa quan niệm này bằng sơ đồ dưới đây:
Giảm Lực Bảo Vệ Tăng Lực Tấn Công
- Giảm tưới máu - Vi khuẩn H.Pylori niêm mạc DD-TT - Các stress
- Thuốc lá - Thuốc AINS , Steroids …
- Bệnh gan mạn tính - Rượu .
( xơ gan ) Hàng rào nhày Lớp tế bào niêm mạc
2. Trong số các tác nhân gây bệnh nêu trên, H. Pylori là nguyên nhân quan trọng nhất. Hai nhà bác học Úc Marshall và Warren đã được trao tặng giải Nobel nhờ đã có công khám phá ra loại vi khuẩn này. Các thuốc AINS, Steroides có thể gây loét ở người phải điều trị dài ngày với các thuốc này. Các stress về tâm lý thần kinh cũng có thể gây bệnh loét. Thuốc lá làm tăng nguy cơ bị loét, tăng tỉ lệ tái phát và biến chứng của bệnh loét. Rượu cũng tăng tỉ lệ tái phát loét.
II. Triệu chứng của bệnh loét dạ dày tá tràng như thế nào?
Chỉ khoảng 50% bệnh nhân loét DD-TT là có triệu chứng điển hình, 40 – 45% có triệu chứng mơ hồ, không điển hình, những trường hợp này rất khó chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác của DD-TT như viêm DD-TT, ung thư DD. Có 5 - 10% bệnh nhân loét hoàn toàn không có triệu chứng (loét câm), hay gặp ở người lớn tuổi.
1. Cơn đau loét: là triệu chứng điển hình của bệnh loét dạ dày tá tràngvới các đặc điểm (1) Đau thượng vị (vùng trên rốn và dưới mỏm xương ức). (2) Đau có chu kỳ theo bữa ăn và theo mùa. (3) Đau xuất hiện hoặc tăng khi ăn các thức ăn chua, cay hay khi bị căng thẳng thần kinh và giảm khi uống các thuốc kháng axit hay thuốc băng niêm mạc dạ dày.
2. Các triệu chứng không điển hình như đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, chậm tiêu hóa… rất khó phân biệt là do loét hay do một bệnh khác của dạ dày như viêm DD, ung thư DD, hay chứng loạn tiêu hóa không do loét. Trường hợp này phải chụp Xquang hoặc nội soi DD-TT mới chẩn đoán chắc chắn.
3. Các trường hợp loét câm thường chỉ được chẩn đoán khi xảy ra biến chứng.
4. Bệnh thường hay tái phát. Trước đây, sau khi được chữa lành, có 60 – 80% tái phát trong vòng 2 năm. Từ thập niên 80, khi xác định được vai trò gây bệnh của vi khuẩn H. Pylori, việc điều trị tiệt trừ H. Pylori đã làm giảm tỉ lệ tái phát còn khoảng 10%.
III.Các biến chứng của bệnh loét dạ dày tá tràng là gì?
1. Xuất huyết tiêu hóa (chảy máu đường tiêu hóa): xuất huyết hay chảy máu thường rầm rộ với ói ra máu, có hoặc không có đi tiêu phân đen. Bệnh nhân cần được nhập viện ngay để điều trị cấp cứu.
2. Thủng DD-TT: xuất hiện cơn đau bụng đột ngột , dữ dội vùng thượng vị như dao đâm, thường có nôn ói và bụng cứng như gỗ. Biến chứng này phải được mổ cấp cứu, nếu không bệnh nhân sẽ tử vong.
3. Hẹp môn vị: lúc đầu ăn chậm tiêu, đầy bụng, nặng bụng, ợ nước chua nhất là về buổi chiều; tiếp theo bệnh nhân bị nôn ói sau ăn ngày càng thường hơn. Bệnh nhân thường gầy sút do bị nôn ói. Biến chứng này phải được điều trị bằng phẫu thuật.
4. Hóa ung thư: ngày nay người ta thấy có chứng cứ nhiễm H. Pylori gây viêm loét dạ dày lâu dài có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
IV. Làm cách nào để xác định bị bệnh loét dạ dày tá tràng?
1. Chẩn đoán xác định loét DD-TT: trước đây khi bệnh nhân có cơn đau loét điển hình, bác sĩ có thể tiến hành điều trị với thuốc chống loét. Trường hợp các triệu chứng không điển hình, phải chụp Xquang hoặc nội soi để xác định bệnh loét và loại trừ các bệnh khác của dạ dày, nhất là ung thư dạ dày.
Các triệu chứng giúp nghĩ đến ung thư dạ dày là (1) Sụt cân, chán ăn. (2) Đi cầu phân đen và có các triệu chứng của thiếu máu mạn như xanh xao, mệt mỏi. (3) Đau bụng âm ỉ vùng thượng vị. (4) Người lớn tuổi (> 50 tuổi). (5) Có người thân trong gia đình bị ung thư dạ dày
2. Chẩn đoán nhiễm H. Pylori: hiện nay do cần xác định có nhiễm H. Pylori hay không để quyết định việc điều trị tiệt trừ nên cần làm xét nghiệm chẩn đoán nhiễm H. Pylori cho bệnh nhân. Có nhiều phương pháp chẩn đoán nhiễm H. Pylori như chẩn đoán qua nội soi và các xét nghiệm không phải làm nội soi như test huyết thanh học, test thở urease Phương pháp xét nghiệm hiện đại nhất hiện nay là Pytest (xét nghiệm dạ dày bằng hơi thở) khắc phục được nhược điểm gây nôn ói của nội so, kỹ thuật PCR…
V.Điều trị bệnh loét dạ dày như thế nào?
Hiện nay việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có thể phân ra hai nhóm chính: nhóm bệnh loét DD-TT do nhiễm H. Pylori và nhóm không do nhiễm H. Pylori. Nhóm sau thường do dùng các thuốc kháng viêm, thuốc trị đau nhức,do stress, do bệnh gan mạn tính. Thuốc điều trị là kháng sinh mà chủ yếu là Metronidazole hoặc Clarithromycin, nhưng hiện nay hiện tượng đề kháng thuốc đã dần xuất hiện (47 - 86% với Metronidazol, 20% với Clarithromycin và 69% với Amoxiciclin) làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều trị. Clarithromycin có tỷ lệ thành công cao hơn hẳn so với Metronidazol, nhưng hiệu quả của thuốc sẽ tăng hơn nếu ức chế tiết acid đầy đủ bằng các thuốc ức chế bơm proton để làm tăng độ pH của dạ dày. .Các phác đồ điều trị chủ yếu hiện nay là sự phối hợp của 3 hoặc 4 loại thuốc trong số : thuốc ức chế bơm proton - Amoxcycilin - Metronidazol - Clarithromycin và Bismuth hay Tetracyclin.
Hội Tiêu hóa Việt Nam đã họp bàn nhiều về cách diệt trừ chúng và thống nhất một phương thức chung để điều trị Helicobacter Pylori ở bệnh nhân dạ dày tá tràng có hiệu lực nhất theo tóm tắt như sau:
- Chỉ định tiệt trừ HP: loét hành tá tràng; loét dạ dày; viêm teo dạ dày mạn tính hoạt động; u lympho bào dạ dày hoạt hóa thấp; ung thư dạ dày chẩn đoán rất sớm; điều trị lâu dài với thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hay có tiền sử loét trước khi điều trị.
- Có thể dùng trong các trường hợp: Ung thư dạ dày chẩn đoán muộn và đã phẫu thuật; trào ngược dạ dày thực quản; viêm dạ dày đã điều trị nhiều lần không giảm hay con cái những người bị ung thư dạ dày.
- Công thức điều trị: chọn một trong các phác đồ sau:
1. Ức chế bơm proton (PPI) + Clarithromycin (C) 500mg + Amoxiciclin (A) 1000mg dùng ngày 2 lần trong ít nhất 7 ngày
2. [ PPI + C 500mg + Metronidazol (M) 500mg] x 2 lần x 7 ngày
3. [ PPI + Bismuth (B)200 – 400mg + Tetracyclin (T) 1000mg + M 500mg] x 2 lần x 7ngày
4. [ PPI + B 200 – 400 mg +T 1000mg + A 1000mg] x 2 lần x 7 ngày
5. PPI 2 lần/ngày + [ T 250mg + M 200mg + B 108mg ] x 5lần x 10 ngày
Các thuốc trung hòa axít trước đây được coi là thuốc chính trong điều trị VLDDTT. Nhưng hiện nay chỉ còn sử dụng như thuốc hỗ trợ để làm giảm các triệu chứng của bệnh VLDDTT, như đau bụng, ăn không tiêu…Toa thuốc trị viêm loét dạ dày nếu chỉ có thuốc giảm đau, chống co thắt, kháng acid... thì trên thực tế chỉ có lợi cho thầy thuốc vì bệnh nhân thế nào cũng phải tái khám, và có lợi cho nhà thuốc vì thân chủ sớm muộn cũng trở thành "khách hàng thân thiết"! Vậy phải làm cách nào?
-Sản phẩm tốt nhất và thông dụng nhất trong điều trị hiện nay là CLROPHILL nhập khẩu từ Malaisya (trung hoà HCl và pepsin của dịch dạ dày)
-Kết hợp với K-Borini hoặc Zarnizo-K nhập khẩu từ Hà Lan (đặc trị khuẩn H.pylori)
Sản phẩm được nhập khẩu chính hãng và đã qua kiểm duyệt của bộ y tế .
Nhà phân phối Dược Phẩm Phú Hải : DT 0945.388.697
Phụ trách Tư vấn sản phẩm TsThienquang: ĐT :0972690610
Website chuyên nghành về Bệnh học >>>: http://thaythuocgioi.vn/
Website chuyên Thuốc và biệt dược >>>: http://thuocchuabenh.com.vn/
Trung tâm tư vấn và hỗ trợ sản phẩm : BV đa khoa TP Bắc Giang
Trung tâm Tư vân và phân phối sản phẩm Tại TP Hà Nội :
Chi nhánh số 1 :Phòng khám chuyên khoa -Thạc sỹ bác sỹ Bạch Tuấn Long – Phố Bạch mai - HBT – HN
SP có bán tại các Bệnh viên và các nhà thuốc trên toàn quốc
CHUYỂN HÀNG TẬN TAY KHÁCH HÀNG TRÊN TOÀN QUỐC

Những quan niệm sai lầm về sức khỏe

Dưới đây là một số quan niệm sai lầm về sức khỏe

1. Mất 7 năm để tiêu hóa kẹo cao su. Sự thật là: Những người nhai kẹo cao su có thể thư giãn. Dù cơ thể bạn không thể tiêu hóa kẹo cao su, nó cũng không tích lại trong dạ dày. Bạn sẽ bài tiết nó giống như các loại thức ăn khác không tiêu hóa được khi đi vệ sinh.

nhung-quan-niem-sai-lam-ve-suc-khoe

2. Nhổ tóc bạc làm chúng mọc lại gấp đôi. Sự thật là: Nhổ tóc bạc không ảnh hưởng gì. Di truyền đóng vai trò quan trọng khi bạn già đi, bất kể mức độ thường xuyên nhổ. Mất sáu tháng kể từ khi một sợi tóc rụng cho đến lúc nó mọc đủ dài để bạn có thể nhận thấy, trong thời gian đó, bạn sẽ tự động nhìn thấy mái tóc bạc hơn, đó là một phần của quá trình lão hóa.

3. Bạn có thể bị cúm khi ở ngoài trời quá lâu. Sự thật là: Cho bọn trẻ chút thời gian vui chơi bên ngoài thật ra rất tốt. Cúm là bệnh do virus hoặc vi khuẩn gây nên, bệnh này lây lan rộng vào mùa đông bởi sự tiếp xúc gần của mọi người ở trong nhà. Vì thế dành thời gian ngoài trời thực ra có thể giúp bạn ít bị cúm.

4. Uống nước lạnh sau bữa ăn có thể gây ung thư. Sự thật là: Nước là một trong những thứ tốt nhất bạn có thể uống vào bất cứ bữa ăn nào. Tin đồn này cho rằng nước lạnh sẽ làm chất béo từ dầu trong bữa ăn của bạn biến thành “bùn” cho đường ruột và có thể dẫn đến ung thư. Tuy nhiên không có bằng chứng từ các tài liệu y khoa ủng hộ giả thuyết này.

5. Thức ăn rơi chưa đến 5 giây an toàn cho sức khỏe. Sự thật là: Ăn thức ăn bị rơi gây nguy cơ đối với việc tiêu hóa vi khuẩn và bệnh đường tiêu hóa sau này, thời gian thức ăn rơi trên mặt đất không thay đổi được nguy cơ đó. Nếu có vi khuẩn, chúng sẽ bám ngay vào thức ăn. Vì thế thay vì phủi bụi từ thức ăn bạn làm rơi, vứt chúng đi sẽ an toàn hơn.

(Theo Anninhthudo)

Những quan niệm hiện đại về tăng cường trí não

Chỉ còn gần 2 tháng nữa, sĩ tử cả nước sẽ bước vào kỳ thi Đại học. Đến lúc này, nhiều phụ huynh đang sát cánh hỗ trợ việc ôn luyện cũng như chăm sóc dinh dưỡng cho con. Tuy nhiên, với một số phụ huynh khác, nỗi lo về “năng lực trí não” của con đang tạo nên rào cản vô hình cho niềm tin vào cơ hội thành công của con ở kỳ thi.

Những quan niệm cần thay đổi về năng lực trí não

Quan niệm 1: Não to hơn thi thông minh hơn.

Quan niệm hiện đại (QNHĐ): Kích cỡ bộ não không phản ánh trí thông minh của con bạn  (não Einstein cũng như bao người khác!). Chính quá trình dẫn truyền thần kinh nhanh, liên tục sẽ giúp não hoạt động tốt hơn.

Quan niệm 2: Thực lực trí tuệ của con người đã được định sẵn từ lúc sinh ra: trí thông minh bẩm sinh là yếu tố quyết định thành đạt của chúng ta.

QNHĐ: Thông minh giúp các học sinh có lợi thế khi tiếp nhận thông tin. Tuy nhiên, thực hành thường xuyên sẽ giúp con bạn tăng cường sự nhạy bén khi xử lý thông tin.

Quan niệm 3: Con người chỉ sử dụng 10% năng lực trí não.

QNHĐ: Năng lực trí não của con người là vô hạn. Suy nghĩ, ôn tập thường xuyên sẽ giúp con bạn hệ thống hóa kiến thức nhờ sự kết nối tế bào thần kinh.

Quan niệm 4: Thực phẩm nào cũng tốt cho trí não hoặc ăn gì bổ nấy!

QNHĐ: Não là bộ phận “kén ăn” nhất của cơ thể với các “đặc sản” từ protein (đạm), choline, omega 3, canxi, các loại vitamin… từ trứng, sữa, gà, cá, các loại rau xanh…

Quan niệm 5: Protein nào cũng giống nhau và tất cả đều tốt cho trí não.

QNHĐ: Không hẳn. Protein là tên chung của rất nhiều loại đạm với nhiều cấu trúc và chức năng khác nhau. Chỉ một số protein nhất định, có cấu trúc nhỏ (gọi là peptide) mới tiếp cận tốt với não.

Từ những phân tích trên, chúng ta thấy rõ rằng các học sinh hoàn toàn có thể cải thiện được năng lực trí não trong thời gian nước rút này nếu sở hữu một bộ não khỏe mạnh. Và các phụ huynh cũng hoàn toàn có thể chủ động chăm sóc sức khỏe trí não của con nếu chọn lựa đúng dưỡng chất tốt cho não.

Gần đây, thông tin về dưỡng chất cho não ProBeptigenTM – loại peptide được chiết xuất trong quá trình sản xuất Nước Cốt Gà BRAND’S do TT Nghiên Cứu Não bộ BRAND’S tại Singapore đang tạo được sự quan tâm lớn đối với phụ huynh nhờ khả năng thúc đẩy quá trình dẫn truyền của các tế bào thần kinh trong não, giúp các em tỉnh táo và nhớ lâu hơn. Tuy không dễ tìm thấy trong các thực phẩm thông thường, peptide ProBeptigenTM vẫn đến với các học sinh cuối cấp một cách tiện dụng qua hình thức nước cốt gà đóng chai sản xuất theo công nghệ hiện đại BRAND’S và hiện nay sản phẩm Nước Cốt Gà BRAND’S được phân phối tại các siêu thị trên toàn quốc.

Góc tư vấn

Con tôi học chính khóa ở trường về là đến lớp học thêm ngay nên cháu không kịp về nhà ăn cơm, phải ăn bánh mì, cơm, cháo ở tiệm. Tôi lo sợ cháu sẽ bị đau bao tử và không ăn đầy đủ dinh dưỡng. Có cách nào để bù cho cháu dinh dưỡng và tránh đau bao tử không?

Lo lắng của chi hoàn toàn chính xác. Cơ thể của cháu, đặc biệt là não bộ rất cần chất dinh dưỡng quí như các chất đạm cấu trúc nhỏ, còn gọi là các peptide, chất bột đường đã chuyển hóa như đường glucose, chất béo chưa bão hòa. Cháu chỉ được ăn các thức ăn chế biến sẵn như bánh mì, cháo, cơm hộp… không thể đủ cho nhu cầu học tập và tăng trưởng của cháu.

Chị nên cố gắng sắp xếp lại lịch học thêm cũng như địa điểm học thêm sao cho cháu có thể về nhà ăn các bữa ăn chiều hoặc ăn trưa do mẹ chuẩn bị.

Việc ăn ngoài phải hạn chế tối đa. Có thể chọn lựa một số thực phẩm đã được nghiên cứu là giàu dưỡng chất bổ sung thêm cho cháu nhưng cũng không thể thay thế được những bữa ăn đa dạng các loại thực phẩm (15-20 loại thực phẩm mỗi ngày).

(BSCK2. Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám Đốc Trung Tâm Dinh Dưỡng TP.HCM)

(Theo Thanhnien)

Những quan niệm sai lầm về chè xanh

Những quan niệm sai lầm do chưa hiểu hết ý nghĩa khoa học của chè xanh khiến người dùng bị ảnh hưởng sức khoẻ. Vì thế, những lý giải của chuyên gia giúp mọi người nhìn nhận đúng, đồng thời có cách uống phù hợp nhằm mục đích “khai thác” hết các công dụng chè xanh.


Với thành phần là những hóa chất tự nhiên rất tốt, chè xanh có thể được xem như một thức uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học – Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, nhiều người quan niệm uống nước chè nhiều và thường xuyên có thể phòng tránh được bệnh ung thư là chưa chính xác.

Trong cơ thể con người bao giờ cũng có tế bào lạ. Ở chừng mức nhất định, tế bào lạ sẽ khu trú. Còn khi hệ miễn dịch kém các tế bào lạ sẽ phát triển và chiếm dần vị trí của tế bào sống. Diện tích lấn chiếm được càng cao thì khối u ung thư càng lớn và chèn cơ thể dẫn đến chết. Trong khi đó, chè xanh có nhiều chất như đã phân tích, có tác dụng kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Mỗi chất như một chiếc đao cùng tác động vào tế bào ung thư khiến nó khó phát triển.

Quan niệm uống chè xanh khi nóng không tốt bằng khi nguội cùng hoàn toàn không hợp lý. Theo nguyên tắc khoa học, uống nước chè nóng sẽ dễ chịu và chuyển hóa chất vào máu nhanh. Còn uống lạnh, các chất khi vào cơ thể sẽ phải mất một quá trình nhất định.

Đồng quan điểm, ThS Ngô Đức Phương, nguyên cán bộ khoa Tài nguyên – Dược liệu, Viện Dược liệu nhấn mạnh: Không nên uống chè lạnh. Điều này không chỉ làm mất tác dụng giải nhiệt, hạ đờm của nước chè mà còn gây nguy cơ bị lạnh, kéo đờm. Trái lại, nước chè nóng sẽ giúp tinh thần sảng khoái, tai thính, mắt tinh.

Đặc biệt, đừng quá kỳ vọng sẽ uống nhiều, đặc nước nhằm mục đích giải nhiệt hay tận dụng tốt các chất có trong chè cho cơ thể nhanh. ThS Ngô Đức Phương lý giải, uống nước chè đặc tuy có rất nhiều cái lợi nhưng nếu uống thường xuyên thì kết quả lại ngược lại, thậm chí gây nhiễm độc mãn tính. Nguyên nhân là do trong nước chè đặc có tương đối nhiều chất nhu, ảnh hưởng xấu tới tiêu hoá như làm loãng dịch vị; Khiến niêm mạc dạ dày co lại; Làm chất protein trở nên rắn và lắng xuống. Ngoài ra, chất nhu còn có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt và vitamin B1 của cơ thể. Nếu kéo dài sẽ sinh bệnh thiếu máu do thiếu sắt và thiếu vitamin B1 gây tê phù, trầm trọng có thể bị trầm cảm, trí nhớ kém, mất ngủ, gầy yếu, mất cảm giác ngon miệng, rối loạn thần kinh…

Không uống nước chè sau khi ăn

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, những người có thể uống nước chè nên uống thường xuyên với nước chè loãng. Điều này nhằm mục đích cung cấp cho cơ thể các chất tốt cho sức khoẻ một cách đều đặn, không bị say. Nên uống chè vào buổi sáng giúp tập trung làm việc và học tập, nên uống từ 2 – 3 cốc mỗi ngày. Không uống chè xanh vào lúc đói, chất tanin dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày tiết ra nhiều chất chua. Vị chua sẽ làm mất cảm giác ngon miệng, cơ thể hấp thu thức ăn kém đi.

Hơn nữa, trong khi dạ dày trống rỗng, nếu uống chè xanh, chất chát trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì, vị. Lúc đó, bạn sẽ thấy cồn cào, nôn nao trong người, chóng mặt, hoa mắt, rất khó chịu mà chúng ta thường gọi là “say chè”. Đây cũng là lý do vì sao khi bạn đang đói  mà uống nước chè đặc sẽ gây nên say chè khiến người ta cảm thấy tim bị đạp loạn nhịp, chóng mặt, chân tay bủn rủn, người nôn nao… Bạn cũng không nên uống trà ngay sau khi ăn cơm. Vì khi đến dạ dày, chất tanin trong trà sẽ làm cho protein trong thức ăn trở nên cứng. Hơn nữa, nước chè cũng ức chế sự hấp thụ chất sắt. Vì vậy, nếu muốn uống trà, bạn hãy đợi nửa giờ sau bữa ăn.

Những người bị bệnh cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường, viêm gan, viêm thận… nếu uống nước chè đặc vào lúc đói có thể làm cho bệnh nặng hơn. Người đang cho con bú uống nước chè đặc sữa cũng ít đi.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cũng hướng dẫn, có thể ứng dụng chè để làm thức ăn bằng cách: Lấy lá chè non rửa sạch, phơi khô, xay nhỏ miến thành bột. Bột này có thể dùng kèm thức ăn và dành cho tất cả các đối tượng cơ thể như trẻ nhỏ, người già, phụ nữ có thai… Mỗi người ăn ở một mức độ khác nhau tùy vào sở thích, khẩu vị nhưng cũng không nên quá nhiều.

(Theo Xaluan)