Lưu trữ cho từ khóa: Quặm mi dưới

Bé bị quặm mi dưới, để lâu có ảnh hưởng đến mắt?

Con tôi mười tám tháng tuổi. Mắt phải của bé bị lông mi dưới quặm vô mắt gây chảy nước mắt sống thường xuyên. Tôi đưa bé đi khám thì bác sĩ nói do bé sổ sữa. Song bây giờ con tôi đã gầy mà vẫn bị như vậy, nếu để lâu quá có ảnh hưởng đến mắt của cháu không?

Ảnh minh họa: Internet

Trả lời:

Quặm mi dưới tương đối phổ biến ở trẻ em. Quặm mi là tình trạng lông mi mọc ngược vào trong, cọ vào giác mạc (tròng đen) gây kích thích mắt như đỏ mắt, chảy nước mắt, hay nặng hơn là trầy giác mạc, có thể gây viêm loét giác mạc.

Quặm mi dưới trẻ em có thể tự hết khi bé lớn nên bác sĩ thường hướng dẫn phụ huynh tự theo dõi, chăm sóc và cách bật mi dưới để quặm dần hết.

Thông thường, bác sĩ chỉ định phẫu thuật quặm cho trẻ khi quặm gây tổn thương kéo dài cho giác mạc. Chảy nước mắt sống kéo dài là dầu hiệu của giác mạc bị kích thích đe dọa tổn thương, vì vậy bạn cần sớm đưa con đến bác sĩ chuyên khoa mắt nhi để đánh giá lại xem có cần chỉ định phẫu thuật không.

Theo Ebe.vn

Quặm mi dưới ở người cao tuổi, điều trị thế nào?

“Mẹ tôi 71 tuổi, mắt thường xuyên bị viêm kết mạc kéo dài và tiết nhiều dử, chẩn đoán là quặm mi dưới ở người cao tuổi. Xin hỏi bệnh này điều trị như thế nào?”.

quam-mi-duoi-o-nguoi-cao-tuoi-dieu-tri-the-nao

Chào bạn,

Quặm mi dưới xuất hiện khi bờ mi dưới cong vào trong và hàng lông mi cọ vào bề mặt của nhãn cầu, gây chảy nước mắt, tiết dử mắt. Mi có thể cọ vào giác mạc, gây viêm giác mạc kéo dài.

Nguyên nhân gây bệnh thường là hoạt động quá mức của cơ vòng cung mi kết hợp với nhão mi. Về mặt giải phẫu, bao mi – mặt dính vào cơ kéo mi dưới. Cơ này bám vào bờ dưới của sụn mi và giữ cho mi ở vị trí vững bền giống như là một cây cung được kéo căng bằng sợi dây cung. Sự kết hợp của những yếu tố sau dẫn tới quặm mi dưới tiến triển (đặc biệt hay xảy ra ở người lớn tuổi):

- Nhão mi: Được phát hiện khi ta dùng ngón tay kéo nhẹ mi làm cho mi dưới căng ra, khi thả tay ra thì mi lâu trở về vị trí bình thường.

- Kém chức năng của cơ vòng cung mi làm cho bờ của mi dưới uốn cong vào trong gây ra quặm.

- Bao mi – mặt nhão và kém chức năng làm cho sụn cong vào trong.

- Ngoài ra, quặm mi dưới còn xuất hiện ở những người mắt teo lõm hoặc teo mỡ hốc mắt làm cho mắt tụt sâu vào trong, khiến mi dưới khi áp vào nhãn cầu bị lộn vào trong gây ra quặm.

Cách điều trị quặm mi dưới ở người cao tuổi là loại trừ hoặc làm giảm bớt những yếu tố trên, như phẫu thuật rút ngắn mi để điều trị nhão mi phối hợp với tạo lại chỗ bám của cơ kéo mi dưới. Ngoài ra, việc xoa bóp nhẹ nhàng vùng quanh mi thường xuyên cũng có tác dụng làm giảm sự khó chịu ở người cao tuổi bị quặm mi dưới.

Th.S Nguyễn Quốc Anh

(Theo Sức khỏe & Đời sống)