Lưu trữ cho từ khóa: Quả mơ

Kinh nghiệm ngâm mơ, sấu, dâu và các loại quả ngon

(Webtretho) Mùa hè sắp đến đồng nghĩa với mùa mơ, mùa sấu, mùa dâu... cũng sắp đến, và các chị em lại rủ nhau ngâm những bình nước mơ, nước sấu, nước dâu... thật ngon lành và để dành uống quanh năm.

Thế nhưng ngâm thế nào để có những bình nước thật ngon thì chưa phải ai cũng đã làm được. Nên chọn quả thế nào, sơ chế ra sao, ngâm phơi trong bao lâu để được quả ngon, nước thơm và không bị mốc... mời bạn cùng tham khảo và trao đổi kinh nghiệm cùng các thành viên của Webtretho nhé!

webtretho_ngâm nước mơ

(Ảnh: Inmagine)

16 thực phẩm mẹ ăn để nhiều sữa cho con

Sản xuất sữa mẹ có liên quan trực tiếp đến những gì mẹ ăn uống hàng ngày. Uống nhiều nước là rất quan trọng, nhưng thực phẩm ăn uống lại là một yếu tố cần thiết.

Làm mẹ là một "thành tựu" suốt đời hay đúng hơn là bạn có thể coi đó như là một "trách nhiệm" suốt đời! Ngay khi sinh con, việc các mẹ quan tâm đầu tiên bao giờ cũng là có đủ sữa cho con không và làm sao để có nhiều sữa cho con.

Sản xuất sữa mẹ có liên quan trực tiếp đến những gì mẹ ăn uống hàng ngày. Uống nhiều nước là rất quan trọng, nhưng thực phẩm ăn uống lại là một yếu tố cần thiết. Các thực phẩm chứa nhiều calo là một nguồn cung cấp dồi dào các chất dinh dưỡng có thể hỗ trợ việc cho con bú.

Có một số thực phẩm bao gồm phytoestrogen, thuốc an thần thực vật tự nhiên, sterol thực vật, saponin và tryptophan và là nguồn cung cấp phong phú các khoáng chất và cân bằng tốt các chất béo đảm bảo chức năng hoạt động tối ưu của các tế bào và thần kinh, giúp kích thích tuyến sữa và sản sinh sữa nhiều hơn.

Các mẹ có thể tham khảo các loại thực phẩm có lợi sau:

• Thì là (Saunf): Đây là loại thảo dược nổi tiếng với hiệu quả tăng nguồn sữa. Trong thì là có chứa các hợp chất như anethole, dianethole và photoanethole. Theo một báo cáo năm 1980 được công bố trên tạp chí Journal of Ethnopharmacology, các hợp chất này có thể kích thích sự sản xuất estrogen và prolactin - cần thiết để sản xuất sữa mẹ. Cây thì là có thể ăn sống hoặc nấu chín, ví dụ, hấp, xào trong bơ và sau đó nấu trong một chút nước. Theo khuyến nghị các chuyên gia, rau thì là chỉ được sử dụng cho một vài tuần.

• Cỏ cà ri (Methi): Loại thảo dược tự nhiên này kích thích tuyến sữa trong vú để sản xuất sữa nhiều hơn. Cỏ cà ri thường được sử dụng để tăng nguồn cung cấp sữa trong ngắn hạn. Tuy nhiên, thảo mộc này cũng có thể được sử dụng một cách an toàn trong một thời gian dài. Phụ nữ có thể sử dụng loại thảo dược này cho đến sữa mẹ đầy đủ hơn.

• Nghệ (Haldi): Nghệ có tính chất lactogenic và cũng có thể giúp ngăn ngừa tình trạng viêm.

• Hạt mè (Til): Hạt mè đen được sử dụng để tăng sản lượng sữa mẹ ở các quốc gia châu Á. Gạo lức, hạt vừng trắng cũng có hiệu quả và dễ dàng hơn trong việc tiêu hóa.

• Mơ (Khubani): Quả mơ chứa nhiều vitamin C và các vitamin khác có lợi cho em bé, đồng thời lại tăng nguồn sữa mẹ nếu mẹ chịu khó ăn quả mơ mỗi ngày.

• Cà rốt, củ cải (Shakharkand): Những loại rau màu đỏ có đầy đủ beta-carotene là rất cần thiết trong thời kỳ cho con bú.

• Rau xanh: Rau lá xanh là một thực phẩm được khuyến cáo là có thể đẩy mạnh nguồn cung cấp sữa mẹ vì chúng là nguồn tiềm năng khoáng sản, vitamin, enzyme và phytoestrogen có hỗ trợ cho con bú.

• Mùi tây (Ajmooda): Mùi tây là một loại thảo dược giúp tăng sản xuất sữa mẹ.

• Tỏi: Từ xa xưa, tỏi đã nổi tiếng về tác dụng y tế. Mặc dù mẹ ăn tỏi có thể khiến sữa có mùi nhưng theo các chuyên gia thì nếu mẹ ăn tỏi thì con sẽ bú tích cực hơn và bú nhiều sữa hơn.

• Gừng: Với những mẹ có nguồn sữa ít thì có thể thử dùng gừng để cải thiện nguồn sữa của mình xem sao.

• Đu đủ xanh: Đu đủ xanh có chứa các enzym, vitamin và khoáng chất, bao gồm cả vitamin C, A, B và E. Đu đủ xanh là loại trái cây chưa chín và nó cần phải được nấu cho mềm để mẹ dễ ăn hơn.

• Ngũ cốc và đậu: Các hạt nguc cốc được sử dụng phổ biến nhất bao gồm yến mạch, kê, và gạo. Các cây họ đậu nên được bổ sung trong chế độ ăn uống của mẹ bao gồm đậu đen, đậu xanh và đậu lăng.

• Quả hạch: Quả hạch cung cấp, hỗ trợ nguồn sữa, bao gồm hạnh nhân, hạt điều.

• Chất béo và dầu: Chất béo khỏe mạnh đóng một vai trò quan trọng trong chuyển hóa tế bào và thần kinh. Các loại chất béo một bà mẹ ăn sẽ ảnh hưởng đến thành phần của chất béo trong sữa của mình. Hãy loại bỏ các chất béo không lành mạnh như dầu thực vật hydro hóa...

• Yến mạch (Jaee hoặc Avena sativa): Đây là một trong các loại thực phẩm bổ dưỡng có chứa protein, vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng nuôi dưỡng các dây thần kinh, hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất béo và nâng cao tinh thần. Nó là một cách tiềm năng để tăng nguồn sữa mẹ. Theo một số chuyên gia tư vấn cho con bú, yến mạch có thể hỗ trợ cho con bú vì chúng rất giàu chất sắt. Ngoài ra, yến mạch hoạt động như thuốc chống trầm cảm và antispasmodics và làm gia tăng mồ hôi.

• Tảo spirulina: Đây là một loại tảo xanh không độc hại và có ích trong việc tăng nguồn cung cấp sữa và các chất béo của sữa ở một số bà mẹ cho con bú. Nó có chứa các protein, enzyme, chất khoáng, vitamin, chất diệp lục và các axit béo thiết yếu. Spirulina là chất dinh dưỡng được hấp thu dễ dàng, dễ tiêu hóa.

Meo.vn (Theo aFamily)

Các loại trái cây giúp giải nhiệt

Những loại trái cây dưới đây có tác dụng giúp cơ thể chúng ta mát mẻ, giải nhiệt, tăng cường sức khỏe:

Chanh tươi: Chanh tươi chứa nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, tinh dầu và acid citric đặc trưng. Những chất dinh dưỡng này trợ giúp rất nhiều đối với việc xúc tiến chuyển hóa các chất. Một ly nước chanh đường vào mùa nóng thật là tuyệt cho việc giải khát và mang lại cho chúng ta năng lượng để làm việc hiệu quả hơn.

Dưa leo: Dưa leo ngoài vị ngọt, mát, còn có tác dụng trong việc làm đẹp. Dưa leo ăn sống có tác dụng giải khát, thanh nhiệt, chống say nắng, lợi tiểu. Ngoài ra, dùng dưa leo thái mỏng đắp lên mặt không những giúp làm mờ nếp nhăn, mà còn giúp điều trị da bị rám nắng và viêm da.

Nấm rơm: Vị ngọt, tính hàn, có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều chất đạm, vitamine C và các acid amin rất cần thiết cho cơ thể, có công dụng bồi bổ, thanh nhiệt và tiêu độc.

Dưa hấu: Có vị ngọt, lạnh, thanh nhiệt, giải khát. Vỏ quả dưa hấu cũng là một vị thuốc có công dụng thanh nhiệt, dùng dưới dạng sắc, hãm uống thay trà hoặc chế thành các món gỏi ăn khá ngon. Dưa hấu là loại trái cây có tác dụng giải khát rất tốt.

Đu đủ là loại trái cây đứng đầu trong danh sách các vị thuốc tốt giúp cơ thể giải nhiệt. Theo quan niệm của Đông y, đu đủ có tính hàn, vị ngọt, thanh nhiệt, bổ tỳ. Ăn vào mùa nào cũng tốt.

Dâu tây: Quả dâu vị ngọt, tính hàn, có tác dụng bổ huyết trừ nhiệt. Đây là một loại quả nên dùng nhiều trong mùa hè dưới dạng sirô dâu làm nước giải khát, trà dâu hoặc chế thành mứt dâu.

Quả mơ: Chứa nhiều kali, magiê, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Quả mơ cũng chứa vitamine C, sắt và beta caroten. Mơ ngâm đường cũng là món nước giải khát tuyệt vời cho mùa hè và có thể chữa trị chứng ăn không tiêu, đầy bụng.

Nho: Là một trong những loại quả chứa rất nhiều nước, có khả năng thanh nhiệt, giải khát trong mùa hè.

Ngoài ra, trong mùa nóng bức nên hạn chế ăn đồ cay, nóng, các món ăn có tẩm nhiều gia vị, hạn chế ăn hành, hạt tiêu, gừng, ớt… Không nên phơi nắng quá nhiều và nhớ uống đủ nước, ít nhất 1,5 lít / ngày.

Meo.vn (Theo asianfoodgallery)

Những ‘quả’ đặc sản của đồng bắc Bắc Bộ

Đã quá quen thuộc với những loại quả này nhưng ít người biết trong số đó nhiều loại khi xưa từng được chọn làm món tiến vua như: chuối ngự Đại Hoàng, bưởi Diễn Hà Nội...

Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

Vải thiều thiều khi chín có màu đỏ, hạt nhỏ, cùi dày nhiều nước, rất ngọt và giàu chất dinh dưỡng. Ăn một quả vải thiều vị ngọt sắc, mùi thơm đặc trưng và cứ muốn ăn mãi. Có một điều khá lạ là, cùng giống vải nhưng vải thiều được trồng trên đất Lục Ngạn thì trái vải có màu đỏ tươi, nhiều cùi, hạt nhỏ, ngọt sắc hơn những vùng khác.

Vải thiều được khách khắp nơi trong và ngoài nước ưa chuộng. Hiện, người Lục Ngạn đã phát triển công nghệ chế biến vải sấy khô, đóng hộp vải tươi, nước ép vải… để phục vụ nhu cầu thưởng thức quanh năm của khách hàng.

Chuối ngự Đại Hoàng Hà Nam

Chuối ngự Đại Hoàng quả nhỏ hơn những loại thông thường nhưng mang một hương vị rất thanh ngọt, đậm đà thoảng chút hương thơm.

Chuối có nhiều loại nhưng hai loại thường thấy là chuối ngự trâu và chuối ngự mít (còn gọi là chuối ngự thóc). Chuối ngự mít quả nhỏ và ăn ngon hơn, ruột chuối vàng như múi mít và đặc biệt khi chín vỏ lốm đốm những chấm nâu hồng (do vậy cũng được gọi là chuối ngự tía).

Loại chuối này tương truyền được đưa vào cung tiến vua vì thế nó có tên là “chuối ngự”.

Bưởi Diễn Hà Nội

Bưởi Diễn được trồng ở làng Phú Diễn (Từ Liêm, Hà Nội), ra hoa vào đầu xuân, và khi thu đến, những trái bưởi vàng rực đã lúc lỉu trên cành.

Bưởi Diễn có mùi thơm đặc biệt, đến vườn bưởi, chưa thấy bưởi đã thấy thơm ngan ngát. Thứ hương này không cần phải cầm vào quả mới thấy, mà nó phảng phất trong gió, nao nao quyến rũ lòng người.

Không giống như các loại bưởi khác, cây bưởi Diễn càng già quả lại càng nhỏ và vị ngọt càng trở nên đặc biệt, sắc mà thanh tao. Khi cây có tuổi từ 15 đến 20 năm, trái bưởi chỉ còn to cỡ chiếc bát ăn cơm nhưng vỏ mỏng dính, múi mọng nước và hương vị không gì sánh được. Xưa kia, loại quả này chỉ được dùng để tiến vua.

Mùa thu hoạch bưởi Diễn bắt đầu vào khoảng hai tháng trước Tết, bưởi được trảy xuống xếp vào các kệ trong nhà. Bưởi Diễn càng để lâu thì vỏ càng ngót nước nhưng vị ngọt lại càng đậm. Ðến cuối thu, quả bưởi khô quắt lại nhưng múi bưởi vẫn mọng đầy nước và hương vị không hề thay đổi.

Hồng xiêm Xuân Đỉnh Hà Nội

 

Hồng xiêm Xuân Đỉnh có hương thơm và vị ngọt đặc biệt. Hồng được trồng ở đất Xuân Đỉnh hình phễu, quả to từ trên xuống dưới, da hồng, bổ ra có mùi thơm dịu, cát mịn, ăn có vị ngọt mát, phân biệt với hồng xiêm nơi khác cát to, có vị ngọt đậm, quả lớn hơn, hình dạng quả không đồng nhất.

Không giống những loại hồng xiêm khác, phải dùng tay để nắn kiểm tra đã chín chưa hồng Xuân Đỉnh chỉ cần nhìn vỏ là đã biết được còn xanh hay đã chín. Vì thế rất tiện lợi cho sự lựa chọn của các bà nội chợ.

Mơ Hương Sơn Hà Nội

Mơ Hương Sơn - chùa Hương được xem là một trong những thứ mơ ngon nhất. Quả mơ nơi đây nhỏ, mầu vàng hươm, có một lớp lông tơ mịn có mùi thơm và vị chua dìu dịu. Mơ chùa Hương vừa có thể ngâm đường làm nước giải khát vừa bổ vừa ngon trong mùa hè; hoặc làm ô mai cũng được ưa thích.

Cứ một cân mơ tươi (ngon nhất, thơm nhất vẫn là mơ chùa Hương vàng tươi nhỏ quả, thơm phức) thì một cân đường, để trong thố thủy tinh sạch sẽ, vài ba tháng sau, sẽ có một bình nước mơ đặc quánh. Mùa hè nóng nực mà được uống một cốc nước mơ thì thật sảng khoái.

Ô mai là quả mơ ngâm muối phơi khô. Ngày phơi, đêm ngâm, trên da nó còn li ti thứ muối kết tinh, vừa chua, vừa mặn là món quà mà các bà, các cô rất thích.

Sấu xanh Hà Nội

 

Sấu xanh là một trong những món quà được người xa quê chờ đợi nhất khi có bạn từ Bắc ghé thăm. Khi còn xanh, quả sấu được dùng để nấu canh chua, ngâm nước uống. Quả chín được dùng làm ô mai sấu, làm sấu dầm, tương giấm... Các sản phẩm chế biến từ quả sấu được nhiều rất nhiều người ưa thích, đặc biệt là phụ nữ. Chỉ riêng món ô mai sấu cũng đã được làm thành nhiều loại như: sấu chua dòn, sấu dầm chua cay, sấu dầm chua mặn, sấu ngọt, sấu ngâm gừng… và loại nào cũng rất "đắt hàng".
Meo.vn (Theo datviet)

Quả mơ và công dụng đối với sức khỏe

Khi đi ngoài nắng về, uống một cốc nước mơ có tác dụng giải nhiệt, phòng chống được cảm nắng, cảm nóng. Khi lao động vất vả, nhất là trong điều kiện nóng bức, uống nước mơ có tác dụng chống mệt mỏi, sinh tân, chỉ khát, chống khô miệng, giảm mồ hôi, giảm mất muối qua mồ hôi và giảm được lượng nước uống. Khi bị nóng sốt lâu ngày, uống nước mơ vừa có tác dụng thanh nhiệt, lại chống được tình trạng môi khô, miệng háo do nhiệt độ cơ thể tăng cao. Nước từ quả mơ cũng dùng tốt trong các trường hợp đau bụng nóng, đau bụng do kiết lị.

Từ quả mơ, người ta cũng chế biến thành Ô mai, vừa là món ăn, vừa là vị thuốc. Cách chế biến Ô mai như sau: Quả mơ chín vàng được thu hái, đem phơi trong mát đến héo. Sau đó cho vào vai ngâm với muối, theo tỉ lệ 1kg mơ: 300g muối. Sau 3 ngày, 3 đêm thì vớt ra, tiếp tục phơi trong mát đến khi da quả mơ săn lại, rồi tiếp tục đem ngâm với muối theo cách trên. Làm liên tục như vậy 6 – 7 lần, tới khi da quả mơ săn chắc, có các hạt muối trắng mịn kết tinh trên bề mặt. Khi đó, có thể cất ở nơi khô mát, đem dùng dần. Để chế biến thành món ăn ưa thích, Ô mai được gia giảm thêm gừng sao khô và bột cam thảo.

Ô mai được dùng phổ biến trong nhân dân làm thuốc trừ ho, tiêu đờm, chữa viêm họng. Có thể dùng riêng Ô mai để ngậm; hoặc Ô mai kết hợp với Mật ong và một số thảo dược khác để chế thành cao dùng uống hoặc ngậm. Danh y Hải Thượng Lãn Ông đánh giá cao tác dụng của Ô mai. Ông viết “Ô mai có vị chua, tính liễm, có thể thăng, có thể giáng, giúp hạ khí, chỉ ho, có vai trò cốt yếu trong các bài thuốc chữa ho, nhất là chứng ho lâu ngày”. Vì vậy, trong đông y, Ô mai thường được thêm vào các bài thuốc dùng để chữa các chứng ho dai dẳng lâu ngày, ho lâu năm, ho tái đi tái lại, dẫn tới đau họng, khản tiếng, tức ngực, bụng, mệt mỏi, suy kiệt…

Với những ứng dụng lâu đời như trên, ngày nay, Ô mai tiếp tục được sử dụng trong bào chế nhiều sản phẩm thuốc đông y dùng để trị ho. Như thuốc ho Bảo Thanh (Công ty Dược phẩm Hoa Linh), kết hợp Ô mai, Mật ong và các loại thảo dược quý, được nhân dân tín nhiệm. Dùng tốt trong các trường hợp ho mạn tính, ho dai dẳng lâu ngày, ho tái phát do dị ứng thời tiết…

Theo SKDS

Quả mơ giải rượu, chữa ho

Ngứa họng, ho, nhức răng, đau bụng giun, say rượu..., các chứng này đều có thể cải thiện nhở quả mơ.

Đông y gọi quả mơ là mai tử, có vị chua, tính bình, không độc, đi vào các kinh can, tỳ, phế, đại tràng. Trong thịt quả mơ có nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin A và C, đường, muối khoáng, chất nhầy, có chất sinh tân chỉ khát. Mơ có tác dụng làm dịu cơn khát, mơ muối cân bằng sự thẩm thu giữa tế bào và máu, kích thích tiêu hóa.

Nhức răng: Dùng quả mơ chín rửa sạch, giã nát đắp vào nơi bị đau răng.

Giải rượu: Dùng mơ nấu với trà uống.

Nước mơ có thể chữa đau bụng giun. Ảnh: Lan Hương.


Đau bụng giun: Lấy 300 gr mơ muối, ba thìa đường, sắc nước uống.

Ngứa họng, ho có đờm, buồn nôn: Dùng mơ rửa sạch chế thành ô mai, mứt, kẹo ăn ngậm hằng ngày.

Mụn cóc: Lấy 30 gr ô mai mơ ngâm nước muối (bỏ hạt) nghiền mịn đắp lên mụn cóc.

Kém ăn: Dùng rượu mơ 25 - 30 ml vào mỗi bữa ăn.

Trúng phong, răng nghiến chặt: Dùng ô mai mơ đánh gió, đồng thời dùng ô mai mơ chà lên hai hàm răng.

Chữa rối loạn tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, chống mệt mỏi, tăng sức đề kháng, giảm ra mồ hôi: Lấy mơ tươi rửa sạch, ngâm thành xi rô hoặc dầm quả mơ tươi pha với đường uống.

Chú thích ảnh: Uống nước mơ có thể trị chứng đau bụng giun.
Ảnh: Lan Hương