Lưu trữ cho từ khóa: quả đu đủ

10 món rau quả nhuyễn ăn dặm

Đu đủ chín xay nhuyễn là một trong số 10 món ngon dành cho bé giai đoạn ăn dặm. Đu đủ còn là một nguồn cung cấp betacaroten và vitamin C cho bé.

Thành phần: 1 quả đu đủ chín.

Cách làm: Gọt vỏ, cắt đu đủ làm đôi, xúc bỏ các hạt màu đen. Sau đó, dùng một con dao nhỏ, mũi sắc để lọc lớp thịt đu đủ (không lấy cùi và màng trắng bên trong). Dầm nhuyễn thịt đu đủ chín với một chiếc thìa. Nếu còn cứng thì có thể cho đu đủ vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. Để thay đổi kết cấu, có thể thêm bột gạo vào đu đủ nghiền hoặc kết hợp với chuối chín nghiền.


2. Chuối nghiền nhuyễn

Chuối thường được các bé yêu thích. Chuối cũng là món dễ dàng để chuẩn bị, lại ngon, cũng như giàu kali.

Thành phần: 1 quả chuối chín nhỏ; 1-2 thìa bột gạo ăn dặm; 1-2 thìa sữa mẹ hoặc sữa bột.

Cách làm: Dùng thìa dầm cho đến khi chuối mịn. Trộn bột gạo vào sữa rồi khuấy cùng chuối. Điều chỉnh lượng sữa và bột gạo để món ăn lỏng hoặc đặc hơn.

3. Carrot nhuyễn

Carrot giàu betacarotene và có vị ngọt tự nhiên.

Thành phần: 1 củ carrot gọt vỏ, thái hạt lựu.

Cách làm: Hấp carrot chín mềm. Xay nhuyễn carrot với máy sinh tố (cho kèm vào đó nước đun sôi để nguội hoặc sữa công thức đã pha của bé).

4. Súp lơ xanh và súp lơ trắng

Sự kết hợp giữa hai loại súp lơ cho bé nguồn chất sắt và vitamin C dồi dào.

Thành phần: 1 phần hoa súp lơ xanh, 1 phần hoa súp lơ trắng.

Cách làm: Hấp 2 loại cho đến khi chúng chín mềm. Xay nhuyễn vào máy xay sinh tố với nước đun sôi để nguội hoặc sữa công thức đã pha của bé.

5. Khoai lang nghiền

Khoai lang có màu sắc tuyệt đẹp và là một nguồn tốt của betacarotene.

Thành phần: 1 củ khoai lang nhỏ.

Cách làm: Hấp hoặc luộc khoai lang cho đến khi khoai chín mềm (xiên được đũa qua). Để khoai ráo nước trước khi dầm nhuyễn. Thêm sữa công thức đã pha vào thành một món ngon miệng cho bé.

6. Khoai tây và cải bó xôi nghiền

Đây là một bữa ăn bổ dưỡng cho em bé nhà bạn. Bé sẽ nhận được betacaroten, sắt và vitamin C từ món ăn này.

Thành phần: 1 miếng khoai tây nhỏ đã gọt vỏ; 1 nắm (20g) rau cải bó xôi.

Cách làm: Luộc khoai tây với ít nước (không nêm muối) cho đến khi khoai mềm. Cho rau cải bó xôi vào nồi khoai ít phút trước khi khoai chín. Để ráo nước, nghiền khoai tây và rau với ít sữa công thức đã pha của bé. Điều chỉnh độ lỏng – sệt bằng sữa công thức hoặc nước sôi để nguội.

7. Quả lê và táo xay nhuyễn

Hỗn hợp 2 loại quả này cung cấp cho em bé của bạn rất nhiều vitamin C.

Thành phần: 1 miếng lê chín, gọt vỏ, thái lát; 1 miếng táo, gọt vỏ và thái lát.

Cách làm: Đặt lê và táo vào nồi với ít nước. Đun ở nhiệt độ thấp, thỉnh thoảng khuấy cho quả chín mềm. Xay nhuyễn 2 loại quả trong máy xay sinh tố cùng với nước luộc sau đó.

8. Đậu đỏ với bí

Hỗn hợp này cho bé nhiều chất sắt và vitamin B.

Thành phần: đậu đỏ; bí đã gọt vỏ, thái hạt lựu.

Cách làm: Luộc đậu đỏ cho đến khi mềm. Hấp bí cho đến khi mềm. Xay nhuyễn bí và đậu đỏ cùng với ít nước luộc.

9. Quả bơ và kiwi xay nhuyễn

Món ăn nhiều vitamin E và vitamin C cho em bé nhà bạn.

Thành phần: 1 miếng bơ chín; 1 miếng kiwi chín.

Cách làm: Dùng thìa dầm nhuyễn miếng bơ. Trong bát khác, gọt vỏ và dầm nhuyễn miếng kiwi. Sau đó, trộn kiwi với bơ.

10. Các loại dưa trộn lẫn

Dưa hấu, dưa vàng và thậm chí cả dưa bở loại bỏ hạt, xay nhuyễn cùng nhau. Nếu cần, có thể thêm ít bột gạo dành cho bé vào đó.

Lưu ý: Với những món có thêm bột gạo thì nên pha bột gạo với nước ấm, theo hướng dẫn có trên bao bì. Bột gạo pha xong thì mới nêm vào hỗn hợp rau quả cho bé. Với những món có sữa công thức (sữa mẹ) thì có thể trộn bột từ từ với sữa là được.

Meo.vn (Theo Mevabe)

Những thảo dược làm trắng da

Bỏ qua những lời quảng cáo từ các kem, bột dưỡng trắng, hãy thử dùng thảo dược và củ quả để dưỡng trắng tại gia xem thế nào.

Hoa cúc

Ở một số spa nước ngoài, người ta vẫn dùng bột hoa cúc như một nguyên liệu đắp mặt dưỡng da nhưng không phải ai cũng hiểu hết về công dụng làm trắng da của hoa cúc.

Theo nghiên cứu, hoa cúc có thể làm da trắng mịn màng, rất thích hợp dùng dưỡng trắng da bàn tay, bàn chân. Nếu muốn dùng hoa cúc cho toàn cơ thể, bẹn nên thử đắp lên tay trước, nếu có dị ứng thì nên ngừng dùng.

Nước chanh

Được biết đến như một loại mỹ phẩm dưỡng trắng siêu tốc có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên nhưng nước chanh lại chưa được dùng phổ biến. Đó là vì nhiều chị em sử dụng sai cách, dẫn đến nám da khi ra nắng, và không dám dùng nước chanh nữa.

Thực tế, nếu bạn dùng chanh tươi tẩy tế bào chết hoặc mát xa vào mỗi tối, da bạn sẽ trắng mịn rất nhanh, nếu muốn tránh thâm nám, có thể dùng chanh pha sữa tươi để dưỡng da.


Hành đỏ

Nghe có vẻ vô lý vì hành đỏ thường dùng làm gia vị nấu nướng hơn là làm đẹp, nhưng nhiều nhà khoa học đã phát hiện thấy thành phần của hành đỏ có các loại axit gần giống như chanh.

Hành đỏ thật sự tốt cho việc tẩy các vết thâm trên da, chỉ cần bạn lưu ý không sử dụng nó đắp lên vết thương hở, vùng da mỏng quanh mắt và các vùng da nhạy cảm khác.

Nước ép khoai tây

Nước ép củ khoai tây có thành phần tẩy trắng nhẹ nhàng mà hiệu quả rất cao. Không những thế, khoai tây còn có khả năng làm da sạch mụn, tránh tình trạng nhờn bóng do tiết dầu trên da. Đây cũng là loại nước ép lành tính, ít gây dị ứng. Bạn có thể hòa nước ép khoai tây và sữa tươi rồi dùng như sữa dưỡng mát xa da cổ, mặt, tay chân.

Vỏ cam

Rất nhiều sản phẩm làm trắng da có thành phần “bí ẩn” là vỏ cam sấy và xay nhuyễn. Kinh nghiệm dân gian đã cho thấy, hòa bột vỏ cam với sữa tươi, dùng như hỗn hợp tẩy tế bào chết 3 lần/tuần sẽ giúp da sáng đẹp mịn màng.

Đu đủ

Đu đủ có chứa một loại enzyme đặc biệt có khả năng kích thích sự tái tạo da, làm da mịn màng và tươi trẻ. Một quả đu đủ chứa hầu hết các vitamin có lợi cho da như vitamin A, E và C. Ăn đủ đủ mỗi ngày giúp da bạn căng mịn và trắng hồng thấy rõ.

Meo.vn (Theo Phapluatxahoi)

Bí quyết gọt và bày hoa quả hấp dẫn

Làm sao để gọt đu đủ mà không bị nát? Bổ và bày dưa hấu vừa hấp dẫn lại thuận tiện cho người ăn… Xin chia sẻ một số bí quyết giúp bạn có đĩa quả thật ngon, đẹp mắt.

Thanh Long

Cách 1:

Bổ cau bình thường nhưng có thể gập phần vỏ lại. Thao tác đơn giản này sẽ khiến đĩa thanh long thêm lạ mắt, hấp dẫn.

Cách 2:

Tận dụng lớp vỏ màu đỏ của thanh long nhằm tạo ra những lớp điểm xuyết đẹp mắt trên nền trắng.

Trước tiên các bạn bổ đôi dọc theo quả thanh long, dùng mũi dao lách dọc trên lớp vỏ, lưu ý không cắt quá sâu vào phần thịt của thanh long.

Tiếp theo dùng mũi dao lột bỏ phần vỏ to, để lại 3 đường chỉ trên nửa quả thanh long. Dùng dao xắt thanh long thành từng lát dày khoảng 1cm, dàn chéo thanh long.

Dưa hấu, dưa bở

Cách 1:

Bổ dọc quả dưa hấu, tạo thành miếng cau dài, lưu ý nên dùng dao sắc, dài và to bản, đường cắt cần dứt khoát, chính xác.

Sau đó dùng lưỡi dao lách đứt lìa phần vỏ và phần thịt. Vẫn đặt dưa hấu trên vỏ, xắt dưa thành từng miếng vừa ăn. Dùng lưỡi dao đẩy cho các miếng dưa lệch so le nhau. Lưu ý tránh chạm tay vào. Chúng ta đã có một đĩa dưa hấu ngon, đẹp mắt mà vẫn thuận tiện cho người ăn.

Lưu ý: để thêm dĩa ăn bên cạnh.

Cách 2:

Bổ đôi quả dưa hấu theo chiều ngang, đặt mặt dưa xuống thớt hoặc đĩa. Một tay giữ dưa, một tay dùng dao gọt bỏ vỏ dưa, tiếp đến bổ dưa thành miếng cau, xắt dưa thành từng miếng rồi dùng lưỡi dao đưa toàn bộ dưa hấu vào đĩa.

Đu đủ

Có 2 cách có thể gọt đu đủ mà không bị nát.

Cách 1:

Gọt vỏ từng lát dài, sau đó dùng dao tách từng miếng và đặt lên đĩa, cách gọt này đặc biệt phù hợp với những loại đu đủ không có hạt.

Các bạn chú ý tách từng miếng xong đặt đu đủ vào đĩa và không chỉnh sửa sắp xếp nhiều để hạn chế chạm và làm nát đu đủ.

Cách 2:

Trước tiên bổ đôi quả đu đủ theo chiều ngang, nếu đu đủ có hạt dùng thìa nạo bỏ hạt. Đặt đu đủ lên mặt thớt sạch hoặc đĩa.

Một tay giữ đu đủ, một tay bạn dùng dao gọt vỏ đu đủ từ trên xuống, xoay đĩa để tiếp tục gọt hết toàn bộ vỏ đu đủ. Như vậy là quả đu đủ đã được gọt sạch mà tay bạn không hề chạm vào phần thịt của đu đủ.

Tiếp theo là cắt đu đủ thành từng miếng, cắt như thế nào hoàn toàn có thể do cách riêng của bạn, nhưng bạn cần nhớ hạn chế tối đa việc chạm tay vào đu đủ sẽ đảm bảo nhìn đĩa hoa quả tươi ngon hấp dẫn.

Bạn có thể dùng dao bổ đôi từ trên xuống, sau đó chia thành nhiều miếng nhỏ và đặt các miếng vào đĩa theo hình đối xứng hoặc theo hàng đều nhau.

Dứa

Cách 1:

Bạn không cần gọt vỏ. Dứa có thể rửa sạch, giữ nguyên phần lá. Dùng dao chẻ quả dứa làm 4. Tiếp đó dùng dao lưỡi mỏng, bản nhỏ lách vào phần thịt phía trên và phía dưới sẽ có phần thịt dứa. Với cách này phần tay sẽ không chạm chút nào vào phần thân dứa nên đảm bảo dứa không nát.

Cách 2:

Cách thứ hai sử dụng dụng cụ bỏ lõi dứa. Dụng cụ này cũng có thể dùng với các loại hoa quả có ruột lõi như táo, lê… Với cách này, sau khi gọt vỏ bỏ mắt như thông thường, dứa được lấy bỏ phần lõi.

Sau đó cắt khoanh tròn và xếp lên đĩa, thêm một vài quả dâu tây hoặc quả sơ ri là ta đã có một đĩa hoa quả đẹp mắt rất phù hợp mỗi khi nhà có khách.

Meo.vn (Theo VnExpress)

Bài thuốc trị giun sán hữu hiệu

Bên cạnh việc uống thuốc theo Tây y, các bài thuốc Đông y trị giun, sán sẽ hỗ trợ thêm cho bạn rất hữu hiệu.

Theo báo cáo tổng hợp điều tra từ năm 2006 đến năm 2010 của Viện Sốt rét ký sinh trùng Trung ương, tỷ lệ nhiễm các bệnh giun truyền qua đất ở cộng đồng còn cao. Tại đồng bằng sông Hồng, tỉ lệ này chiếm hơn 58%; trung du và miền núi phía Bắc khoảng hơn 65%; đồng bằng sông Cửu Long khoảng 12-14%.

Các loại ký sinh trùng này là thủ phạm gây lên tình trạng thiếu máu, thiếu chất, xuất huyết và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Để loại bỏ ký sinh trùng độc hại, bạn có thể tham khảo thêm một số bài thuốc từ cây nhà lá vườn sau đây.

Hạt bí ngô

Hạt bí ngô có chứa các a-xít amin, a-xít béo không bão hòa, carbohydrate và nhiều vitamin B, C, D, E, K cùng những khoáng chất can-xi, ka-li, phốt pho.

Hạt bí ngô giúp điều trị ký sinh trùng như giun, sán rất hiệu quả. Các tài liệu cho thấy, người bệnh nên dùng hạt bí ngô khi đói bụng để có thể tẩy được giun, sán.

Bạn bóc lớp vỏ cứng của hạt, giữ lại lớp màng xanh ở trong. Với người lớn, bạn lấy 100g nhân, cho vào cối sạch giã nhỏ rồi cho vào bát, thêm 50-100g mật ong hoặc đường vào, trộn đều rồi dùng.

GS-TS. Đỗ Tất Lợi cho biết, bạn nên ăn hỗn hợp này trong vòng một giờ và ăn khi đói. Khoảng ba giờ sau, bạn có thể uống thuốc tẩy (ma-giê-sunfat), sau đó đi ngoài trong một cái bô đựng nước ấm để kích thích sán ra hết. Với trẻ nhỏ, tùy theo từng lứa tuổi mà bạn dùng lượng hạt bí ngô phù hợp. Cụ thể, trẻ con 3-4 tuổi ăn 30g nhân hạt, 5 – 7 tuổi ăn 75g. Bạn dùng hạt bí ngô tươi sẽ hiệu quả hơn hạt khô. Loại hạt này có thể gây rối loạn dạ dày ở một số người.

Vỏ rễ cây lựu

Vỏ thân, vỏ cành, vỏ quả, đặc biêt là vỏ rễ của cây lựu có tác dụng mạnh trong việc điều trị sán. Đó là nhờ vào pelletierine, isopelletierin kết hợp với tanin tạo thành một chất không tan có thể diệt trừ sán mà không gây mệt mỏi cho người sử dụng.

Bạn cho 40g vỏ rễ lựu, 4g đại hoàng, 4g hạt cau vào nồi, thêm 750g nước và đun đến khi còn khoảng 300ml nước và chia phần thuốc này thành 2-3 liều. Trước khi uống, người dùng cần nhịn ăn vào tối hôm trước. Người bệnh cần nằm nghỉ ngơi đến khi muốn đi ngoài, ngâm hẳn mông vào chậu nước ấm. Lưu ý, phụ nữ có thai và trẻ em không nên dùng thuốc này.

Đu đủ

Đu đủ là trái cây cung cấp nhiều chất xơ, folate, vitamin A, C và E. Nó cũng chứa lượng nhỏ can-xi, sắt, riboflavin, thiamine và niacine.

Trong điều trị giun kim, bạn có thể ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, ăn liên tục 3-5 ngày. Tuy nhiên, các tài liệu Đông y cho thấy chính nhựa cây đu đủ mới có tác dụng mạnh đối với sán. Nhựa đu đủ có nhiều thành phần, trong đó có men papain, được điều chế làm thuốc trị giun. Chúng có tác dụng với giun đũa, giun kim, sán lợn nhưng không tác dụng với giun móc. Lưu ý, người mắc bệnh loét dạ dày và trẻ em không nên dùng loại thuốc trên để tránh gặp nguy hiểm.

Ngoài ra, quả đu đủ còn rất giàu chất chống ô-xy hóa, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, ngừa cảm cúm.

Hạt cau khô

Để điều trị sán, bạn dùng hạt của quả cau phơi khô kết hợp với hạt bí ngô. Do hạt cau có độc nên người dùng cần tuân thủ khối lượng như sau: trẻ dưới 10 tuổi dùng 30g hạt cau, phụ nữ và đàn ông nhỏ người dùng 50-60g, người cao lớn uống 80g. Khi đói bụng, người bệnh ăn 40-100g hạt bí bó vỏ và uống nước sắc hạt cau vào hai giờ sau đó. Bạn lấy lượng hạt cau phù hợp, thêm 500ml nước đem đun, nhỏ một ít dung dịch gelatin 2,5% vào đến khi kết tủa để gạn lọc. Đun tiếp còn 150-200ml rồi uống. Sau 30 phút, bạn sẽ uống 30g ma-giê sunfat.

Thông tin cần biết

Nước sắc hạt cau có thể gây gây tê liệt thần kinh của sán khiến chúng không thể bám vào thành ruột, phải theo đường tiêu hóa ra ngoài. Ở một số nơi, bài thuốc dùng hạt cau để chữa sán có cách thực hiện đơn giản hơn. Bạn lấy 30g hạt cau nghiền thành bột rồi cho vào hai chén nước, đun sôi từ từ trong khoảng một giờ. Sau khi lọc sạch hỗn hợp này, người bệnh sẽ uống lúc trước khi ăn sáng.

Meo.vn (Theo 24h)

Bài thuốc Đông y đơn giản trị giun sán

Bên cạnh việc uống thuốc theo Tây y, các bài thuốc Đông y trị giun, sán sẽ hỗ trợ thêm cho bạn rất hữu hiệu.

Theo báo cáo tổng hợp điều tra từ năm 2006 đến năm 2010 của Viện Sốt rét ký sinh trùng Trung ương, tỷ lệ nhiễm các bệnh giun truyền qua đất ở cộng đồng còn cao. Tại đồng bằng sông Hồng, tỉ lệ này chiếm hơn 58%; trung du và miền núi phía Bắc khoảng hơn 65%; đồng bằng sông Cửu Long khoảng 12-14%.

Các loại ký sinh trùng này là thủ phạm gây lên tình trạng thiếu máu, thiếu chất, xuất huyết và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Để loại bỏ ký sinh trùng độc hại, bạn có thể tham khảo thêm một số bài thuốc từ cây nhà lá vườn sau đây.

Hạt bí ngô

Hạt bí ngô có chứa các a-xít amin, a-xít béo không bão hòa, carbohydrate và nhiều vitamin B, C, D, E, K cùng những khoáng chất can-xi, ka-li, phốt pho.

Hạt bí ngô giúp điều trị ký sinh trùng như giun, sán rất hiệu quả. Các tài liệu cho thấy, người bệnh nên dùng hạt bí ngô khi đói bụng để có thể tẩy được giun, sán.

Bạn bóc lớp vỏ cứng của hạt, giữ lại lớp màng xanh ở trong. Với người lớn, bạn lấy 100g nhân, cho vào cối sạch giã nhỏ rồi cho vào bát, thêm 50-100g mật ong hoặc đường vào, trộn đều rồi dùng.

GS-TS. Đỗ Tất Lợi cho biết, bạn nên ăn hỗn hợp này trong vòng một giờ và ăn khi đói. Khoảng ba giờ sau, bạn có thể uống thuốc tẩy (ma-giê-sunfat), sau đó đi ngoài trong một cái bô đựng nước ấm để kích thích sán ra hết. Với trẻ nhỏ, tùy theo từng lứa tuổi mà bạn dùng lượng hạt bí ngô phù hợp. Cụ thể, trẻ con 3-4 tuổi ăn 30g nhân hạt, 5 – 7 tuổi ăn 75g. Bạn dùng hạt bí ngô tươi sẽ hiệu quả hơn hạt khô. Loại hạt này có thể gây rối loạn dạ dày ở một số người.

Bài thuốc Đông y đơn giản trị giun sán, Sức khỏe, hat bi ngo, tri giun san, tri giun, tay giun, bai thuoc hay, suc khoe, bao phu nu,

Hạt bí ngô có tác dụng trị giun, sán. (Ảnh minh họa)

Vỏ rễ cây lựu

Vỏ thân, vỏ cành, vỏ quả, đặc biêt là vỏ rễ của cây lựu có tác dụng mạnh trong việc điều trị sán. Đó là nhờ vào pelletierine, isopelletierin kết hợp với tanin tạo thành một chất không tan có thể diệt trừ sán mà không gây mệt mỏi cho người sử dụng.

Bạn cho 40g vỏ rễ lựu, 4g đại hoàng, 4g hạt cau vào nồi, thêm 750g nước và đun đến khi còn khoảng 300ml nước và chia phần thuốc này thành 2-3 liều. Trước khi uống, người dùng cần nhịn ăn vào tối hôm trước. Người bệnh cần nằm nghỉ ngơi đến khi muốn đi ngoài, ngâm hẳn mông vào chậu nước ấm. Lưu ý, phụ nữ có thai và trẻ em không nên dùng thuốc này.

Đu đủ

Đu đủ là trái cây cung cấp nhiều chất xơ, folate, vitamin A, C và E. Nó cũng chứa lượng nhỏ can-xi, sắt, riboflavin, thiamine và niacine.

Trong điều trị giun kim, bạn có thể ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, ăn liên tục 3-5 ngày. Tuy nhiên, các tài liệu Đông y cho thấy chính nhựa cây đu đủ mới có tác dụng mạnh đối với sán. Nhựa đu đủ có nhiều thành phần, trong đó có men papain, được điều chế làm thuốc trị giun. Chúng có tác dụng với giun đũa, giun kim, sán lợn nhưng không tác dụng với giun móc. Lưu ý, người mắc bệnh loét dạ dày và trẻ em không nên dùng loại thuốc trên để tránh gặp nguy hiểm.

Ngoài ra, quả đu đủ còn rất giàu chất chống ô-xy hóa, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, ngừa cảm cúm.

Hạt cau khô

Để điều trị sán, bạn dùng hạt của quả cau phơi khô kết hợp với hạt bí ngô. Do hạt cau có độc nên người dùng cần tuân thủ khối lượng như sau: trẻ dưới 10 tuổi dùng 30g hạt cau, phụ nữ và đàn ông nhỏ người dùng 50-60g, người cao lớn uống 80g. Khi đói bụng, người bệnh ăn 40-100g hạt bí bó vỏ và uống nước sắc hạt cau vào hai giờ sau đó. Bạn lấy lượng hạt cau phù hợp, thêm 500ml nước đem đun, nhỏ một ít dung dịch gelatin 2,5% vào đến khi kết tủa để gạn lọc. Đun tiếp còn 150-200ml rồi uống. Sau 30 phút, bạn sẽ uống 30g ma-giê sunfat.

Thông tin cần biết

Nước sắc hạt cau có thể gây gây tê liệt thần kinh của sán khiến chúng không thể bám vào thành ruột, phải theo đường tiêu hóa ra ngoài. Ở một số nơi, bài thuốc dùng hạt cau để chữa sán có cách thực hiện đơn giản hơn. Bạn lấy 30g hạt cau nghiền thành bột rồi cho vào hai chén nước, đun sôi từ từ trong khoảng một giờ. Sau khi lọc sạch hỗn hợp này, người bệnh sẽ uống lúc trước khi ăn sáng.

Meo.vn (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Đu đủ chín hầm chân gà – ăn cho ngực đẹp

Không chỉ là món canh cực kỳ bổ dưỡng, giúp da dẻ đỡ khô và nhợt nhạt khi thời tiết chuyển mùa, những miếng đu đủ chín hường hầm cùng chân gà, thêm ít lạc… sẽ là phương thuốc giúp tăng kích cỡ vòng một.

Nguyên liệu:

- 1 quả đu đủ chín vàng

- Vài cặp chân gà, lạc, gia vị, gừng

Cách làm:

- Chân gà làm sạch, luộc qua một nước và đổ bỏ đi.

- Cho chân gà, lạc vào nồi, đổ nước vừa đủ dùng, thêm 2 lát gừng, bắc lên bếp hầm chín. Nếu đun bằng nồi áp suất thì khoảng 30 phút

- Đu đủ loại quả vừa chín tới nhưng không quá mềm. Gọt sâu vỏ, cắt thành những miếng hình vuông.

- Khi chân gà mềm nhừ, tiếp tục cho đu đủ vào, đun với lửa liu riu thêm chừng 10-15 phút nữa.

- Nêm nếm gia vị và thưởng thức.

Mách nhỏ:

- Món canh đu đủ hầm rất thích hợp để thưởng thức khi thời tiết se lạnh, hanh khô vì sẽ cung cấp nhiều dưỡng chất cho làn da giúp da bạn mềm và mịn. Ngoài ra, món canh này còn ngăn các cơn ho, đau họng.

- Đặc biệt, enzym có trong đu đủ khi kết hợp với dinh dưỡng từ chân gà sẽ là bài thuốc lý tưởng giúp phái đẹp có đôi chân thon và tăng kích cỡ vòng một.

Meo.vn (Theo BĐV)

Vị thuốc từ quả đu đủ

Trong đông y, đu đủ có tên mộc qua, tính hàn, vị ngọt, thanh nhiệt, bổ tỳ. Đu đủ ăn vào mùa nào cũng tốt cho sức khoẻ. Mùa xuân, hè ăn đu đủ có tác dụng thanh tâm nhuận phế, giải nhiệt, giải độc. Mùa thu – đông, ăn đu đủ có tác dụng nhuận táo, ôn bổ, tỳ vị, dưỡng can, nhuận phế, chỉ khái, hóa đàm.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, cứ trong 100g quả đu đủ có 74-80mg vitamin C và 500-1.250 IU caroten. Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm. Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét. Đặc biệt, trong đu đủ có nhiều vitamin C và caroten nên đu đủ có tác dụng chống ôxy hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Do chứa nhiều các thành phần trên nên đu đủ rất hữu ích trong việc phòng chống các bệnh tim mạch và ung thư, vô hiệu hóa những chất có hại cho làn da, tránh da nhăn sớm, chống lại những độc tố và giữ cho da khỏe mạnh; tăng sức đề kháng cho cơ thể và là một trong những vũ khí đắc lực chống lại căn bệnh viêm túi mật xuất hiện nhiều ở phụ nữ. Quả đu đủ thường được ăn xanh như một loại rau (làm nộm và hầm) và ăn chín như một loại trái cây. Đu đủ xanh và chín ngoài cung cấp dinh dưỡng còn có tác dụng tốt trong việc chữa bệnh. đu đủ xanh dùng để điều chế thuốc chữa lệch khớp xương hoặc thuốc tiêm giảm đau do các dây thần kinh gây nên. Đu đủ chín rất mềm, có vị ngọt, không chứa độc tố, lành tính nên thích hợp cho người già, trẻ em và những người đang trong giai đoạn dưỡng bệnh. Ngoài ra, nhựa và hạt đu đủ xanh được sắc làm thuốc chống các loại ký sinh trùng đường ruột như giun, sán, chữa hen phế quản trẻ em và kích thích chức năng hoạt động của gan, mật. Rễ cây đu đủ sắc lấy nước uống chữa chứng tiểu rắt, buốt…

Một số bài thuốc:

Trị giun kim: Ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, ăn liên tục 3-5 ngày.

Chứng ít ngủ, hay hồi hộp: Đu đủ chín, chuối, củ cà rốt mỗi thứ 100g; xay trong nước dừa non. Thêm mật ong cho đủ ngọt, uống cách ngày.

Làm lành các vết loét trên da: Trộn nước đu đủ chín với một chút bơ sau đó bôi lên vết loét. Cách làm này có tác dụng làm se bề mặt và nhanh chóng làm liền vết thương.

Trị ho do phế hư: Đu đủ xanh 100g, đường phèn 20g hầm ăn, ngày ăn 2 lần vào trưa và tối, ăn trong 3-5 ngày.

Chứng tỳ vị hư nhược (ăn không tiêu, táo bón): Đu đủ xanh 30g, khoai mài 15g, sơn tra 6g, các thứ rửa sạch đem nấu cháo ăn trong ngày.

Tạo sữa cho bà mẹ đang nuôi con bú: Một quả đu đủ non hầm với một cái móng giò, ăn vào các bữa ăn hàng ngày.

Lưu ý: Phụ nữ có thai không nên ăn đu đủ xanh vì dễ gây sẩy thai.

Theo Netlife

Mỗi bộ phận cơ thể cần một loại quả khác nhau

Mỗi bộ phận trên cơ thể đều cần loại dưỡng chất riêng để bảo vệ, làm đẹp. Và hoa quả có thể giúp bạn.

Tóc – bơ

Hàng ngày, tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, khói bụi làm tóc mất đi độ ẩm và chất dầu, vì vậy nếu không chăm sóc cẩn thận, tóc dễ bị khô, xơ.

Trong quả bơ có chứa 30% dầu thực vật quý giá - oleic acid, có tác dụng đặc biệt khi điều trị khô tóc.



Não - chuối

Làm việc trí óc bộ não cần thêm rất nhiều sinh tố, khoáng chất để bảo đảm đủ năng lượng, và quả chuối sẽ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và giúp giảm thiểu stress, đau đầu, mệt mỏi.

Mắt - đu đủ

Với những ai phải làm việc lâu bên máy vi tính thì quả đu đủ sẽ giúp bạn bảo vệ mắt hiệu quả với hàm lượng vitamin A cực lớn.


Chảy máu nướu răng - kiwi

Thiếu vitamin C dễ gây tổn thương nướu, chảy máu, sưng tấy và quả kiwi chứa lượng vitamin C phong phú nhất trong các loại hoa quả.

Họng - nho

Đau họng, nói nhiều, hay hút thuốc, uống bia rượu nhiều sẽ rất có hại cho vòm họng và phổi. Các thành phần dinh dưỡng trong nho có thể cải thiện tỷ lệ chuyển hóa tế bào, giúp giải độc tế bào phổi. Ngoài ra, nho còn có tác dụng tiêu đờm.

Cơ bắp đau nhức - Dứa

Sau khi gặp chấn thương, cơ bắp thường đau nhức, sưng. Dứa có chứa các thành phần bromelain có tác dụng chống viêm, có thể thúc đẩy tái tạo mô.


Ngăn ngừa nếp nhăn - xoài

Xoài là loại quả tốt nhất để ngăn ngừa nếp nhăn, vì nó rất giàu enzym B-carotene có tác dụng kích thích năng lượng tế bào da và xả chất thải.

Bàn chân - cam

Nếu cơ thể thiếu vitamin B1, bàn chân thường mỏi, đau các khớp. Trong trường hợp này cam là lựa chọn phù hợp nhất, vì nó rất giàu vitamin B1, và giúp sự chuyển hóa glucose diễn ra thuận lợi.

(Theo afamily)

‘Xử lý’ da nhờn

- Bạn thấy khó chịu bức bối vì làn da của mình lúc nào cũng bóng nhẫy lên, đầy mụn, chỉ đến trưa là bao công sức make-up sáng sớm 'đổ xuống sông xuống biển' cả. Phải làm gì để xử lí đây?

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Một số đặc tính của da nhờn

- Bề mặt da trở nên trơn nhờn

- Bề mặt da thường dày và không mịn

- Lỗ chân lông to, nhìn thấy rõ

- Sau khi rửa mặt xong cảm thấy sạch mịn hơn

- Da mặt thường bóng vào buổi trưa

Chăm sóc da nhờn

Làn da nhờn thường hay có mụn và da không sáng. Vì thế nó cần phải được rửa sạch thường xuyên, ít nhất 3 lần một ngày.   Tốt hơn hết là dùng xà bông có chứa chất lưu huỳnh. Tránh dùng những thực phẩm béo, nhiều mỡ. Nên uống ít nhất 6 cốc nước mỗi ngày. Mỗi tuần xông hơi mặt một lần để làm sạch lỗ chân lông. Sau khi xông hơi nên thoa kem dưỡng da lên mặt.

Trên thị trường có đa dạng các loại kem dưỡng da, tuy nhiên để tiết kiệm và đảm bảo an toàn, bạn có thể tự chế ra kem dưỡng da ở nhà:

1. Làm nhuyễn củ khoai tây còn sống, rồi thoa lên mặt

2. Trộn lẫn nửa thìa mật ong với lòng trắng trứng gà và một thìa nước cốt chanh. Thêm một ít bột men để làm bia hoặc ít đất hồ. Thoa hỗn hợp đó lên mặt, để trong vòng 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

3. Có thể làm mặt nạ với một ít nước cốt chanh, một ít sữa trộn lẫn với bột yến mạch. Thoa hỗn hợp đó lên mặt. Rửa lại bằng nước sạch sau 20 phút.

4. Hoà trộn một thìa sữa chua với một ít đất hồ rồi thoa lên mặt. Ta có thể thoa sữa chua lên mặt. Nó làm mềm da mặt và phục hồi lớp phủ axit tự nhiên

5. Nghiền nát quả đu đủ ra và thoa lên mặt. Đu đủ  có khả năng làm sạch da, làm mềm các tế bào da chết và lấy chúng ra khỏi bề mặt da

6. Mặt nạ đất sét là hỗn hợp lý tưởng cho da nhờn.

Ngọc Bích

Theo Comesticdiary

Trị mụn nhọt, lở ngứa và dị ứng da

Nếu bị ngứa khô từng đám hay ngứa khắp mình, có khi thành cơn ngứa nóng bừng thì nên tắm nước pha muối; hoặc giã lá chàm (có thể thay bằng lá bỏng, xuyên tâm liên), chế nước nguội, lọc uống, bã xoa chỗ ngứa. Cũng có thể nhai vừng sống để xoa lên.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Các bệnh ngoài da có các triệu chứng chủ yếu như ngứa, đau, nóng rát, tê bì, ban chảy, chảy nước vàng, nốt phỏng ở da. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh như: nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, dị ứng, suy giảm chức năng gan, rối loạn tuần hoàn nuôi dưỡng da, ứ huyết ở da...

Chữa nhọt độc sưng tấy, đau ở bắp tay, bắp chân, đùi

Đơn tướng quân, đơn đỏ, đơn gối hạc, cải rừng tía, bồ công anh, bọ mẩy, xuyên tâm liên, mỗi vị 30-40 g. Sắc uống ngày một thang.

Huyền sâm, huyết giác, tô mộc, hoàng đằng, vỏ núc nác, vỏ bàng, lá chàm, kim ngân hoa mỗi vị 20-30 g. Sắc uống ngày một thang.

Đại hoàng mài với giấm và bôi (hoặc dùng bột đại hoàng gói vải thưa, nhúng vào giấm mà xoa).

Chữa mụn nhọt

Sài đất, bồ công anh, kim ngân hoa, thổ phục linh, vỏ núc nác, mạch môn, huyền sâm, hà thủ ô mỗi vị 20-30 g, hoàng đằng 10 g, sắc uống. Nhọt bọc không vỡ mủ, thêm gai bồ kết 15 g. Nếu không khô mủ, thêm ý dĩ sao 20 g, thiên hoa phấn 10 g, bạch chỉ 5 g.

Lá chìa vôi, lá hoa vòi voi, tỏi, giã đắp khi mụn nhọt đang mưng mủ.

Lá mỏ quạ, lá táo chua, lá thanh táo, giã đắp khi mụn nhọt đã vỡ mủ.

Củ nghệ tươi giã vắt lấy nước bôi để kích thích tái tạo mô làm vết thương chóng liền miệng.

Chữa lở ngứa

Bài thuốc dùng chung cho các thể lở ngứa: Huyền sâm hay sinh địa 20 g; hà thủ ô, thổ phục linh, mạch môn, kim ngân hoa, vỏ núc nác, hoàng đằng mỗi vị 12 g, hoặc thêm liên kiều, ngưu bàng, thiên hoa phấn, cam thảo dây (hay sài đất) mỗi vị 10 g. Sắc uống ngày một thang.

Trị lở ngứa mạn tính: Ké đầu ngựa nấu cao đặc uống mỗi ngày 10 g và bôi ngoài.

Trị ngứa ở chỗ ẩm ướt, ở bẹn, háng, âm nang, quanh hậu môn: Không nên gãi, nên đắp nước nóng già cho đỡ ngứa, đắp nhiều lần trong ngày. Hoặc dùng kinh giới hay lá cây bông ổi nấu nước ngâm rửa lúc còn nóng.

Chữa viêm da

Chữa viêm da thần kinh (lúc đầu da đỏ, ngứa từng đám ở sau cổ, khuỷu tay, khoeo chân, bắp chân hay mông, sau lâu ngày da trở nên cứng dần, sù sì, hoặc da sần, có nếp nhăn): Ban đầu đắp nước nóng nhiều lần, sau đó dùng cây dầu giun, hoặc lá và rễ cây chút chít tươi xoa xát. Hoặc bôi đại hoàng mài với rượu (hoặc bọc bột đại hoàng trong vải thưa, nhúng vào rượu mà xoa). Nếu diện ngứa rộng thì sắc hoàng đằng dội hay bôi xoa.

Viêm da do tiếp xúc các chất gây dị ứng như sơn sống, nhựa thông, sâu róm, dầu ba đậu, bạch chỉ, nổi mẩn đỏ sưng ngứa lan rộng: Xoa xát với lá khế hay quả khế, chua me đất; có thể dùng quả chanh cắt đôi nhúng với nước vôi trong, hoặc rau giền. Cũng có thể nấu lá đại bì, hoặc lá bồ cu vẽ lấy nước tắm rửa.

Viêm da do tiếp xúc với nước bị ô nhiễm ở ao tù, cống rãnh sinh ngứa: Rửa nhiều lần với nước bồ kết, bồ hòn rồi xát với lá trầu không, hay hương nhu, kinh giới. Hoặc dùng lá cây nhội nấu lấy nước tắm rửa và lấy bã xát. Khi bị nước ăn chân thì rửa bằng nước phèn rồi xát lá dầu giun hoặc nấu hoa chổi xuể ngâm rượu.

Chữa mẩn ngứa da do dị ứng

Khi bị mày đay, dị ứng do ăn thức ăn tanh, lạnh như cua, cá, tôm, sò... thì dùng lá tía tô, kinh giới, hay húng giổi giã nhỏ chế nước nóng vào, vắt lấy nước cốt uống và lấy bã xoa đắp.

Gặp gió lạnh mà phát ngứa thì lấy mảnh vải hơ nóng, hay dùng ngải cứu khô sao nóng bọc vải xoa xát, rồi nhai vừng sống xoa. Hoặc dùng lá đơn nem và lá đại bì giã nhỏ chế nước sôi vào vắt lấy nước cốt uống, rồi lấy bã xoa xát.

Ở chỗ lạnh đột ngột gặp nóng sinh dị ứng nổi mẩn ngứa thì dùng sắn dây, rau sam hay thuốc bỏng, giã vắt lấy nước cốt uống rồi lấy bã xoa xát. Hoặc uống bột thạch cao và hoạt thạch với lượng bằng nhau, mỗi lần uống 8 g bột hỗn hợp, ngày uống 3-4 lần. Bên ngoài tắm nước pha muối, rồi xoa bột hoạt thạch.

Chữa lở do nấm: Thường phát triển ở kẽ ngón và kẽ móng chân, móng tay, ngứa chảy nước và lan ra. Dùng lá móng tay giã nhỏ với ít muối đắp (ban ngày có thể mở ra), làm nhiều lần thì khỏi.

Chữa tổ đỉa (ngứa lạ thường ở lòng bàn tay): Đắp củ ráy, hay lá đậu mèo giã với rượu. Đồng thời sắc thổ phục linh với vỏ núc nác, mỗi vị 40 g, uống hằng ngày liên tục cho đến khi khỏi.

Chữa hắc lào (ngứa, nổi mụn nhỏ từng vòng tròn, rồi gãi lan rộng ra): Nên đắp nước nóng già nhiều lần cho đỡ ngứa mà không nên rửa với xà phòng. Lúc đầu có thể hái quả chuối non, cắt ra, xoa chấm mặt cắt vào; hoặc bôi mủ quả đu đủ xanh mấy lần. Cũng có thể dùng lá muồng trâu, hay lá và củ chút chít xoa xát; bôi rượu ngâm rễ bạch hạc hay đại hoàng, hoặc gói bột đại hoàng trong vải thưa, tẩm rượu xát.

Theo GS Đoàn Thị Nhu

Sức Khỏe & Đời Sống