Lưu trữ cho từ khóa: phù thũng

Cách ngâm tỏi trị bệnh thấp khớp

Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, có công dụng hành khí trệ, làm ấm tỳ vị, giải độc và sát trùng. Tỏi không chỉ là loại gia vị thông thường mà còn có công dụng chữa bệnh. Tỏi thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đầy bụng, chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, đau bụng do lạnh, phù thũng, tiêu chảy, lỵ, sốt rét, ho gà, mụn nhọt, đỉnh độc, viêm loét lâu liền, rụng tóc, nấm tóc, rắn cắn…

Trong y học, tỏi được dùng vào mục đích chữa bệnh bằng nhiều cách khác nhau, như ăn sống, chế biến thức ăn, ngâm với rượu hoặc giấm. Mỗi ngày ăn 10 gr tỏi sẽ giúp tăng cường khả năng giải độc cho cơ thể. Tỏi có tác dụng gần giống với thuốc kháng sinh; tăng sức đề kháng của cơ thể; giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh do vi khuẩn, vi rút xâm nhập; là chất xúc tác giúp cho vết thương mau lành, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm; chống lại các bệnh tim mạch; phòng và trị chứng cảm lạnh và cảm cúm rất hay.

Tỏi còn được dùng trong bệnh thấp khớp. Có thể làm như sau: dùng độ 40 gr tỏi (đã bóc sạch vỏ), cắt nhỏ cho vào lọ ngâm cùng với 100 ml rượu trắng (45 độ), ngâm trong 10 ngày, thỉnh thoảng lắc lọ, ban đầu chỉ có màu trắng, sau chuyển sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ. Ngày dùng 2 lần (sáng 40 giọt trước khi ăn sáng, và tối 40 giọt trước khi đi ngủ). Do lượng uống mỗi lần như thế rất ít, nên cần thêm nước chín để nguội vào để uống.

Lưu ý, không dùng tỏi trong trường hợp đang dùng thuốc trị bệnh đái tháo đường, hoặc đang dùng thuốc điều trị chứng máu loãng.

Theo Lương y Phạm Như Tá / Thanhnien Online

Chữa bệnh đường tiết niệu bằng rễ có tranh

Rễ cỏ tranh, tên khác là bạch mao căn, nhả cà, lạc cà. Tên khoa học: Imperata cylindrica (L.) Beauv. họ lúa (Poaceae). Cỏ tranh là loại cỏ sống lâu năm, mọc rất nhiều ở nước ta.


Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ (bạch mao căn) và hoa. Trong thân rễ có đường, arundoin, cylindrin, ferneol, simiarenol…

Theo Đông y, bạch mao căn vị ngọt, tính hàn, vào 2 kinh phế và vị; tác dụng thông tiểu tiện, lương huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt giải độc. Hoa có vị ngọt tính ôn, vào 3 kinh tâm, tỳ, vị; có tác dụng thanh nhiệt lương huyết và cầm máu (thổ huyết, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu). Bạch mao căn chữa bệnh phiền khát, tiểu tiện khó khăn, đái ít, đái buốt, đái ra máu, viêm phù thận cấp, ho ra máu, chảy máu cam, hen suyễn. Liều dùng: 12 - 63g. Nếu dùng tươi thì nhiều hơn. Hoa cỏ tranh chữa ho ra máu, chảy máu cam, nôn ra máu, vết thương chảy máu. Liều dùng 8 - 15g/ngày

Một số cách dùng cỏ tranh làm thuốc:

Thanh nhiệt giáng hỏa: Các chứng phiền khát do nhiệt ở trong, hen do nhiệt ở phế, nôn mửa do nhiệt ở vị.

- Bạch mao căn sống 63g. Sắc uống lúc còn ấm. Trị hen do phế nhiệt.

- Thang mao cát: bạch mao căn 12g, cát căn 12g. Sắc uống lúc còn ấm. Trị chứng ợ nóng.

Lương huyết, cầm máu: các chứng nhiệt quá thịnh gây thổ huyết, đổ máu cam.

- Nước tam tiên: bạch mao căn tươi 63g, tiểu kế tươi 20g, ngẫu tiết tươi 63g. Sắc uống. Trị chứng hư lao trong đờm có máu; cũng có thể dùng trong trường hợp lao phổi, phế quản nở rộng ho ra máu.

- Bạch mao căn 125g, cỏ ba tiêu 125g. Sắc uống. Trị thổ huyết, đổ máu cam.

- Bạch mao căn 125g, biển súc 63g. Sắc nước, thêm đường cát vào uống nhiều lần. Trị té ngã thương tổn bên trong nên thổ huyết.

- Bạch mao căn 63g, rễ đại kế 20g. Sắc uống. Trị tiểu tiện ra máu.

Lợi niệu tiêu phù: Dùng cho bệnh phù thũng do viêm thận cấp tính, tiểu tiện không lợi; còn dùng cho chứng hoàng đản do thấp nhiệt.

- Bạch mao căn tươi 63g, vỏ dưa hấu 63g, râu ngô 12g, xích tiểu đậu 16g. Sắc uống. Trị phù thũng do viêm thận cấp tính.

- Bạch mao căn tươi 125g, cẩm kê nhi 63g. Sắc uống. Trị thận viêm cấp tính, phù thũng.

- Bạch mao căn tươi (bỏ vỏ áo) 125 - 250g, thịt lợn nạc 125g. Nấu lên mà dùng. Trị hoàng đản do thấp nhiệt, tiểu tiện không lợi.

- Bạch mao căn 20g, cam thảo 8g, bắc sa sâm 12g. Sắc uống, ngày 1 thang; có thể phòng bệnh ho gà.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai, người thể chất hư hàn, đái nhiều mà miệng không khát thì kiêng dùng.

Meo.vn (Theo 123SK)

Rễ cỏ tranh chữa bệnh đường tiết niệu

Rễ cỏ tranh, tên khác là bạch mao căn, nhả cà, lạc cà. Tên khoa học: Imperata cylindrica (L.) Beauv. họ lúa (Poaceae). Cỏ tranh là loại cỏ sống lâu năm, mọc rất nhiều ở nước ta.

Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ (bạch mao căn) và hoa. Trong thân rễ có đường, arundoin, cylindrin, ferneol, simiarenol…

Theo Đông y, bạch mao căn vị ngọt, tính hàn, vào 2 kinh phế và vị; tác dụng thông tiểu tiện, lương huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt giải độc. Hoa có vị ngọt tính ôn, vào 3 kinh tâm, tỳ, vị; có tác dụng thanh nhiệt lương huyết và cầm máu (thổ huyết, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu). Bạch mao căn chữa bệnh phiền khát, tiểu tiện khó khăn, đái ít, đái buốt, đái ra máu, viêm phù thận cấp, ho ra máu, chảy máu cam, hen suyễn. Liều dùng: 12 - 63g. Nếu dùng tươi thì nhiều hơn. Hoa cỏ tranh chữa ho ra máu, chảy máu cam, nôn ra máu, vết thương chảy máu. Liều dùng 8 - 15g/ngày

Một số cách dùng cỏ tranh làm thuốc:

Thanh nhiệt giáng hỏa: Các chứng phiền khát do nhiệt ở trong, hen do nhiệt ở phế, nôn mửa do nhiệt ở vị.

- Bạch mao căn sống 63g. Sắc uống lúc còn ấm. Trị hen do phế nhiệt.

- Thang mao cát: bạch mao căn 12g, cát căn 12g. Sắc uống lúc còn ấm. Trị chứng ợ nóng.

Lương huyết, cầm máu: các chứng nhiệt quá thịnh gây thổ huyết, đổ máu cam.

- Nước tam tiên: bạch mao căn tươi 63g, tiểu kế tươi 20g, ngẫu tiết tươi 63g. Sắc uống. Trị chứng hư lao trong đờm có máu; cũng có thể dùng trong trường hợp lao phổi, phế quản nở rộng ho ra máu.

- Bạch mao căn 125g, cỏ ba tiêu 125g. Sắc uống. Trị thổ huyết, đổ máu cam.

- Bạch mao căn 125g, biển súc 63g. Sắc nước, thêm đường cát vào uống nhiều lần. Trị té ngã thương tổn bên trong nên thổ huyết.

- Bạch mao căn 63g, rễ đại kế 20g. Sắc uống. Trị tiểu tiện ra máu.

Lợi niệu tiêu phù: Dùng cho bệnh phù thũng do viêm thận cấp tính, tiểu tiện không lợi; còn dùng cho chứng hoàng đản do thấp nhiệt.

- Bạch mao căn tươi 63g, vỏ dưa hấu 63g, râu ngô 12g, xích tiểu đậu 16g. Sắc uống. Trị phù thũng do viêm thận cấp tính.

- Bạch mao căn tươi 125g, cẩm kê nhi 63g. Sắc uống. Trị thận viêm cấp tính, phù thũng.

- Bạch mao căn tươi (bỏ vỏ áo) 125 - 250g, thịt lợn nạc 125g. Nấu lên mà dùng. Trị hoàng đản do thấp nhiệt, tiểu tiện không lợi.

- Bạch mao căn 20g, cam thảo 8g, bắc sa sâm 12g. Sắc uống, ngày 1 thang; có thể phòng bệnh ho gà.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai, người thể chất hư hàn, đái nhiều mà miệng không khát thì kiêng dùng.         

TS. Nguyễn Đức Quang

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

Giấc ngủ trưa quan trọng với thai phụ

Người Việt Nam chúng ta thường có thói quen ngủ trưa, đặc biệt là vào mùa hè nóng bức. Giấc ngủ trưa là khoảng thời gian nghỉ ngơi cần thiết giúp ta phục hồi lại sức khoẻ sau một buổi sáng làm việc vất vả và chuẩn bị sức lực cho buổi chiều làm việc. Đối với thai phụ, giấc ngủ trưa là quan trọng và có nhiều lợi ích.

Lợi ích của giấc ngủ trưa với thai phụ

Ngủ trưa có thể giúp cho tinh thần của thai phụ thoải mái, giải toả mệt mỏi, phục hồi sức lực. Đặc biệt với những thai phụ làm việc lao động thể lực, khoảng thời gian nghỉ trưa một tiếng tại nơi làm việc cũng có thể giúp cho thai phụ giảm mệt mỏi. Gia tăng thời gian ngủ sẽ có lợi cho sức khoẻ thai nhi, bản thân và công việc của thai phụ.


Giấc nghỉ trưa hợp lý

Thời gian ngủ của phụ nữ mang thai nên nhiều hơn so với lúc trước khi mang thai. Nếu bình thường thói quen ngủ một ngày là 8 tiếng thì khi mang thai bạn có thể phải tăng lên 9 tiếng. Một tiếng ngủ thêm này bạn nên dành vào thời gian ngủ trưa.

Vào mùa xuân, thu, đông thời gian ngủ trưa của bạn không dài thì bạn cũng nên nằm nghỉ một chút sau bữa ăn trưa.

Khi mang thai có thể bạn cảm thấy tiêu hoá không tốt, chán ăn hoặc tuần hoàn máu kém lại càng cần phải nghỉ trưa. Khi ngủ nghỉ trưa, bạn cần chọn tư thế nằm ngủ thích hợp để cơ thể cảm thấy thoải mái nhất. Tư thế tốt nhất với bạn là nằm ngủ trên giường thoải mái, hai chân gác cao có lợi cho tuần hoàn máu và tránh phù thũng.

Thời gian ngủ trưa ít hay nhiều phụ thuộc vào từng người, tuỳ từng giai đonạ, thông thường có thể ngủ khoảng 30 phút đến 1 tiếng, nếu rảnh rỗi bạn có thể ngủ nhiều hơn một chút cũng được nhưng không nên quá 2 tiếng và quan trọng nhất là phải nghỉ ngơi thì phải nghỉ thực sự chứ không vừa nằm vừa đọc báo hoặc xem tivi…

Khi nghỉ trưa bạn nên cởi giày dép, gác hai chân lên cao, sau đó thả lỏng cơ thể, như vậy hiệu quả nghỉ ngơi càng cao và tránh phù thũng chân.

Nếu thực sự công việc khiến bạn không có được một giấc nghỉ trưa lý tưởng thì bạn nên ngồi thả lỏng, nhắm mắt 15 phút giúp lấy lại sức lực và tinh thần.

Meo.vn (Theo Vnmedia)

Ẩm thực ngày ‘đèn đỏ’

Đối với một số chị em, những ngày 'đến tháng' (hành kinh) là ngày 'đen tối', đau bụng, đau ngực, tay chân cảm giác như sắp rụng rời... khiến hiệu quả của công việc trong những ngày đó bị ảnh hưởng. Làm thế nào để hạn chế sự chán nản này? Những món ăn dưới đây sẽ giúp các bạn bớt khó chịu

Cháo ý dĩ, ngải cứu: Ngải cứu tươi 20g, ý dĩ 40g, độc hoạt 15g, gạo tám thơm 70g, đường đỏ, nước đủ dùng. Các thứ trên (trừ gạo) rửa sạch cho vào nồi hầm khoảng 30 phút, rồi chắt lấy nước, bỏ bã. Sau đó cho gạo đã vo sạch vào hầm với nước trên thành cháo, cho đường đỏ vào khi cháo đã chín là được. Ăn trong những ngày có kinh. Món ăn này có thể chữa bệnh đau bụng kinh, kinh thưa, ít, đau mỏi cơ thể khi bị hành kinh. Ngải cứu chữa chứng rong kinh, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều; ý dĩ chữa phù thũng kiết ly; độc hoạt thông kinh có thể chữa các chứng đau mỏi lưng, chân tay đau nhức.

Đậu xanh nấu với đường trắng: Đậu xanh đã bỏ vỏ 150g, đường trắng và nước đủ dùng. Nấu nhừ đậu xanh rồi cho đường trắng vào đánh kỹ. Nên ăn trước khi bị hành kinh 3 ngày và ăn liên tục trong 10 ngày. Món ăn này có công dụng giải nhiệt, giảm đau, chữa đau đầu khi bị kinh nguyệt. Đậu xanh vị ngọt, tính bình có thể chữa say nắng, tiêu chảy, mụn nhọt. Đường trắng nhuận phổi, trừ ho.

Canh thịt lợn và hạ khô thảo: Thịt thăn lợn 60g, hạ khô thảo 15g, nước đủ dùng. Thịt lợn nạc rửa sạch, thái miếng, cho cùng với hạ khô thảo, nước vào nồi nấu chín mềm, nêm gia vị, dùng nóng. Ăn cả nước và cái. Nên ăn trước mỗi kỳ kinh, ăn liên tục trong vòng 7 ngày, mỗi ngày một lần. Món ăn này có công dụng giảm đau nhức mỗi khi hành kinh. Thịt lợn bổ trung ích, chữa bệnh khí huyết hư tổn, người gầy yếu, tiêu khát. Hạ khô thảo làm mát gan, chữa các bệnh do gan nóng gây nên, chóng mặt.

Theo BS. Cẩm Nga (SK&ĐS)

Hiểm họa từ giày cao gót

Không ai có thể phủ định được 'công dụng kỳ diệu' trong việc cải thiện chiều cao cho phái đẹp cũng như vẻ đẹp mê hồn của những đôi giày cao gót. Tuy nhiên, chúng cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.

Việc thường xuyên đi giày cao gót hoặc đi giày cao gót trong thời gian quá dài là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới một số căn bệnh nguy hiểm như:

1. Vẹo cột sống

Những phụ nữ đi giày cao gót trên 5 tiếng/ ngày có nguy cơ mắc các bệnh về cột sống cao gấp 3 lần so với những người bình thường khác.

Khi sử dụng giày cao gót, độ thăng bằng của cơ thể giảm đi rất nhiều. Do vậy, sức ép đối với cột sống là rất lớn. Lâu ngày, do phải 'làm việc căng thẳng' để giữ thăng bằng cho cơ thể, cột sống sẽ trở nên yếu, dễ bị lão hoá gây nên hiện tượng đau nhức, thậm chí là vẹo cột sống.

2. Chứng phù thũng chân

Khi đi giày cao gót, sức nặng của cơ thể dồn về đôi chân. Bàn chân do ở vị trí dốc nên gót chân là nơi trực tiếp chịu sức nặng của cơ thể. Máu dồn nhiều về đôi chân, các cơ ở bắp chân. Vì vậy, nếu khi đi giày cao gót, bạn sẽ dễ bị mắc các chứng phù thũng kèm theo đau nhức ở phần bàn chân và bắp chân.

3. Các tật của bàn chân

Đại bộ phận những đôi giày cao gót đều ôm sát bàn chân để tạo độ vững chắc và tiện lợi khi di chuyển. Tuy nhiên, chính điều này lại gây nên hậu quả nặng nề cho đôi chân của bạn.

Không khí không được lưu thông, các ngón chân luôn bị gò bó trong không gian chật hẹp của phần mũi giày gây nên hiện tượng giãn tĩnh mạch. Chân bạn sẽ có mùi khó chịu, da chân ửng đỏ, nặng hơn có thể gây ra dị ứng, làm vùng da chân nhanh bị lão hoá. Đây cũng là nguyên nhân gây nên các vết chai ở vùng da chân và tật cong vẹo các ngón chân.

Để giảm bớt các tác hại của việc đi giày cao gót đối với sức khoẻ, khi chọn mua giày, nên chú ý:

- Chọn những đôi giày làm từ các chất liệu tự nhiên, mềm mại để không gây cọ xát và kích ứng cho vùng da chân.

- Không chọn những đôi giày quá chật. Khi đi phải tạo được cảm giác an toàn, vững chắc và dễ chịu.

- Mùa hè nên chọn những đôi giày (dép) thoáng khí, không quá kín.

- Phần đế giày không quá nhọn và dốc so với mũi giày. Chiều cao thích hợp của dế dày là từ 2 - 4cm, đường kính từ 3 - 5cm.

- Không đi giày cao gót quá 5 - 8 giờ/ngày.

Ngoài ra, việc chăm sóc đôi chân hàng ngày cũng giúp bạn tránh được những tác hại do giày cao gót gây nên:

- Khi tắm, đừng quên mát xa cho đôi chân. Dùng đá kỳ vệ sinh phần gót chân để loại bỏ phần da chết cũng như tránh việc hình thành những vết chai ở bàn chân.

- Buổi tối trước khi đi ngủ, hãy ngâm chân với nước ấm có pha thêm chút muối và 1 vài giọt dầu oliu từ 15 - 20 phút. Muối có tác dụng sát trùng, làm sạch da. Dầu oliu giúp khôi phục độ đàn hồi và mềm mại của da chân. Nước ấm giúp lưu thông máu, giảm các chứng sưng tấy, đau nhức chân.

- Dùng 50ml sữa chua trộn đều với 1 thìa cà phê nước cốt chanh và 1 thìa mật ong. Bôi hỗn hợp lên mảnh khăn bông mềm, sau đó quấn quanh bàn chân. Giữ trong khoảng 15 - 20 phút. Dùng nước ấm rửa sạch.

- Hoặc xay nhỏ 50gr táo đỏ trộn đều với 5 thìa cà phê dầu thực vật và 2 thìa mật ong. Bôi hỗn hợp đều lên da chân kết hợp với việc mát xa nhẹ nhàng trong vòng 15-20 phút. Sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Theo Dân Trí

Chuối hột chữa tiểu đường

Nước ép củ chuối hột giúp ổn định đường huyết. Ngoài ra, chuối hột còn được dân gian dùng trị nhiều bệnh khá hiệu quả mà không tốn kém.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Cây chuối hột có tên khoa học là Musra barjoo sieb, có nơi gọi chuối chát.

Để chữa bệnh tiểu đường, đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống. Việc dùng thường xuyên và lâu dài có tác dụng ổn định đường huyết.

Vì củ chuối không nhiều và đào củ phức tạp, có thày thuốc (ở Trung Quốc) đã cải tiến cách dùng: Cắt ngang cây chuối hột, khoét một lỗ, đậy nylon lên, để nước cây chuối tiết ra đọng vào đó. Lấy nước này cho người bệnh uống. Khi đoạn trên héo thì cắt thấp xuống phía dưới; một cây cắt ngang như thế dùng được nhiều lần. Mùa mưa, nước chuối loãng thì uống nhiều hơn mùa nắng. Điều trị theo cách này, bệnh cũng thuyên giảm rõ rệt.

Cũng có thể chọn cây chuối có bắp đang nhú, cắt ngang gốc (cách mặt đất khoảng 20 cm), lấy dao khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do thân chuối tiết ra) mà uống.

Vị thuốc đa năng

Theo cuốn '450 vị thuốc nam có tên trong bản Dược thảo Trung Quốc', lá và vỏ quả chuối hột khô sắc uống làm thuốc lợi tiểu và chữa được chứng phù thũng sưng chân; rễ sắc uống chữa cảm mạo, bệnh dạ dày, đau bụng.

Chữa sỏi thận: Lựa quả chuối hột thật chín, lấy hột phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống; cho 7 thìa nhỏ bột hột chuối vào 2 lít nước, đun nhỏ lửa khi còn 2/3 nước là được. Uống hằng ngày như nước trà, liền 2-3 tháng, cho kết quả khá tốt.

Một cách khác: Dùng chuối hột một buồng già đem thái mỏng, phơi khô, tán nhỏ thành bột, mỗi ngày uống 3 thìa canh, uống liền 2-3 tháng. Hoặc quả chuối hột đã thái mỏng, sao vàng, hạ thổ 7 ngày; mỗi ngày lấy 1 vốc tay (chừng 1 quả) sắc với 3-4 bát nước, uống vào lúc no.

Ngoài ra, quả chuối hột còn xanh được dùng điều trị bệnh hắc lào: Cắt đôi, xát trực tiếp vào nơi tổn thương, dùng liên tục 7-8 ngày là khỏi. Với trẻ táo bón, người ta lấy 1-2 quả chuối chín đem vùi vào bếp lửa cho vỏ quả ngả màu đen chín nhũn, lấy ra để nguội cho trẻ ăn, khoảng 10 phút sau là đi tiêu được.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Chữa nhiệt miệng bằng dưa chuột

Theo Đông y, dưa chuột tính lạnh, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, dùng chữa các chứng bệnh do nhiệt như kiết lỵ, phù thũng do thấp nhiệt có kết quả tốt.

Trong 100g dưa chuột có 95g nước, 0,8g protit, 3g glucit, 0,7g xenlulo, tương đương với nhiều loại rau tươi khác như cải sen, cải cúc, cải xoong, cải thìa... Ngoài ra trong dưa chuột còn có nhiều loại vitamin và muối khoáng cần thiết cho cơ thể như caroten 0,3 mg trong 100g, vitamin B1 0,03 mg, vitamin B2 0,04mg, vitamin PP 0,1 mg, vitamin C 5 mg, can xi 23 mg, photpho 27 mg, sắt 1 mg...

Mùa hè, lao động ngoài nắng nóng, mồ hôi ra nhiều, khát nước chỉ cần ăn mấy quả dưa chuột tươi sẽ thấy đỡ khát, đỡ mệt nhiều, vì cơ thể được cung cấp một lượng nước ngon ngọt mát, có nhiều vitamin C và muối khoáng. Ngoài ra bà con ta còn dùng dưa chuột xào, nấu canh, nấu súp, thái nhỏ ăn sống như rau tươi, hoặc muối chua ăn như măng, dưa hành... Gần đây chúng ta phát triển loại dưa chuột bao tử, chế biến cẩn thận và đóng trong các lọ thủy tinh hoặc hộp, ăn ngon, giòn, nhiều vitamin C.

http://www17.24h.com.vn/upload/news/2009-06-14/1244949807-DUA-CHUOT-1.jpg

Theo những nghiên cứu gần đây, nước ép dưa chuột có thể hoà tan axit uric và muối urat nên có tác dụng lợi tiểu, bài sỏi, phòng chống bệnh thấp khớp, thống phong, đồng thời còn là một vị thuốc an thần, giảm sốt, chữa một số bệnh ngoài da như nứt nẻ da, tàn nhang, nếp nhăn... nên có giá trị như một loại mỹ phẩm.

Dưa chuột nghiền lấy nước hoặc thái thành lát mỏng thoa lên mặt, lên tay, chân, có tác dụng làm da nhẵn, mịn màng, tẩy tàn nhang và xoá nhẹ những nếp nhăn, được người dân Nhật Bản và một số nước dùng rất phổ biến.

Ngoài những cách dùng đơn giản, ở nhiều nước người ta còn chế ra các loại nước hỗn hợp gồm dưa chuột phối hợp với một số rau quả khác như táo, chanh, cà rốt... ép lấy nước, hoặc làm thuốc mỡ dưỡng da dưa chuột để bôi và đắp tươi lên da giữ làn da đẹp, mịn màng. Ngoài ra nó còn có tác dụng chống rộp da, bong da vì ánh nắng gay gắt mùa hè.

Theo 24h.com.vn

Các bệnh về mắt trong kỳ kinh nguyệt

Kỳ kinh nguyệt không chỉ thường mang đến cho chị em cảm giác khó chịu, buồn bực, thậm chí đau đớn mà còn là nguyên nhân dẫn đến một số các chứng bệnh rất nghiêm trọng về mắt.

 

Trong kỳ kinh nguyệt, quá trình trao đổi chất estrogen gặp trở ngại, dẫn đến não và chức năng thần kinh thực vật bị rối loạn. Hậu quả cuối cùng, thần kinh thị giác của mắt cũng bị ảnh hưởng, thậm chí các mạch máu ở phần mắt bị giãn ra. Điều nàycó thể làm xuất hiện các hiện tượng bệnh lý về mắt khiến chị em lo lắng.

Đau mắt
Một số phụ nữ nhận thấy các triệu chứng như mắt sưng, đau kèm theo hàng loạt dấu hiệu khó chịu khác từ 3 đến 4 ngày trước kỳ kinh nguyệt. Các triệu chứng chỉ biến mất khi kỳ kinh chấm dứt. Một số trường hợp cá biệt còn có thêm hiện tượng sợ ánh sáng lâu dài hoặc chảy nước mắt. Khi sạch kinh, các triệu chứng trên chỉ giảm thiểu đáng kể mà không biến mất.

Ngoài ra, một số người còn mắc một căn bệnh về mắt tương đối hiếm gặp được gọi là phù thũng sung huyết võng mạc mang tính chu kỳ. Người mắc sẽ gặp một trong hai trạng thái: một là bề mặt võng mạc sung huyết nhẹ, có nốt, thời gian phát tác ngắn, chỉ sau vài tiếng hoặc vài ngày là khỏi; trạng thái thứ hai nặng hơn với bề mặt võng mạc và kết mạc bị sung huyết nặng, phù thũng mãn tính, mắt đau và sợ ánh sáng, thậm chí bị cận thị tạm thời.

Chứng “kinh nguyệt thay thế”

Một số phụ nữ có hiện tượng xuất huyết dưới kết mạc, võng mạc và thậm chí bị chảy máu cam trước khi kinh nguyệt bắt đầu khoảng 3 ngày. Triệu chứng bệnh phát rất nhanh và chấm dứt khi kỳ nguyệt san xảy ra. Đặc biệt, loại bệnh về mắt này thường gặp ở những phụ nữ kinh nguyệt ít hoặc không có. Vì thế, nó còn được gọi là “kinh nguyệt thay thế".

Chứng mắt đỏ kỳ kinh nguyệt

Trước khi đến kỳ kinh nguyệt, một số phụ nữ bị sung huyết, kết mạc sưng đỏ. Sau khi có kinh, những hiện tượng này nhẹ dần và khỏi. Kinh nguyệt ra càng nhiều, bệnh càng nhanh khỏi. Đông y Trung Quốc gọi đây là chứng đỏ mắt kỳ kinh nguyệt, thường gặp ở những phụ nữ có kinh nguyệt không đều và thường phát tác theo chu kỳ.

Nói chung, hình thức biểu hiện của các bệnh về mắt trong thời kỳ kinh nguyệt rất đa dạng. Nhưng thật may, chúng không thường xuyên xuất hiện. Nếu xảy ra, các bệnh về mắt do kinh nguyệt cũng chỉ ảnh hưởng lên số ít người và thường rất mau khỏi.

Không nên dùng thuốc nhỏ mắt

Các bệnh về mắt trong kỳ kinh nguyệt không nên sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt. Nếu triệu chứng không nặng, người mắc bệnh có thể không cần áp dụng bất cứ biện pháp chữa trị nào. Chúng sẽ tự khỏi sau khi có kinh. Nếu triệu chứng tương đối nặng, giải pháp tốt nhất để trị bệnh là dùng biện pháp điều chỉnh kỳ kinh nguyệt (khiến thời gian "bị" dài hoặc ngắn hơn thông thường) kết hợp với trị liệu bằng các bài thuốc giúp thanh nhiệt, dưỡng máu...

Chóng mặt cuối kỳ thai nghén có nguy hiểm không?

Tôi có thai được 34 tuần, mấy hôm nay tôi rất chóng mặt, mệt mỏi, ăn uống kém. Xin hỏi bác sĩ tình trạng sức khỏe của tôi có nguy hiểm gì không?

http://img.suckhoedoisong.vn/Images/Uploaded/Share/2009/11/30/chongmat-cuoi-thai-ky-rat-nguy-hiem.JPG

Chóng mặt thời kỳ thai nghén là một biểu hiện thường thấy. Trong thời kỳ đầu mang thai, một loạt các triệu chứng xuất hiện như váng đầu, buồn nôn, nôn, kiệt sức... Nguyên nhân có thể là do trạng thái tinh thần và cơ chế tác động của hormon trong cơ thể. Ngoài ra chức năng của tuyến vỏ thượng thận bị suy giảm, thiếu vitamin B6 và tâm lý sợ hãi có thể thúc đẩy phát sinh các phản ứng thời kỳ đầu mang thai, làm xuất hiện chóng mặt. Vào cuối thời kỳ mang thai, thai phụ có thể xuất hiện tăng huyết áp, nước tiểu có abumin và phù thũng (phù chân voi). Tăng huyếp áp có thể dẫn đến chóng mặt, nặng đầu.

Chóng mặt khi mang thai cũng có thể do thiếu máu. Vào cuối thời kỳ mang thai, dung lượng huyết tương tăng nhanh hơn tổng hợp gia tăng của huyết sắc tố và hồng cầu khiến máu bị loãng, tỉ lệ hồng cầu bị hạ thấp, làm thai phụ xuất hiện hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt. Khi thiếu máu nặng sẽ khiến hoạt động của đại não và tai trong bị trở ngại do không được cung cấp đủ máu và xuất hiện các triệu chứng như váng đầu, ù tai, mất thăng bằng, mất sức, sắc mặt tái xanh... Khi có các dấu hiệu phù chân voi, chóng mặt, váng đầu ở thời kỳ cuối của quá trình thai nghén cần phải đi khám ngay ở các cơ sở sản khoa tin cậy, và không được tự ý uống bất kỳ loại thuốc nào.BS. Lê Hoàng