Lưu trữ cho từ khóa: phong thấp

Bài thuốc hỗ trợ điều trị phong thấp

 Khi về già do con người có một quãng thời gian lao động mệt nhọc nên các khớp thường đau, nhức và mỏi. Đặc biệt, khí hậu nước ta có độ ẩm cao nên nhiều người mắc bệnh về khớp.


Ảnh minh họa.

Theo y học cổ truyền, căn bệnh này có các triệu chứng chủ yếu về lâm sàng là các khớp bị đau mỏi, tê dại nặng nề, co duỗi bất lợi, nặng thì các khớp sưng to... Nguyên nhân mắc bệnh là do chính khí bất túc, bế trở kinh lạc, khí huyết vận hành bị trở ngại, vận hành không thông mà gây nên. Tùy theo tạng bệnh và cơ thể, có thể tham khảo một số bài thuốc phòng và điều trị dưới đây.

Bài 1: Chữa chân tay tê mỏi, lưng, gối buốt lấy hy thiêm 50g, ngưa tất 20g, thổ phục linh 20g, lá lốt 10g phơi khô làm bột uống ngày 3 lần, mỗi lần 10 - 15g.

Bài 2: Ý dĩ nhân 100g, phòng phong 10g, mộc qua 15g, đường trắng 15g, nấu cháo ăn hằng ngày.

Ngoài ra, người bệnh cần giảm bớt các việc nặng, khi đau nơi nào thì nên xoa, bóp nơi đó và dùng khăn ấm chườm vào chỗ đau, mỏi. Hằng ngày, bạn nên tập thể dục, đặc biệt các động tác về khớp rất tốt.

(Theo Bee)

Bệnh thấp khớp và cách điều trị ở phụ nữ.

Bệnh thấp khớp hay còn gọi là phong thấp thường gặp ở phụ nữ đã trải qua giai đoạn sinh nở, tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, khí huyết ít nhiều cũng đã giảm sút khai thông kém, hay tắc nghẽn khi gặp thời tiết lạnh, ẩm thấp, mưa bão.

Khiến các khớp xương ở tay chân hay bị tê mỏi, sưng tấy, đau nhức dai dẳng. Bệnh thấp khớp hay tái phát và rất khó điều trị dứt hẳn.

Bệnh thấp khớp ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống chị em

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, thấp khớp xảy ra chủ yếu ở phụ nữ, để lại những tổn thương nặng, khó khắc phục hơn so với nam giới, quy trình chữa trị cũng kéo dài hơn. Nguyên nhân là do phụ nữ có thể trạng yếu hơn nam giới, lại phải trải qua các thời kỳ sinh nở, tiền mãn kinh, mãn kinh. Mỗi giai đoạn này đều có những sự thay đổi lớn về huyết, sức khỏe bị giảm sút, dễ phát sinh nhiều bệnh tật.

Theo quan điểm của Y học cổ truyền, có hai nguyên nhân gây ra thấp khớp, đó là khí huyết hư và Phong, hàn, thấp tà xâm nhập.

Khí huyết hư là khí huyết không đầy đủ, hay bị ứ trệ dễ sinh ra nhiều chứng bệnh, phụ bệnh. Khí huyết hư không cung cấp đủ dưỡng chất để nuôi gân xương cốt, dẫn tới xương cốt dần bị thoái hóa, gây đau nhức, là dấu hiệu của bệnh thấp khớp. Phong, hàn,Thấp tà xâm nhập là khi gặp thời tiết ẩm ướt, gió, lạnh, mưa nhiều làm bệnh thấp khớp càng dễ hình thành và có cơ hội phát triển. Ngoài yếu tố thời tiết thì môi trường làm việc của chị em, nếu tiếp xúc với khói bụi, bẩn, môi trường nhiễm khuẩn… cũng là điều kiện lý tưởng cho thấp tà xâm nhập, gây nên bệnh thấp khớp.

Bệnh thấp khớp có thể biểu hiện dưới nhiều dạng, nhiều vị trí, với mức độ là khác nhau như viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, đau cột sống, đau vai gáy, đau dây thần kinh tọa… . Khi mới xuất hiện, bệnh thường không có những dấu hiệu đặc trưng, chỉ là những biểu hiện như: cảm giác hơi đau, nhức mỏi chân tay, hạn chế trong cử động, cứng khớp buổi sáng nên nhiều chị em thường bỏ qua, chỉ đến khi các dấu hiệu “sưng, nóng, đỏ đau, biến dạng khớp” xuất hiện, chị em mới để ý và tính đến chuyện đi khám chữa thì lúc này bệnh đã chuyển sang giai đoạn cấp tính, theo thời gian bệnh sẽ thành mãn tính, tiến trình phát triển bệnh diễn ra rất nhanh chóng và để lại nhiều biến chứng. Do vậy, chị em cần hết sức chú ý những biểu hiện dù là đơn giản của bệnh.

Bệnh thấp khớp dễ tái khi liệu trình điều trị không đúng cách. Vì thế để ngăn ngừa bệnh quay trở lại cần phải có liệu trình điều trị thích hợp, tránh để xảy ra biến chứng!

GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TẬN GỐC CĂN BỆNH THẤP KHỚP

Theo y học cổ truyền, “Trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tất diệt”, ý nói khi khí huyết không đủ, không lưu thông, ứ trệ, sẽ gây bệnh tật. Ngược lại bổ huyết hành huyết, khí huyết lưu thông, cơ thể khỏe mạnh, thì bệnh tật tự khắc sẽ được đẩy lùi. Khí huyết đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe người phụ nữ.

Dựa trên nguyên tắc cơ bản đó, trải qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm lâu dài về các bài thuốc chữa phong thấp, công ty cổ phần Dược Trung ương Mediplantex (đơn vị hàng đầu, chuyên nghiên cứu về dược liệu, với nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP – WHO), đã cho ra đời thuốc thấp khớp thế hệ mới Tuzamin F, có hiệu quả điều trị cao đối với các bệnh thấp khớp ở phụ nữ.

Thuốc thấp khớp Tuzamin F là sự kết hợp chọn lọc từ bài thuốc cổ phương “Độc hoạt tang ký sinh” chủ trị phong thấp với dược tính giảm đau của  mã tiền cùng với các vị thảo dược có tác dụng hoạt huyết dưỡng khí.

Trong thành phần Tuzamin F bao gồm các vị thuốc khu phong trừ thấp, các vị thuốc hoạt huyết giúp giải trừ phong thấp, tiêu viêm giảm sưng tấy, đau nhức, chống viêm và các vị thuốc bổ huyết giúp bổ huyết dưỡng khí, bồi bổ gan thận, gân cốt, từ đó kích thích sự lưu thông máu mang dưỡng chất đến nuôi các khớp xương và phòng ngừa quá trình thoái hóa khớp. Đặc biệt với công nghệ bào chế hiện đại, được kiểm soát chặt chẽ, hạt mã tiền phát huy mạnh tác dụng giảm đau, nhanh chóng cắt cơn đau nhức, giảm tê buốt chân tay ở phụ nữ mắc bệnh thấp khớp.

Khí huyết được vận hành đầy đủ, cơ thể khỏe mạnh thì bệnh tật ắt sẽ tiêu tán “Nhân cường thì tật nhược”. Thuốc thấp khớp thế hệ mới Tuzamin F giúp phụ nữ giải trừ các bệnh viêm khớp do phong thấp, giúp giảm đau xương khớp, trị phong thấp hiệu quả.

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm xin liên hệ:

Tại miền Bắc: Công ty CP Dược trung ương Mediplantex – 358 Giải phóng, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 04.36686111, website: thuockhop.com, mediplantex.com

Tại miền Nam: Chi nhánh công ty CP Dược trung ương Mediplantex  – 284/7/17 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại: 08.38682186

(Theo 24h)

Cốt khí củ – Khu phong trừ thấp

Cốt khí củ còn gọi là hổ trượng, điền thất, hoạt huyết đan, nam hoàng cầm. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ, củ. Thu hái củ quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu (tháng 8, 9)… Theo Đông y, cốt khí củ vị ngọt đắng, tính mát, có tác dụng khu phong, trừ thấp, hoạt huyết thông kinh, giảm đau, giải độc, lợi tiểu. Chữa phong thấp tê bại, đau nhức gân xương; ứ huyết do ngã, chấn thương, kinh nguyệt bế tắc gây đau đớn, sau khi đẻ huyết hôi bị tích lại gây bụng trướng, đái dắt, đái buốt, đái ra máu. Dùng ngoài trị mụn nhọt, lở ngứa, làm thuốc cầm máu. Liều dùng: 8 - 12g, dạng thuốc sắc, thuốc bột, rượu.

Một số cách dùng cốt khí củ làm thuốc:

Chữa phong thấp, đau nhức xương

- Cốt khí củ 12g, đơn gối hạc 12g, cỏ xước 8g, hy thiêm 8g, uy linh tiên 6g, binh lang 6g. Các vị sao vàng hạ thổ. Sắc uống 2 lần trong ngày. Ngày 1 thang.

- Cốt khí củ 12g, dây đau xương 12g, rễ lá lốt 12g, rễ cỏ xước 12g, bồ bồ 8g, cam thảo nam 8g, mã đề 8g, quế chi 6g. Sắc uống ngày 1 thang; kết hợp xoa bóp bằng rượu ngâm quế chi, huyết giác.

Chữa thương tích, ứ máu, đau bụng: Cốt khí củ 20g, cây lá móng 16g. Sắc lấy 300ml nước, cô lại còn 150ml, thêm 20ml rượu, chia uống 2 lần trong ngày.

Chữa sưng vú: Cốt khí củ 12g, hạt muồng 12g, rễ lá lốt 10g, rễ bồ công anh 10g, bạch truật 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

TS.Nguyễn  Đức Quang

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

Gà hấp muối trị phong tê thấp

Bài thuốc này đã được kiểm chứng có hiệu quả cao đối với chứng tê bại chân tay, sưng đau các khớp hạn chế vận động do phong thấp...

Phong tê thấp được y học cổ truyền xếp vào "tý" chứng hay còn gọi là viêm khớp dạng thấp, bệnh thuộc hệ cơ, xương khớp ở tứ chi và cơ nhục.

Đây là căn bệnh gây mất sức lao động, tàn phế, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên phong tê thấp hoàn toàn có thể phòng và trị được bằng ẩm thực trị liệu.
Dưới đây là món ăn, bài thuốc nghiệm phương độc giả áp dụng khi cần thiết.

Nguyên liệu:

Gà ta 1 con nặng 300 - 350g, ngải cứu 1 nắm khoảng 100 - 150g, lá lốt 500g, muối ăn không i-ốt 3kg.

Thịt gà hấp có hiệu quả cao với chứng tê bại chân tay, sưng đau các khớp

Cách chế biến:

Gà cắt tiết làm sạch bỏ nội tạng, ngải diệp rửa sạch thái nhỏ, lá lốt rửa sạch để ráo nước. Gà để ráo nước cho lá ngải đã thái nhỏ vào bụng. Sau đó lấy lá lốt quấn vào gà dùng lạt buộc chặt. Cho khoảng 1/3 muối dưới đáy nồi (tốt nhất là nồi đất) rồi cho gà đã gói lá lốt vào đổ phần muối còn lại vào vùi kín gà (tuyệt đối không được hở) đậy vung.

Đem đun nhỏ lửa trong vòng hai giờ, trong quá trình hấp gà không để bếp tắt, không để lửa quá to. Hấp xong muối không được cháy mà chỉ ngả vàng, gà chín thơm bùi thịt gà và gia vị ngải và lá lốt, thịt gà không được mặn mới đạt yêu cầu.

Khi đun đủ thời gian tắt bếp để đợi khi nguội đem ra bỏ muối và lá lốt, thịt gà đem ăn trong ngày có thể ăn với cơm. Mỗi ngày ăn một con, 10 ngày là một liệu trình.
Bài thuốc có tác dụng tư bổ can thận, tán hàn, thông kinh hoạt lạc, chỉ thống (giảm đau). Bài thuốc đã được kiểm chứng có hiệu quả cao đối với chứng tê bại chân tay, sưng đau các khớp hạn chế vận động do phong thấp ngoài ra còn thích dụng cho các chứng bệnh như suy nhược cơ thể, âm huyết hư, đau đầu hoa mắt chóng mặt, đau bụng đầy hơi, khó tiêu, đau bụng kinh, bế kinh, cảm lạnh, sợ lạnh, lạnh tứ chi, huyết áp thấp, hay đổ mồ hôi chân...

Chú ý: Khi chế biến từ thịt gà, rau ngải, lá lốt và muối đều phải khô. Muối đã dùng không được dùng lại để hấp lần sau nhất là không được dùng để ăn, những người bệnh phong tê thấp không ăn rau rút (nhút), cà pháo và những thực phẩm mang tính hàn như trai hến, thịt trâu...

Người dùng bài thuốc này để trị đau đầu thì dùng gà mái không nên dùng gà trống (bởi gà trống dễ động phong). Do bài thuốc có tính nóng nên thận trọng khi dùng cho người tăng huyết áp.

Theo Lương y Chu Văn Tiến

Meo.vn (Theo Khoahocdoisong)

Lưu ý cho người viêm khớp khi trời chuyển lạnh

Thời tiết lạnh làm độ kết dính niêm dịch của khớp tăng lên, tăng thêm trở ngại cho hoạt động của khớp, khiến người bệnh viêm khớp thấy đau nhức các khớp.


Trong môi trường lạnh, thân nhiệt của người mắc bệnh viêm khớp thấp hơn còn khi chuyển sang môi trường ấm áp, thân nhiệt của người mắc bệnh viêm khớp lại tăng chậm hơn so với người bình thường.

Trên thực tế, hiện tượng đau nhức do thay đổi của thời tiết không có nghĩa là bệnh viêm khớp nặng thêm. Khi thời tiết ấm lên thì đau nhức cũng dần dần theo đó mà mất đi. Tuy nhiên, để giảm bớt đau nhức, người bệnh nên chuẩn bị sức khỏe khi nghe tin dự báo thời tiết sắp chuyển lạnh như tăng cường giữ ấm cơ thể, tránh lao động quá sức….

Ngoài ra, có thể tập luyện hợp lý để cải thiện chức năng của khớp hoặc có thể mát-xa, dùng phương pháp trị liệu hoặc uống thuốc để giảm nhẹ triệu chứng đau nhức.

Giữ ấm là quan trọng nhất

Thời tiết lạnh làm cho độ kết dính niêm dịch của khớp tăng lên, tăng thêm trở ngại cho các hoạt động của khớp, khiến người bệnh viêm khớp thấy đau nhức các khớp.

Lúc này, để giảm đau cần giảm hoạt động và áp lực cho khớp như dùng gậy chống, vịn tay, mang găng hay miếng dán ở các khớp xương; với người thừa cân thì cần giảm cân.

Người bị viêm khớp dạng phong thấp rất cần sự trợ giúp của người nhà, không nên vì điều trị khó khăn mà mất đi lòng tin. Thực tế, chỉ cần chú ý một số chi tiết nhỏ là có thể khống chế được bệnh tình. Khi bệnh phát tác cấp tính thì cần nghỉ ngơi điều độ, giảm bớt hoạt động. Khi bệnh tạm lui thì nên tập luyện giúp duy trì chức năng các khớp.

Người bị viêm khớp khi ăn uống cần phải chú ý bổ sung đầy đủ protein và các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C, D; đồng thời ăn nhiều thực phẩm hàm chứa can-xi như sữa, chế phẩm từ đậu, tránh ăn các thực phẩm kích thích, đông lạnh. Nếu trong khi uống thuốc bị phù thũng và huyết áp cao thì nên hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể.

Còn có một số thực phẩm kỵ với người mắc bệnh viêm khớp dạng phong thấp bởi vì những thực phẩm này sẽ sinh ra các chất có thể làm tăng gánh nặng cho khớp, trong đó bao gồm các thực phẩm chất béo cao, hải sản (ví dụ như hải sâm, tảo biển, cá biển, tôm biển…) và các sản phẩm quá chua, quá mặn (ví dụ như lạc, rượu trắng, các loại rau củ muối, trứng muối, cá muối vv).

Meo.vn (Theo dantri)

Công dụng của ba kích

Lương y Như Tá cho biết, ba kích có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Nhưng, những người đang bị táo bón, tiểu đỏ, miệng đắng, đau mắt, bứt rứt và bệnh tim thì không nên dùng.

Về y học cổ truyền, ba kích có vị cay, hơi ngọt, công dụng trợ dương bổ thận; trị dương nuy bất khởi (liệt dương), cường cân cốt, an ngũ tạng, bổ trung ích khí, dưỡng 2 kinh tỳ và thận... Sau đây là một số cách vận dụng. Lưu ý là cần tham khảo thêm ý kiến nhà chuyên môn trước khi sắc thuốc và uống.

Trị phong thấp đau nhức, cước khí, phù: ba kích, đỗ trọng, ngưu tất, tục đoạn đều 12g, tang ký sinh 10g, sơn thù nhục 8g, hoài sơn 16g. Đem sắc uống.


Ba kích

Trị huyết áp cao thời kỳ tiền mãn kinh: ba kích thiên, tiên mao, hoàng bá, dâm dương hoắc, tri mẫu, đương quy, mỗi loại từ 20g, đem sắc uống.

Trị sán khí do thận hư: Ba kích thiên, hoàng bá, quất hạch, lệ chi hạch, ngưu tất, tỳ giải, mộc qua, kim linh tử, hoài sơn, địa hoàng. Mỗi loại từ 8-12g, đem sắc uống.

Trị tiểu nhiều, tiểu không tự chủ do thận dương hư: ba kích thiên, bổ cốt chỉ, phúc bồn tử. Mỗi loại từ 8-12g, đem sắc uống.

Trị bụng đau, tiểu không tự chủ: ba kích (bỏ lõi), nhục thung dung, sinh địa (mỗi loại đều 60g), tang phiêu tiêu, thố ty tử, sơn dược, tục đoạn (cùng 40g), sơn thù du, phụ tử (chế), long cốt, quan quế, ngũ vị tử (mỗi loại cùng 20g), viễn chí 16g, đỗ trọng (ngâm rượu, sao) 12g, lộc nhung 4g. Tán bột, làm viên hoàn 10g. Ngày uống 2-3 hoàn.


Dâm dương hoắc - Ảnh: H.Mai

Trị gân cơ sưng đau, gân cơ suy yếu, teo cơ, khớp đau mạn tính do thận hư: ba kích thiên, đỗ trọng, ngưu tất, tục đoạn. Mỗi loại bằng nhau từ 8-12g, đem sắc uống.

Người lớn tuổi lưng đau, chân tê, chân yếu, chân mỏi, dùng: ba kích thiên, xuyên tỳ giải, nhục thung dung, đỗ trọng, thố ty tử (lượng bằng nhau). Đem tán nhuyễn, trộn với mật làm viên hoàn. Mỗi lần uống 8g, ngày 2-3 lần với nước ấm.

Để chữa lưng đau do phong hàn, đi đứng khó khăn, thì dùng bài thuốc gồm: ba kích, khương hoạt, quế tâm, ngũ gia bì, can khương (bào) - cùng 60g, đỗ trọng (bỏ vỏ, sao hơi vàng) 80g, ngưu tất 120g. Đem tán bột, trộn mật làm (vò) thành viên hoàn để dành uống với rượu ấm.

Chữa tiểu nhiều thì dùng: ba kích thiên (bỏ lõi) và ích trí nhân, hai vị chưng với rượu và muối. Tang phiêu tiêu, thố ty tử (sao với rượu). Tất cả lượng bằng nhau. Rồi tán bột, làm viên hoàn to bằng hạt bắp, mỗi lần uống 10-15 viên với rượu pha ít muối hoặc sắc thành thang uống.

Cách sắc (nấu) các bài thuốc như sau: nước nhất cho các vị thuốc vào nồi đất cùng 4 chén nước, sắc còn lại 1 chén, chiết ra; nước hai cho tiếp 3 chén nước vào nồi, sắc còn lại nửa chén. Hiệp hai nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày.

 

Meo.vn (Theo TNO)

Bốn lưu ý khi ăn lẩu

Mùa đông đã đến, đây là lúc rất thích hợp để ngồi bên nồi lẩu nghi ngút khói nhưng ăn lẩu như thế nào mới tốt cho sức khoẻ?

Nên có nhiều rau xanh


Món lẩu thông thường có rất nhiều thịt mỡ. Nếu ăn cùng với nhiều loại rau xanh, không những có thể “tiêu trừ” dầu mỡ, bổ sung vitamin cho cơ thể mà còn có tác dụng điều hoà, trừ nóng và giải độc.

Trước hoặc sau khi ăn lẩu có thể ăn hoa quả hoặc uống một ly nước hoa quả để giải nhiệt chơ cơ thể.

Món lẩu nên có thêm đậu phụ, vì thạch cao trong đậu phụ có tác dụng thanh nhiệt, tán hoả, trị khát.

Những người nên “kiêng”

Lẩu cay thường gây tổn thương rất lớn đến dạ dày, đặc biệt là những người có dạ dày và lá lách yếu thì chỉ nên ăn lẩu hải sản “thanh đạm” hoặc lẩu nấm.

Những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, phong thấp nên ít ăn hoặc không nên ăn lẩu nhiều đạm mỡ.

Phụ nữ có thai nên hạn chế ăn lẩu.

Ăn điều độ

Lẩu cho dù có ngon như thế nào thì cũng không nên ăn liên tục, 1 - 2 tuần ăn một lần là được.

Đồng thời khi ăn lẩu không nên ngồi quá lâu, khi ngồi ăn liền tù tì mấy tiếng, dạ dày, đường ruột liên tục làm việc, dịch tiêu hoá bài tiết giảm đi, thời gian dài như thế sẽ gây ra rối loạn chức năng tiêu hoá. Ngoài ra, ăn nhiều uống nhiều còn có thể gây ra viêm tuyến tuỵ, bệnh về đường ruột, dạ dày.

Nên ăn thêm cơm

Những người “nghiện” lẩu cũng thường ít ăn cơm. Trong khi các món lẩu rất giàu protein và chất béo. Việc ăn thêm cơm trong mỗi bữa lẩu sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng.

 

Meo.vn (Theo Alo Bác sĩ)

Phong thấp không tự khỏi

Một bệnh nhân 21 tuổi, giới tính nam, thể trạng phát triển bình thường, đến gặp tôi ở bệnh viện và cho biết là không có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào ngoài bị phong thấp tay chân.

Ảnh minh họa Internet

Cụ thể là từ lúc còn nhỏ đến khi trưởng thành, khi tay nhúng vào nước chừng 5 phút là bắt đầu nhăn nheo như tay của một người cao tuổi. Do thấy hiện tượng này không ảnh hưởng đến sức khỏe lắm nên cậu ta không đi khám nhưng dạo này nhìn thấy ghê quá và sợ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sau này nên tìm đến bác sĩ.
Trường hợp phong thấp như bệnh nhân nam nói trên chúng tôi gặp rất nhiều và họ đều có chung suy nghĩ là thấy không ảnh hưởng lắm đến sức khỏe nên cứ để vậy, hy vọng bệnh tự khỏi.

Trước đây, người ta nghĩ rằng da nhăn khi ngâm nước là do lớp ngoài cùng của da có chất bã nhờn (sebum) có tác dụng bôi trơn và làm da người không thấm nước. Chính lớp bã nhờn này giúp da chúng ta không thấm nước khi rửa tay hay tắm rửa trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, khi da tiếp xúc quá lâu với nước, lượng chất bã bị rửa trôi, mất dần và chính điều này đã làm cho nước đi từ ngoài vào trong lớp da cơ thể. Lớp da tay và da chân thường nhăn nheo nhiều hơn các vùng khác trên cơ thể do hầu hết cơ thể được bao phủ bởi lông và lông liên tục tiết bã nhờn, trong khi lòng bàn tay và bàn chân không có lông mọc và dày hơn các vùng da khác nên lớp chất bã nhờn bảo vệ rất dễ mất.

Nước vào trong da sẽ làm ứ nước vài nơi kèm với sự dãn nở không đều đặn của da, tạo ra hình dạng da nhăn nheo. Do đó, da nhăn thực chất không phải do da bị nhăn mà là do da ngấm nước. Tuy nhiên gần đây, người ta thấy có thêm cơ chế khác ngoài đơn giản chỉ là sự hấp thu nước. Đó là liên quan đến co mạch. Nước vào các lỗ trên da và lòng bàn chân qua các tuyến mồ hôi gây ra sự thay đổi cân bằng điện giải của lớp thượng bì. Sự thay đổi cân bằng điện giải này dẫn đến mất ổn định màng tế bào của mạng lưới thần kinh xung quanh, gây ra sự co mạch. Sự co mạch này gây áp lực máu âm trong ngón tay, ngón chân kéo lớp thượng bì xuống phía dưới, gây ra nhăn nheo. Do đó, mức độ nhăn da sẽ phụ thuộc vào sự co mạch. Co mạch càng nhiều thì da càng nhăn nheo.

Phong thấp là tình trạng cường giao cảm, đó là sự hoạt động quá mức của hệ thống thần kinh giao cảm. Hệ thần kinh giao cảm thuộc về thần kinh thực vật. Khi có hội chứng cường giao cảm, có thể có nhiều biểu hiện trong đó có tăng tiết mồ hôi tay, chân, hồi hộp quá mức, tim đập nhanh, đỏ mặt... gây đau đầu, mất ngủ, đặc biệt là có hiện tượng co mạch máu. Bị phong thấp có nghĩa là đã có tình trạng cường giao cảm, co mạch nhiều hơn người bình thường nên da nhăn nheo nhiều hơn người bình thường khi ngâm nước là điều dễ hiểu. Và tất nhiên nếu không điều trị thì sẽ không tự khỏi.

Hiện nay, phương pháp cắt hạch giao cảm có thể điều trị được căn bệnh cường giao cảm. Tuy nhiên, chỉ nên cắt khi các rối loạn giao cảm quá nặng, ảnh hưởng tới công tác, sinh hoạt (ví dụ: ra mồ hôi quá nhiều hay da nhăn nheo quá mức khi ngâm nước). Gặp trường hợp này, người bệnh nên đến khoa ngoại của các bệnh viện để khám.

ThS-BS CK2 Nguyễn Văn Út (Phòng Chăm sóc da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - TPHCM)
Meo.vn (Theo NLD)

Món ăn cho người bệnh thống phong

Vì bệnh thống phong (bệnh gút) có liên quan chuyển hóa, nên người bệnh cần coi trọng việc ăn uống - dùng nhiều thức ăn kiềm tính, uống nhiều nước để thải acid uric ra ngoài, không dùng thức ăn giàu purine.

Dưới đây là một số món thích hợp cho người bệnh thống phong:

Cháo nho: Nho tươi 30g, rửa sạch. Gạo 50g, vo sạch đem nấu cháo, khi cháo gần chín, thì cho nho vào ninh (nấu) đến chín nhừ thì dùng. Quả nho giúp chữa phong thấp đau gân cốt, lợi thủy, vừa là trái cây kiềm tính, không chứa purine, và có lợi cho việc bài ra acid uric.

Bí rợ - bột bắp: Bí rợ 200g, bỏ hột, rửa sạch, thái lát mỏng, cho vào nồi thêm nước nấu sôi, rồi cho vào bột bắp 100g, nấu thành dạng hồ thì dùng. Bí rợ kiềm tính, bắp không chứa purine, người bệnh thống phong kèm béo phì càng thích hợp dùng lâu dài.


Khoai tây

Khoai tây xào chay: Khoai tây 200g, gọt vỏ rửa sạch thái lát, cho vào chảo có ít dầu để xào, nêm nếm gia vị, rưới ít nước cho chín đều. Khoai tây là rau củ kiềm tính, chứa nhiều muối kali giúp kiềm hóa acid uric.

Cà tím hấp: Cà tím (cà dái dê) 250g, rửa sạch bổ làm đôi, đặt vào tô đưa trong lò hấp chín, sau khi nêm thêm nước tương, dầu mè, tỏi xay thì dùng. Cà tím là thức ăn kiềm tính, hầu như không chứa purine, còn có công hiệu lợi tiểu.


Củ cải

Cháo củ cải: Củ cải tươi vừa đủ, rửa sạch thái nhuyễn. Gạo 100g, vo sạch cho vào nồi, thêm nước nấu chín phân nửa, đổ củ cải vào nấu cháo. Dùng sáng và chiều, lúc cháo nóng ấm.


Cà rốt

Cháo cà rốt: Cà rốt tươi 50g, rửa sạch thái lát. Gạo 100g, vo sạch cho vào nồi đổ nước nấu sôi, thêm vào cà rốt, tiếp tục ninh chín thì dùng.

Cháo rau cần: Rau cần 50g, rửa sạch thái nhuyễn. Gạo 100g, vo sạch cho vào nồi đổ nước nấu sôi, thêm vào rau cần, tiếp tục ninh chín thì dùng. Dùng sáng và chiều. Rau cần không chứa purine, thúc đẩy cơ thể bài ra chất bã, lọc sạch máu, có ích đối với người bệnh có acid uric máu cao.

Cháo hạt dẻ: Hạt dẻ vừa đủ, bỏ vỏ, phơi khô xay bột, mỗi lần dùng 30g. Nếp 50g, vo sạch cho vào nồi đổ nước nấu khi gần chín tới thì thêm bột hạt dẻ vào, ninh tiếp đến chín, dùng sáng và chiều.

Cháo dâu tằm: Dâu tằm 12g, rửa sạch cho vào nồi đổ nước nấu lấy cốt, cùng với 50g gạo đã vo sạch, đổ nước ninh cháo. Ăn vào mỗi sáng và bữa chiều, lúc cháo còn ấm.

Gỏi cà rốt: Cà rốt 250g, rửa sạch, thái sợi. Dùng nước mắm, giấm, ít dầu mè để trộn với cà rốt để dùng. Cà rốt là rau kiềm tính, hành phong khí, khu tà nhiệt, hơn nữa chứa purine rất ít.


Dưa leo - Ảnh: K.Vy

Dưa hấu chứa nhiều nước và muối kali, nhất là với người bệnh thống phong thời kỳ cấp tính có acid uric quá cao, đặc biệt thích hợp cho người bệnh cấp tính dùng vào mùa nóng, giúp bài acid uric ra ngoài một cách hiệu quả.

Trái lê kiềm tính, nhiều nước, căn bản không chứa purine, thích hợp dùng cho người bệnh thống phong thời cấp tính.

Dưa leo vừa đủ, rửa sạch ăn sống. Dưa leo là thức ăn kiềm tính, giúp bài ra acid uric dư thừa.

Meo.vn (Theo TNO)

Sứa giúp thanh nhiệt, giải độc

Nộm sứa là món ăn được nhiều người - đặc biệt là dân vùng biển - ưa chuộng. Nhưng ít người biết được sứa có thể chế biến làm nhiều món ăn khác nhau và dùng sứa làm thực phẩm còn có tác dụng chữa bệnh.

Theo y học cổ truyền, sứa tính bình vị mặn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoá đờm, hạ áp, khứ phong trừ thấp, nhuận trường bình gan, an thai, có thể trị liệu được các bệnh ho hen nhiều đờm, đại tiện táo kết, phong thấp viêm khớp, cao huyết áp, viêm loét, phù chân.

Món nộm sứa mát miệng, thanh nhiệt, giải độc.
Món nộm sứa mát miệng, thanh nhiệt, giải độc.

- Sứa trộn: Sứa 150g, lõi rau diếp, dầu hành, muối tinh, nước mắm, đường, mỳ chính, dầu vừng đủ dùng. Lõi rau diếp tước vỏ thái chỉ ướp muối 20 phút lấy ra vắt hết nước rồi rắc mỳ chính và dầu hành vào trộn đều.

Sứa biển ngâm nước sạch, rửa cho hết bùn đất, thái sợi, ngâm vào nước ấm một lúc rồi vớt ra cho ráo nước, trộn với nước mắm, đường, mỳ chính, dầu vừng, cho vào đĩa, xung quanh đĩa để nộm rau diếp...
Món ăn này mát miệng, thanh nhiệt giải độc, nhuận trường, tiêu tích, khứ phong, trừ thấp, hoá đờm hạ huyết áp, bình gan, tốt cho ngũ tạng còn trị liệu được chứng thấp khớp.
- Trị ho lâu đờm nhiều: Sứa 80g, củ cải trắng 60g. Sứa rửa sạch, củ cải trắng rửa sạch, thái sợi, rồi cho vào nấu chung với sứa, đổ 750ml nước nấu bao giờ còn lại 1 nửa nước là được, uống nước canh, phân làm 2 lần uống, uống liên tục 1 tuần.

Lưu ý: Do sứa có tính mát nên cần thận trọng đối với người tạng hàn, hay bị lạnh bụng, đi ngoài.

Trong 100g sứa chứa 1,3g protein; 0,1g lipit; 3,9g cacbonhydrat; 182mg canxi; 9,5g sắt; Ngoài ra, sứa còn có vitamin B1, B2 và axit nicotinic. Trong sứa biển còn có hàm lượng iốt phong phú và một số hoạt chất có tác dụng nong rộng mạch máu, làm hạ huyết áp. Bên cạnh đó, sứa cũng có loại chất keo với tác dụng chống xơ hoá mạch máu.

Meo.vn (Theo Bee)