Lưu trữ cho từ khóa: phòng phong

Một số bài thuốc Đông y điều trị ho kéo dài

Thời tiết thay đổi kèm theo sự ô nhiễm môi trường khiến các bệnh về đường hô hấp gia tăng. Nhiều người bị ho, viêm mũi, ngứa họng, khạc đờm…, mặc dù đã dùng nhiều thuốc nhưng bệnh vẫn không khỏi làm người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc. Xin giới thiệu một số bài thuốc Đông y điều trị hiệu quả chứng bệnh này.

Ho do phế nhiệt

Người bệnh ho khan, không có đờm, hơi thở nóng, miệng khô khát, rát họng, khô họng. Ho kéo dài nhiều ngày, mắt đỏ, da khô, đại tiện táo… Dùng một trong các bài:

Bài 1: ngân hoa 10g, liên kiều 12g, tang diệp 20g, rau má 20g, cỏ mực 20g, thiên môn 16g, mạch môn 12g, trần bì 10g, tía tô 16g, xương bồ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: cát cánh 16g, trần bì 12g, bán hạ 10g, mơ muối 12g, đinh lăng 16g, sâm đại hành 16g, rễ xương sông 16g, tang bạch bì 16g, cam thảo 12g, rễ chanh 12g, bạch mao căn 16g, mã đề 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

mot-so-bai-thuoc-dong-y-dieu-tri-ho-keo-dai

mot-so-bai-thuoc-dong-y-dieu-tri-ho-keo-dai

Cát cánh và kim ngân hoa là 2 vị thuốc trị ho phế nhiệt.

Ho do cảm nhiễm phong hàn

Người bệnh đau đầu, đau người, gai sốt, hắt hơi, ngạt mũi, ho nặng tiếng, mắc đờm, người mệt mỏi. Dùng một trong các bài:

Bài 1: phòng phong 12g, kinh giới 16g, tế tân 12g, bạch truật 16g, đương quy 16g, vỏ quế 8g, thiên niên kiện 10g, hà thủ ô 16g, bạch chỉ 10g, xuyên khung 12g, cẩu tích 12g, ngũ vị 10g, xương bồ 16g, cát cánh 16g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần (uống nóng).

Bài 2: trần bì 12g, bán hạ 10g, phòng phong 10g, kinh giới 16g, sinh khương 6g, ngải diệp 16g, xuyên khung 10g, tế tân 12g, vỏ quế 8g, thiên niên kiện 10g, đương quy 16g, sâm bố chính 16g, cam thảo 12g, đại táo 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Ho do viêm họng

Người bệnh có biểu hiện họng sưng đau, ho rát họng, có khi ho suốt ngày không dứt, có thể sốt, người mệt mỏi. Dùng một trong các bài:

Bài 1: ngân hoa 10g, liên kiều 12g, bồ công anh 20g, rau tần dày lá (húng chanh) 16g, phòng phong 10g, kinh giới 16g, bán hạ 10g, tía tô 16g, hậu phác 10g, trần bì 10g, huyền sâm 12g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 2: đinh lăng 16g, tang diệp 20g, cát cánh 16g, mạch môn 16g, bối mẫu 10g, trần bì 10g, cam thảo 12g, xạ can 8g, huyền sâm 12g, sa sâm 12g, bạch linh 10g, sinh khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ho do viêm thanh quản

Người bệnh ho kéo dài nhiều ngày, tiếng nói khàn có khi mất tiếng, đau họng, khô họng. Dùng một trong các bài:

Bài 1: đậu đen sao thơm 30g, huyền sâm 16g, sâm bố chính 16g, tang bạch bì 16g, cát cánh 16g, tang ký sinh 16g, xương sông 16g, rau má 20g, ngũ vị 10g, cam thảo 12g, xương bồ 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 2: lá mã đề 16g, xương sông 20g, lá nhót 20g, cát cánh 16g, mạch môn 16g, kinh giới 16g, đậu đen (sao) 30g, huyền sâm 16g, cam thảo 16g, ngũ vị 10g, tang bạch bì 16g, cát căn 16g, sâm hành 16g, đương quy 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lương y Trịnh Văn Sỹ

Theo Suckhoedoisong.vn

Trị chứng vẹo cổ bằng đông y

Hàng ngày, chúng ta rất hay gặp những người mà khi gọi, họ thường phải quay cả người lại, chứ không thể ngoái cổ sau xem ai gọi phía sau.

Y học cổ truyền gọi bệnh này là lạc chẩm, là một loại bệnh thường gặp làm khó chịu khi chuyển động cổ.

Triệu chứng chính:

Bệnh vẹo cổ khi ngủ dậy thường là do tư thế lúc ngủ không hợp lý

Ngủ 1 đêm sáng thức dậy thấy cổ và các vùng gân cơ lân cận có cảm giác vướng, cứng đau, co cứng so với bên lành, không thể xoay trở qua phải hoặc trái được. Nếu cố gắng quay thì đau nhói ở đốt sống cổ làm cho bệnh nhân vừa đau đớn vừa khó chịu, toàn thân hơi sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch phù.

Nguyên nhân:

- Do lúc ngủ tư thế không thích hợp (lệch gối, hoặc gối quá cao…) làm cho khí huyết không điều hòa.

- Do phong hàn xâm nhập vào kinh lạc làm cho kinh khí bị ngăn trở.

Dưới đây là bài thuốc chữa vẹo cổ:

Bài 1: Bạch chỉ 8g, cam thảo 6g, ma hoàng 8g, phòng phong 8g, quế chi 8g, gừng 4g, đại táo 12g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Chính thảo 6g, độc hoạt 8g, đương quy 12g, hoàng kỳ 16g, khương hoàng 12g, khương hoạt 8g, xích thược 12g, gừng 4g, đại táo 12g. Sắc uống ngày một thang.

Theo Lương y Quốc Trung

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Ba bài thuốc đơn giản chữa viêm mũi dị ứng

Căn bệnh này cực kỳ khó chịu và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Hễ gặp phải tác nhân gây dị ứng hoặc cứ đến thời tiết bất lợi là bệnh nhân lại lên cơn sụt sịt. Một số bài thuốc Đông y có thể làm giảm triệu chứng này.

Ảnh minh họa

Viêm mũi dị ứng do những nguyên nhân ngoại lai gây ra mà con đường xâm nhập chủ yếu là mũi. Có thể chia bệnh làm hai nhóm chính: theo mùa và quanh năm. Nhóm bệnh theo mùa thường xuất hiện vào mùa xuân hoặc mùa hè hàng năm; thời điểm mắc bệnh này gần như đã trở thành quy luật. Nhóm bệnh quanh năm thường xuất hiện do những dị nguyên mà bệnh nhân gặp phải gây ra như khói bụi...

Một số bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng đơn giản:

- Bệnh do phong hàn phạm phế (chảy nước mũi trong): Quế chi 6 g, cam thảo 4 g, gừng 4 g, tang bì 10 g, bạch chỉ 12 g, tế tân 6 g, phòng phong 12 g, kinh giới 10 g. Sắc uống.

- Bệnh do phong nhiệt phạm phế (nước mũi đục): Ngưu bàng tử, cúc hoa, tang diệp, cát căn mỗi thứ 12 g; bạc hà 6 g, thuyền toái 6 g, cam thảo 4 g. Sắc uống.

- Bệnh lâu ngày (phế khí hư): Hạnh nhân, rễ cây bách bộ, cát cánh, nhân sâm mỗi thứ 6 g; tang bì (vỏ rễ cây dâu), đẳng sâm, hoàng kỳ, hoài sơn, bạch truật mỗi thứ 12 g. Sắc uống.

Meo.vn (Theo Xã luận)

3 bài thuốc đơn giản chữa viêm mũi dị ứng

Một số bài thuốc Đông y có thể làm giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng khó chịu.

Căn bệnh này cực kỳ khó chịu và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Hễ gặp phải tác nhân gây dị ứng hoặc cứ đến thời tiết bất lợi là bệnh nhân lại lên cơn sụt sịt. Một số bài thuốc Đông y có thể làm giảm triệu chứng này.

Viêm mũi dị ứng do những nguyên nhân ngoại lai gây ra mà con đường xâm nhập chủ yếu là mũi. Có thể chia bệnh làm hai nhóm chính: theo mùa và quanh năm. Nhóm bệnh theo mùa thường xuất hiện vào mùa xuân hoặc mùa hè hàng năm; thời điểm mắc bệnh này gần như đã trở thành quy luật. Nhóm bệnh quanh năm thường xuất hiện do những dị nguyên mà bệnh nhân gặp phải gây ra như khói bụi...


Một số bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng đơn giản:

- Bệnh do phong hàn phạm phế (chảy nước mũi trong): Quế chi 6 g, cam thảo 4 g, gừng 4 g, tang bì 10 g, bạch chỉ 12 g, tế tân 6 g, phòng phong 12 g, kinh giới 10 g. Sắc uống.

- Bệnh do phong nhiệt phạm phế (nước mũi đục): Ngưu bàng tử, cúc hoa, tang diệp, cát căn mỗi thứ 12 g; bạc hà 6 g, thuyền toái 6 g, cam thảo 4 g. Sắc uống.

- Bệnh lâu ngày (phế khí hư): Hạnh nhân, rễ cây bách bộ, cát cánh, nhân sâm mỗi thứ 6 g; tang bì (vỏ rễ cây dâu), đẳng sâm, hoàng kỳ, hoài sơn, bạch truật mỗi thứ 12 g. Sắc uống.

Theo BS Nguyễn Minh Phương

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Y học cổ truyền trị đau lưng

Đau cột sống thắt lưng là một triệu chứng đau cấp tính hoặc mạn tính ở vùng ngang đốt sống thắt lưng.

Đau cột sống thắt lưng là một triệu chứng đau cấp tính hoặc mạn tính ở vùng ngang đốt sống thắt lưng L1 - L5 và S1 bao gồm cột sống thắt lưng và các tổ chức xung quanh do nhiều nguyên nhân gây ra (bệnh lý đĩa đệm, cột sống, thần kinh, nội tạng...).

Y học cổ truyền phân dạng và bài thuốc dưới đây.

Đau lưng cấp do co cứng cơ

Triệu chứng: Đau đột ngột sau khi bị lạnh, đau nhiều không cúi được, đau thường khu trú ở một bên cột sống, các cơ lưng co cứng, ấn đau, mạch trầm huyền.

Bài thuốc: Quế chi 8g, rễ lá lốt 8g, thiên niên kiện 8g, ý dĩ 16g, ngưu tất 16g, tỳ giải 16g, kê huyết đằng 16g, trần bì 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Đau lưng do thay đổi tư thế, mang vác nặng

Triệu chứng: Sau khi mang vác nặng hoặc sau một động tác thay đổi tư thế đột nhiên bị đau, thường là đau một bên, đau dữ dội, vận động hạn chế, không cúi được.

Thuốc: Muối rang đắp nóng; Chườm ngải cứu nóng; Cồn xoa bóp: Ô đầu sống, quế, đại hồi (không được uống vì ô đầu độc).

Đau lưng do thoái hóa cột sống

Triệu chứng: Đau lưng âm ỉ, hay tái phát, ăn ngủ kém, mạch nhu hoãn, trầm nhược.
Bài thuốc: Độc hoạt 12g, tang ký sinh 12g, phòng phong 12g, tế tân 4g, quế chi 6g, ngưu tất 12g, đỗ trọng 12g, đẳng sâm 12g, phục linh 12g, cam thảo 6g, bạch thược 12g, đương quy 12g, thục địa 12g, đại táo 12g. Sắc uống.

Meo.vn (Theo 123suckhoe)

Bài thuốc đẩy lui bệnh đau lưng

Đau cột sống thắt lưng là một triệu chứng đau cấp tính hoặc mạn tính ở vùng ngang đốt sống thắt lưng L1 - L5 và S1 bao gồm cột sống thắt lưng và các tổ chức xung quanh do nhiều nguyên nhân gây ra (bệnh lý đĩa đệm, cột sống, thần kinh, nội tạng...). Y học cổ truyền phân dạng và đưa ra bài thuốc:

Đau lưng cấp do co cứng cơ

Triệu chứng: Đau đột ngột sau khi bị lạnh, đau nhiều không cúi được, đau thường khu trú ở một bên cột sống, các cơ lưng co cứng, ấn đau, mạch trầm huyền.

Bài thuốc: Quế chi  8g, rễ lá lốt  8g, thiên niên kiện 8g, ý dĩ 16g, ngưu tất 16g, tỳ giải 16g, kê huyết đằng 16g, trần bì 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Đau lưng do thay đổi tư thế, mang vác nặng

Triệu chứng: Sau khi mang vác nặng hoặc sau một động tác thay đổi tư thế đột nhiên bị đau, thường là đau một bên, đau dữ dội, vận động hạn chế, không cúi được.

Thuốc: Muối rang đắp nóng; Chườm ngải cứu nóng; Cồn xoa bóp: Ô đầu sống, quế, đại hồi (không được uống vì ô đầu độc).

Đau lưng do thoái hoá cột sống

Triệu chứng: Đau lưng âm ỉ, hay tái phát, ăn ngủ kém, mạch nhu hoãn, trầm nhược.

Bài thuốc: Độc hoạt 12g, tang ký sinh 12g, phòng phong 12g, tế tân 4g, quế chi 6g, ngưu tất 12g, đỗ trọng 12g, đẳng sâm 12g, phục linh 12g, cam thảo 6g, bạch thược 12g, đương quy 12g, thục địa 12g,  đại táo 12g. Sắc uống.

Meo.vn (Theo Bee)

Đông y trị biến chứng viêm phế quản

Chứng tâm phế mạn (TPM), một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân viêm phế quản, phổi mạn cao tuổi.

Biểu hiện của bệnh là: Xuất tiết khí - phế quản, khó thở, có các đợt viêm tái phát liên tiếp trên nền tảng của một bệnh phế quản - phổi mạn tính, hiện tượng khó thở tăng dần với cảm giác đè nén ở ngực khi có cố gắng thể lực, thường kèm theo đau ngực, luôn có cảm giác đau tức hạ sườn phải khi cố gắng thể lực. Ngoài các dấu hiệu thường thấy như trên, còn có những triệu chứng như tím tái, ngón tay sưng có hình dạng như dùi trống, mạch nhanh không đều…

Tâm phế mạn là một hậu quả nặng nề, có thể dẫn tới suy tim và suy hô hấp của bệnh phế phổi mạn và một số bệnh hô hấp mạn tính khác như giãn phế nang, hen phế quản, xơ phổi, bệnh bụi phổi... Tiên lượng của bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân và phương thức điều trị. Bệnh đòi hỏi phải được phát hiện sớm và điều trị tích cực, bài bản. Nên đi khám ở các phòng khám chuyên khoa hô hấp hoặc tim mạch.

Y học cổ truyền gọi TPM là đàm ẩm, thủy thũng và chia ra làm các thể bệnh khác nhau với các bài thuốc chữa cho từng thể bệnh.

Thể đàm trọc:

Chứng trạng: Ho đàm nhiều, sắc trắng dính nhớt lẫn bọt, suyễn thở đoản hơi, đoản khí, sợ gió, mệt mỏi vô lực, ăn ít, chất lưỡi hơi nhạt. Rêu trắng nhợt.

Bài thuốc: Tía tô tử 9g, bán hạ 9g, đương quy 9g, cam thảo 6g, tiên hồ 6g, hậu phác 9g, nhục quế 3g, trần bì 6g.

Thể đàm nhiệt ngăn phế:

Chứng trạng: Ho suyễn tức thở, thở hổn hển, bứt rứt, ngực đầy, đàm vàng, dính đặc; người nóng hơi sợ rét, có mồ hôi không nhiều, tiểu vàng, phân khô, miệng khát, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc nhớt, rìa lưỡi đỏ.

Bài thuốc: Khoản đông hoa 10g, hạnh nhân 10g, bách bộ 10g, cam thảo 10g, hoàng cầm 15g, bồ công anh 15g, tri mẫu 15g, qua lâu 20g, địa long 12g, mạch đông 10g, cát cánh 10g, đan sâm 12g, tử uyển 10g, xích thược 12g.

Thể hàn đàm ngăn phế:

Chứng trạng: Đàm phần nhiều trắng, loãng có trạng thái bọt, hụt hơi suyễn, ớn lạnh hơi sốc, miệng không khát, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng trơn nhuận.

Bài thuốc:

Ma hoàng 9g, bạch thược 9g, tế tân 3g, can khương 3g, cam thảo 6g, quế chi 6g, bán hạ 9g, ngũ vị tử.

Thể đàm che tâm khiếu:

Chứng trạng: Tinh thần hoảng hốt, nói sảng, bứt rứt, không yên chân tay, lúc tỉnh, lúc mê, có thể co giật, suyễn gấp, ho đàm khó khạc, rêu lưỡi trắng nhớt hoặc vàng nhớt, chất lưỡi đỏ tối hoặc tím nhạt.

Bài thuốc:

Bán hạ 8g, đởm tinh 8g, cát hồng 6g, chỉ thực 6g, phục linh 6g, nhân sâm 3g, xương bồ 3g, trúc nhự 2g, cam thảo 2g.

Thể phế thận khí hư:

Chứng trạng: Thở nông, khó thở liên tục, khi nặng bệnh nhân há miệng so vai, không thể nằm thở, ho đàm trắng như bột, khạc nhổ khó, ngực bí, tinh thần hoảng hốt, mồ hôi nhớt, lưỡi nhạt hoặc tím tối.

Bài thuốc:

Hoàng kỳ 15g, xuyên khung 15g, đan sâm 15g, phục linh 12g, hoàng cầm 12g, trúc nhự 12g, bạch truật 9g, phòng phong 9g, bán hạ 9g, đào nhân 9g, cam thảo 3g.

Thể dương hư thủy tràn:

Chứng trạng: Mặt phù, chân thũng, nặng thì toàn thân thũng, bụng trướng đầy có nước, tim hồi hộp, suyễn ho, đàm trong lỏng, ăn kém, tiểu ít, sợ lạnh, mặt môi xanh tím, rêu lưỡi trắng trơn chất lưỡi tối.

Bài thuốc: Kê huyết đằng 30g, uất kim 18g, hồng hoa 9g, xích thược 15g, đan sâm 15g, phụ phiến 24g, bạch truật 12g, phục linh 20g, sinh khương 30g, quế tâm 9g, trư linh 30g, trạch tả 30g, mộc thông 30g, xa tiền thảo 30g.

Thuốc dân gian trị cảm phong hàn

Mùa đông nhiệt độ xuống thấp, nên thường mắc chứng cảm phong hàn. Trong dân gian một số vị thuốc trị phong hàn được dùng phổ biến là: Tía tô, Kinh giới, Gừng. Ðây là nhóm thuốc “phù chính, khu tà” nâng sức cơ thể và đẩy ngoại tà (phong, hàn, thấp) ra ngoài bằng đường mồ hôi, trị chứng khi còn ở biểu (ngoài) không để bệnh thâm nhập vào trong (lý)…

Nhìn chung những vị thuốc này cay (tân), ấm (ôn) có tác dụng phát hãn (gây ra mồ hôi); vì vậy được gọi là thuốc giải biểu phát hãn hay phát tán và thuốc tân ôn giải biểu. Ba vị thuốc có tác dụng rõ với cảm phong hàn, co cứng cơ, đau lưng vai gáy, các khớp xương do nhiễm lạnh, hen suyễn, tức ngực, khó thở do hàn thường gặp ở bệnh nhân viêm họng, viêm phế quản.

Tía tô: tên khoa học là Perilla ocymoides L (tía tô ta), Perilla Frutecns var acuta (tía tô tầu). Tía tô là một loại cỏ mọc hằng năm cao 0,5-1m, thân thẳng đứng có lông. Lá mọc đối, hình trứng, đầu nhọn mép có răng cưa rõ rệt, mầu tím hay mầu xanh tím, trên có lông. Hoa nhỏ mầu trắng hay tím nhạt, mọc thành chùm ở kẽ lá hay đầu cành. Quả bé, nhỏ, thường bị gọi nhầm là hạt, hình cầu đường kính khoảng 1mm, mầu nâu nhạt. Tía tô được trồng ở khắp nơi và mọc hoang ở một số nơi vùng cao khí hậu mát, thuốc được dùng làm gia vị và làm thuốc, trồng bằng hạt vào tháng 1-2.

Kinh giới: tên khoa học là Elssholtzia cristata Willd (họ Hoa môi). Cây kinh giới là một loại cỏ cao 0,3-0,45m, thân nhẵn mọc thẳng lá mọc đối, phiến lá thuôn nhọn dài 5cm-8cm, rộng 3cm, mép có răng cưa, hoa nhỏ mầu tím nhạt. Mùa hoa từ tháng 7-9 quả hạch nhỏ, nhẵn. Kinh giới được trồng làm rau thơm và làm thuốc ở nhiều địa phương nhất là ở Hưng Yên, Phú Thọ, Hà Nội…

Gừng: tên khoa học là Zingiber oficinale Roscoe. Cây gừng là một cây cỏ sống lâu năm cao 0,6-1m. Thân rễ mẫn lên thành củ, có nhiều nhánh. Lá mọc so le, không cuống có bẹ, hình mũi mác, dài độ 20cm, mặt bóng nhẵn. Trục hoa mọc từ gốc, dài độ 20cm, hoa tự thành bông, cánh hoa mầu vàng xanh, mép cánh mầu tím, nhị đực mầu tím.

Một số bài thuốc trị cảm hàn:

- Chữa cảm mạo, nhức đầu, làm ra mồ hôi: Lá tía tô tươi 5g, hành tươi 5g thái nhỏ ăn với cháo nóng, đắp chăn cho mồ hôi ra.

- Chữa cảm, ngã ngất: Một nắm kinh giới tươi, giã nhỏ, cho thêm vài miếng gừng tươi, vắt lấy nước cho uống, bã còn lại để đánh gió, dọc sống lưng. Hoặc lấy 20g kinh giới khô, sao nhẹ, sắc uống lúc còn nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi.

- Chữa ngoại cảm, phong hàn, cúm, đau đầu, ngạt mũi: Gừng sống 9g, lá tía tô 6g, phòng phong 9g sắc uống.

Theo Nhân Dân

Một số bài thuốc chữa đau thần kinh tọa

Đau vùng thắt lưng là chứng bệnh thường gặp trong cuộc đời, những người trên 50 tuổi ít nhất cũng bị đau thắt lưng một đôi lần. Đau vùng thắt lưng nếu đau lan xuống mông, mặt sau đùi có thể xuống tới cổ bàn chân thì gọi là đau thần kinh tọa. Thần kinh tọa là dây thần kinh dài và to nhất trong cơ thể.

Mỗi đốt sống chứa phần tủy ở trong cho ra một đôi dây thần kinh – một dây tiếp nhận cảm giác, một dây chỉ huy vận động cân cơ ở vùng tương ứng. Để dễ hình dung ta tưởng tượng: 7 đốt sống cổ sẽ có dây chi phối vùng cổ và tay, đốt sống vùng lưng ngực và bụng sẽ chi phối vùng lưng ngực và bụng, 5 đốt sống vùng thắt lưng chi phối vùng thắt lưng, mông và chân, hoạt động của các tạng vùng hố chậu. Như vậy dây thần kinh tọa do tủy sống thắt lưng tạo nên.

Nguyên nhân đau thần kinh tọa có nhiều nhưng trên 80% là do trật đĩa đệm. Đĩa đệm là đĩa nằm giữa 2 đốt sống, để giúp đốt sống vận động dễ dàng (quay, cúi, ngửa), đĩa đệm có cấu tạo bên ngoài là tổ chức sụn bên trong chứa dịch nhầy. Các nguyên nhân khác như: thoái hóa cột sống, xẹp đốt sống, viêm đốt sống, u đốt sống, lao đốt sống, loãng xương, thủy tinh hóa xương. Một số tổn thương bên ngoài đốt sống gây chèn ép dây thần kinh cạnh đốt sống mà gây đau, kể cả người có thai tử cung lớn dần gây tăng áp tiểu khung, càng về các tháng cuối của thai kỳ lưng càng đau.

Đông y quy vùng thắt lưng là phủ của thận, đau thắt lưng là thận yếu. Thận chủ cốt, nghĩa là các loại đau xương khớp đều liên quan đến thận. Thận tàng tinh, tinh yếu thì cũng đau thắt lưng.

Thận liên quan đến bàng quang, là mối quan hệ tạng phủ – quan hệ âm dương. Kinh bàng quang chạy từ trên mắt qua đầu ra sau gáy rồi chạy 2 đường cách cột sống khoảng 2cm, xuống mông xuống mặt sau đùi, tới gót bàn chân. Như vậy đoạn từ thắt lưng xuống gót chân, bàn ngón chân trùng với đường đi của thần kinh tọa. Thần kinh tọa có nhánh thần kinh cơ bì chạy ở mặt ngoài đùi và cẳng chân.

Trên cơ thể còn có kinh đởm, đường kinh đởm chạy từ trên đuôi mắt lên đầu vòng qua tai ra mạng sườn xuống mông, mặt ngoài đùi và cẳng chân. Như vậy đoạn dưới từ thắt lưng xuống mặt ngoài cẳng chân của kinh đởm gần giống đường đi của thần kinh cơ bì của thần kinh hông.

Nên khi phòng bệnh đau thắt lưng, đau thần kinh hông cần chú ý đến phòng bệnh ở thận và phòng bệnh ở đởm. Chữa bệnh đau vùng thắt lưng, đau thần kinh hông cũng có nghĩa là chữa bệnh ở thận và chữa bệnh ở đởm nếu tính chất đau như đã tả trên.

Phòng bệnh ở thận: Từ tuổi nhỏ khi ngồi học cần nhắc trẻ ngồi đúng tư thế, lưng thẳng.

Không khiêng vác nặng kéo dài, không xách nặng lệch tư thế.

Nên tập bơi và tập thể thao phù hợp.

Hạn chế các đè nén nặng đột ngột lên cột sống.

Không nên quan hệ tình dục quá mức vì “đa dâm bại thận”.

Khi đã đau vùng thắt lưng: Nên tăng cường bơi, hằng ngày tập đứng gập người cúi đầu và chạm 2 tay xuống đất. Hoặc nằm ngửa, duỗi thẳng chân, gấp 2 chân lên bụng, thời gian tập đều và nhẹ nhàng chậm rãi, nên tập ngày 2 lần mỗi lần 30 phút.

Dùng một trong các lá sau rang nóng trải xuống giường rồi nằm đè vùng thắt lưng lên: lá ngải cứu, lá lốt, lá cúc tần, lá náng… cũng có thể rang nóng một trong các lá trên trải lên trên tờ báo, ngồi ngay ngắn đặt hai bàn chân lên, lá nguội rang lại để làm tiếp lần 2, ngày làm 1-2 lần tùy điều kiện.

Thuốc uống có thể dùng một trong các bài sau:

Bài 1: Độc hoạt 12g, đỗ trọng 20g, cẩu tích 20g, ba kích 12g, hoàng kỳ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Độc hoạt 12g, đỗ trọng 20g, phòng phong 12g, hy thiêm 12g, ngưu tất 12g, thổ phục linh 12g, xuyên khung 12g, đương quy 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: Thục địa 12g, hoài sơn 12g, sơn thù 8g, kê huyết đằng 12g, xích thược 12g, hồng hoa 10g, độc hoạt 12g, phòng phong 12g, hy thiêm 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 4: Sài hồ 12g, bạch thược 12g, độc hoạt 12g, đỗ trọng 20g, thổ phục linh 12g, ngưu tất 12g, bạch linh 12g, bạch truật 12g, đương quy 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Cố gắng phòng bệnh đừng để bệnh xảy ra là tốt nhất. Khi đã bị bệnh cũng cần kiêng kỵ điều trị mới kết quả.

Sức khoẻ và Đời sống

Ðông y chữa bệnh chàm

Trong bệnh chàm, thương tổn lúc đầu xuất hiện trên da màu đỏ hồng. Trên nền da đỏ, xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti như rôm, mụn nước giập vỡ chảy nước vàng, sau vài ngày dịch khô thành một lớp vảy, vảy bong để lại lớp da đỏ hồng. Bệnh tái diễn thành từng đợt. Tại vùng tổn thương rất ngứa. Đông y chia bệnh thành hai thể: cấp tính và mạn tính. Tùy thể bệnh mà dùng bài thuốc thích hợp.

Điều trị chàm cấp tính

Thể thấp nhiệt: Da hồng đỏ, ngứa, nóng rát, có mụn nước, loét chảy nước vàng.

Bài 1: Nhân trần 20g; thổ phục linh, kim ngân, mỗi vị 16g; khổ sâm, hoàng bá nam, hạ khô thảo, ké đầu ngựa, mỗi vị 12g; hoạt thạch 8g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Sinh địa, kim ngân hoa, hoạt thạch, mỗi vị 2g; đạm trúc diệp 16g; hoàng cầm, hoàng bá, phục linh bì, khổ sâm, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 3: Nhân trần 20g, trạch tả 16g, hậu phác, phục linh, trư linh, mỗi vị 12g; trần bì 8g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 4: Sinh địa, mã đề, mỗi vị 16g; ngưu bàng tử, hoàng liên, mộc thông, khổ sâm, hoàng bá, mỗi vị 12g; phục linh, thương truật, mỗi vị 8g; bạc hà 4g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 5: Gỉ sắt 4mg, rượu 50ml. Tán gỉ sắt, ngâm rượu 2 ngày. Rửa sạch chỗ chàm bôi thuốc (kết quả tác dụng tốt đối với chàm trẻ em).

Thể phong nhiệt: Da hơi đỏ, có mụn nước, phát triển toàn thân, ngứa gãi chảy nước, ít loét.

Bài 1: Thạch cao 20g; sinh địa 16g; kinh giới, phòng phong, ngưu bàng tử, khổ sâm, mộc thông mỗi vị 12g; tri mẫu 8g; thuyền thoái 6g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Trạch tả, sinh địa, mỗi vị 12g; long đởm thảo, hoàng cầm, chi tử, mộc thông, mã đề, sài hồ mỗi vị 8g; thuyền thoái 6g; cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.
Xác lột ve sầu cho vị thuốc thuyền thoái.

Điều trị chàm mạn tính

Biểu hiện: Da dày thô, khô, ngứa, nổi cục có mụn nước, hay gặp ở mặt, cổ chân, cổ tay, khuỷu tay, đầu gối.

Bài 1: Thuốc mỡ: hoàng liên, hồng hoa, hồng đơn chu sa, mỗi vị 4g. Tán bột, hòa với mỡ trăn, bôi vào chỗ chàm.

Bài 2: Thuốc rửa: lá vối tươi, lá kinh giới mỗi vị 100g. Đun sôi rửa vết loét, sau dùng thuốc mỡ nêu trên bôi.

Bài 3: Thục địa, sinh địa, kinh giới mỗi vị 16g; đương quy, bạch thược, thương truật, phòng phong mỗi vị 12g; khổ sâm, thuyền thoái, bạch tật lê mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 4: Hoàng bá, hy thiêm, ké đầu ngựa, phù bình mỗi vị 12g; thương truật, phòng phong mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 5: Hoàng liên 8g, bạch thược 4g, hoàng cầm 2g. Các vị trên được tán bột khô, sắc với nước rồi lọc và thêm vào nước sắc một lòng đỏ trứng, trộn kỹ, chia uống làm 3 lần mỗi ngày nước sắc ấm.

Chàm bìu: Có 2 thể, cấp và mạn tính

Bài thuốc: hoàng cầm, sinh địa, xa tiền tử, trạch tả, mộc thông, khổ sâm mỗi vị 12g; long đởm thảo, son chi mỗi vị 8g.

Bệnh cấp tính dùng dạng thuốc sắc, mỗi ngày sắc uống một thang. Bệnh mạn tính dùng dạng thuốc hoàn, các vị được tán bột, làm hoàn, mỗi ngày uống 20g.  

GS. Đoàn Thị Nhu
(suckhoe-doisong)