Lưu trữ cho từ khóa: phong nhiệt

Ăn lê – trợ giúp tiêu hóa

Quả lê chứa một lượng đường phong phú và nhiều loại vitamin, có tác dụng bảo vệ gan và trợ giúp tiêu hóa. Vì vậy, đối với những người bị viêm gan, xơ gan, quả lê có thể làm thực phẩm phụ trợ cho việc chữa trị nhiều bệnh.

Quả lê hầm phổi lợn: Phổi lợn 250g, xuyên bối mẫu 10g, lê 2 quả, đường phèn 30g. Lê gọt bỏ vỏ ngoài, thái thành miếng, phổi lợn thái miếng mỏng, rửa sạch. Lấy phổi lợn, lê, xuyên bối mẫu cho vào nồi, cho đường phèn vừa đủ, nước lạnh, để lửa nhỏ nấu đến khi phổi lợn chín thì có thể ăn.

Tác dụng: Đối với những người ho khan ít đờm, đại tiện táo và lao phổi, âm hư triều nhiệt, họng khô, ho khan, khạc máu. Còn có thể trị các chứng bệnh suy lao hen suyễn, thổ huyết, khạc máu, liệt phổi, phế ung, phụ nữ ung thư vú, mụn độc và chữa nấc.


 

Nước thu lê củ sen: Lê 500g, củ sen trắng 500g. Rửa sạch lê, gọt vỏ, bỏ hạt, củ sen cắt đốt, đập nát rồi dùng miếng vải lọc lấy nước. Uống thay trà.

Tác dụng: Thanh nhiệt hóa đờm, nhuận phế ngưng ho. Có thể bổ trợ trong việc trị bệnh hen suyễn, phát nhiệt, họng khô rát.

Xuyên bối lê: Lê 2 quả, xuyên bối mẫu 4g, đường phèn 70g, bột đậu 10g. Lê rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, cắt thành miếng. Xuyên bối rửa sạch, lê đựng vào bát hấp, cho bối mẫu, đường phèn và thêm 50ml nước sôi, dùng khăn bông ướt bịt miệng bát, cho vào nồi hấp 2 tiếng rồi lấy ra, bày lê ra đĩa, nước vẫn để trong nồi, cho thêm một ít nước lạnh rồi cho bột đậu ướt vào quấy, tưới lên trên ăn.

Tác dụng: Thanh nhiệt hóa đờm, phù hợp với người bị viêm phổi do phong nhiệt tắc phế.

Nước mã thầy, củ sen, lê tươi: Lê căn tươi 100g rửa sạch, lê 1.000g gọt vỏ, bỏ hạt. Mã thầy 500g bỏ vỏ, củ sen tươi 500g cắt đốt hoặc mạch đông tươi 50g, đập dập hoặc nấu nhừ, lấy miếng vải sạch lọc lấy nước, uống lạnh hoặc ấm, ngày uống nhiều lần.

Tác dụng: Thanh phế do hỏa nhiệt, phù hợp với người bị ngoại cảm, nhiệt, mồm khát, họng khô rát.


Meo.vn (Theo Dinh dưỡng)

Chữa bệnh hen suyễn theo cổ truyền

Hen suyễn là bệnh lý ở cơ quan hô hấp, với biểu hiện đặc trưng là khó thở và tiếng đờm khò khè trong họng.

 

Ảnh minh họa.

 

Những nguyên nhân

Theo lương y Phạm Như Tá (TP.HCM): y học cổ truyền quan niệm hen suyễn xảy ra là do 4 nguyên nhân: do ngoại tà xâm nhập - thường gặp loại phong hàn và phong nhiệt. Phong hàn phạm vào phế khiến phế khí bị ủng tắc thăng giáng thất thường, nghịch lên thành suyễn. Còn phong nhiệt từ đường hô hấp vào phế, hoặc phong hàn bị uất lại hóa thành nhiệt không tiết ra được gây ngưng trệ ở phế thành háo suyễn. Thứ hai là do phế thận hư yếu - do ho lâu ngày hoặc bệnh lâu ngày làm phế bị suy, phế khí và đường hô hấp bị trở ngại gây nên suyễn, hoặc do thận hư yếu không nhuận được phế, không nạp được khí gây nên suyễn. Bệnh suyễn chủ yếu ở phế, và có quan hệ với thận, hoặc có quan hệ cả với tim (nếu bệnh nặng).

Thứ ba là do tỳ phế hư yếu - tỳ hư sinh đàm thấp thịnh ứ đọng tại phế gây tắc phế lạc, khí đạo không thông làm cho khó thở. Hoặc bệnh lâu ngày phế hư không chủ khí sinh khí nghịch khó thở. Thận chủ nạp khí, do bẩm sinh hoặc bệnh lâu ngày ảnh hưởng đến thận, thận không nạp được khí cũng sinh khó thở. Thứ tư là do đờm trọc nội thịnh - do ăn uống không điều độ ảnh hưởng đến công năng vận hóa của tỳ, tích trệ lại thấp đờm. Trong thức ăn có những chất làm tổn thương tỳ vị, tỳ vận hóa kém, thủy cốc dễ sinh thấp đàm ứ đọng tại phế gây tắc phế lạc, phế khí bị trở ngại gây nên hen.

Phép trị theo cổ truyền

Việc chữa trị của cổ truyền dựa vào thời điểm, thể bệnh. Với thời điểm bệnh lên cơn suyễn, nếu là thể phong hàn, thì dùng bài “Tam cao thang gia vị”, gồm: 4g cam thảo, 7g hạnh nhân, 12g ma hoàng. Tất cả đem sắc (nấu) uống. Hoặc dùng bài “Tô tử giáng khí thang”, gồm: tô tử, bán hạ (36g), tiền hồ, hậu phác, đương quy, cam thảo (đều 4g), quất bì 12g, quế tâm 16g, sinh khương 50g, 5 trái táo, đem sắc chia làm 5 lần uống, sáng 3 lần, tối 2 lần. Và còn một số bài khác nữa.

Nếu suyễn do phong nhiệt, thì dùng một trong những bài như: “Định suyễn thang”, gồm: ma hoàng, bán hạ (từ 6-12g), hạnh nhân, tô tử (6-8g), tang bạch bì, khoản đông hoa (đều 12g), hoàng cầm (8-12g), bạch quả (10-20 quả), cam thảo 4g, đem sắc uống. Hoặc dùng bài “Chỉ háo định suyễn thang”, gồm: ma hoàng, tử uyển, bối mẫu, hạnh nhân (đều 10g), sa sâm 12g, huyền sâm 16g, đem sắc (nấu) uống. Nếu là thể phong đờm, thì có thể dùng bài “Nhị trần thang hợp tam tử thang gia giảm”, gồm: nhị trần thang (gồm các vị: bán hạ, quất hồng, phục linh, cam thảo), cộng với tam tử thang (tử tô tử, bạch giới tử, la bặc tử). Hoặc dùng bài “Tiền hồ thang gia vị”, gồm: tiền hồ, tang diệp, tỳ bà diệp, tri mẫu (đều 16g), kim ngân hoa 20g, hạnh nhân, mạch môn, hoàng cầm, khoản đông hoa, cát cánh (đều 12g), cam thảo 8g, đem sắc (nấu) uống.

Ở thời điểm bệnh ổn định không lên cơn: Nếu là thể phế hư, thì có thể dùng bài “Sinh mạch tán gia vị”, gồm: mạch môn 12g, ngũ vị tử 7 hạt, nhân sâm 12g, thêm ngọc trúc, bối mẫu (đều 8g), đem sắc (nấu) uống. Cách sắc (nấu) các bài thuốc trên là: nước thứ nhất cho các vị thuốc cùng 4 chén nước, nấu còn lại 1 chén, cho nước thuốc ra; nước thứ hai cho 3 chén nấu còn lại nửa chén. Hòa hai nước thuốc lại chia làm 3 lần dùng trong ngày (cho người lớn), dùng lúc nước thuốc còn ấm. Trẻ em dùng một nửa liều của người lớn.

Meo.vn (Theo Khoemoingay.vn)

Quả lê giúp bảo vệ gan

Quả lê chứa một lượng đường phong phú và nhiều loại vitamin, có tác dụng bảo vệ gan và trợ giúp tiêu hóa. Vì vậy, đối với những người bị viêm gan, xơ gan, quả lê có thể làm thực phẩm phụ trợ cho việc chữa trị nhiều bệnh.

Quả lê hầm phổi lợn: Phổi lợn 250g, xuyên bối mẫu 10g, lê 2 quả, đường phèn 30g. Lê gọt bỏ vỏ ngoài, thái thành miếng, phổi lợn thái miếng mỏng, rửa sạch. Lấy phổi lợn, lê, xuyên bối mẫu cho vào nồi, cho đường phèn vừa đủ, nước lạnh, để lửa nhỏ nấu đến khi phổi lợn chín thì có thể ăn.

Tác dụng: Đối với những người ho khan ít đờm, đại tiện táo và lao phổi, âm hư triều nhiệt, họng khô, ho khan, khạc máu. Còn có thể trị các chứng bệnh suy lao hen suyễn, thổ huyết, khạc máu, liệt phổi, phế ung, phụ nữ ung thư vú, mụn độc và chữa nấc.
a
Quả lê chứa một lượng đường phong phú và nhiều loại vitamin, có tác dụng bảo vệ gan và trợ giúp tiêu hóa.

Nước thu lê củ sen: Lê 500g, củ sen trắng 500g. Rửa sạch lê, gọt vỏ, bỏ hạt, củ sen cắt đốt, đập nát rồi dùng miếng vải lọc lấy nước. Uống thay trà. Tác dụng: Thanh nhiệt hóa đờm, nhuận phế ngưng ho. Có thể bổ trợ trong việc trị bệnh hen suyễn, phát nhiệt, họng khô rát.

Xuyên bối lê: Lê 2 quả, xuyên bối mẫu 4g, đường phèn 70g, bột đậu 10g. Lê rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, cắt thành miếng. Xuyên bối rửa sạch, lê đựng vào bát hấp, cho bối mẫu, đường phèn và thêm 50ml nước sôi, dùng khăn bông ướt bịt miệng bát, cho vào nồi hấp 2 tiếng rồi lấy ra, bày lê ra đĩa, nước vẫn để trong nồi, cho thêm một ít nước lạnh rồi cho bột đậu ướt vào quấy, tưới lên trên ăn. Tác dụng: Thanh nhiệt hóa đờm, phù hợp với người bị viêm phổi do phong nhiệt tắc phế.

Nước mã thầy, củ sen, lê tươi: Lê căn tươi 100g rửa sạch, lê 1.000g gọt vỏ, bỏ hạt. Mã thầy 500g bỏ vỏ, củ sen tươi 500g cắt đốt hoặc mạch đông tươi 50g, đập dập hoặc nấu nhừ, lấy miếng vải sạch lọc lấy nước, uống lạnh hoặc ấm, ngày uống nhiều lần. Tác dụng: Thanh phế do hỏa nhiệt, phù hợp với người bị ngoại cảm, nhiệt, mồm khát, họng khô rát.

ThS Thanh Tâm
Meo.vn (Theo Bee)

Ba bài thuốc đơn giản chữa viêm mũi dị ứng

Căn bệnh này cực kỳ khó chịu và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Hễ gặp phải tác nhân gây dị ứng hoặc cứ đến thời tiết bất lợi là bệnh nhân lại lên cơn sụt sịt. Một số bài thuốc Đông y có thể làm giảm triệu chứng này.

Ảnh minh họa

Viêm mũi dị ứng do những nguyên nhân ngoại lai gây ra mà con đường xâm nhập chủ yếu là mũi. Có thể chia bệnh làm hai nhóm chính: theo mùa và quanh năm. Nhóm bệnh theo mùa thường xuất hiện vào mùa xuân hoặc mùa hè hàng năm; thời điểm mắc bệnh này gần như đã trở thành quy luật. Nhóm bệnh quanh năm thường xuất hiện do những dị nguyên mà bệnh nhân gặp phải gây ra như khói bụi...

Một số bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng đơn giản:

- Bệnh do phong hàn phạm phế (chảy nước mũi trong): Quế chi 6 g, cam thảo 4 g, gừng 4 g, tang bì 10 g, bạch chỉ 12 g, tế tân 6 g, phòng phong 12 g, kinh giới 10 g. Sắc uống.

- Bệnh do phong nhiệt phạm phế (nước mũi đục): Ngưu bàng tử, cúc hoa, tang diệp, cát căn mỗi thứ 12 g; bạc hà 6 g, thuyền toái 6 g, cam thảo 4 g. Sắc uống.

- Bệnh lâu ngày (phế khí hư): Hạnh nhân, rễ cây bách bộ, cát cánh, nhân sâm mỗi thứ 6 g; tang bì (vỏ rễ cây dâu), đẳng sâm, hoàng kỳ, hoài sơn, bạch truật mỗi thứ 12 g. Sắc uống.

Meo.vn (Theo Xã luận)

3 bài thuốc đơn giản chữa viêm mũi dị ứng

Một số bài thuốc Đông y có thể làm giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng khó chịu.

Căn bệnh này cực kỳ khó chịu và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Hễ gặp phải tác nhân gây dị ứng hoặc cứ đến thời tiết bất lợi là bệnh nhân lại lên cơn sụt sịt. Một số bài thuốc Đông y có thể làm giảm triệu chứng này.

Viêm mũi dị ứng do những nguyên nhân ngoại lai gây ra mà con đường xâm nhập chủ yếu là mũi. Có thể chia bệnh làm hai nhóm chính: theo mùa và quanh năm. Nhóm bệnh theo mùa thường xuất hiện vào mùa xuân hoặc mùa hè hàng năm; thời điểm mắc bệnh này gần như đã trở thành quy luật. Nhóm bệnh quanh năm thường xuất hiện do những dị nguyên mà bệnh nhân gặp phải gây ra như khói bụi...


Một số bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng đơn giản:

- Bệnh do phong hàn phạm phế (chảy nước mũi trong): Quế chi 6 g, cam thảo 4 g, gừng 4 g, tang bì 10 g, bạch chỉ 12 g, tế tân 6 g, phòng phong 12 g, kinh giới 10 g. Sắc uống.

- Bệnh do phong nhiệt phạm phế (nước mũi đục): Ngưu bàng tử, cúc hoa, tang diệp, cát căn mỗi thứ 12 g; bạc hà 6 g, thuyền toái 6 g, cam thảo 4 g. Sắc uống.

- Bệnh lâu ngày (phế khí hư): Hạnh nhân, rễ cây bách bộ, cát cánh, nhân sâm mỗi thứ 6 g; tang bì (vỏ rễ cây dâu), đẳng sâm, hoàng kỳ, hoài sơn, bạch truật mỗi thứ 12 g. Sắc uống.

Theo BS Nguyễn Minh Phương

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Thanh nhiệt, trừ phong nhiệt độc từ khế

Theo Ðông y, quả khế vị chua ngọt, tính bình, tươi hơi mát có tác dụng sinh tân dịch giải khát, lợi tiểu, trị phong nhiệt giải độc.

Cây khế tên chữ Hán là ngũ liễu tử, ngũ lăng tử. Theo Ðông y, quả khế vị chua ngọt, tính bình, tươi hơi mát, chín thì ôn có tác dụng sinh tân dịch giải khát, lợi tiểu, trị phong nhiệt giải độc. Trong dân gian khế được dùng chữa một số chứng bệnh như sau:


Dị ứng do tiếp xúc sơn ta: Khế thái miếng hoặc dùng lá vò đắp xát trực tiếp lên da tổn thương hoặc uống. Thường chọn lá khế tươi già, lấy nước cốt uống, quả để rửa vết thương lở loét.

Nước ăn chân: quả khế chín lùi trong tro nóng áp lên chỗ tổn thương.

Bí đái: lấy một quả khế, một củ tỏi giã nhuyễn đắp lên rốn.

Cảm cúm: sốt, đau mình, hắt hơi sổ mũi, ho, dùng ba quả khế nướng vắt nước cốt hòa 50 ml rượu để uống.

Phong nhiệt mẩn ngứa mề đay: Vỏ cây khế cạo bỏ lớp ngoài sắc uống.

Trẻ em bị sởi: Thúc sởi mọc bằng cách lấy lá và vỏ nước nấu cho trẻ tắm.

Ðái dắt, đái buốt, đái ra máu do viêm bàng quang, âm đạo: Lá cây khế 100g, rễ cỏ tranh 40g, sắc uống một tháng.

Viêm họng: Lá khế 40g, thêm vài hạt muối giã nhỏ, vắt nước cốt ngậm.

Cảm nắng, sốt, khát nước, nhức đầu: 100g lá khế tươi, 40g lá chanh, giã vắt lấy nước uống hoặc quả khế tươi nướng qua vắt lấy nước uống.

Ho khan hoặc có đờm: Hoa khế, tẩm nước gừng sao qua lửa, sắc lấy nước uống, có thể thêm cam thảo nam.

Sơ cứu ngộ độc mã tiền: Ép quả khế lấy nước uống thật nhiều. Tuy nhiên cần thận trọng vì mã tiền rất độc có thể dẫn đến tử vong, vì thế nên đưa người bệnh đi bệnh viện ngay sau khi sơ cứu.

Ðặc biệt khế có thể dùng để thanh nhiệt, giải độc khi bị nhiễm phóng xạ và hóa chất, khi điều trị ung thư bằng cách rửa sạch khế gói trong vải khô vắt lấy nước, thêm nước đường nấu sôi. Sau đó cho thêm táo tây gọt vỏ thái miếng, cùng chuối, cam múi, nho thái nhỏ, nấu sôi cho bột rồi múc ra bát uống.

Meo.vn (Theo Nhandan)

Bài thuốc chữa khàn giọng

Tiết trời thay đổi, nhiều người hay bị khàn giọng, mất tiếng. Một số bài thuốc dân gian dùng chữa khàn giọng, nhưng cần tham khảo ý kiến người có chuyên môn trước khi dùng.

Nguyên nhân

Theo lương y Vũ Quốc Trung, nhiều người đột nhiên bị khàn giọng, mất tiếng, mà trước đó không có dấu hiệu bệnh lý nào báo trước.

Y học hiện đại thì cho rằng, nguyên nhân khàn giọng, mất tiếng là do siêu vi tấn công vào thanh quản. Tuy nhiên không phải ai bị siêu vi cũng đều khan tiếng, mà đi kèm với tác nhân này còn có thể do thay đổi nhiệt độ quá gắt, đột ngột, như người làm việc nhiều giờ liền trong phòng máy lạnh, khi bước ra bên ngoài nóng thì dễ tắt tiếng. Còn đông y quan niệm, khàn tiếng phần lớn do ngoại tà cảm nhiễm, liên quan đến kinh phế, và thường xảy ra đột ngột. Đó là do ngoại tà lấn phế làm cho khí phế âm bị tổn thương mà sinh ra bệnh.


Giá luộc lấy nước uống chữa khàn giọng


Ngưu bàng tử

Bài thuốc dân gian

Lương y Vũ Quốc Trung khuyên, khi đã bị khàn giọng thì cố gắng hạn chế việc nói chuyện, đồng thời thực hiện một trong số những biện pháp sau: súc miệng nhiều lần (có thể mỗi giờ) với nước trà pha đậm có gia vào một ít muối ăn (vừa phải, không quá mặn).

Hoặc có thể dùng nước ấm có pha một tí mật ong để uống. Có thể pha hai muỗng cà phê mật ong trong 250 ml sữa tươi hâm nóng rồi uống từng ngụm thật chậm, uống nhiều lần trong ngày. Hoặc dùng hành củ cắt lát, đem ngâm vài giờ trong nước ấm rồi dùng nước này để súc họng. Hay dùng cùi của quả kha tử đem trộn với muối ngậm trong miệng 15 phút rồi nhổ đi, ngày làm 3-4 lần như vậy. Dùng giá luộc lấy nước uống cũng rất hay.


Kỷ tử


Cam thảo chích mật - Ảnh: K.Vy

Ngoài ra, đông y cũng có một số phương thuốc dùng chữa tình trạng khàn giọng, tắt tiếng, tùy theo thể bệnh mà vận dụng. Chẳng hạn, nếu khàn giọng do phong nhiệt - người bệnh có cảm giác khát nước, họng sưng đau..., thì dùng phương thuốc gồm: kha tử, liên kiều, cát cánh, ngưu bàng tử, mạch môn đông (mỗi loại 10g), thuyền thoái, xuyên khung, bạc hà, cam thảo (cùng 6g), nam hoàng bá 12g.

Nếu khàn giọng do đàm nhiệt uất kết, thì dùng phương thuốc gồm: xạ can, mã đâu linh (cùng 6g), hạt bí đao, qua lâu bì, sa sâm, tỳ bà diệp, ngưu bàng tử (cùng 9g), thuyền thoái, cam thảo, xuyên bối mẫu (cùng 3g).

Nếu khàn giọng kéo dài, họng khô, đau rát, đờm dính, sốt nhẹ thường do âm hư nội nhiệt, thì dùng bài thuốc gồm: sa sâm 12g, huyền sâm, bạch quả, câu kỷ tử, mạch môn đông, bạc hà, đan bì, cam thảo (cùng 10g), núc nác 6g.

Nếu bị khàn giọng, chỉ nói được nhỏ tiếng, thì dùng bài thuốc gồm: đương quy, hoàng kỳ, bạch truật, đảng sâm (cùng 16g), sài hồ, kha tử, thiên trúc hoàng, thăng ma, cát cánh (cùng 10g), cam thảo chích mật, xuyên bối mẫu (cùng 6g), trần bì 8g.

Trường hợp khàn tiếng do phế hư thì dùng phương thuốc gồm: nhân sâm, bạch linh, đương quy, sinh địa (cùng 12g), thiên môn đông, mạch môn đông, kha tử, ô mai, a giao, mật ong (cùng 10g), ngưu nhũ 16g, lê tươi 1 quả.

Các bài thuốc trên sắc (nấu) uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần dùng trong ngày. Cách sắc: Nước thứ nhất cho các vị thuốc cùng 3 chén nước vào nồi, nấu còn lại 1 chén, chiết nước ra. Nước thứ hai tiếp tục cho 3 chén nước, nấu còn nửa chén. Hòa hai nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày.

Meo.vn (Theo TNO)

Bài thuốc Đông y chữa bệnh trĩ

Trĩ là một bệnh mạn tính thường gặp. Bệnh do các tĩnh mạch trực tràng, hậu mô bị sa giãn và sung huyết tạo thành búi hoặc nhiều búi trĩ. Tùy theo vị trí tĩnh mạch trực tràng và hậu môn mà phân ra trĩ nội hay trĩ ngoại. Người bệnh trĩ thường có cảm giác bứt rứt khó chịu, trường hợp nặng, mắc bệnh lâu ngày người mệt mỏi, sức khỏe giảm sút.

Rau diếp cá.

Bài thuốc chữa bệnh trĩ

Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh theo Đông y là do tạng phế và đại trường thông nhau mà hậu môn thuộc về đại trường, tạng phế mạnh thì khíđầy đủ, nếu hư yếu thì hàn khí không thu liễm lại được làm cho trựctràng lòi ra, đại trường nóng cũng có thể thoát ra. Một nguyên nhân nữalà do ăn uống không điều độ, dùng rượu quá mức, ăn nhiều thức ăn béo, ngồi lâu, ít vận động làm cho thấp tụ lại, mót đi tiêu mà không đi ngay, hoặc táo bón, rặn nhiều, dương minh phủ không điều hòa, quan lạc bị bế tắc, phong nhiệt không lưu thông mà gây nên bệnh.

Tùy theo thể bệnh và mức độ bệnh tật mà có phương pháp điều trị thích hợp kể cả việc can thiệp ngoại khoa để loại bỏ búi trĩ. Xin giới thiệu một số bài thuốc Đông y để điều trị bệnh này.

Thuốc xông, rửa tại chỗ:

Theo kinh nghiệm dân gian dùng một trong những phương sau:

- Nhân hạt gấc (mộc miết tử) 40g, giã nát trộn với một ít giấm thanh rồi bọc vào vải đắp vào nơi búi trĩ.

- Lá muống biển, lá dây đau xương, thêm củ sả, một ít vỏ dừa đốt lên lấy khói xông vào nơi trĩ.

- Lá thiên lý non hoặc loại bánh tẻ 100g, đem rửa sạch giã nhỏ trộn với 10g muối, thêm 300ml nước cất, lọc qua vải gạc, rồi tẩm bông băng vào vết trĩ sau khi đã rửa sạch bằng thuốc tím, ngày 1-2 lần, làm trong vài ba ngày.

- Diếp cá 50g sắc đặc uống ngày 2 lần, bã còn lại dùng đắp vào búi trĩ.

- Xà sàng tử 40g, cam thảo 40g, tán thành bột trộn đều, ngày uống 9g chia làm 3 lần. Đồng thời nấu nước xà sàng tử xông và rửa.

Hoặc dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1: Hòe hoa 20g, kinhgiới 40g, chỉ xác 20g, ngải cứu 40g, phèn chua 12g. Cho vào nồi dùng lá chuối bọc kín, đem đun sôi độ 10 phút, chọc một lỗ thủng xông trực tiếp vào chỗ trĩ. Khi nguội dùng nước đó ngâm rửa, ngày hai lần.

Bài 2: Bạch chỉ 12g, mộcqua 18g, sinh bạch phàn 9g, rau sam 60g, ngũ bội tử 30g, xuyên tiêu12g, hòe hoa 30g, cam thảo 12g. Sắc lấy nước dùng xông rồi rửa nơi đau.

Bài 3: Nếu trĩ thoát ra bên ngoài, sưng đau dùng minh phàn 30g, đại hoàng 20g, huyền minh phấn 30g,sắc lấy nước ngâm rửa trong 15 phút, ngày 2 lần liên tục trong 3-4 ngày búi trĩ sẽ tiêu.

Thuốc uống:

- Trường hợp trĩ nội xuất huyết có khi thành giọt, màu đỏ sắc tươi, họng khô, miệng khát do nhiệt ủng, huyết ứ phải hành huyết, tán ứ, lương huyết, chỉ huyết.

Bài 1: Nụ hòe 50g, tam lăng 40g, chỉ thực 40g, tam thất 10g, thiến thảo 40g. Sắc uống ngày một thang chia làm 3 lần.

Bài 2: Sinh địa 20g, đương quy 12g, xích thược 12g, hoàng cầm 12g, địa du 12g, hòe hoa 12g, kinh giới 12g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 3: Sinh địa 12g, bạch thược 12g, trắc bá diệp 12g, hắc chi ma 12g, đương quy 8g, xuyên khung 8g, hòe hoa 8g, đào nhân 8g, chỉ xác 9g, đại hoàng 4g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 4: Nếu thiên về huyết nhiệt phải lương huyết, chỉ huyết, tán ứ và lý khí. Dùng khổ sâm 10g, hòe hoa 10g, tiểu kế 10g, sa nhân 10g, ô tặc cốt 10g, cam thảo 10g, địa du 10g, bồ công anh 20g, bạch đậu khấu 10g, bối mẫu 10g, lá sen 10g,tam thất bột 3g. Sắc uống ngày một thang.

- Trường hợp trĩ ngoại bị viêm nhiễm do thấp nhiệt, hậu môn sưng đỏ,đau, táo bón, nước tiểu đỏ, phải thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết, giảm đau.

Bài 1: Hoàng liên 12g, hoàng bá 12g, xích thược 12g, trạch tả 12g, sinh địa 16g, đào nhân 8g,đương quy 8g, đại hoàng 8g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Hòe hoa 12g, trắc bádiệp 12g, địa du 12g, chi tử sao đen 12g, kinh giới sao đen 16g, kim ngân hoa 16g, chỉ xác 8g, xích thược 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.

- Trường hợp người lớn tuổi, trĩ ra máu lâu ngày gây thiếu máu, hoamắt, chóng mặt, ù tai, sắc mặt trắng, rêu lưỡi trắng, mỏng, người mệt mỏi, hơi thở ngắn, tự ra mồ hôi, thuộc thể khí huyết lưỡng hư, phải bổ khí huyết, thăng đề, chỉ huyết. Dùng phương “Bổ trung ích khí”: Nhân sâm 12g, đương quy 10g, bạch truật 12g, cam thảo 10g, hoàng kỳ 24g,trần bì 12g, sài hồ 12g, thăng ma 12g. Sắc uống ngày một thang.

Tùy theo tình trạng bệnh tật và sức khỏe người bệnh, có thể kết hợp vừa dùng thuốc uống tác động toàn thân vừa điều trị tại chỗ sẽ cho kết quả tốt hơn.

DSCKI. Phạm Hinh

Dừa – nước bổ mùa hè

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiNhững nghiên cứu gần đây cho thấy dừa có tác dụng trị liệu rất tốt đối với những bệnh phù nề do suy tim thể sung huyết.

Dừa còn có khả năng kích thích sinh tân dịch, ích khí, kiện tỳ, lợi thuỷ, nên rất thích hợp cho người vị âm bất túc, tân dịch tổn thương, miệng khát, khí hư, phù nề. Đông y cho rằng dừa có vị ngọt, tính bình, sinh tân, lợi niệu, sát khuẩn, tác dụng bổ dưỡng và tăng cường thể trạng, ích khí, khử phong, trị bệnh cam, viêm nhiệt, háo khát, tân dịch bị tổn thương, miệng nôn trôn tháo, phù nề, tiểu tiện ít, bệnh về ký sinh trùng đường ruột, diệt côn trùng, bị lở loét, viêm da,...

Ăn cùi dừa và uống nước dừa sẽ giúp cho da dẻ mịn màng, giữ sắc mặt vui vẻ, làm cho người càng thêm đẹp. Song cũng có tài liệu lại còn nói nước dừa có vị ngọt, mát, tính bình, có tác dụng tiêu khát, giải độc, giảm mệt nhọc, chữa thổ huyết, phù thũng, trừ phong nhiệt (đó là sự kết hợp giữa phong tà với nhiệt tà mà sinh ra các triệu chứng như phát sốt, nhức đầu, gai rét, sợ gió, ra mồ hôi, tắc mũi, ho, đau rát họng, khát nước, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng hay hơi vàng, mạch phù sác),... Hoặc còn nói là thứ bình bổ, mùi vị thơm ngon, giàu dinh dưỡng, nên được mọi người ưa thích.

Để cùng tham khảo và có thể áp dụng được hiệu quả, dưới đây xin trình bày những phương thuốc trị bệnh từ dừa.

* Chữa chứng viêm nhiệt, háo khát, tân dịch tổn thương, mồ hôi nhiều, phù thũng, tiểu ít đỏ: Ngày uống nước dừa 3 lần, mỗi lần 150ml – 200ml.

* Dùng cho người xuất huyết, miệng nôn, trôn tháo, suy yếu, mệt rã rời: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1 ly nước dừa (khoảng 150ml), cho thêm đường và vài hạt muối ăn, khuấy tan rồi uống.

* Làm giảm cholesterol và điều hoà huyết áp: Hàng ngày thường xuyên ăn và uống nước dừa còn non sẽ tác dụng điều hoà được huyết áp và góp phần làm hạ cholesterol máu.

* Là thức ăn tốt cho bệnh nhân béo phì: Đối với bệnh béo phì thì cùi dừa và nước của nó có tác dụng tốt trong khẩu phần ăn thường ngày. Vì người ta đã nghiên cứu thấy trong 100g nước dừa chỉ cung cấp cho cơ thể có 2 calorie. Còn 100g cùi dừa non cũng chỉ cho có 41calorie; nếu đem so sánh với gạo ta sẽ thấy 100g gạo cung cấp tới 350calorie, như vậy mỗi khi ăn cùi dừa non và uống nước dừa này sẽ tạo ra được cảm giác no để giảm được ăn.

* Trị truỵ tim và tính sung huyết, bệnh phù: Khi đang chữa chứng bệnh này kết hợp uống nước dừa non tươi vừa phải thì hiệu quả trị liệu sẽ tăng cao nhờ tác dụng của nước dừa làm khoẻ tim và lợi tiểu.

* Chữa sán sơ mít, sán lát: Mỗi lần lấy nửa quả đến một quả dừa lúc đầu uống nước, sau đó ăn cùi dừa vào buổi sáng khi đang đói. Ăn hết một lần, không cần uống thuốc xổ, đến 3 giờ sau có thể ăn thức khác.

* Chữa táo bón, bí đại tiện: Hàng ngày ăn nửa quả cùi dừa đến 1 quả vào lúc sáng và tối, cần ăn vài ngày liền sẽ hiệu quả.

* Chữa suy nhược cơ thể, ăn uống kém: Lấy cùi dừa nạo thái thành miếng nhỏ, nấu với chút gạo nếp nhừ thành cháo, ngày ăn 2 lần, có tác dụng kiện tỳ, khai vị. Cần ăn liền vài ngày.

* Chữa ghẻ lở, nấm, nẻ: Lấy loại dầu dừa được ép từ cùi dừa, hàng ngày bôi ngoài da trên chỗ có bệnh, ngày 2 – 3 lần, bôi cho đến khi khỏi bệnh.

* Chữa trúng phong, đau tim, đau khớp: Lấy vỏ quả dừa 30g, sắc lấy nước đặc uống, ngày 2 lần, có tác dụng hoạt huyết hết đau.

* Giải độc, mẩn ngứa, nấm da: Lấy vỏ quả dừa đập dập, sắc lấy nước rửa ngoài vết thương, nơi bị ngứa, hay nấm sẽ có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ thấp, sát khuẩn...

* Chữa bệnh ăn không ngon: Lấy cùi dừa cắt miếng nhỏ cho vào nồi đất có nắp đậy cùng gạo nếp, thịt gà lượng mỗi thứ vừa ăn cho 1 bữa. Đậy nắp kín và tất cả cho vào nấu cách thuỷ chín và ăn.

* Trị viêm dạ dày, ruột: Lấy nước dừa vô khuẩn từ trong quả dừa tươi mới hái để tiêm tĩnh mạch, mỗi lần từ 300 – 500ml. (chỉ làm ở cơ sở có điều kiện vì dễ sảy ra nguy hiểm cho tính mạng). Một quả dừa chứa từ 500 – 800ml nước dừa.

* Dùng cho trường hợp khí huyết đều hư, cơ thể suy nhược: Cùi dừa nạo thành miếng hoặc sợi rồi ép lấy nước cho vào hầm cùng với 30g cẩu kỷ tử, hắc táo 50g, gà mái 1 con (rửa sạch chặt miếng), đến khi thịt gà nhừ đem ra ăn, chia làm nhiều lần ăn trong ngày. Mỗi tuần có thể ăn 2 đến 3 lần. Cần ăn trong 2 – 3 tuần liền.

Theo Báo Nông Nghiệp

Món kiêng ăn khi… ngứa

Khi chưa xác định rõ là ngứa cấp tính hay mãn tính đều phải kiêng dùng một số thức ăn, nhất là các loại cá (trèn, mực, lươn), các loại có vỏ (tôm, cua, sò biển)
Ngứa là một phản ứng tự vệ của cơ thể, báo động cho ta biết có một tác nhân có hại nào đó xâm nhập. Chỉ một hiện tượng ngứa mà có tới 1.001 nguyên nhân khác nhau.

Đôi khi, ở một nơi nào đó trên da có thứ cảm giác rất khó chịu, rất bức xúc nhưng cách “chữa” thì đơn giản đến mức chỉ việc đưa tay gãi một cái là giải quyết được.

[b]Gãi ngứa cũng gây ngứa[/b]

Nhưng ngứa có lúc lại là biểu hiện của những bệnh ngoài da hay những bệnh ảnh hưởng đến toàn cơ thể (bệnh hệ thống). Những bệnh về da có thể gây ngứa nhiều, bao gồm: nhiễm ký sinh trùng (như ghẻ ngứa, chấy rận, ve); bị côn trùng cắn, ong đốt; viêm da do dị ứng hoặc viêm da do tiếp xúc.

Người bị bệnh ngứa cần kiêng cữ một số thực phẩm,
trong đó có thịt bò.

Những tình trạng này thường gây phát ban ở da. Những bệnh hệ thống gây ngứa, gồm: bệnh gan, suy thận, lymphoma, bệnh bạch cầu và một số bệnh về máu và đôi khi còn có các bệnh của tuyến giáp, đái tháo đường, ung thư.

Một số loại thuốc cũng có thể gây ngứa nếu người sử dụng có cơ địa bị dị ứng với loại thuốc đó. Ngứa cũng thường xảy ra ở những tháng cuối thai kỳ. Tiếp xúc thường xuyên với vải len hoặc các chất gây kích ứng da (mỹ phẩm hay những hóa chất hòa tan) cũng có thể gây ngứa.

Lưu ý: Hành vi gãi khi ngứa cũng gây kích ứng da và làm cho ngứa nhiều hơn, do đó tạo thành vòng luẩn quẩn: ngứa – gãi - ngứa. Ở một số người, ngay việc gãi nhẹ nhàng cũng có thể làm nổi những vệt đỏ trên da và làm ngứa dữ dội hơn.
[b]
Làm gì khi bị ngứa?[/b]

Do phong hàn hoặc phong nhiệt
Đông y cho rằng mẩn ngứa ngoài da chủ yếu là do phong hàn hoặc phong nhiệt xâm nhập cơ thể, lưu lại ở bì phi (gọi là cơ phu thể biểu) hoặc cũng có thể do huyết hư mà sinh phong hóa táo rồi gây nên chứng ngứa.

Việc điều trị thường hướng vào mục đích làm tăng lưu thông huyết mạch, ra mồ hôi, theo đó mà tà khí thoát ra. Mặt khác, tăng cường nuôi dưỡng da, làm cho da được nhu nhuận, kích thích các huyết đạo tại chỗ hoặc toàn thân khiến đạt được mục đích dưỡng huyết, bổ âm và nhuận táo.
Cho dù bị ngứa bởi bất kỳ nguyên nhân gì thì khi tắm cũng nên tắm nhanh và tắm nước lạnh hoặc ấm với rất ít hoặc không cần xà bông. Lau người nhẹ nhàng, không  chà xát mạnh.

Nhiều người bị ngứa có thể cảm thấy thích thú với một số loại kem dưỡng ẩm bôi ngay sau khi tắm. Những loại kem này nếu thuộc loại có những chất thêm vào để tạo mùi hoặc màu thì có lúc lại kích ứng da và gây ngứa. Ngón tay nên được cắt ngắn, đặc biệt là ở trẻ em, để làm giảm nguy cơ trầy da do gãi...
 
Nhưng các biện pháp nói trên cũng chỉ bớt ngứa, nếu muốn giải quyết tận gốc thì phải khám chuyên khoa da liễu để xác định nguyên nhân, từ đó mới có giải pháp triệt để.

[b]Lưu ý khi ngứa mãn tính
[/b]
Trước hết, phải biết những thực phẩm nào dễ nhạy cảm đối với bệnh ngứa. Đó là các loại protein ở cá, tôm, cua, sữa bò, bơ; những đồ chế biến bằng bơ, trứng các loại; loại thực vật như măng, rau chân vịt, nấm hương, cà, đậu tằm, dưa chuột, tỏi, hành củ, cam, quýt, mận, thảo quả; những quả rắn như hạt dẻ, ngân hạnh, hồ đào; tương đậu phộng và các loại gia vị thơm.

Những thức ăn uống nói trên phần nhiều sinh phong, động huyết, hóa nhiệt, nhất là hải sản; nếu xét thấy bệnh thuộc chứng dương, chứng nhiệt, càng cần kiêng kỵ nghiêm ngặt. Khi kiêng kỵ trong ăn uống, người bệnh còn phải lưu ý là có 2 dạng ngứa: cấp tính và ngứa mãn tính.

Khi chưa xác định rõ là ngứa cấp tính thì an toàn nhất là kiêng dùng một số thức ăn, nhất là các loại cá (trèn, mực, lươn), các loại có vỏ (tôm, cua, sò biển), một số loại thịt (ngan, dê, bò, đầu heo) cùng các loại nấm, rau trộn giấm, rượu, các thứ gia vị (giấm, hạt tiêu, hoa tiêu, hồi hương)...

Đối với trường hợp ngứa mãn tính thì rất khó xác định những thức ăn nào dẫn tới dị ứng vì có một số thức ăn thường phản ứng chậm, sau khi ăn 24 giờ mới phát ra, chẳng hạn như: thịt bò, sữa bò, đại mạch, kiều mạch, bắp, khoai tây, nhộng tằm.

Theo Lương y Vũ Quốc Trung
NLĐ