Lưu trữ cho từ khóa: phong hàn

Cháo nhông cát giúp chữa cảm mạo

Nhông cát không chỉ là đặc sản của miền Trung mà còn là một vị thuốc bồi bổ và chữa nhiều bệnh.

Nhông cát (Leiolepis belliana Gray) còn được gọi là nhông biển, nhông cát sử nữ sinh... là một loài bò sát giống thằn lằn, chỉ có ở các tỉnh miền Trung nước ta và là đặc sản từ Quảng Trị - Bình Thuận. Nhông cát có loại to, nặng khoảng vài trăm gam, có thể dài đến 0,8 - 1m kể cả đuôi và loại nhỏ bằng ngón tay được gọi là nhông que.

Thịt nhông cát có giá trị dinh dưỡng cao.

Về mặt thực phẩm, nhông cát có giá trị dinh dưỡng cao. Từ thịt nhông người ta chế biến nhiều món ăn ngon, rất hấp dẫn, trong dó có 7 món phổ biến là nhông nướng, nhông hấp, nhông quay, nhông xào lăn, nhông làm gỏi với lá me non, chả nhông và cháo nhông, món nào cũng ngon, lạ miệng.

Ngoài giá trị ăn uống, thịt nhông còn là một vị thuốc hay được dùng để bồi dưỡng sức khoẻ và chữa nhiều bệnh. Theo Đông y, thịt nhông cát có vị ngọt, mặn, mùi thơm, tính bình, không độc, có tác dụng bồi bổ cơ thể, giảm đau, kích thích, giúp tiêu hoá, tiêu độc, làm khô vết thương, chữa hen suyễn, nhức mỏi gân xương, thấp khớp, tê bại.

Dạng thuốc dùng thông thường là thịt nhông cát phơi khô hay sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, uống mỗi lần 10 - 20g, ngày uống 2 - 3 lần. Có thể trộn bột thịt nhông cát với mật ong làm thuốc viên.

Đối với những trẻ em suy dinh dưỡng, gầy còm, kém ăn, chậm lớn dùng món ăn - bài thuốc dưới dạng cháo nóng cho trẻ ăn hằng ngày. Cách chế: Dùng gạo ngon nấu cháo. Lấy thịt nhông băm nhỏ xào qua với dầu lạc, đợi cháo nhừ cho thịt nhông vào cùng với gia vị, mắm muối. Múc ra bát cho trẻ ăn ngay lúc còn nóng.

Ngoài ra, người ta còn dùng cháo nhông nóng để chữa cảm mạo, đặc biệt là với chứng cảm mạo phong hàn như người bệnh sợ lạnh, nhức đầu, không ra mồ hôi, tắc mũi và chảy nước mũi, ho, sốt... Gặp trường hợp này dùng cháo nhông nóng cho bệnh nhân ăn rất tốt. Bát cháo nhông nóng hổi, ngon ngọt, ăn đến đâu ấm dạ đến đấy, chỉ cần ăn một bát cháo nhông nóng sẽ toát mồ hôi, đắp chăn nằm nghỉ ở chỗ ấm. Khi mồ hôi ra đều, bỏ chăn ra, lau khô mồ hôi, thay quần áo, nằm nghỉ một lúc sẽ thấy người nhẹ nhõm, hết sốt.   

BS Kim Minh

Meo.vn (Theo Bee)

Trị chứng vẹo cổ bằng đông y

Hàng ngày, chúng ta rất hay gặp những người mà khi gọi, họ thường phải quay cả người lại, chứ không thể ngoái cổ sau xem ai gọi phía sau.

Y học cổ truyền gọi bệnh này là lạc chẩm, là một loại bệnh thường gặp làm khó chịu khi chuyển động cổ.

Triệu chứng chính:

Bệnh vẹo cổ khi ngủ dậy thường là do tư thế lúc ngủ không hợp lý

Ngủ 1 đêm sáng thức dậy thấy cổ và các vùng gân cơ lân cận có cảm giác vướng, cứng đau, co cứng so với bên lành, không thể xoay trở qua phải hoặc trái được. Nếu cố gắng quay thì đau nhói ở đốt sống cổ làm cho bệnh nhân vừa đau đớn vừa khó chịu, toàn thân hơi sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch phù.

Nguyên nhân:

- Do lúc ngủ tư thế không thích hợp (lệch gối, hoặc gối quá cao…) làm cho khí huyết không điều hòa.

- Do phong hàn xâm nhập vào kinh lạc làm cho kinh khí bị ngăn trở.

Dưới đây là bài thuốc chữa vẹo cổ:

Bài 1: Bạch chỉ 8g, cam thảo 6g, ma hoàng 8g, phòng phong 8g, quế chi 8g, gừng 4g, đại táo 12g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Chính thảo 6g, độc hoạt 8g, đương quy 12g, hoàng kỳ 16g, khương hoàng 12g, khương hoạt 8g, xích thược 12g, gừng 4g, đại táo 12g. Sắc uống ngày một thang.

Theo Lương y Quốc Trung

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Thái hóa đốt sống cổ

Y học cổ truyền quan niệm rằng, bệnh này do tình trạng phong hàn thấp bên ngoài xâm nhập vào làm cho khí huyết trong kinh lạc cơ thể bị bế tắc gây nên.


Ảnh minh họa.

Các thể bệnh

Bệnh hay gặp ở người cơ thể yếu, người có tuổi… gây nên đau, cử động khó khăn. Tùy theo thể bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Chẳng hạn, do phong hàn, thì triệu chứng gồm: đầu, gáy, vai và phần lưng bên trên đau, gáy cứng, có nhiều điểm đau ở cổ, có cảm giác như nhịp đập ở cổ, cử động khó khăn, tay chân tê, đau, mỏi, chi trên có cảm giác nặng, không có sức, thích ấm, sợ lạnh, lưỡi trắng nhạt… Thể can thận âm hư thì có những triệu chứng: gáy, vai, vai-lưng đau, có khi đau lan lên đầu, tay chân tê, mất cảm giác, thắt lưng đau, đầu gối mỏi, chóng mặt, hoa mắt, hai gò má đỏ, ra mồ hôi trộm, họng khô, lưỡi đỏ… Thể khí trệ huyết ứ thì có các biểu hiện: đầu, gáy, vai, vai-lưng bị đau, tê, đau ê ẩm, đau vùng nhất định, ban ngày đau ít, ban đêm đau nhiều hơn, ấn vào thấy đau, chân tay tê mỏi, co rút (ban đêm bị nhiều hơn ban ngày), miệng khô, lưỡi đỏ tím hoặc có điểm ứ huyết… Với thể khí huyết đều hư, biểu hiện gồm: đầu, gáy khó cử động, yếu, tay chân yếu, nhất ở các đầu ngón tay, vai và tay tê, mệt mỏi, mất ngủ, ra mồ hôi trộm, chóng mặt, hồi hộp, nhịp thở ngắn, da mặt xanh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng…

Còn thể đờm thấp ngăn trở kinh mạch, thì triệu chứng xuất hiện là, đầu, gáy, vai, lưng đều đau, chóng mặt, đầu nặng, cơ thể nặng, không có sức, nôn ói, ngực và hông sườn đầy tức, lưỡi trắng nhạt…

Các phép chữa

Với trường hợp do phong hàn y học cổ truyền dùng phép trị "khứ phong, tán hàn, thông kinh hoạt lạc", dùng bài thuốc "Quế chi gia cát căn thang gia giảm", gồm các vị: 15g cát căn; quế chi, bạch thược, đương quy, xuyên khung, thương truật, mộc qua (cùng 9g), 6g cam thảo, 3g tam thất, 3 lát gừng tươi, và 3 quả đại táo. Nếu trường hợp cử động khó, đau nhiều thì gia thêm nhũ hương, một dược (đều 6g). Nếu có biểu hiện phong nhiều, đau nhiều chỗ, sợ gió, thì thay bài "Quế chi gia cát căn thang gia giảm" bằng bài "Phòng phong thang gia giảm", gồm các vị thuốc: phòng phong, cát căn (cùng 12g), tần giao, uy linh tiên, khương hoạt (đều 9g), phục linh, đương quy, quế chi (đồng 6g), và 3g ma hoàng.


Ảnh minh họa.

Thể can thận âm hư thì phép trị là "tư bổ can thận, hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc", dùng bài "hổ tiềm hoàn gia giảm", gồm các vị thuốc: ngưu tất, thục địa, đan sâm (đều 12g), đương quy, bạch thược, tỏa dương, tri mẫu, hoàng bá, quy bản, thố ty tử, kê huyết đằng (cùng 9g).

Với thể khí huyết đều hư, huyết ứ thì phép trị là "bổ khí, dưỡng huyết, thông kinh hoạt lạc", dùng bài thuốc "Hoàng kỳ quế chi ngũ thang gia vị", gồm: quế chi, cát căn (cùng 9g), xích thược, bạch thược (cùng 12g), hoàng kỳ 18g, kê huyết đằng 15g, sinh khương 6g, và 4 trái đại táo.

Còn thể đờm thấp ngăn trở kinh mạch thì phép trị là "hóa đờm, trừ thấp, hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc", dùng bài "phục linh hoàn gia giảm", gồm các vị: phục linh, trần bì, địa long (cùng 12g), đởm nam tinh, bán hạ, bạch giới tử, ngũ vị tử (cùng 10g), cát cánh 6g, và 3g tam thất.

Lương y Như Tá

Meo.vn (Theo Khoemoingay)

Chữa bệnh hen suyễn theo cổ truyền

Hen suyễn là bệnh lý ở cơ quan hô hấp, với biểu hiện đặc trưng là khó thở và tiếng đờm khò khè trong họng.

 

Ảnh minh họa.

 

Những nguyên nhân

Theo lương y Phạm Như Tá (TP.HCM): y học cổ truyền quan niệm hen suyễn xảy ra là do 4 nguyên nhân: do ngoại tà xâm nhập - thường gặp loại phong hàn và phong nhiệt. Phong hàn phạm vào phế khiến phế khí bị ủng tắc thăng giáng thất thường, nghịch lên thành suyễn. Còn phong nhiệt từ đường hô hấp vào phế, hoặc phong hàn bị uất lại hóa thành nhiệt không tiết ra được gây ngưng trệ ở phế thành háo suyễn. Thứ hai là do phế thận hư yếu - do ho lâu ngày hoặc bệnh lâu ngày làm phế bị suy, phế khí và đường hô hấp bị trở ngại gây nên suyễn, hoặc do thận hư yếu không nhuận được phế, không nạp được khí gây nên suyễn. Bệnh suyễn chủ yếu ở phế, và có quan hệ với thận, hoặc có quan hệ cả với tim (nếu bệnh nặng).

Thứ ba là do tỳ phế hư yếu - tỳ hư sinh đàm thấp thịnh ứ đọng tại phế gây tắc phế lạc, khí đạo không thông làm cho khó thở. Hoặc bệnh lâu ngày phế hư không chủ khí sinh khí nghịch khó thở. Thận chủ nạp khí, do bẩm sinh hoặc bệnh lâu ngày ảnh hưởng đến thận, thận không nạp được khí cũng sinh khó thở. Thứ tư là do đờm trọc nội thịnh - do ăn uống không điều độ ảnh hưởng đến công năng vận hóa của tỳ, tích trệ lại thấp đờm. Trong thức ăn có những chất làm tổn thương tỳ vị, tỳ vận hóa kém, thủy cốc dễ sinh thấp đàm ứ đọng tại phế gây tắc phế lạc, phế khí bị trở ngại gây nên hen.

Phép trị theo cổ truyền

Việc chữa trị của cổ truyền dựa vào thời điểm, thể bệnh. Với thời điểm bệnh lên cơn suyễn, nếu là thể phong hàn, thì dùng bài “Tam cao thang gia vị”, gồm: 4g cam thảo, 7g hạnh nhân, 12g ma hoàng. Tất cả đem sắc (nấu) uống. Hoặc dùng bài “Tô tử giáng khí thang”, gồm: tô tử, bán hạ (36g), tiền hồ, hậu phác, đương quy, cam thảo (đều 4g), quất bì 12g, quế tâm 16g, sinh khương 50g, 5 trái táo, đem sắc chia làm 5 lần uống, sáng 3 lần, tối 2 lần. Và còn một số bài khác nữa.

Nếu suyễn do phong nhiệt, thì dùng một trong những bài như: “Định suyễn thang”, gồm: ma hoàng, bán hạ (từ 6-12g), hạnh nhân, tô tử (6-8g), tang bạch bì, khoản đông hoa (đều 12g), hoàng cầm (8-12g), bạch quả (10-20 quả), cam thảo 4g, đem sắc uống. Hoặc dùng bài “Chỉ háo định suyễn thang”, gồm: ma hoàng, tử uyển, bối mẫu, hạnh nhân (đều 10g), sa sâm 12g, huyền sâm 16g, đem sắc (nấu) uống. Nếu là thể phong đờm, thì có thể dùng bài “Nhị trần thang hợp tam tử thang gia giảm”, gồm: nhị trần thang (gồm các vị: bán hạ, quất hồng, phục linh, cam thảo), cộng với tam tử thang (tử tô tử, bạch giới tử, la bặc tử). Hoặc dùng bài “Tiền hồ thang gia vị”, gồm: tiền hồ, tang diệp, tỳ bà diệp, tri mẫu (đều 16g), kim ngân hoa 20g, hạnh nhân, mạch môn, hoàng cầm, khoản đông hoa, cát cánh (đều 12g), cam thảo 8g, đem sắc (nấu) uống.

Ở thời điểm bệnh ổn định không lên cơn: Nếu là thể phế hư, thì có thể dùng bài “Sinh mạch tán gia vị”, gồm: mạch môn 12g, ngũ vị tử 7 hạt, nhân sâm 12g, thêm ngọc trúc, bối mẫu (đều 8g), đem sắc (nấu) uống. Cách sắc (nấu) các bài thuốc trên là: nước thứ nhất cho các vị thuốc cùng 4 chén nước, nấu còn lại 1 chén, cho nước thuốc ra; nước thứ hai cho 3 chén nấu còn lại nửa chén. Hòa hai nước thuốc lại chia làm 3 lần dùng trong ngày (cho người lớn), dùng lúc nước thuốc còn ấm. Trẻ em dùng một nửa liều của người lớn.

Meo.vn (Theo Khoemoingay.vn)

Ba bài thuốc đơn giản chữa viêm mũi dị ứng

Căn bệnh này cực kỳ khó chịu và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Hễ gặp phải tác nhân gây dị ứng hoặc cứ đến thời tiết bất lợi là bệnh nhân lại lên cơn sụt sịt. Một số bài thuốc Đông y có thể làm giảm triệu chứng này.

Ảnh minh họa

Viêm mũi dị ứng do những nguyên nhân ngoại lai gây ra mà con đường xâm nhập chủ yếu là mũi. Có thể chia bệnh làm hai nhóm chính: theo mùa và quanh năm. Nhóm bệnh theo mùa thường xuất hiện vào mùa xuân hoặc mùa hè hàng năm; thời điểm mắc bệnh này gần như đã trở thành quy luật. Nhóm bệnh quanh năm thường xuất hiện do những dị nguyên mà bệnh nhân gặp phải gây ra như khói bụi...

Một số bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng đơn giản:

- Bệnh do phong hàn phạm phế (chảy nước mũi trong): Quế chi 6 g, cam thảo 4 g, gừng 4 g, tang bì 10 g, bạch chỉ 12 g, tế tân 6 g, phòng phong 12 g, kinh giới 10 g. Sắc uống.

- Bệnh do phong nhiệt phạm phế (nước mũi đục): Ngưu bàng tử, cúc hoa, tang diệp, cát căn mỗi thứ 12 g; bạc hà 6 g, thuyền toái 6 g, cam thảo 4 g. Sắc uống.

- Bệnh lâu ngày (phế khí hư): Hạnh nhân, rễ cây bách bộ, cát cánh, nhân sâm mỗi thứ 6 g; tang bì (vỏ rễ cây dâu), đẳng sâm, hoàng kỳ, hoài sơn, bạch truật mỗi thứ 12 g. Sắc uống.

Meo.vn (Theo Xã luận)

3 bài thuốc đơn giản chữa viêm mũi dị ứng

Một số bài thuốc Đông y có thể làm giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng khó chịu.

Căn bệnh này cực kỳ khó chịu và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Hễ gặp phải tác nhân gây dị ứng hoặc cứ đến thời tiết bất lợi là bệnh nhân lại lên cơn sụt sịt. Một số bài thuốc Đông y có thể làm giảm triệu chứng này.

Viêm mũi dị ứng do những nguyên nhân ngoại lai gây ra mà con đường xâm nhập chủ yếu là mũi. Có thể chia bệnh làm hai nhóm chính: theo mùa và quanh năm. Nhóm bệnh theo mùa thường xuất hiện vào mùa xuân hoặc mùa hè hàng năm; thời điểm mắc bệnh này gần như đã trở thành quy luật. Nhóm bệnh quanh năm thường xuất hiện do những dị nguyên mà bệnh nhân gặp phải gây ra như khói bụi...


Một số bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng đơn giản:

- Bệnh do phong hàn phạm phế (chảy nước mũi trong): Quế chi 6 g, cam thảo 4 g, gừng 4 g, tang bì 10 g, bạch chỉ 12 g, tế tân 6 g, phòng phong 12 g, kinh giới 10 g. Sắc uống.

- Bệnh do phong nhiệt phạm phế (nước mũi đục): Ngưu bàng tử, cúc hoa, tang diệp, cát căn mỗi thứ 12 g; bạc hà 6 g, thuyền toái 6 g, cam thảo 4 g. Sắc uống.

- Bệnh lâu ngày (phế khí hư): Hạnh nhân, rễ cây bách bộ, cát cánh, nhân sâm mỗi thứ 6 g; tang bì (vỏ rễ cây dâu), đẳng sâm, hoàng kỳ, hoài sơn, bạch truật mỗi thứ 12 g. Sắc uống.

Theo BS Nguyễn Minh Phương

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Món ăn bài thuốc từ lá lốt

Cây lá lốt còn gọi là lá lốp, thuộc họ hồ tiêu.

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Ngoài cây mọc hoang, có thể trồng cây lá lốt bằng mấu thân: cắt cành thành từng khúc 20-25 m, cắm vào nơi ẩm ướt. Có thể thu hái thân và lá quanh năm để làm rau gia vị và làm thuốc. Lá lốt rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi nắng hay sấy khô để dùng dần.

Lá lốt dùng làm rau ăn sống như các loại rau thơm khác, hoặc làm gia vị để nấu canh cá, lươn, ếch, ba ba, ốc, hến…tạo hương vị thơm ngon, khử bớt khí hàn (lạnh) của thực phẩm, giúp giảm bớt mùi tanh và chống dị ứng. Ngoài ra, lá lốt còn dùng gói thịt bò, sườn bò, thịt heo, thịt vịt, thịt cua, cá, lươn, ốc… để nướng, chiên hoặc xào với thịt bò, heo, cá, lòng gà… tạo nên hương vị hấp dẫn, ngon miệng và bổ dưỡng.

Theo đông y, lá lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm.Tác dụng ôn trung (làm ấm tỳ vị). Tán hàn (làm tan khí lạnh), hạ khí, chỉ thống (làm hết đau). Lá lốt thường được dùng chữa phong hàn thấp, tay chân lạnh, tê bại, các khớp đau nhức, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đầy hơi, sình bụng, đau bụng, tiêu chảy, thận và bàng quang lạnh, đau răng, đau đầu, chảy nước mũi.....

Dưới đây là một số món ăn bài thuốc bạn có thể tham khảo:

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Đau xương khớp: Liều dùng: 10g-20g lá khô, hoặc 30-50g lá tươi mỗi ngày. Có thể dùng thân, hoa và rễ nấu lấy nước uống và ngâm tay chân chữa đau xương, thấp khớp, tê thấp, đổ mồ hôi tay chân.

Chân tay ra nhiều mồ hôi: Lá lốt tươi 30-50g, lá ngải cứu tươi 30-50g, giã nát, cho thêm ít muối, nấu vừa sôi, ngâm chân tay đến khi nước nguội (có thể thêm ít nước sôi vừa đủ ấm để ngâm tiếp). Sau đó lau tay chân thật khô.

Phong tê thấp (phong hàn thấp gây đau lưng, sưng đầu gối hoặc tê buốt bàn chân): Lá lốt 12-16g, rễ cây cỏ  xước 12g, quế chi 8g, thiên niên kiện 8g, thổ phục linh 12g, kinh giới 8g, tầm gửi, cây dâu 12g, rễ cỏ tranh 10g. Tất cả nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống ấm trước bữa ăn.

Hoặc dùng lá lốt tươi và lá ngải cứu tươi giã nát, thêm giấm, đem chưng nóng rồi chườm, đắp vào chỗ đau.

Chữa đau bụng lạnh, đi cầu lỏng, buồn nôn, nấc cụt: Dùng lá lốt tươi 30-50g, rửa thật sạch với nước muối, nhai nát để nuốt nước.

Chữa viêm xoang, chảy nước mũi đặc: Lá lốt đã rửa sạch, vò nát, nhét vào lỗ mũi.

Giải độc say nấm: Dùng lá lốt tươi, lá khế, lá đậu ván trắng, mỗi thứ 50g, rửa thật sạch, giã nát, thêm nước sạch, lọc lấy nước cốt để uống. Nếu bị rắn độc cắn, cũng nên cho nạn nhân uống nước thuốc này trong khi đưa đi cấp cứu.

Trong lá lốt có tinh dầu, nên lúc đầu không quen, thấy có mùi hơi khó chịu, nhưng khi nướng qua hoặc khi nấu vừa chín thì có mùi thơm dịu (nếu nấu quá chín thì tinh dầu sẽ bị bay hơi). Lá lốt còn được dùng để nấu canh, nướng, chiên hoặc xào thịt bò, thịt heo hay các loại thủy hải sản.

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Thịt bò nướng lá lốt: Thịt bò bằm nhỏ, lá lốt lớn rửa sạch, đậu phụng rang giã dập. Gia vị: muối, tiêu, bột nêm, củ sả bằm, bột cà ri. Rau thơm các loại, xà lách, dưa leo, dứa, chuối chát, khế chua. Mắm nêm pha hoặc nước mắm pha chua ngọt. Bún và bánh tráng để cuốn. Ướp thịt bò với gia vị, củ sả bằm. Để thịt thấm đều trong 20 phút. Cuộn thịt bò  trong lá lốt thành cuốn nhỏ vừa ăn, sau đó đem nướng trên bếp than, trở đều tay cho đến khi chín đều. Khi bò nướng lá lốt chín, bày ra đĩa, rắc đậu phộng rang lên trên. Khi ăn cuốn bánh tráng với các loại rau quả và bún, chấm mắm nêm hoặc nước mắm pha tùy khẩu vị.

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Canh lá lốt: Lá lốt rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào nồi nước, nấu sôi, cho các thực phẩm chính vào (thịt, mọc, giò sống, cá, nghêu…) nấu như nấu canh, cho thêm ít gừng tươi giã dập. Nhấc nồi xuống (không cho hành ngò), cho lá rau húng quế hoặc lá ngải cứu xắt nhỏ. Ngon nhất là nấu canh lá lốt với các loại cá làm chả  viên.

Canh lá lốt rất thích hợp ăn vào mùa đông, sau đợt mưa kéo dài, giúp cơ thể  ấm, chống tình trạng ớn lạnh, nặng nề, buồn bực, không muốn hoạt động, đau nhức gân xương do các khí phong, hàn và thấp gây ra. Thường thì một người có thể ăn từ 50- 80g lá lốt mỗi ngày.

Lá lốt nấu canh với các loại nhuyễn thể như sò, nghêu, ốc, hến... hoặc cá lóc, cá trê, cá ba sa… làm chả viên, vừa thơm ngon lại vừa bổ dưỡng, có ích cho việc phòng chống bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.

Ở vùng đồng bằng Nam bộ, lá lốt được dùng chế  biến nhiều món ngon như:

Gỏi lá lốt: Lá lốt rửa thật sạch, xắt nhỏ như sợi chỉ, vắt chanh vào ăn sống.

Lá lốt luộc: Lá  lốt luộc chấm nước mắm tỏi gừng.

Theo Lương y Đinh Công Bảy

Meo.vn (Theo PNO)

Cải thiện thị lực với đỗ đen

Đỗ đen không chỉ được biết đến như một loại thực phẩm bổ dưỡng có tác dụng thanh nhiệt giải độc mà còn là một trong các “thần dược” giúp tăng cường thị giác.
Đỗ đen có vị ngọt tự nhiên, tính hàn, rất tốt cho gan và thận. Ngoài ra, thành phần của đỗ đen chứa nhiều vitamin A và các chất chống oxi hoá giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt như: mỏi mắt, khô mắt, giảm thị lực…

Các thành phần dinh dưỡng có tính chất hoà tan trong hạt đỗ đen sẽ đặc biệt phát huy tác dụng khi kết hợp với các axit hữu cơ có trong dấm ăn. Do vậy, bạn nên kết hợp sử dụng 2 loại thực phẩm này trong việc ngăn ngừa và chữa trị các bệnh về mắt.

Cách làm như sau:

Dùng 500gram đỗ đen rửa sạch, sau đó rang nhỏ lửa trong vòng 15 phút cho tới khi hạt đậu chín, vỏ hạt săn lại. Bỏ hạt đậu đã rang vào 1 lọ thuỷ tinh sạch, cho thêm 500ml dấm ăn. Ngâm đậu và dấm trong vòng 24h, cho tới khi hạt đậu nở to là có thể dùng được. Mỗi ngày ăn từ 1 – 2 thìa cà phê. Có thể cho thêm 1 chút mật ong khi ăn. Nên bảo quản trong tủ lạnh.

Cách chế biến đậu đen kết hợp với dấm này còn rất tốt cho những bệnh nhân mắc chứng phong hàn hay các bệnh khác như: đau xương cốt, cao huyết áp, tiểu đường…

Theo Dân Trí

Dâm dương hoắc thực vật tăng khoái cảm cho đàn ông

Dâm dương hoắc có tên gọi khác là tiên linh bài, ngưu giác hoa, thiết tiễn đầu. Thường dùng cả cây làm thuốc. Dâm dương hoắc vị cay, tính ôn, bổ thận tráng dương, chủ trị chứng liệt dương, vô sinh, phong hàn thấp tý, bán thân bất toại.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Trong dâm dương hoắc có chứa icarilin, benzene, tanin, acid palmitic, oleic, vitamin E. Vì thế ngoài tác dụng chữa bất lực, vô sinh, liệt dương, dâm dương hoắc còn có tác dụng hạ huyết áp, lợi tiểu, chống viêm, kháng virut.

- Dâm dương hoắc nấu trứng chim cút: Trứng chim cút 6 quả, dâm dương hoắc 15g. Dâm dương hoắc thái nhỏ cho cùng trứng chim cút vào nồi đất nấu chín, sau đó bóc bỏ vỏ trứng cho lại vào nồi đun tiếp khoảng 15 phút nữa, lọc bỏ bã dâm dương hoắc.

- Dâm dương hoắc, sơn dược nấu mỳ: Mỳ sợi vừa đủ, dâm dương hoắc 10g, sơn dược 20g, long nhãn 20g, rượu, xì dầu mỗi thứ một ít. Nấu dâm dương hoắc gạn lấy nước sau đó cho sơn dược, long nhãn vào nấu cùng nước dâm dương hoắc khoảng 20 phút rồi cho mỳ sợi, rượu và xì dầu vào, mỗi ngày ăn một lần, ăn liền trong vòng một tuần.

- Rượu dâm dương hoắc: 40g dâm dương hoắc (khô) ngâm vào 500ml rượu gạo hoặc rượu nếp. Ngâm khoảng 20 ngày là dùng được, mỗi lần dùng 10-20ml, trước bữa ăn.

BS. Nguyễn Thu Thủy (Theo SKDS)

Món ăn, nước uống phòng trị bệnh khi trời trở lạnh

Dân gian có câu “Rét tháng ba bà già chết cóng”. Sau đợt  rét đậm kéo dài trước Tết Nguyên đán, sang xuân trời đã ấm lên nhưng mấy ngày qua, tiết hàn tháng ba lại gây mưa rét khiến sức đề kháng của con người giảm sút. Theo Đông y, hàn làm tổn thương dương khí. Vì vậy khi hàn tà xâm nhập vào cơ thể sẽ cản trở dương khí vệ ngoại, rồi xuất hiện các chứng trạng ố hàn (sợ lạnh), phát sốt không mồ hôi, mạch phù khẩn (tức mạch nổi hữu lực đập nhanh).

Quế chi.

Khi hàn trệ đọng trong đường ruột sẽ sinh ra nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy. Hàn tà mà tụ lại ở gân xương sẽ gây đau. Nhưng khi hàn tà lại lưu ở bì phu (da thịt) thì sẽ dễ chữa, nếu lại vào tạng phủ sẽ nguy hiểm và khó chữa. Có khi hàn tà lại kết hợp với phong tà trở thành phong hàn xâm phạm thân thể. Sau đây là những món ăn trị bệnh thường gặp khi thời tiết lạnh, xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo áp dụng:

Nước hoắc hương, gừng tươi: Có tác dụng giải biểu, hòa vị, dứt nôn, thích ứng với chứng phát nhiệt, sợ lạnh, buồn nôn, khắp người khó chịu. Lấy hoắc hương 50g, đường đỏ 20g, gừng tươi 15g. Hoắc hương rửa sạch thái ngắn, Gừng tươi rửa sạch thái mỏng. Cho hoắc hương và gừng tươi vào cùng và đổ 300ml nước đun sôi 10 phút, gạn lấy nước cho đường đỏ vào khuấy tan, uống nóng.

Nước quế chi: Thích hợp với người ngoại cảm phong hàn, đau đầu, sốt, ra mồ hôi, thở khò khè, nôn khan. Lấy quế chi 10g, bạch thược 10g, gừng tươi 10g, đại táo 5 quả, đường đỏ 30g. Rửa sạch các vị trên cho vào nồi đổ 500ml nước nấu sôi trong 10 phút, gạn lấy nước cho đường đỏ khuấy tan, uống nóng.

Cháo gừng hành: Có tác dụng ra mồ hôi, giải biểu, hòa vị, hết nôn, thích hợp dùng cho người đau đầu, sốt, sợ lạnh, không ra mồ hôi, tâm phiền, buồn nôn. Lấy gạo tẻ 60g, gừng tươi 20g, hành củ tươi 30g, muối 5g. Cho gạo nấu thành cháo nhừ, gừng thái hạt nhỏ, hành cắt khúc ngắn. Cháo chín nhừ cho hành, gừng đã thái nhỏ khuấy đều mang ra ăn nóng.

Cháo gừng hành.

Món bối mẫu, trứng gà:

Có tác dụng ích khí, nhuận phế, chỉ khái (hết ho), hóa đàm, thích hợp trị phế hư ho suyễn lâu ngày, đờm nhiều, khí đoản, ngại nói (lãn ngôn), chóng mặt, tim đập nhanh. Cần bối mẫu 6g, trứng gà 1 quả. Bối mẫu sao vàng hay sấy khô, tán thành bột mịn. Sau đó khoét một lỗ nhỏ ở đầu quả trứng gà cho bột bối mẫu vào lấy giấy dán bịt kín lỗ trứng lại, đặt trứng đứng trong bát (lỗ bịt để lên trên), cho cả bát vào nồi chưng cách thủy 15 phút đem ra ăn. Ngày ăn 1 quả, một liệu trình là 30 ngày liền.

Nước rau mùi, củ cải, hành tươi: Có tác dụng trừ phong hàn, chữa cảm mạo. Rau mùi 30g, hành củ tươi 5 củ, củ cải trắng 1 củ. Rau mùi thái ngắn, hành củ thái nhỏ, củ cải thái miếng. Cho tất cả vào nồi, đổ 500ml nước đun sôi trong 15 phút, gạn lấy nước uống nóng.

Nước nho, gừng: Chữa phong hàn, trị ho. Nho tươi 100g, gừng tươi 30g, chè xanh 10g, mật ong 20g. Nho rửa sạch xay nhuyễn vắt lấy nước, Gừng tươi rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước, chè xanh rửa sạch pha hãm với nước sôi chắt lấy nước. Sau đó đổ lẫn nước nho, nước gừng, nước chè xanh, mật ong rồi khuấy đều uống lúc nóng. Chia 3 lần trong ngày, uống liền 3 – 5 ngày.

Nước nhân hạt bí đao, đường đỏ: Có tác dụng chữa ho, viêm họng, nhuận phổi. Nhân hạt bí đao 20g, đường đỏ 30g. Nhân hạt bí đao rửa sạch giã nát, rồi trộn nhân hạt bí đao này với đường đỏ. Khi sử dụng cho vào hãm với 300ml nước sôi rồi chắt lấy nước uống khi còn nóng. Ngày uống 2 lần, cần uống 5 – 7 ngày liền.

BS. Hoàng Xuân Đại