Lưu trữ cho từ khóa: phòng chống căn bệnh

Chống ứ đọng tĩnh mạch

Ứ đọng tĩnh mạch chi (suy tĩnh mạch) là tình trạng suy yếu chức năng của các tĩnh mạch ở chân khiến việc dẫn máu về tim không còn hiệu quả nữa.

Hậu quả là mỏi chân, nặng chân, chuột rút, đau nhức bắp chân, ngứa da, phù chân... thậm chí gây biến chứng nguy hiểm như loét chân, tắc mạch, viêm mạch...

a

Bài tập dưới đây sẽ giúp phòng chống căn bệnh này.

Chuẩn bị: Nằm ngửa, thoải mái trên giường, nệm. Nếu được thì điều chỉnh mặt phẳng hơi dốc với hai chân cao hơn đầu. Hai chân duỗi thẳng. Hai tay đặt sát hai bên thân với lòng bài tay úp xuống.

Cử động các khớp lớn: Gập đùi vào bụng, đưa đầu gối về phía cằm. Duỗi thẳng chân về phía trần nhà. Hạ chân từ từ xuống nệm ở tư thế duỗi. Lặp đi lặp lại 15 - 20 lần, lần lượt từng bên.
Cử động các khớp ngón: Trong vòng 30 giây, thực hiện đồng thời cả hai bên, gấp và duỗi các ngón.
Cử động các khớp bàn chân: Thực hiện đồng thời cả hai bên trong 30 giây, vẽ đánh vòng các đầu ngón chân, luân phiên theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ.
Cử động các khớp cổ chân: Đồng thời luân phiên gấp và duỗi cổ chân cả hai bên trong vòng 30 giây.

Chà xát chân: Gấp đùi vào bụng, đưa đầu gối về phía cằm, hai tay nắm lấy bàn chân. Duỗi thẳng chân hướng về phía trần nhà và hai tay vuốt nhẹ từ cổ chân đến đầu gối. Hạ chân xuống ở tư thế duỗi và hai tay vuốt nhẹ nhàng trên đùi. Trở về tư thế ban đầu. Lặp đi lặp lại từ 8 - 10 lần, lần lượt từng bên.

Làm tăng sức mạch cơ chân: Hai chân duỗi thẳng ở tư thế nằm nghỉ, ngăn cách nhau ở một cái gối hay khăn gấp lại. Ép từ từ hai chân vào nhau trong khi nâng hông lên khỏi nệm, giữ tư thế này trong 6 giây. Thư giãn ở tư thế ban đầu trong 6 - 8 giây. Lặp lại 6 lần.

Cử động cổ chân và bắp chân: Đứng trên nền nhà, hai chân đặt thoải mái cạnh nhau. Lần lượt lặp đi lặp lại 15 lần: Đi bộ tại chỗ.

Lưu ý: Các ngón chân luôn tiếp xúc với mặt đất. Nhón gót chân lên càng cao càng tốt.

Meo.vn (Theo Bee)

Chứng bệnh thúc dương ở nam giới

Rất đột ngột, "cậu bé" co rụt vào trong và co giật gây đau..., y học cổ truyền gọi đây là chứng bệnh thúc dương.

Trong y học cổ truyền, thúc dương, hay còn gọi là dương thúc, âm thúc... là bệnh danh dùng để chỉ tình trạng bộ phận sinh dục ngoài của nam đột nhiên co rụt vào bên trong, co giật và đau dữ dội, người bệnh tinh thần căng thẳng, sợ hãi, có thể kèm theo các triệu chứng thở gấp, mặt tái xanh, ngực sườn trướng tức, rét run, chân tay lạnh toát... Bệnh mang tính chất thần kinh chức năng, phần nhiều do nguyên nhân về tâm lý, thường xảy ra ở những người dễ mẫn cảm, hay lo âu.


Theo y học cổ truyền, gốc của bệnh là thận dương hư yếu, ngọn là hàn thấp bên ngoài xâm nhập. Thận là chủ bộ phận sinh dục, hàn tà có tính co rút, khi cả gốc và ngọn đều cùng co rụt, sẽ sinh bệnh. Ngoài ra, can huyết không đủ, lại nhiễm phải hàn thấp cũng có thể gây bệnh. Can là chủ gân bắp, can mạch đi từ bộ phận sinh dục vào bụng dưới, hàn thấp làm bế tắc can mạch mà sinh chứng đau kịch liệt.

Thúc dương phần nhiều phát sinh sau khi xuất tinh ban đêm (có thể do di tinh hoặc giao hợp) sáng dậy đi tiểu hoặc rửa bộ phận sinh dục bằng nước lạnh, hàn tà thừa cơ xâm nhập mà phát thành bệnh. Một số ít trường hợp là do giận dữ quá độ khiến can hỏa bốc lên làm gân co rút, gây ra thúc dương. Để phòng chống căn bệnh này, ngoài việc thực hành tâm lý liệu pháp, có thể sử dụng một số biện pháp như xoa bóp, dùng thuốc, day bấm huyệt... theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Để dự phòng chứng thúc dương, cần chú ý rèn luyện thân thể, nâng cao thể chất, tạo dựng đời sống tinh thần thư thái, hết sức tránh căng thẳng, giận dữ làm tổn thương can khí, sinh hoạt tình dục hợp lý. Ngoài ra, tránh ăn các đồ sống lạnh, tuyệt đối không vệ sinh, tắm rửa bằng nước lạnh ngay sau khi động phòng.

Meo.vn (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Cậu nhỏ bỗng nhiên ngắn lại và co giật

Rất đột ngột, "cậu bé" co rụt vào trong và co giật gây đau..., y học cổ truyền gọi đây là chứng bệnh thúc dương.

Trong y học cổ truyền, thúc dương, hay còn gọi là dương thúc, âm thúc... là bệnh danh dùng để chỉ tình trạng bộ phận sinh dục ngoài của nam đột nhiên co rụt vào bên trong, co giật và đau dữ dội, người bệnh tinh thần căng thẳng, sợ hãi, có thể kèm theo các triệu chứng thở gấp, mặt tái xanh, ngực sườn trướng tức, rét run, chân tay lạnh toát... Bệnh mang tính chất thần kinh chức năng, phần nhiều do nguyên nhân về tâm lý, thường xảy ra ở những người dễ mẫn cảm, hay lo âu.

Ảnh minh họa


Theo y học cổ truyền, gốc của bệnh là thận dương hư yếu, ngọn là hàn thấp bên ngoài xâm nhập. Thận là chủ bộ phận sinh dục, hàn tà có tính co rút, khi cả gốc và ngọn đều cùng co rụt, sẽ sinh bệnh. Ngoài ra, can huyết không đủ, lại nhiễm phải hàn thấp cũng có thể gây bệnh. Can là chủ gân bắp, can mạch đi từ bộ phận sinh dục vào bụng dưới, hàn thấp làm bế tắc can mạch mà sinh chứng đau kịch liệt.

Thúc dương phần nhiều phát sinh sau khi xuất tinh ban đêm (có thể do di tinh hoặc giao hợp) sáng dậy đi tiểu hoặc rửa bộ phận sinh dục bằng nước lạnh, hàn tà thừa cơ xâm nhập mà phát thành bệnh. Một số ít trường hợp là do giận dữ quá độ khiến can hỏa bốc lên làm gân co rút, gây ra thúc dương.

Để phòng chống căn bệnh này, ngoài việc thực hành tâm lý liệu pháp, có thể sử dụng một số biện pháp như xoa bóp, dùng thuốc, day bấm huyệt... theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Để dự phòng chứng thúc dương, cần chú ý rèn luyện thân thể, nâng cao thể chất, tạo dựng đời sống tinh thần thư thái, hết sức tránh căng thẳng, giận dữ làm tổn thương can khí, sinh hoạt tình dục hợp lý. Ngoài ra, tránh ăn các đồ sống lạnh, tuyệt đối không vệ sinh, tắm rửa bằng nước lạnh ngay sau khi động phòng.

Ăn uống phòng và chữa chứng mỡ máu cao

Khi bước vào tuổi trung niên, hầu như ai cũng “vướng” phải bệnh mỡ máu cao (MMC). Không chỉ thế, người trẻ nếu uống rượu, bia nhiều, ăn thức ăn nhiều đạm cũng có thể mắc bệnh. Vì thế dinh dưỡng đúng là cách tốt nhất để phòng chống căn bệnh này.

Mỡ máu cao là bệnh gì?

Mỡ trong cơ thể chúng ta được tạo ra từ hai nguồn cung cấp: nguồn bên trong chủ yếu là sự tổng hợp trong gan; nguồn bên ngoài chủ yếu là sự hấp thu từ thức ăn.

Chứng MMC là cách gọi thông thường của tăng lipid huyết, tức hyperlypidemia, khi cơ thể ở tình trạng có nồng độ các chất béo trong máu cao bất thường. Các chất béo trong máu bao gồm cholesterol, triglyceride, phospholipid và các chất béo tự do.

Y học hiện đại cho rằng, chứng MMC về căn bản có thể phân làm hai loại: MMC nguyên phát và MMC thứ phát. MMC nguyên phát có thể do yếu tố di truyền hoặc do yếu tố ăn uống như hấp thu quá nhiều chất đường, quá nhiều cholesterol và mỡ động vật, hấp thu quá ít chất xơ… MMC thứ phát do những chứng bệnh khác gây ra như: đái tháo đường, bệnh gan, thiểu năng tuyến giáp, thận hư, viêm tụy mãn tính, ứ mật, gút, nghiện rượu, do dược phẩm…

Ảnh: Internet

Khi bệnh tình phát triển nặng, có thể xuất hiện các triệu chứng: đầu choáng, nhức, mắt hoa, bứt rứt trong người, thở ngắn hơi, tim hồi hộp, mất sức dần, tay chân thấy tê dại, cơ thể mập phì, xét nghiệm sinh hóa máu có các chỉ số: (theo Viện Pasteur, TP.HCM) cholesterol toàn phần cao hơn 5,2mmol/l hay 2g/l; - cholesterol xấu (LDL) cao hơn 4,7mmol/l hay 1,82g/l; cholesterol tốt (HDL) thấp hơn 0,9mmol/l hay 0,35g/l; triglycerides cao hơn 1,71mmol/l hay 1,5g/l.

Chứng MMC là dấu hiệu quan trọng hàng đầu của bệnh xơ vữa động mạch, sẽ gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo khác như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim, tai biến mạch máu não, xơ cứng tiểu cầu thận…

Phòng và chữa trị

Để phòng ngừa cần lưu ý các điểm sau:

- Về mặt tinh thần, tâm lý: có một chế độ sinh hoạt điều độ, không căng thẳng, thoải mái, tránh các xúc động mạnh, không quá lo âu, sợ hãi, giận dữ, buồn đau hoặc mừng vui quá độ.

- Tập luyện thể dục thể thao vừa sức, nhẹ nhàng, thường xuyên, phù hợp với thể trạng và điều kiện, hoàn cảnh của mình.

- Ăn uống: có một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ, cân đối và điều hòa các chất dinh dưỡng như sau:

* Chất bột: nên ăn các loại ngũ cốc còn thô, không xay xát tinh chế quá. Lượng calo đưa vào cơ thể vừa phải, để không bị tăng cân, béo phì.

* Chất đạm: nên sử dụng đạm thực vật từ các loại đậu, đạm động vật từ cá, thịt nạc chỉ dùng ít hoặc không dùng.

* Chất béo: dùng dầu thực vật như dầu ô liu, đậu nành, mè, đậu phụng, hướng dương; không nên dùng dầu cọ, dầu dừa, các loại mỡ động vật.

* Các chất khoáng: nên ăn các thức ăn giàu kalium như chuối, mơ, đào, khoai tây, đậu Hà Lan, nước cam vắt, rau cần tây, táo tây, mận, yaourt, nước sắc rễ tranh, mã đề, rau má, hoa cúc.

Tăng cường bổ sung calcium có trong các thực phẩm như: mộc nhĩ, rau dền, rau cần tây, lá lốt, kinh giới, củ cải non, rau húng, thì là, tía tô, nấm đông cô, rau đay, rau nhút, rau mồng tơi, rau thơm, đậu nành, đậu trắng, rau bí, rau muống, cua đồng, rạm tươi, tép khô, ốc, trai, hến, sữa bột tách béo, yaourt…

Dùng các loại rau quả có màu xanh đậm hoặc màu vàng sậm, đỏ (giàu beta-caroten) như: gấc, rau ngót, bông cải xanh, ớt vàng to, rau húng, rau dền, cà rốt, cần tây, rau đay, rau dền đỏ, cải thìa, rau mồng tơi...

Các loại gia vị có hoạt tính sinh học giúp hạ cholesterol máu, hạ huyết áp như tỏi, hành, hẹ, hành tây, cần tây.

Chất xơ và các loại vitamin có trong rau, củ, quả sẽ giúp bạn hạn chế lượng cholesterol máu, hạ huyết áp, chống xơ vữa động mạch, chống béo phì.

Chất acid béo omega-3 có trong các loại cá có dầu như cá thu, cá hồi, cá tra, cá ba sa, cá hú… giúp làm lỏng máu, giảm khả năng máu đóng cục, rất tốt cho việc phòng ngừa huyết khối gây đột quỵ.

Có thể uống rượu vang đỏ (1-2 ly/ngày), các loại bia (1-2 lon/ngày), tránh các loại rượu mạnh, không hút thuốc lá. Ngoài ra, có thể dùng một trong các trà sau đây để phòng ngừa MMC: trà cúc, trà thảo quyết minh, trà nhân trần, trà artisô, trà rau má, trà gừng, trà lá sen…

Qua nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng, các nhà khoa học đã ghi nhận một số dược liệu trong Đông y có tác dụng giúp hạ mỡ trong máu như: trạch tả, sơn tra, hà thủ ô đỏ, nhân trần, quyết minh tử, hổ trượng căn, bồ hoàng, nấm linh chi, nấm đông cô, nấm mộc nhĩ, đại toán (tỏi), khương hoàng (nghệ), rau cần tây, lục đậu (đậu xanh)… Tuy nhiên, chỉ dùng thuốc hạ MMC khi đã thực hiện các yêu cầu trên mà chưa cải thiện được tình trạng bệnh lý. Thuốc chỉ bổ sung chứ không thay thế được chế độ trị liệu nói trên.

Lương y Đinh Công Bảy

(PNO)

Thực phẩm ngừa 8 bệnh ung thư thường gặp

 

Một chế độ dinh dưỡng đa dạng sẽ giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả. Nhưng với những người có nguy cơ cao mắc 1 loại ung thư nào đó thì ăn nhiều 1 trong các loại thực phẩm sau sẽ giúp giảm phần nào nguy cơ mắc bệnh.

1. Rau chân vịt

Trong rau chân vịt có nhiều chất chống ô-xy hoá, giúp hỗ trợ ngăn ngừa các tổn thương dẫn đến ung thư do các phân tử gốc tự do gây ra. Mỗi ngày ăn 1 bát rau chân vịt có thể làm giảm một nửa tỉ lệ mắc bệnh ung thư phổi.

Cà chua, cà rốt, bí đỏ, lê và táo cũng có tác dụng phòng chống căn bệnh này.

2. Rong biển

Rong biển không chỉ có hàm lượng vitamin E và chất xơ phong phú mà còn rất giàu iốt.

Theo các nhà khoa học, việc thiếu iốt là một trong những nguyên nhân gây ung thư vú. Phụ nữ Nhật bản có tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú thấp nhiều khả năng do thường xuyên ăn các loại thực phẩm thuộc họ tảo biển. Vì thế ăn rong biển thường xuyên sẽ có tác dụng ngăn ngữa căn bệnh này.

Các thực phẩm như khoai lang, cà chua, các loại đậu…cũng có công dụng phòng ngừa căn bệnh trên.

3. Cần tây

Cần tây có hàm lượng chất xơ phong phú, sau khi vào ruột, giúp đẩy nhanh tốc độ bài thải các chất cặn bã, rút ngắn thời gian “lưu trú” của các độc tố của thực phẩm trong dạ dày, giúp phòng ngừa ung thư đại tràng.

Ngoài ra, thường xuyên ăn tỏi cũng giúp giảm 30% nguy cơ mắc bệnh ung thư kết tràng.

Khoai lang, bắp cải cũng có tác dụng ngừa ung thư ruột.

4. Hoa lơ

Thường xuyên ăn các thực phẩm cùng họ hoa lơ, súp lơ xanh… giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tuỵ. Một nghiên cứu cho thấy chất axit folic có trong các loại thực phẩm đóng vai trò quan trọng này.

Đồng thời, nếu ăn cà rốt kết hợp mù tạt sẽ hỗ trợ cho hoạt động của dạ dày và ruột, hỗ trợ tiêu hoá. Gần đây, nghiên cứu đã chứng minh cà rốt cũng có tác dụng phòng ung thư tuyến tuỵ.

5. Măng tây

Măng tây có hàm lượng vitamin, rutin…phong phú, có tác dụng nhất định với các bệnh ung thư da, ung thư bàng quang…

6. Đậu tương

Các chế phẩm từ đậu tương như đậu phụ, sữa đậu có thể bổ sung hoóc-môn estrogen thực vật, có tác dụng chống oxy hoá, có khả năng khống chế sự phát triển của bệnh ung thư cổ tử cung, làm giảm mức độ phân tách của các tế bào ung thư. Đồng thời cũng có công hiệu ngăn ngừa di căn do ung thư phổi.

Ngoài ra, cà chua, mơ chua cũng có tác dụng ngăn ngừa ung thư cổ tử cung.

7. Tỏi

Những người thuờng xuyên ăn tỏi sống ít bị ung thư dạ dày. Vì tỏi giúp làm giảm rõ rệt hàm lượng muối axit Amyl Nitrite, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới ung thư dạ dày.

Những người hay ăn hành tây cũng giảm 25% nguy cơ mắc bệnh này so với những người ít ăn hoặc không ăn thực phẩm này.

Ngoài ra, ăn ít các thực phẩm ướp muối, cá nướng…cũng là cách tốt để ngăn ngừa bệnh ung thư dạ dày.

8. Nấm ăn

Các loại nấm ăn như nấm hương… đựợc mệnh danh là loại thực phẩm chống ung thư hàng đầu. Do có hàm lượng chất chống ung thư phong phú, các loại nấm có thể thúc đẩy việc hình thành việc hình thành các kháng thể, khống chế các tế bào ung thư phát triển. Các loại nấm này có thể đề kháng lại các chứng ung thư ruột, ung thư tuyến hạch…, đặc biệt rất có ích cho người bị ung thư gan.

Người bệnh tiểu đường và chương trình ‘Ngày chủ nhật sống khỏe’

Bệnh đái tháo đường đang được cả thế giới nhìn nhận như là một thảm hoạ của thế kỷ 21 do phạm vi ảnh hưởng mang tính toàn cầu và mức độ ảnh hưởng sâu sắc của nó đối với sức khoẻ, kinh tế và an ninh xã hội.

Nhằm mục đích giảm đi gánh nặng cho gia đình và xã hội trong quá trình điều trị cho người mắc bệnh tiểu đường cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh, ngày 26/7/2009, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hội người giáo dục bệnh đái tháo đường Việt Nam đã phối hợp với công ty cổ phần truyền thông cộng đồng Việt Nam tổ chức chương trình 'Ngày chủ nhật sống khoẻ' để tư vấn miễn phí cho người bệnh đái tháo đường. Công ty cổ phần toàn cầu GTF Việt Nam cũng có gian hàng tham gia chương trình với tư cách đơn vị thành viên.

Chương trình Ngày chủ nhật sống khoẻ lần này đã thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, hưởng ứng. Ngoài việc được nhận bản tin tư vấn sức khỏe trực tuyến hàng tuần cho người bệnh và người thân, sinh hoạt chuyên đề, huấn luyện người bệnh, người thân phòng chống bệnh đái tháo đường và các bệnh có liên quan, người tham gia còn được khám miễn phí chỉ số trọng lượng cơ thể (BMI), kiểm tra độ béo, đo huyết áp, thử đường huyết, tư vấn điều trị bệnh đái tháo đường, mỡ máu cao, tăng huyết áp, tư vấn chế độ dinh dưỡng phòng chống đái tháo đường cũng như các biến chứng của bệnh đến răng, miệng, mắt và tư vấn phóng chống các bệnh xương khớp. PGS. TS Tạ Văn Bình - Chủ tịch Hội giáo dục người đái tháo đường Việt Nam cũng tham gia khám bệnh cho mọi người. Ông cho biết Việt Nam không phải là quốc gia có tỷ lệ đái tháo đường lớn nhất thế giới, nhưng bệnh đái tháo đường ở Việt Nam phát triển nhanh nhất thế giới.

http://www17.24h.com.vn/upload/news/2009-07-28/1248742948-IMG_2552.jpg

Với mục tiêu 'Chung tay vì một Việt Nam không tiểu đường', GTF Việt Nam cũng có những hoạt động tích cực nhằm nâng cao ý thức phòng chống căn bệnh nguy hiểm này, đồng thời đưa đến cho bệnh nhân tiểu đường Việt Nam những sản phẩm tốt nhất nhằm khống chế sự phát triển của bệnh. Ngoài việc tư vấn cho nhân dân cách phòng chống, điều trị hữu hiệu căn bệnh tiểu đường, các chuyên gia dinh dưỡng của GTF còn tư vấn về sản phẩm GT&F, sản phẩm phòng chống hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, bước đột phá về dinh dưỡng dành cho sức khỏe và vẻ đẹp của con người.

GTF Việt Nam hy vọng sẽ có nhiều cơ hội hơn nữa đưa sản phẩm của mình đến với tất cả mọi người dân Việt Nam, vì sức khỏe của người dân Việt Nam, và vì vẻ đẹp của con người Việt Nam.

http://www17.24h.com.vn/upload/news/2009-07-28/1248742948-IMG_2512.jpg

Theo 24h.com

Lá lốt có chữa được bệnh gút?

Tôi nghe nói lá lốt có thể sử dụng để điều trị bệnh gút. Điều đó có đúng không?

Vũ Văn Quang (Hà Nội)

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

lá lốt

Lá lốt là loại cây mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở nước ta để làm gia vị hay làm thuốc. Theo dược học cổ truyền, lá lốt vị cay, tính nhiệt, có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau), thường được dùng để chữa các chứng đau vùng ngực và bụng do lạnh, nôn mửa, ợ hơi ợ chua, tiêu chảy, lỵ thể hư hàn, đau đầu, tỵ uyên (mũi chảy nước tanh thối kéo dài), đau răng, yêu cước thống (đau lưng, đau chân)... Tuy nhiên, không có sách thuốc nào đề cập đến việc dùng lá lốt để trị liệu thống phong, chứng bệnh mà ngày nay y học hiện đại gọi là bệnh gút. Và hiện nay, trên thực tiễn lâm sàng cũng chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào khảo sát và chứng minh về vấn đề này.

Bởi vậy, thông tin mà bạn đọc phản ánh có thể chỉ là kinh nghiệm đơn lẻ ở một địa phương hoặc của một số bệnh nhân nào đó. Theo chúng tôi, lá lốt là một loại rau thông dụng và trong dân gian, người ta vẫn thường dùng lá lốt đơn lẻ hoặc phối hợp với một số vị thuốc nam khác như rễ cỏ xước, lá xương sông, rễ bưởi bung...sắc lấy nước uống hoặc ngâm tay chân để chữa các chứng đau xương, thấp khớp, tê thấp...Hơn nữa, theo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt. Vậy nên, việc dùng lá lốt để hỗ trợ trị liệu bệnh gút là hoàn toàn hợp lý. Đây cũng là một trong những vấn đề gợi mở lý thú để các nhà y học đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu và chứng minh khả năng phòng chống căn bệnh đang có xu hướng gia tăng của loại thưc - dược phẩm dân dã này.

ThS. Xuân Mai

(suckhoe&doisong)

Cách phòng ngừa bệnh cao huyết áp

Trong đời sống công nghiệp hiện nay, bệnh cao huyết áp (HA) ngày càng trở nên phổ biến. Các yếu tố liên quan đến việc gia tăng HA thường gắn liền vớI đời sống hiện đại như: thừa cân, hút thuốc lá, uống rượu nhiều, thừa lượng muối và lượng chất béo trong khẩu phần ăn… vì vậy, duy trì một lối sống lành mạnh là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống căn bệnh này.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

duy trì một lối sống lành mạnh là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống căn bệnh này.

HA là gì?

HA là áp suất động mạch được tạo bởi sức đẩy của tim và sức ép của thành động mạch. HA thường được tượng trưng bằng hai chỉ số (thí dụ 120/80 đơn vị là mmHg), số trên (120) gọi là HA tâm thu, biểu hiện lực đẩy từ tim khi tim co bóp đẩy máu đi; số dưới (80) gọi là HA tâm trương, biểu hiện trương lực của thành mạch. Khi nào thì gọi là cao HA? Khi đo HA, muốn có một trị số tin cậy, người được đo phải nghỉ ngơi 10 – 15 phút trước khi đo và thường đo HA ở tay trái.

Trị số HA bình thường của mỗi người thay đổi tùy theo lứa tuổi

- HA tâm trương (số dưới) bình thường là từ 84-89; 90-104 là hơi cao và từ 105 trở lên là cao.

- HA tâm thu (số trên) bình thường là từ 120-139; 140-159 là hơi cao và 160 trở lên là cao.

- Dưới 40 tuổi, HA 145/80; dưới 50 tuổi, HA 150/80; dưới 60 tuổi HA 160/ 90 và trên 60 tuổi, HA 165/95 được coi là có khuynh hướng cao.

Những yếu tố ảnh hưởng đến trị số HA

Thỉnh thoảng, nếu thấy HA thay đổi và có khuynh hướng tăng thì khoan lo, vì có nhiều yếu tố trong cuộc sống ảnh hưởng đến trị số của HA như lo nghĩ, cảm xúc mạnh, bị stress, vận động nhiều, dùng nhiều chất kích thích… Ngoài ra, theo thời gian, người càng cao tuổi HA càng có khuynh hướng tăng lên do động mạch bị xơ vữa, kém đàn hồi.

Chế độ ăn uống cho người bị cao HA

Việc sử dụng thuốc trị cao HA phải do BS chỉ định nhưng một vấn đề khác cũng cần đặt ra, đó là làm giảm yếu tố nguy cơ cao HA do ăn uống. Vì thế, chế độ dinh dưỡng thích hợp là cần thiết.

- Thông thường nên ăn 3 bữa/ngày, không nên ăn vặt.

- Tránh thức ăn chiên xào, hạn chế mỡ, nhất là mỡ động vật. Tốt nhất là sử dụng thực phẩm hấp, luộc.

- Tránh các chất kích thích như trà, cà phê, thuốc lá…

- Nên ăn nhiều rau quả xanh để cung cấp chất xơ cho cơ thể, dùng dầu thực vật thay mỡ… và các sản phẩm từ ngũ cốc, trái cây, sản phẩm từ sữa…

- Trong các loại thịt thì ưu tiên cá, sau đó đến thịt gia cầm, cuối cùng mới đến thịt bò, heo, cừu.

- Hạn chế ăn muối, các nước chấm mặn, các thực phẩm giàu natri như: tôm khô, trứng vịt muối, chanh muối, thịt chà bông…

Bỏ thói quen xấu

- Ngưng hút thuốc: là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa cả bệnh tim mạch lẫn không tim mạch ở người cao HA.

- Bớt uống rượu: có những bằng chứng cho thấy, có mối tương quan chặt chẽ giữa uống rượu, HA và tỷ lệ bệnh cao HA trong cộng đồng. Ngoài ra, rượu làm giảm tác dụng của thuốc hạ HA. Những người này cần lưu ý, nếu uống nhiều rượu sẽ gia tăng nguy cơ bị tai biến mạch máu não.

- Tăng hoạt động thể lực: giảm bớt béo phì, người sống tĩnh tại cần tập thể dục đếu đặn ở mức vừa phải như đi bộ nhanh hoặc bơi lội trong vòng 30 –45 phút, 3-4 lần/tuần. Các hoạt động thể dục này hiệu quả hơn chạy hoặc nhảy và có thể làm giảm HA tâm thu từ 4- 8mmHg. Các tập luyện nặng như cử tạ có tác dụng làm tăng HA, vì vậy nên tránh.

(suckhoe&doisong)

Tránh cảm cúm cho bà bầu

Thời tiết chuyển mùa và bước vào mùa đông khiến các bà bầu dễ bị nhiễm lạnh và cảm cúm. Cần thực hiện một số biện pháp để tránh cảm lạnh cho bà bầu. Mùa đông là mùa dễ nhiễm cảm cúm, hơn nữa, cơ thể bà bầu sức đề kháng yếu nên càng dễ bị cảm. Ngoài ra, việc không dùng thuốc trong thời kỳ mang thai khiến bệnh càng thêm dai dẳng, dễ dẫn đến biến chứng và mắc các bệnh khác.

Trước khi mang thai, các chị em thường được khuyên tiêm phòng cảm cúm để hạn chế tối đa việc bị nhiễm cảm. Tuy nhiên, với những người không thể tiêm phòng thì có nhiều cách để phòng chống căn bệnh này.

Thời kỳ mang thai, cơ thể bà bầu thường xuyên ra nhiều mồ hôi, cơ thể không giữ ấm được như bình thường nên dễ mất nhiệt. Khi mồ hôi tiết ra gặp thời tiết lạnh giá dễ gây cảm ngược vào trong, nguy hiểm cho sức khỏe của bà bầu.

Chứng mất nước chính là điều kiện phụ, khiến chứng cảm lạnh thêm trầm trọng, chính vì vậy bà bầu cần bổ sung thêm nhiều nước vào mùa đông để tránh hiện tượng mất nước vào mùa đông. Nếu thấy người lạnh, bà bầu cần phải tìm cách đi lại nhiều để cơ thể nóng lên, massage cho máu tuần hoàn nhiều hơn và người ấm dần lên. Bạn có thể lựa chọn đi lại bằng cách đi bộ, yoga, làm việc nhà…

Tuy nhiên, tập thể thao nhiều cũng khiến cơ thể bà bầu bị mất nước, vì thế, cần bổ sung nhiều nước hơn nếu bà bầu thường xuyên tập thể thao.

Trời lạnh, các bà bầu cần mặc đủ ấm để tránh cơ thể bị nhiễm lạnh. Tuy nhiên, không nên mặc quá dầy, gây cho cơ thể cảm giác nóng bức, ra mồ hôi và thấm ngược trở lại cơ thể, gây cảm lạnh. Chất liệu quần áo nên là cotton, hút ẩm, nhẹ nhàng và mềm.

Tăng cường đề kháng cho cơ thể bằng cách bổ sung vitamin C. Bạn có thể ăn các loại rau, củ, quả có chứa nhiều C để đảm bảo cơ thể bạn không dễ bị nhiễm cảm. Hơn nữa, tránh tiếp xúc với những người bị cảm cúm để không bị lây bệnh bởi bà bầu có nguy cơ lây bệnh cao nhất.

Tuổi nào nên tiêm phòng vắc xin HPV?

Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung do virus Human Papiloma Virus (virus HPV) gây ra. Loại vắc xin này ở dạng tiêm, đã được sử dụng ở nhiều nước với hiệu quả khoảng 70%. Dự kiến cuối năm nay, vắc xin này cũng sẽ được thử nghiệm và sử dụng ở Việt Nam sẽ là một biện pháp hữu hiệu phòng chống căn bệnh ung thư do virus HPV gây nên.

Vắc xin này có khả năng chống lại ung thư cổ tử cung tới 98%. Vắc xin HPV thường được tiêm cho trẻ em từ 9 -11 tuổi (một số nước trên thế giới thì tiêm cho nữ giới ở lứa tuổi từ 9 -26 tuổi). Khi loại vắc xin này được sử dụng tại Việt Nam, sẽ chủ yếu triển khai tiêm cho trẻ nữ từ 11 - 13 tuổi.

Tiêm vắc  xin HPV từ lứa tuổi vị thành niên, từ khi các em chưa có quan hệ tình dục sẽ rất có hiệu quả phòng bệnh sau này. Vì không phải cứ đến tuổi trưởng thành là có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung, mà việc tiêm vắc xin có giá trị phòng ngừa hàng mấy chục năm sau.

Tuy nhiên, loại vắc xin này hầu như không có tác dụng phụ nên cũng được dùng khá phổ biến ở phụ nữ ở tất cả các lứa tuổi. Thậm chí khi mang thai vẫn có thể tiêm loại vắc xin này mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Tuy nhiên, giá của loại vắc xin này khá đắt, trung bình từ 100USD/1 mũi tiêm (liều tiêm đầy đủ gồm 3 mũi). Theo dự định, loại vắc xin này sẽ được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia nếu được các tổ chức quốc tế tài trợ.

Trước mắt, để phát hiện sớm và phòng căn bệnh nguy hiểm này, chị em phụ nữ ngoài việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, sinh hoạt tình dục lành mạnh, thì cần tạo thói quen đi khám phụ khoa định kỳ ở các cơ sở y tế chuyên khoa bởi ngoài virus HPV vẫn còn rất nhiều tác nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung.

(Theo Dân Trí)