Lưu trữ cho từ khóa: phơi nhiễm hóa chất

WHO: Cảnh báo nguy cơ phơi nhiễm hàng trăm hóa chất

Theo báo cáo mới nhất của WHO: con người và động vật đã bị phơi nhiễm hàng trăm hóa chất, đi vào cơ thể theo rất nhiều nẻo đường, đơn giản là sơn móng tay.

Báo cáo Hiện trạng các hóa chất gây rối loạn nội tiết của WHO được thực hiện trong vòng 2 năm bởi các chuyên gia quốc tế, những người đã có những nghiên cứu khoa học giá trị được đăng tải trên các tờ báo uy tín, cho thấy sự gia tăng quá nhanh của 1 số điều kiện đã làm biến đổi gen.

"Bệnh hen suyễn ngày càng phổ biến ở trẻ nhỏ, hiện đã tăng gấp đôi so với cách đây 20 năm và hiện đang là bệnh dẫn đầu về số trẻ nhập viện và phải nghỉ học. Những dị tật bẩm sinh ở cơ quan sinh dục nam cũng đang tăng. Tỉ lệ mắc bệnh máu trắng và ung thư não, ung thư tinh hoàn cũng tăng lên. Đây là những thông tin y tế rất ảm đảm", báo cáo viết.

Báo cáo này chỉ rõ, các hóa chất làm rối loạn nội tiết tố (EDCs) đã ảnh hưởng từ các hệ thống sản xuất hoóc-môn, những khu vực kiểm soát sự phát triển, chức năng của hệ sinh sản đến mô và các cơ quan điều tiết trao đổi chất và cảm giác no. Hậu quả là dẫn tới béo phì, vô sinh và giảm khả năng sinh sản, học tập và ghi nhớ khó khăn, tiểu đường hay bệnh tim mạch cùng nhiều loại bệnh khác.

who-canh-bao-nguy-co-phoi-nhiem-hang-tram-hoa-chat

Cụ thể, báo cáo chỉ rõ có lý do để nghi ngờ hợp chất hóa học có tên phthalates gây hại cho hệ sinh sản của nữ giới và liên quan với sự gia tăng tỉ lệ trẻ mắc các bệnh trong đó có bệnh ung thư máu.

Một chất nghi ngờ khác là bisphenol A, được tìm thấy trong nhiều đồ dùng hằng ngày bao gồm các loại hộp, can và kính chống nắng. Những hoóc-môn tăng trưởng, phát triển và liên quan tới sức khỏe cơ thể trong cơ thể những nam giới bị nhiễm chất này sẽ bị cản trở.

WHO cho biết đã có những bằng chứng mạnh mẽ trên động vật cho thấy rằng chúng có thể gây tổn thương não bộ, ảnh hưởng đến trí thông minh, tăng động giảm chú ý và tự kỷ.

Đối với bệnh ung thư tuyến tiền liệt, cũng có những bằng chứng cho thấy có sự liên quan với thuốc trừ sâu nông nghiệp.

Và có một số bằng chứng cho thấy có sự liên quan giữa sự phơi nhiễm trong quá trình mang thai với cân nặng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng như có sự liên quan với bệnh ung thư vú.

Điều đáng chú ý là những hóa chất làm sai lệch giới tính được sử dụng trong đồ chơi, sàn PVC, các thiết bị nhựa trong xe (bảng đồng hồ) và các loại thẻ tín dụng, đều có liên quan với vấn đề sức khỏe.

Và theo nhận định của WHO: đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, có nghĩa rằng những hóa chất này còn tiềm ẩn những nguy cơ khác và còn rất nhiều hợp chất gây hại khác tồn tại xung quanh chúng ta chưa được phát hiện.

Do đó, trong báo cáo mang tính bước ngoặt này, Tổ chức Y tế thế giới cho rằng cần phải có 1 lệnh cấm để nhằm bảo vệ các thế hệ tương lai.

Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra thấy cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu một cách đầy đủ về mối liên quan giữa các hóa chất gây rối loạn nội tiết tìm thấy nhiều trong vật dụng gia đình và các sản phẩm công nghiệp, với các bệnh và rối loạn đặc trưng.

Tổ chức Liên hợp quốc cho biết nghiên cứu này là 1 báo cáo "toàn diện" về EDCs bởi nó đánh giá nhiều hóa chất và bằng chứng liên quan chứ không phải chỉ 1 loại hóa chất hay 1 bằng chứng nào đó.

TS Maria Neira, giám đốc phụ trách về môi trường và sức khỏe cộng đồng của WHO, cho biết: "Những bằng chứng khoa học mới nhất chỉ ra rằng những cộng đồng trên khắp toàn cầu đang bị phơi nhiễm các hóa chất gây rối loạn nội tiết tố và kèm theo đó là những nguy cơ. Tất cả chúng ta đều cần phải có trách nhiệm bảo vệ các thế hệ tương lai.

Elizabeth Salter Green, một thành viên của tổ chức CHEM Trust, cho biết: trong khi EU đang cố gắng để thắt chặt các quy định về các hóa chất gây biến đổi giới tính thì Anh lại ít áp dụng các biện pháp cần thiết nhất.

"Báo cáo này chính là 1 bằng chứng về sự thất bại của các cơ quan quản lý trong việc giảm sự phơi nhiễm với các hóa chất gây rối loạn nội tiết, vốn dính líu trực tiếp với sự gia tăng tỉ lệ ung thư và bệnh tật liên quan với hoóc-môn, bà Elizabeth cho biết.

Còn Hiệp hội Công nghiệp hóa chất lại cho rằng điều quan trọng cần nhớ là các hợp chất tự nhiên có trong bia, sô-cô-la và cà phê lại có tác dụng rất mạnh đối với các hoóc-môn trong cơ thể, hơn cả các hóa chất nhân tạo.

Trong 1 báo cáo tương tự cách đây 10 năm, tổ chức UN cho biết có những "bằng chứng yếu" cho thấy hóa chất gây sai lệch về giới tính và có thể gây hại cho sức khỏe con người.

(Theo Dân trí)

Những nghề nghiệp tăng nguy cơ hen suyễn

 Vệ sinh, làm đồng án, in ấn và làm tóc là những công việc có liên quan đến sự phát triển bệnh hen suyễn ở người lớn.

Kết luận trên được đưa ra sau khi các nhà khoa học tại Đại học Imperial College London (Anh) theo dõi mối liên quan giữa công việc và bệnh hen suyễn ở gần 10.000 người trong 15 năm, theo báo The Telegraph.

Giới nghiên cứu phát hiện 9% trong số những người tham gia mắc hen suyễn trước 42 tuổi, trong đó không có người nào mắc bệnh này khi còn nhỏ.

hoa-chat
Làm công việc vệ sinh có nguy cơ mắc hen suyễn cao do tiếp xúc hóa chất -
Ảnh: Reuters

Nghiên cứu mới cho thấy môi trường làm việc có tác động tới nguy cơ hen suyễn ở người lớn nhiều hơn so với việc hút thuốc.

Theo đó, người làm công việc vệ sinh, nông dân, thợ làm tóc và công nhân in có nguy cơ mắc hen suyễn cao.

Trong đó, nông dân, công nhân in và thợ làm tóc có nguy cơ mắc hen suyễn cao lần lượt gấp bốn, ba và gần hai lần so với nhân viên văn phòng.

Theo các nhà khoa học nói trên, các sản phẩm làm sạch, enzim, kim loại và vải nằm trong số những vật liệu ở môi trường làm việc được xác định có liên quan đến nguy cơ hen suyễn.

Tác giả nghiên cứu Rebecca Ghosh cho rằng, phần lớn chủ lao động, nhân viên và các nhân viên y tế hiện chưa nhận ra nguy cơ hen suyễn từ môi trường làm việc.

Do đó, việc nâng cao nhận thức rằng hen suyễn hoàn toàn có thể phòng tránh được sẽ góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh này.

Còn nhà phân tích nghiên cứu về hen suyễn Malayka Rahman nhấn mạnh: “Nghiên cứu mới tập trung vào một nhóm người, đặc biệt là những người làm các công việc liên quan đến vệ sinh, người lau dọn hay nhân viên chăm sóc cá nhân tại nhà, vốn có nguy cơ mắc hen suyễn do phơi nhiễm hóa chất mà họ tiếp xúc trong công việc hằng ngày. Chúng tôi khuyên bất kỳ ai làm việc trong các lĩnh vực được nghiên cứu trên gặp vấn đề khó thở nên tìm đến bác sĩ”.

Nghiên cứu mới được đăng trên chuyên san Thorax.

(Theo Thanhnien)

Phơi nhiễm chất hóa học tăng rủi ro bệnh Parkinson

 Một nhóm các nhà khoa học từ Mỹ, Canada, Đức và Argentina phát hiện ra rằng việc phơi nhiễm hóa chất công nghiệp khiến con người tăng rủi ro mắc bệnh Parkinson gấp 6 lần, theo Daily Mail.

Theo đó, loại hóa chất công nghiệp được đề cập là trichloroethylen (TCE), từng được sử dụng trong công nghệ chế biến thực phẩm và dược, đã bị cấm dùng trên thế giới từ năm 1970. Hiện nó được dùng như chất tẩy dầu mỡ công nghiệp.

chat-hoa-hoc
Phơi nhiễm hóa chất công nghiệp tăng rủi ro mắc bệnh Parkinson -
Ảnh: Shutterstock

Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Samuel Goldman thuộc Viện Nghiên cứu bệnh Parkinson (Mỹ), cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi cùng một số nghiên cứu trước đây xác nhận mối tương quan giữa hóa chất TCE và bệnh Parkinson. Hy vọng rằng khám phá này sẽ giúp chúng ta phát hiện sớm căn bệnh trước khi những triệu chứng lâm sàng xuất hiện”.

Trước đó, đã có nhiều báo cáo cho thấy chất TCE có liên quan đến bệnh ung thư ở người.

Công trình nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Neurology.

(Theo Thanhnien)