Lưu trữ cho từ khóa: phơi nắng

Thời tiết giao mùa, trẻ dễ bị bệnh

Miền Nam không có mùa đông lạnh giá, tiết trời ấm áp quanh năm, nhưng khi độ ẩm tăng cao cũng vẫn sẽ là điều kiện cho vi sinh vật phát triển. Đặc biệt, những trẻ hiếu động dễ sinh mồ hôi, không được lau kịp thời khiến các bệnh về đường hô hấp, ho cảm gia tăng.

PGS-TS Nguyễn Văn Bàng (phó trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai) chia sẻ, thời tiết thay đổi, giao mùa khiến trẻ thường mắc các bệnh như: ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, đau đầu, sốt, toàn thân khó chịu, viêm mũi, viêm V.A, viêm họng cấp… và ho thường là dấu hiệu cho các bệnh này. Nếu bệnh nhẹ, bác sĩ khuyến cáo không nên dùng kháng sinh cho trẻ. Phương pháp chữa trị chủ yếu là làm long đờm, ăn uống đầy đủ. Nếu được chăm sóc tốt, nhiều trẻ sẽ tự khỏi sau đó vài ba ngày. Nếu trẻ đang bú mẹ, giai đoạn này, bạn nên tăng cường cho trẻ bú mẹ. Nếu trẻ đã bước vào tuổi ăn dặm, bạn nên cho trẻ ăn những loại thức ăn dễ tiêu, ít chất béo, ít chất ngọt và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Khi trẻ bị ngạt mũi, trước bữa ăn, bạn nên nhỏ mũi cho trẻ (dùng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mũi dành cho trẻ) để làm thông mũi trẻ. Trong những ngày thời tiết như thế này, cha mẹ nên vệ sinh cơ thể, đặc biệt là khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hàng ngày.

(Ảnh do nhãn hàng Ích Nhi cung cấp)

PGS Bàng nhấn mạnh, các mẹ cần tránh các tác nhân gây dị ứng và cách ly trẻ với môi trường khói thuốc, hóa chất hoặc không nên để trẻ tiếp xúc với chó, mèo. Phòng ngủ của trẻ cần được đặc biệt thông thoáng, trong lành. Không nên trải thảm trong phòng trẻ. Nên thường xuyên giặt chăn, gối dành cho trẻ, sau đó phơi nắng thật khô. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những người có biểu hiện bị cúm. Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh, kem, đá. Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C, cho trẻ uống nước đầy đủ.

PGS Dương Trọng Hiếu (nguyên BS bệnh viện YHCT TW) chia sẻ, khi trẻ bị cảm, ho, các bà mẹ cần chú ý chữa trị kịp thời và triệt để. Thực tế hiện nay có nhiều loại thuốc Tân dược được bào chế dưới dạng siro để trẻ nhỏ dễ uống và liều lượng đã được điều chỉnh nhưng không phải vì thế mà các tác dụng phụ của thuốc không đáng ngại. Chức năng đào thải các chất độc của gan, thận còn kém, trẻ lại rất hay bị cảm, ho nên sử dụng thuốc rất thường xuyên. Nếu không cẩn trọng các mẹ sẽ bắt gan, thận của bé làm việc vất vả trong khi chức năng của các cơ quan này còn chưa được hoàn chỉnh. Các mẹ nên tìm các loại thuốc thảo dược an toàn cho bé. Nhưng ngay các thuốc Đông dược cũng có các vị thuốc không khuyến cáo dùng cho trẻ nhỏ như tinh dầu bạc hà, tỳ bà diệp, bạc hà diệp… Thế nên các mẹ chỉ nên lựa chọn các sản phẩm thảo dược được đặc chế dành riêng cho các bé. Cũng cần tìm các thuốc có mùi vị thơm, ngon, dễ uống. Siro Ích Nhi là một sản phẩm đáp ứng được tất cả các điều kiện này. Là sản phẩm được nghiên cứu và đặc chế dành riêng cho trẻ, với thành phần từ kinh giới, mật ong và các thảo dược nhanh giải cảm, giảm ho cho bé mà lại rất an toàn, mùi vị thì thơm ngon, thích hợp với khẩu vị của trẻ. Khi dùng kết hợp với các kháng sinh ở những bé bị cảm, ho nặng, Ích Nhi còn giúp các bé nâng cao sức đề kháng, giảm được các tác dụng phụ của kháng sinh và giúp bé nhanh khỏi bệnh. Đây là sản phẩm được nhiều bác sĩ khoa nhi khuyên dùng.

(Ảnh do nhãn hàng Ích Nhi cung cấp)

Thành phần: xuyên khung 8g, cát cánh 8g. kinh giới 8g, tử uyển 8g, bách bộ 8g, xuyên bối mẫu 8g, hương phụ 8g, cam thảo 8g, trần bì 8g, mật ong 15g, phụ liệu vừa đủ 100ml. Tác dụng: giải biểu, trừ ho, trừ đờm. Chỉ định: thuốc được sử dụng trong các trường hợp điều trị các trường hợp cảm lạnh, cảm cúm, hắt hơi sổ mũi, ngạt mũi, trị các chứng ho do lạnh, ho đờm nhiều. Liều lượng và cách dùng: trẻ sơ sinh – dưới 3 tuổi uống 3ml/ lần x 2 – 3 lần/ ngày; trẻ em 3 – 7 tuổi uống 5 ml/ lần x 2 – 3 lần/ ngày; trẻ em 7 – 12 tuổi uống 7,5 ml/ lần x 2 – 3 lần/ ngày; từ 12 tuổi trở lên uống 10 ml/ lần x 2 – 3 lần/ ngày. Có thể pha loãng với nước ấm cho dễ uống. Chống chỉ định: bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, phụ nữ có thai. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú: + Thời kỳ mang thai: Không sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai. + Thời kỳ cho con bú: Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú. Trước khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sỹ. Tác dụng không mong muốn của thuốc: chưa có báo cáo. Chú ý: thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất. Bảo quản: Trong bao gói kín, nơi khô mát, tránh ánh sáng. Tiêu chuẩn sản phẩm: tiêu chuẩn cơ sở. Quy cách đóng gói: hộp 1 lọ 100ml.

Điện thoại tư vấn sản phẩm: 043.9953901

Website: www.chamsoctre.vn

Hồ sơ đăng ký quảng cáo số: 1322/10/QLD-TT

8 thói xấu khiến nếp nhăn xuất hiện ở tuổi 20

Mới bước sang tuổi 20 mà bạn đã thấy vài vết chân chim ‘giẫm giẫm’ trên mặt? Liệu có phải vì những thói xấu dưới đây ^^.

nep-nhan

1. Mặt mũi nhăn nhó

Dù gặp phải bất cứ chuyện gì, bạn cũng không được phép nhăn nhó, cau mày, bởi nó rất dễ hình thành nếp nhăn. Thay vì thế, hãy mỉm cười nhiều hơn ^^.

2. Lướt web thâu đêm

Thức đêm vốn là điều cấm kị của XX, đã vậy lên mạng về đêm càng là điều không nên. Tia bức xạ của máy tính sẽ gây tổn thương rất lớn cho da, dễ dẫn đến lão hóa. Cho nên muốn vì tương lai tươi trẻ, bạn đừng quên đi ngủ sớm, đúng giờ đấy nhé!

3. Thường xuyên phơi nắng

Phơi nắng có thể là sở thích của nhiều người, đặc biệt trong mùa đông giá lạnh. Tuy nhiên, bạn không thể vì mùa đông mà xem thường các biện pháp bảo vệ da. Lời khuyên chân thành nè, dù ở bất cứ thời điểm nào trong năm, bạn hãy nhớ, kem chống nắng luôn là người bạn đồng hành cần thiết.

4. Hút thuốc, uống rượu

Các sản phẩm như rượu vang uống ít thì được, uống quá nhiều sẽ không tốt cho cơ thể. Hơn nữa, uống rượu sẽ làm giảm độ ẩm của da; còn hút thuốc không chỉ gây hại cơ thể mà còn tăng cường khả năng lão hóa.

5. Biểu cảm thái quá

Biểu cảm khoa trương, ố á quá mức cần thiết sẽ khiến nếp nhăn trên mặt gia tăng. Bởi mỗi lần như thế, bạn đã vô tình bắt hàng triệu cơ mặt phải làm việc cật lực để có thể biểu hiện mọi cảm xúc buồn, vui, phấn khích, hét hò… Hãy học cách kiềm chế, bình tĩnh hơn trong mọi tình huống.

6. Lười vận động

Vận động không chỉ tốt cho cơ thể, mà còn giúp cho da được cân bằng. Bởi thông qua bài tiết mồ hôi, các chất tích tụ dưới da sẽ bị đào thải theo, từ đó giảm “cơ hội” lão hóa của da.

7. Tẩy trang “cẩu thả”

Trang điểm, làm đẹp vốn là điều không thể thiếu của phe kẹp nơ. Tuy nhiên, bạn không được quên rằng, việc tẩy trang cũng rất quan trọng, không thể làm qua loa, đại khái. Đặc biệt, với những bạn thường xuyên trang điểm, việc dùng chất tẩy rửa, dầu tẩy trang thôi là chưa đủ, mà còn phải định kỳ làm sạch sâu lỗ chân lông dưới bề mặt da nữa.

8. Lười ăn rau xanh

Nhiều bạn thích ăn cay, nóng, đồ chiên rán nhưng không hề nghĩ đến hậu quả của nó – góp phần không nhỏ làm tổn thương da. Muốn có làn da khỏe đẹp, bạn cần hạn chế ăn những đồ có chất kích thích, thay vào đó bạn nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi.

(Theo iOne)

Tắm nắng cho trẻ như thế nào?

Con gái tôi mới sinh được 2 tháng nhưng cháu đã có biểu hiện thiếu vitamin D.

Tôi đọc sách, báo thấy nói tắm nắng có thể bổ sung lượng vitamin D cần thiết cho trẻ nhưng không tắm nắng cho trẻ qua cửa kính. Vì sao lại như vậy và tôi nên tắm nắng cho con như thế nào để cơ thể cháu tổng hợp nhiều nhất vitamin D từ ánh nắng?

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển xương của trẻ em và giúp trẻ tránh tình trạng vàng da. Trẻ hấp thụ 20% vitamin D từ thức ăn và 80% được tổng hợp qua da từ ánh nắng mặt trời.

Khi mặt trời tiếp xúc với da, tia tử ngoại B (UVB) sẽ tạo ra vitamin D nhưng thủy tinh sẽ ngăn cản tia tử ngoại này nên nếu trẻ được tắm nắng qua cửa kính thì sẽ không có tác dụng. Cách tắm nắng tốt nhất cho trẻ là để các bộ phận cơ thể trẻ tiếp xúc lần lượt, trực tiếp với ánh nắng.

Thời điểm trẻ có thể tắm nắng là một tuần sau khi sinh và thời gian tắm nắng lý tưởng trong một ngày vào khoảng 6h30- 7h30 nếu là mùa hè và từ 9-10h hay 15-17h nếu là mùa đông. Thời gian tắm nắng cho trẻ có thể kéo dài từ 15-30 phút nhưng không nên kéo dài hơn, mỗi đợt tắm nắng khoảng 15 ngày sau đó cho trẻ nghỉ 10 ngày và lại tiếp tục chu kỳ mới.

Khi tắm nên lưu ý bộc lộ dần từng bộ phận như bàn chân, cổ chân, bàn tay, cổ tay, lưng, ngực…, nên chọn vị trí ít gió lùa, không để ánh nắng chiếu thẳng vào đầu, mặt và mắt để tránh tia cực tím có hại cho mắt và não trẻ. Sau tắm nắng xong khoảng 20-30 phút có thể tắm nước ấm cho trẻ.

(Theo Mangthai)