Lưu trữ cho từ khóa: Phế quản

Chuyện của cậu bé hẹp thực quản

9 năm gặp lại, vẻ hạnh phúc vẫn hiện trên gương mặt Phong và cha mẹ cậu khi chúng tôi nhắc đến ca mổ năm xưa của Phong. Ba Phong chia sẻ: “Ngày đó nghĩ đến cảnh con mình lớn lên với việc ăn uống khó khăn, đeo ống bên hông mà đau cả lòng. Lúc đó chúng tôi đã đi nhiều bệnh viện nhưng ai cũng từ chối. May mắn thay gặp bác sỹ Dumas và các bác sỹ bệnh viện FV. Phải nói là các bác sỹ đã trả lại cho con chúng tôi hương vị của cuộc đời.”

Sau ca mổ, Phong đã có thể thưởng thức các món ăn mà mình yêu thích (Ảnh được cung cấp bởi Bệnh viện FV)

Cậu bé Phong chào đời trong niềm hy vọng và hạnh phúc của cha mẹ. Anh chị Lai chăm sóc con trai thật cẩn thận, nhưng cậu bé vẫn làm biếng ăn và hay bị ói sữa ngay sau khi vừa ăn xong. Đến khi Phong ăn dặm, cậu ăn rất chậm mới hết bát bột và thường xuyên mắc nghẹn. Thấy con không bình thường, anh chị đưa con đến bệnh viện Nhi Đồng 1 kiểm tra thì biết được con trai mình bị chứng hẹp thực quản bẩm sinh. Chính vì chứng bệnh trên mà Phong thường khó ăn và nôn ói sau khi ăn.

Hoang mang vì lần đầu tiên nghe căn bệnh này, cha mẹ Phong năn nỉ bác sỹ chữa cho con mình dù tốn bao nhiêu tiền cũng chấp nhận, nhưng bác sỹ từ chối vì vào thời điểm đó, các cơ quan y tế chưa có kỹ thuật để chữa căn bệnh của Phong. Các bác sỹ hẹn cha mẹ Phong khi nào có đoàn bác sỹ nước ngoài sang sẽ hỗ trợ chữa bệnh cho Phong. Trong thời gian chờ đợi, Phong phải ăn bằng cách đặt ống thông vào dạ dày. Ba mẹ đành nấu chín thức ăn, chắt thành nước bơm vào ống cho Phong để cậu đủ dinh dưỡng. Cậu bé lớn dần với ống thức ăn bên hông.

Năm Phong 8 tuổi, một lần vô tình đi ngang bệnh viện FV khi ấy vừa khánh thành, cha mẹ cậu ghé vào tìm hiểu thông tin. Được sự hướng dẫn tận tình của nhân viên bệnh viện, anh chị khấp khởi trong lòng. Hôm sau họ lập tức đưa con quay lại.

Thật may mắn vì thời điểm đó Tiến sĩ – bác sĩ Pierre – Joseph Dumas, chuyên gia phẫu thuật hàng đầu của Pháp đến thăm khám và làm việc tại bệnh viện. Sau khi kiểm tra cho Phong, bác sỹ Dumas hội chẩn với kíp mổ và quyết định: “Hẹp thực quản là một bệnh lý bẩm sinh cần được can thiệp ngoại khoa càng sớm càng tốt. Việc chậm điều trị có thể dẫn đến biến chứng viêm thực quản, viêm thanh quản, viêm phế quản phổi, hen suyễn, viêm tai, viêm xoang. Biến chứng muộn nguy hiểm hơn là hẹp thực quản, thậm chí ung thư thực quản…”

Với kinh nghiệm và kỹ thuật y khoa, bác sỹ Dumas đã đưa ra những quyết định khiến mọi đồng nghiệp vô cùng yên tâm. Kết quả ca mổ đã tiến hành vô cùng tốt đẹp.

Sau ca mổ, lần đầu tiên được ăn trọn vẹn một viên kẹo dẻo mà không phải nhả ra, Phong đã reo lên mừng rỡ: “Con ăn được rồi nè mẹ! Ba thấy không ba!” Cha mẹ cậu chỉ biết rưng rưng nước mắt mà bắt tay các bác sỹ cám ơn không ngừng. Cậu bé háo hức nếm và ăn tất cả những món mình ưa thích mà trước đến giờ không được ăn. Vẻ hạnh phúc hiện rõ trên gương mặt trẻ thơ của cậu.

Bây giờ Phong đã trở thành một cậu thiếu niên khỏe mạnh, cao to và mang nhiều hoài bão được làm việc cống hiến cho xã hội. Cậu chia sẻ: “Em cảm thấy cuộc đời mình đã lật sang trang mới từ sau ca mổ đó. Phép màu đó đến từ các bác sỹ.”

Sắp tới đây, từ ngày 12 đến 30 tháng 11 năm 2012 Tiến sĩ – bác sĩ Pierre – Joseph Dumas sẽ đến làm việc tại Bệnh viện FV. Một cơ hội cho các bệnh nhân tiếp cận kỹ thuật y khoa và kinh nghiệm chữa bệnh dày dạn của vị bác sỹ này.

Tiến sĩ – bác sĩ Dumas tốt nghiệp đại học Y khoa tại Pháp từ năm 1972. Với gần 40 năm kinh nghiệm và kiến thức y học uyên thâm, Tiến sĩ – bác sĩ Dumas được các đồng nghiệp nể trọng như một bậc thầy trong lĩnh vực phẫu thuật lồng ngực, mạch máu và tiêu hóa. Ngoài ra, ông còn là một trong những thành viên sáng lập Bệnh viện FV ngay từ những ngày đầu mới thành lập.

Lĩnh vực phẫu thuật chuyên sâu của Tiến sĩ – bác sĩ Dumas bao gồm:

  • Phẫu thuật tuyến giáp và cận giáp (đã thực hiện hơn 2.800 ca phẫu thuật)
  • Phẫu thuật nội tạng ít xâm lấn vùng ngực và bụng (nội soi lồng ngực, ổ bụng hoặc phẫu thuật nội soi hỗ trợ) ở các vị trí như thành bụng, thoát vị thành bụng, phổi, thực quản, dạ dày (trào ngược dạ dày thực quản do thoát vị hoành, loét, ung thư), đại tràng, trực tràng (cắt khối u, túi thừa), đường mật, túi mật, sỏi túi mật
  • Tái tạo thực quản, tạo hình thực quản dạ dày hoặc đại tràng (hẹp đường tiêu hóa, ung thư).

Trong suốt quãng thời gian công tác của mình, Tiến sĩ – bác sĩ đã đảm trách các chức vụ quan trọng tại các bệnh viện hàng đầu của Pháp như Trưởng bộ phận phẫu thuật cổ – lồng ngực và mạch máu, Trưởng bộ phận phẫu thuật tiêu hóa và nội tiết của Bệnh viện Đại học CHU, Bordeaux, Pháp từ năm 1977 – 1980. Ngoài ra, ông còn phụ trách giảng dạy về lâm sàng tại các bệnh viện ở Bordeaux về ngoại tổng quát và tiêu hóa trong năm 1980 – 1981 và làm Trưởng khoa tại Bệnh viện Đại học Riom từ tháng 10/1981. Năm 1993, ông được chính phủ Pháp giao nhiệm vụ ngoại giao tại Ả-rập Xê-út và làm trưởng khoa Ngoại của KFFMC tại Dahran.

Với kinh nghiệm dày dạn, ban giám đốc Bệnh viện FV đã tin tưởng giao trọng trách cho Tiến sĩ – bác sĩ Dumas khi đề cử ông đảm nhiệm chức vụ trưởng khoa Ngoại từ tháng 1/2003 đến tháng 4/ 2004. Sau đó, bác sĩ Dumas tiếp tục công tác tại Bệnh viện FV trong vai trò là bác sĩ làm việc định kỳ đến nay. Suốt thời gian công tác tại Bệnh viện FV. Ngoài tạo hình thực quản, một phẫu thuật phức tạp đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, bác sĩ Dumas còn phẫu thuật thành công cho nhiều ca bệnh bướu máu, bướu bạch huyết, phình động mạch, dãn tĩnh mạch chi dưới, u bao tử, u phổi và các trường hợp bệnh nhân biến chứng sau phẫu thuật cơ quan tiêu hóa như gan, mật, ống tiêu hóa, dạ dày, trực tràng, hậu môn… Tất cả bệnh nhân đều rất hài lòng với kết quả điều trị.

Để biết thêm chi tiết hoặc đặt hẹn với bác sĩ Pierre – Joseph Dumas, mời bạn liên hệ với khoa Ngoại, Bệnh viện FV qua số điện thoại: (08) 5411 3333 (ext: 1250) hoặc đặt hẹn trực tuyến bằng cách bấm vào đây.

Hôi miệng – Coi chừng bệnh nguy hiểm

Các bác sĩ khẳng định, ngoài nguyên nhân do vệ sinh răng miệng kém, hôi miệng còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nội tạng nguy hiểm.

Chồng lạnh nhạt vì miệng vợ hôi

Suốt mấy tháng nay, thấy chồng hững hờ chuyện chăn gối, thậm chí né tránh vợ, chị Thúy (Hai Bà Trưng, Hà Nội) nghi ngờ chồng có bồ nhí. Hậm hực nhưng chưa có chứng cứ để "vạch mặt", chị âm thầm chịu đựng.

Một hôm, tình cờ chị nghe chồng tâm sự với ông bạn thân rằng anh không thể gần gũi hay đối diện với vợ bởi vì thời gian gần đây hơi thở của chị có mùi hôi rất khó chịu.

Nghe thấy những tâm sự của chồng, chị Thúy bất ngờ và thấy khó tin vì hàng ngày chị vẫn vệ sinh răng miệng rất chu đáo, còn sử dụng nước súc miệng. Tự kiểm nghiệm và chị phải thừa nhận đúng là hơi thở mình có vấn đề thật.

Cẩn thận chị Thúy đến bệnh viện Răng - Hàm - Mặt tìm hiểu nguyên nhân. Bác sĩ xác nhận răng lợi của chị vẫn bình thường và khẳng định không phải nguyên nhân gây hôi miệng. Bác sĩ còn cảnh báo chứng hôi miệng của chị có thể do mắc các bệnh nội tạng.

Chị đi khám sức khỏe tổng thể, bác sĩ kết luận chị bị viêm xoang rất nặng, cần điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm khác.

Ngoài chị Thúy, còn rất nhiều người bất ngờ bị hôi miệng mà nguyên nhân lại xuất phát từ viêm amidan, viêm xoang, viêm phổi, phế quản hoặc do các bệnh lý toàn thân như bệnh tiểu đường, bệnh suy thận, bệnh gan…

Bác sĩ còn cảnh báo chứng hôi miệng của chị có thể do mắc các bệnh nội tạng.

Coi chừng bệnh nguy hiểm

Hôi miệng là bệnh khá phổ biến của người Việt. Ngoài nguyên nhân do các bệnh về răng miệng như vệ sinh răng miệng kém, lưỡi bẩn, bênh nha chu, khô miệng, chân răng nhiễm trùng… thì hôi miệng còn là biểu hiện của nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Nếu như trước đây, ngoài các vấn đề về răng miệng, chứng hôi miệng còn được cho là do hở van tâm vị thực quản thì ngày nay, nguyên nhân hôi miệng phức tạp hơn nhiều. Triệu chứng này còn là biểu hiện khi cơ thể bị viêm nhiễm ở một số bộ phận như viêm dạ dày, viêm thực quản, hẹp môn vị, loét dạ tràng… Ngoài các bệnh dạ dày, các nguyên nhân khác như viêm amiđan, viêm mũi, viêm họng… cũng có thể gây hôi miệng.

Các bác sĩ cho biết, ngoài các triệu chứng để nhận biết cơ thể bị nhiễm trùng như sốt, môi khô, lưỡi bẩn, bạch cầu tăng… thì cũng phải kể đến dấu hiệu hôi miệng. Vì vậy mà những bệnh nhân bị loét hoặc có khối u thì miệng có mùi hôi là điều rất dễ hiểu. Đó là biểu hiện các chất hoại tử trong cơ thể đang chuyển sang giai đoạn lên men nên gây hôi.

Điều đáng nói là đa phần người bị hôi miệng không tự phát hiện ra bệnh của mình. Hầu hết họ chủ quan nghĩ rằng chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch là khỏi chứ không nghĩ đến nguy cơ các bệnh nguy hiểm khác.

Điển hình như trường hợp của chị Thúy, dù hơi thở có mùi hôi từ nhiều ngày nhưng chị không hề hay biết. Cũng may chị là người cẩn thận nên khi phát hiện sự thật này chị đã đi khám thật kỹ để tìm hiểu rõ nguyên nhân nên điều trị kịp thời.

Bác sĩ  Bùi Thị Thu Huyền, Khoa Răng - Hàm - Mặt, Bệnh viện Xanh Pôn cho biết: Ngoài nguyên nhân phổ biến là các bệnh về răng miệng, bệnh hôi miệng còn do nhiều nguyên nhân khác gây ra. Nhiều người dù đã giữ gìn vệ sinh răng miệng rất tốt nhưng vẫn bị chứng hôi miệng thì càng cần phải cẩn thận vì có thể đó là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng khác.

Khi đột ngột bị hôi miệng nặng, tốt nhất bạn nên đi khám xác định rõ nguyên nhân, chữa trị tận gốc, tránh những tai biến đáng tiếc. Không nên tìm đến các loại nước thơm để xử lý vì đó chỉ là giải pháp khắc phục tạm thời, sau đó mùi hôi sẽ tăng lên.

Vì vậy, trước mắt, những gì bạn có thể làm để hạn chế mùi hôi từ miệng hiệu quả nhất là thực hiện vệ sinh răng miệng một cách đầy đủ và hiệu quả như đánh răng thường xuyên (ngày 2 lần sau bữa ăn), cạo sạch bẩn ở lưỡi, dùng dung dịch sát trùng miệng, thay đổi thói quen ăn uống (giảm bớt tỏi, hành, các chất gia vị, rượu), không nên hút thuốc lá, đi khám răng miệng tại các cơ sở y tế chuyên khoa, chăm sóc các răng sâu, thay răng giả bị hỏng, điều trị bệnh nha chu...

(Theo Tri thức trẻ)

 

Công dụng chữa thấp khớp của rượu tỏi

Rượu tỏi chữa trị được 04 nhóm bệnh:

1) Thấp khớp (sưng khớp, vôi hoá các khớp, mỏi xương cốt).

2) Tim mạch (huyết áp thấp, huyết áp cao, hở van tim, ngoại tâm thư)

3) Phế quản (viêm phế quản, viêm họng, hen phế quản).

4) Tiêu hoá (ăn khó tiêu, ợ chua, viêm tá tràng, loét bao tử).
Ðến năm 1983, Nhật lại thông báo bổ sung thêm 02 nhóm bệnh nữa là:

5) Trĩ nội & trĩ ngoại.

6) Ðại tháo đường (tiểu đường)
Nhật cũng công bố:”-Ðây là một loại thuốc tuyệt vời của nhân loại vì dễ làm, rẻ tiền, không gây phản ứng phụ & có hiệu quả chữa bệnh rất cao”.

Trong tỏi có 02 chất quan trọng:

1) Phitoncid là loại kháng sinh thực vật có tác dụng diệt một số vi khuẩn.

2) Hoạt tính màu vàng giúp làm tiêu chất béo dưới dạng cholesterol bám vào thành quách mạch máu, làm cho đường đi của máu từ tim ra & về tim bị nghẽn. Chính nhờ 02 chất này mà tỏi có tác dụng chữa bệnh cao.

“Ðây là thứ thuốc tuyệt vời của nhân loại, vì dễ làm, rẻ tiền, không gây phản ứng phụ & lại có hiệu quả chữa bệnh rất cao.

Công thức điều chế và cách dùng

Tỏi khô (kẹt lắm mới dùng tỏi tươi) 40gram_theo kinh nghiệm thì mua 60gram sau khi bóc vỏ thì còn 40gram. Thái nhỏ & cho vào một lọ rửa sạch.

Rượu trắng 45 độ (tốt nhất là rượu luá mới _ rượu đế Việt Nam nấu bằng gạo nếp & men rượu) lấy 100ml. Một chai rượu 500ml dùng được 05 lần. Ngâm 10 ngày, thỉnh thoảng lại lắc lọ. Lúc đầu thì rượu có màu trắng. Sau đó chuyển dần sang màu vàng, đến ngày thứ Mười (10th) thì chuyển sang màu vàng nghệ.

Cách dùng: 40 giọt compteur gouttee (tương đương 01 muỗng ca-phe nhỏ)

Sáng 40 giọt trước khi ăn
Tối 40 giọt trước khi ngủ.

Vì rất ít, nên ta phải thêm nước sôi để nguội vào thì mới đủ ngụm được. Uống liên tục cả đời. Cho dù người phải kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn uống được vì mỗi lần chỉ uống 40 giọt là một lượng rượu rất ít không đáng kể.

40gram tỏi như thế, uống 20 ngày thì hết mà phải ngâm 10 ngày mới uống được cho nên cứ sau 10 ngày thì phải ngâm thêm 01 lọ nữa để gối đầu thì ta mới có đủ để uống được liên tục.

Theo World Hearth Organizations

Phân biệt ho

Ho là triệu chứng của một trong rất nhiều bệnh gây ra. Điều quan trọng là phải chẩn đoán ra nguyên nhân chứ chỉ uống thuốc ho không giải quyết được gì, nhiều khi còn làm cho bệnh nặng hơn. Chúng ta cần phân biệt rõ ràng một số bệnh đường hô hấp thường gây ra chứng ho như sau:

1- Viêm mũi: Bệnh nhân sổ mũi, không ho, không sốt. Chỉ cần uống thuốc trị sổ mũi chứ dùng thuốc ho sẽ gây ra tắc đàm dẫn đến viêm phổi, nhất là ở trẻ em.

2- Viêm khí quản: Bệnh nhân không sổ mũi, không sốt, chỉ có ho nhiều, BS khám phổi không nghe ran.

3- Viêm thanh quản: Đặc biệt là bệnh nhân có khàn tiếng hay tắt tiếng.

4- Viêm phế quản: Bệnh nhân ho nhiều, nhưng không sốt, không khó thở, BS khám nghe được ran âm ở phổi, thử máu thấy lượng bạch cầu không tăng, chụp phổi hoàn toàn bình thường. Riêng bệnh viêm phế quản thể hen, bệnh nhân khó thở về đêm.

5- Viêm phổi: Bệnh nhân sốt cao, ho nhiều, đau ngực, khó thở. Khám phổi thấy ran nổ một bên, chụp hình X quang phổi thấy một vùng phổi bị mờ, thử bạch cầu trong máu gia tăng khá cao trên 10 ngàn/mm3.

6- Phế quản phế viêm: Thường gặp ở trẻ em, khó thở dữ dội (cánh mũi phập phồng), sốt cao. BS khám nghe ran nổ hai bên phổi, chụp hình X quang phổi có mờ rải rác nhiều nơi 2 bên phổi, bạch cầu trong máu tăng cao.

. N.V

(Theo tài liệu Y học)

Những tin tức liên quan

Bệnh hen – Những lưu ý khi trời rét

Hen là bệnh viêm mạn tính của đường thở đang ảnh hưởng tới hơn 3 triệu người Việt Nam. Cơn hen (khò khè, khó thở dữ dội) do co thắt phế quản có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được dự phòng và xử trí thích hợp. Hằng năm, số bệnh nhân bị cơn hen cấp tính gia tăng vào dịp Tết. Các nguyên nhân chính gây cơn hen cấp tính: tình trạng thay đổi thời tiết; do ăn, uống, hít phải chất gây dị ứng; thay đổi cảm xúc đột ngột; hoạt động gắng sức hoặc đang bị bệnh nhiễm khuẩn: viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phế quản...
[b]
Bệnh hen tiềm ẩn[/b]

Hen là tình trạng viêm mạn tính của đường thở (hệ thống phế quản). Khi cơn hen cấp tính đã dứt, người bệnh trở về trạng thái gần như bình thường, không bị khò khè, khó thở. Chính vì vậy họ thường chủ quan, cho rằng bệnh đã khỏi và quên rằng tình trạng viêm vẫn đang tiềm ẩn, chỉ cần có tác nhân gây kích thích là cơn hen cấp có thể bùng lên.
Phế quản bình thường - Phế quản co thắt
[b]
Đề phòng cơn hen[/b]

Cần phải làm gì để vui tết khi trong khi mắc bệnh hen, GS.TSKH. Nguyễn Năng An, Chủ tịch Hội Hen, Dị ứng Miễn dịch lâm sàng Việt Nam cho biết: “Hai điều hết sức cơ bản cần lưu ý với người mắc hen là hết sức tránh tiếp xúc với các yếu tố khởi phát cơn hen và luôn mang theo thuốc cắt cơn hen tác dụng nhanh dạng bình xịt để có thể xử trí tức thời”. Người bệnh và gia đình cần tránh các tác nhân yếu tố kích phát cơn hen:

- Thời tiết lạnh: cần mặc ấm, quàng khăn, tránh nhiễm lạnh khi ra đường.

- Bụi nhà: khi quét dọn nhà cửa đón Tết, cần đeo khẩu trang. Tốt nhất, người nhà nên dọn dẹp, trong lúc người bệnh hen đi ra ngoài.

- Khói: cần tránh xa các loại khói như: khói thuốc lá, khói bếp, khói nhang, khói than củi...

- Lông súc vật: chó, mèo, thú nhồi bông... khi hít phải có thể làm xuất hiện cơn hen.

- Mùi hóa chất: tránh sử dụng các bình xịt có mùi, làm thức ăn có mùi nặng trong nhà.

- Thức ăn đã từng gây dị ứng cần tránh (tôm, cua, hải sản...). Tránh dùng các thức ăn lạ, khi chưa biết có gây kích ứng tới đường thở hay không.

- Thận trọng khi dùng thuốc nhất là các thuốc tim mạch cần có sự chỉ định của thầy thuốc. Aspirin cũng được chứng minh có thể gây cơn hen.

- Tránh làm việc gắng sức ở người lớn và chạy nhảy nhiều ở trẻ em bị hen.

- Người bệnh hen cũng cần tránh các trạng thái cảm xúc quá mức: quá vui, quá buồn... có thể gây kích ứng cơn hen.

- Đối với người bệnh hen ở bậc 2 (đã kiểm soát bệnh được một phần) và bậc 3 (chưa kiểm soát được bệnh) cần sử dụng thuốc dự phòng theo đơn thuốc, không được tự ý bỏ thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

[b]Xử trí cơn hen[/b]

Tình trạng viêm ở đường thở luôn tiềm ẩn ở bệnh nhân hen và chỉ cần có tác nhân gây kích thích là cơn hen cấp có thể bùng lên. Lời khuyên của các nhà chuyên môn đối với bệnh nhân hen là luôn mang theo thuốc cắt cơn hen tác dụng nhanh ở dạng bơm, xịt như salbutamol, terbutaline... Đây là các thuốc có tác dụng giãn phế quản nhanh giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó thở khi có cơn cấp. Thuốc được xịt qua đường họng và tác dụng trực tiếp vào phế quản  nên thời gian tác dụng nhanh hơn dạng uống. Khi có cơn khó thở, bệnh nhân sử dụng ngay 2-4 liều xịt vào họng. Cần lưu ý, thuốc xịt hen chỉ có tác dụng tốt khi xịt thuốc đồng thời hít sâu vào. Tiếp đó, cho bệnh nhân tránh xa nơi có tác nhân gây kích ứng cơn hen, tư thế nửa ngồi, nửa nằm cho dễ thở và nhanh chóng liên lạc với bác sĩ để được hướng dẫn xử trí các bước tiếp theo (tiếp tục xịt thuốc hoặc chuyển người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất).
Hiện nay, y học đã nghiên cứu ra các thuốc mới hoàn toàn có thể kiểm soát và dự phòng bệnh hen. Người mắc hen nên sớm tìm tới các cơ sở y tế có điều kiện đo chức năng hô hấp để khám và dùng thuốc dự phòng căn bệnh này để có sức khỏe tốt và một cuộc sống bình thường không bị ảnh hưởng bởi bệnh hen.  

BS. Phạm Văn Tiến

(suckhoe-doisong)