Lưu trữ cho từ khóa: phế nhiệt

Món ăn bài thuốc bổ thận tráng dương

Chim chích hầm đông trùng hạ thảo: Chim chích 12g, đông trùng hạ thảo 6g, gừng tươi, gia vị đủ dùng. Chim chích làm lông, bỏ nội tạng, rửa sạch, chặt miếng. Đông trùng hạ thảo ngâm vào nước khoảng 30 phút. Cho tất cả các vị thuốc trên vào nồi, hầm khoảng 2 giờ tới khi thịt chim chín nhừ, nêm gia vị vào là dùng được (ăn cả nước lẫn cái). Món ăn có công dụng bổ thận tráng dương, những người phế nhiệt ho ra máu, có biểu tà không nên dùng.

Ngọc kê ngâm rượu:

là tinh hoàn của gà trống, có một lượng kích tố thuần chất động vật, hiệu quả của nó không kém gì so với nhung hươu, hải cẩu. Khi giết thịt gà trống khỏe mạnh, lấy ra ngay bộ ngọc kê ngâm vào rượu, để độ 3 giờ đồng hồ thì đặt lên miếng ngói, nướng chín vàng. Ăn kèm với tỏi, chấm tương và một chút rượu. Cách một tối ăn một lần, liên tục ăn trong 2 tuần, sức mạnh giới tính sẽ khởi sắc. Dân gian cũng dùng ngọc kê để chữa bệnh liệt dương, cụ thể: lấy 50g ngọc kê tươi ngâm với 600ml rượu 40o khoảng 10 ngày (thời gian ngâm càng lâu càng tốt) thì lấy ra uống, mỗi tối uống 20ml, uống liền 30 ngày (tính là 1 liều), bệnh sẽ thuyên giảm. Tốt hơn nên dùng liên tục 2 liều.

Ba kích thiên hầm ngưu tiên (dương vật bò): ngưu tiên 1 cái, ba kích thiên 10g, gia vị, nước đủ dùng. Ba kích cho vào túi vải, buộc kín cho vào nồi cùng với ngưu tiên, đổ nước hầm tới khi ngưu tiên chín nhừ, nêm gia vị vào là dùng được. Ăn liên tục trong vòng 1 tháng. Món ăn có công dụng bổ thận tráng dương.

Thịt rùa hầm củ cải đỏ, câu kỷ tử, sơn thù du:

rùa 250g, xương lợn 500g, câu kỷ tử, sơn thù du 12g, củ cải đỏ 250g. Thịt rùa rửa sạch, chặt miếng, xương lợn rửa sạch, chặt nhỏ. Củ cải đỏ gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng. Các vị thuốc trên rửa sạch. Cho xương lợn và thịt rùa vào nồi, đổ nước hầm gần chín nhừ thì cho các vị thuốc trên vào hầm tới khi thịt rùa chín nhừ, nêm gia vị vào là dùng được. Món ăn có công hiệu bổ thận, điều tinh, sáng mắt. Những người bị sa sút về sức khỏe, cơ thể gầy yếu, hay bị ù tai, ra mồ hôi trộm, giảm ham muốn tình dục dùng rất phù hợp.

BS. Đào Minh Sơn

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

Món ăn giúp quý ông cường tráng

Quan tâm đến chồng không chỉ lo cho chồng ăn mặc đẹp, chiều những sở thích cá nhân của chồng mà chị em nên nhớ rằng tình yêu của nam giới đi qua dạ dày.

Vậy nên chăng hãy bớt chút thời gian thể hiện vai trò bà nội trợ đảm đang bằng những món ăn không chỉ ngon miệng mà còn bổ dưỡng và rất tốt cho chuyện ấy.

Cá trạch

Cá trạch hầm rượu: Cá trạch là một món ăn vị thuốc cường tinh lý tưởng, cũng là thuốc chữa bệnh liệt dương khá công hiệu.

Cách làm: Mua những con cá trạch còn sống, làm sạch nhớt và bùn cát, sau đó cho vào nồi đất cùng với một lượng dầu ăn vừa đủ, đậy vung và đun cho đến khi cá chết hẳn thì dùng rượu gạo đổ vào xâm xấp cá, đun nhỏ lửa khoảng 30 phút. Ăn lúc còn nóng, liên tục trong 5 - 6 ngày sẽ làm cho tinh thần sảng khoái, tăng cường tình dục.

Cá trạch nấu hạt hẹ: Cá trạch làm sạch, bỏ hết nội tạng; hạt hẹ đãi sạch, bọc vào vải, cho cá vào nồi với 0,5 lít nước sạch, muối ăn vừa đủ, sau khi sôi thì để nhỏ lửa om, khi còn 1/2 nước thì bỏ hạt hẹ ra, ăn cá uống nước. Mỗi ngày 1 lần, 10 ngày là 1 liệu trình. Dùng 2 liệu trình, hiệu quả sẽ rõ ràng.

Chim chích hầm đông trùng hạ thảo: Chim chích 12g, đông trùng hạ thảo 6g, gừng tươi, gia vị đủ dùng. Chim chích làm lông, bỏ nội tạng, rửa sạch, chặt miếng. Đông trùng hạ thảo ngâm vào nước khoảng 30 phút. Cho tất cả các vị thuốc trên vào nồi, hầm khoảng 2 giờ tới khi thịt chim chín nhừ, nêm gia vị vào là dùng được. Ăn cả nước lẫn cái. Món ăn có công dụng bổ thận, tráng dương, những người phế nhiệt ho ra máu, có biểu tà không nên dùng.

Cháo câu kỷ tử: Câu kỷ tử 50g, sơn dược 50g, gạo tẻ 50g, quả dâu 30g. Cho các vị thuốc trên và gạo với lượng nước vừa đủ, ninh nhừ, nêm gia vị ăn ngày một lần trong một tháng.

Theo y học cổ truyền: câu kỷ tử có vị ngọt tính bình, bổ can thận, sinh tân chỉ khát, nâng cao chuyển hóa cơ bản. Sơn dược có vị ngọt, tính bình, ích khí, dưỡng tâm, bổ tỳ, thận, phế. Quả dâu vị ngọt tính hàn, có tác dụng tư âm, bổ huyết, sinh tân, nhuận tràng và bổ sung nhiều vitamin. Cháo chữa cho người muộn con, tinh trùng yếu, tai ù, gối mỏi, hay bồn chồn không yên, miệng khô háo, chất lưỡi đỏ hay ra mồ hôi, ăn cháo kết hợp thể dục.

BS. Đào Minh Sơn

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Chữa chảy máu cam bằng đông y

Khi bi chảy máu cam, bạn có thể nhờ tới các phương thuốc từ đông y nhé!
Chảy máu cam là tình trạng xuất huyết ở mũi. Đông y gọi là “tỵ nục”-một trong những chứng “nục huyết”, bệnh phát sinh do huyết nhiệt vong hành nghĩa là huyết phận có nhiệt gây nên…

Nguyên nhân gây chảy máu cam thường không chỉ do tổn thương ở mũi mà còn do chức năng hoạt động các tạng phế, can, thận, tỳ, vị thiếu điều đạt mà sinh bệnh. Có nhiều phương thuốc chữa chảy máu cam, trong điều trị thường phải kết hợp trị liệu tại chỗ với điều trị toàn thân.Thuốc tại chỗ:

Khi bị chảy máu cam thường dùng thuốc tại chỗ để chỉ huyết, có thể dùng  một trong các phương sau;

- Dùng một củ gừng tươi gọt nhọn, đem nướng qua rồi nhét vào lỗ mũi.

- Sơn chi tử (quả dành dành) hoặc tông lu bì (bẹ móc), đốt cháy tán bột mịn rồi rắc vào lỗ mũi.

- Thanh tương tử (hạt mào gà trắng) sắc đặc nhỏ vào trong mũi sẽ cầm được huyết.

- Ngoài ra có thể dùng một ít tỏi và hồng đơn đồng lượng giã nhừ trộn đều, nếu xuất huyết mũi trái thì đắp vào lòng bàn tay phải và ngược lại mũi phải thì đắp tay trái, huyết sẽ được cầm

Các thuốc đường uống:

Trong mọi trường hợp khi xuất huyết đường mũi dùng:

- Ngó sen tươi ninh với móng giò lợn, ăn vài lần.

- Ngải diệp tươi 12g, trắc bá diệp 10g, sinh địa 12g sắc uống ngày 1 thang, 2 -3 ngày liền hoặc lấy một nắm rau muống rửa sạch, giã nát thêm ít đường và pha chút nước sôi vào uống, ngày 1 lần.Nếu chảy máu cam liên tục dùng một trong các bài sau:

- Vương bất lưu hành  30g, sắc đặc, uống nóng, ngày 1 thang.

- Đăng tâm 40g sao vàng tán bột, hoà với 4g chu sa, chia 2- 3  lần uống với nước cơm.

- Rễ hẹ tươi 30g, rửa sạch sắc với 200 ml nước đến còn phân nửa thêm đường đỏ 10g, uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. sẽ có tác dụng chỉ huyết.

- Tam thất  6g, (hoặc tông lư bì 6g), tóc người 6g (sao tồn tính), tán bột ,  mỗi lần uống 3g, ngày 3 lần với nước sắc trắc bách diệp, ngẫu tiết mỗi thứ 12g.

- Nhân trung bạch (cặn nước tiểu) đem để lên hòn ngói mới cho khô, nghiền nhỏ pha thêm một ít xạ hương, hoà rượu nóng cho uống.

Trường hợp chảy máu cam do nhiệt

Dùng bài Tứ sinh (bốn loại lá tươi) gồm tiên sinh địa hoàng 24g, ngải cứu tươi 6g, trắc bá diệp tươi 9g, hà diệp tươi (hoặc bạc hà tươi) 9g, sắc uống

- Hoặc trúc nhự 8g, sinh địa 8g, hoàng cầm 6g, bạch thược 6g, mạch môn đông 8g. Sắc uống ngày một thang.

- Có thể dùng thiến thảo căn 10g, trắc bách diệp 5g, sinh địa 15g, ngũ vị tử 10g, hoàng cầm 5g, cam thảo 5g. Sắc uống ngày một thang chia 2-3 lần.

Trường hợp đổ máu cam do ảnh hưởng chức năng hoạt động của các tạng trong cơ thể

- Do ăn nhiều thứ cay nóng làm cho vị nhiệt gây nên bệnh dùng thạch cao 24g, thục địa 24g, mạch môn đông 16g, tri mẫu 12g, ngưu tất 12g, lô căn 12g, mao căn 12g. Sắc uống.
Củ tỏi.

- Trường hợp âm hư hoả vượng gây chảy máu cam  dùng  thục địa 24g, mạch môn đông 24g, tri mẫu 24g, ngưu tất 24g, huyền sâm 12g, a giao 12g, thiên môn đông 24g, ngẫu tiết 24g, sắc uống ngày 1 thang chia 2-3 lần.- Nếu do can hoả vượng bốc lên dùng bài: sinh địa 16g, đương quy 12g, hoàng cầm 8g, trắc bá diệp 8g, xích phục linh 10g, cam thảo 6g, xích thược 12g, hương phụ 10g, sơn chi 10g, hoàng liên 6g, cát cánh 10g, ngưu tất 12g, sắc uống.

- Nếu say sưa quá độ làm thương tổn đến phế mà  nục huyết dùng  bách thảo sương 20g, hoè hoa 80g, tán thành bột, mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần, chiêu với 60ml nước sắc  bạch mao căn..

-  Trường hợp chảy máu cam do phế nhiệt  dùng  bạc hà 6g, hoàng kỳ 10g, sinh địa 16g, a giao 8g, mao căn 12g, mạch môn đông 12g, bồ hoàng 6g, bối mẫu 8g, tang bạch bì 10g, cát cánh 10g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày một  thang chia 2-3 lần.

Theo KHĐS

Các bài thuốc Đông y chữa mụn trứng cá

Vỏ quả mướp sấy khô, tán thành bột mịn. Mỗi buổi tối trước khi ngủ, lấy một ít bột thuốc trộn với rượu trắng, bôi lên những chỗ da bị mụn trứng cá.

Nhiều người cho rằng trứng cá là một chứng bệnh do nhiệt (nhiệt độc) gây ra, cứ dùng một số vị thuốc mát của Đông y uống vào là được. Điều này chỉ đúng một phần. Trong các nguyên nhân gây trứng cá, ngoài nhiệt độc còn có thấp nhiệt, đàm thấp, huyết ứ, mạch Xung, Nhâm bị mất điều hòa…

Mụn trứng cá có nhiều dạng: nhỏ, to, đầu đen, mưng mủ (viêm tấy, ấn đau), mụn bọc (viêm sâu hơn và bọc mủ ở sâu), mạch lươn (với các bọc mủ liên kết với nhau và có đường thông nhau), trứng cá đỏ (giãn mạch, hình thành những sợi chỉ đỏ trên một vùng da đỏ, trên đó rải rác mụn trứng cá)… Hình trạng, tính chất và vị trí phát sinh trứng cá là những tín hiệu đặc biệt phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể. Nó cũng là những căn cứ để xác định nguyên nhân và tìm ra phương thuốc chữa trị hữu hiệu.

Dưới đây là một số phương thuốc mà nhiều người đã áp dụng có kết quả tương đối tốt:

Tỳ bà thanh phế ẩm gia giảm

Tỳ bà diệp, tang bạch bì mỗi thứ 12 g, sinh địa 15 g, xích thược, địa cốt bì, đan bì, hoàng cầm, sinh sơn chi (sơn chi để sống), sinh sơn tra mỗi thứ 10 g, sinh thạch cao, bạch hoa xà thiệt thảo mỗi thứ 30 g, sinh cam thảo 6 g. Sắc nước uống mỗi ngày một thang.

Thích hợp với người có mụn trứng cá do phế nhiệt (tạng phế bị nhiệt): Mụn thường xuất hiện trên má và trán. Đầu tiên là những nốt sần, rồi viêm tấy, đỏ, đau, có cảm giác nóng rát; kèm theo những triệu chứng toàn thân như mặt đỏ bừng từng cơn, đầu lưỡi đỏ tía, rêu lưỡi vàng mỏng.

Nhân trần cao thang gia giảm

Sinh địa, xa tiền thảo mỗi thứ 15 g, xích thược, sinh sơn chi, hoàng cầm, hoàng bá, đại hoàng (cho vào sau) mỗi thứ 10 g, nhân trần, sinh ý dĩ mỗi thứ 30 g, bồ công anh 20 g, sinh cam thảo 6 g. Sắc nước uống mỗi ngày một thang.

Dùng cho trường hợp mụn trứng cá do thấp nhiệt: Mụn thường xuất hiện ở khu vực phía dưới hai má và ở cằm, phần da bị tổn thương đỏ ửng, có những đốm đỏ, nốt sần hoặc mưng mủ, ngứa cục bộ; bụng đầy trướng, kém ăn, họng khô, miệng háo, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt.

Tứ quân tử hợp Nhị trần thang gia giảm

Đẳng sâm, xa tiền tử (gói lại), bạch truật, bán hạ, trần bì, bạch giới tử mỗi thứ 10 g, phục linh, sơn dược mỗi thứ 12 g, đan sâm, bạch hoa xà thiệt thảo mỗi thứ 15 g. Sắc nước uống mỗi ngày một thang.

Thích hợp với trường hợp mụn trứng cá do tỳ hư đàm thấp: Mụn trứng cá mưng mủ nặng, bong vẩy, để lại sẹo; kèm theo kém ăn, đại tiện lỏng, chất lưỡi nhớt.

Đan chi tiêu dao tán gia giảm

Đan bì, hoàng cầm, sơn tra, tô ngạnh mỗi thứ 8 g, chi tử (sao) 6 g, đương quy, sinh địa, phục linh, bạch truật mỗi thứ 10 g, bạch hoa xà thiệt thảo, nhân trần, bồ công anh mỗi thứ 12 g. Sắc nước uống mỗi ngày một thang.

Thích hợp với trường hợp mụn trứng cá do Xung Nhâm thất điều (mạch Xung và mạch Nhâm mất điều hòa), thường gặp ở phụ nữ. Bệnh phát theo từng đợt, liên quan mật thiết với chu kỳ kinh nguyệt, mụn xuất hiện nhiều hơn trước kỳ hành kinh. Những nốt sẩn xuất hiện nhiều ở khu vực dưới má, thậm chí lan xuống cả cổ. Nốt trứng cá thường bị mưng mủ, sưng tấy đỏ. Kèm theo là các chứng trạng như kinh nguyệt không đều, hành kinh đau bụng, vú căng tức khó chịu, người bực bội dễ cáu giận, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng.

Đào hồng tứ vật hợp Lương huyết tiêu sang ẩm gia giảm

Sinh địa, thục địa, sinh thạch cao (sắc trước) mỗi thứ 30 g, xuyên khung, bạch thược, đương quy, đào nhân, hồng hoa, tang diệp, hoàng cầm, cúc hoa mỗi thứ 10 g, cam thảo 6 g. Sắc nước uống mỗi ngày một thang.

Dùng cho trường hợp mụn trứng cá do huyết ứ: Mụn trứng cá sắc tối, mưng mủ, nang lông sưng tấy, ngứa và đau, sau khi vỡ mủ để lại sẹo. Chất lưỡi đỏ thẫm, rêu lưỡi trắng.

Thuốc bôi, rửa bên ngoài

- Gai bồ kết 30 g, thêm giấm gạo 100 ml, sắc lấy nước đặc, lọc bỏ bã. Dùng bông sạch thấm nước thuốc, bôi vào chỗ da có mụn trứng cá, ngày 2-3 lần. Tác dụng: Chữa mụn trứng cá bọc, mụn nước lở ngứa.

- Dùng lá mướp non giã nát, vắt lấy nước cốt; hoặc cắt quả mướp, lấy dịch tiết ra từ lát cắt bôi lên chỗ da có mụn trứng cá.

- Dùng bèo cái tía, thương nhĩ thảo mỗi thứ 15 g, sắc lấy nước, rửa mặt 2 lần sáng tối, làm liên tục 10 ngày.
- Dùng bạch chỉ 10 phần, phòng phong 5 phần, cúc hoa 5 phần, đan sâm 5 phần. Tất cả tán thành bột mịn, trộn đều, cất vào lọ đậy kín dùng dần. Sáng và tối dùng 5 g bột thuốc sắc lấy nước đặc, bôi lên da mặt, sau 5 phút rửa sạch lại bằng nước sạch.

Mỗi bài thuốc trên đều có những phạm vi ứng dụng nhất định, có thể chữa khỏi bệnh cho người này nhưng không có tác dụng với người khác, thậm chí có thể gây tác dụng phụ. Vì vậy, muốn chữa khỏi bệnh, cần căn cứ vào những chứng trạng cụ thể, kết hợp với đặc điểm về thể tạng mỗi người mà sử dụng phép chữa và phương thuốc thích hợp. Đông y gọi đó là biện chứng luận trị.

Theo khoahocvadoisong

Món ăn hỗ trợ điều trị viêm mũi mạn tính

Viêm mũi mạn tính đa số do bị bệnh cấp tính chữa không khỏi hẳn, bị đi bị lại nhiều lần, khiến người bệnh không khỏi hẳn được mà ra. Ngoài ra, cũng có thể do nghề nghiệp như: tiếp xúc lâu dài với chất có hại như bụi phấn, hoá chất, hàn điện... cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra viêm mũi mạn tính.

Bệnh này chủ yếu do cơ thể suy nhược, nội tạng bị tổn thương, thuộc loại bệnh mạn tính, suy nhược, như: phế khí suy nhược, chức năng chuyển hóa khí không được ổn định dễ bị hàn tà tập kích, làm cho lỗ mũi bị nghẹt, thậm chí khó thở, xoang mũi niêm mạc bị sưng, mũi nghẹt không thông. Nếu phổi đã bị phục nhiệt mà lại gặp hàn tà lâu ngày có thể gây nên khí trệ huyết ứ.

Căn cứ vào triệu chứng, y học cổ truyền chia viêm mũi mạn tính thành 3 thể và có những món ăn phù hợp để chữa trị:

Thể phế nhiệt nghẽn: Nghẹt mũi có lúc nặng nhẹ, gặp nóng thì nặng lên, gặp mát thì nhẹ đi, ưa trời mát mẻ, kỵ trời nóng nực. Niêm mạc mũi sung huyết rõ rệt, đỏ lên khá đậm. Nước mũi không nhiều nhưng màu vàng và đặc, kết lại thành dỉ ở mũi. Hốc mũi bị khô, cảm thấy thở nóng rát, đầu căng và nhức, miệng khô, khát nước, đi ngoài bón kết khó khăn, nước tiểu màu vàng và ít. Chất lưỡi đỏ hoặc mốc vàng ít bọt, mạch nhanh, có lực:

Diếp cá nấu dạ dày lợn: Rau diếp cá nhặt rửa sạch, thái nhỏ, bỏ vào dạ dày, cho vào nồi, thêm nước vừa đủ, hầm 2 - 3 giờ.

Phổi lợn hầm lá dâu, hoa cúc: Lá dâu 15g, hoa cúc 15g, phổi lợn 250g.

Phổi lợn rửa thật sạch, dùng tay vắt hết nước, thái miếng nhỏ; lá dâu, hoa cúc rửa sạch, nấu kỹ, gạn lấy nước, cho phổi vào nước đó hầm 1- 2giờ.

Trà nhị hoa: Hoa cúc, chi tử mỗi thứ 10g, bạc hà 3g, hành trắng 3g.

Các vị trên rửa sạch, đổ vừa đủ nước sôi để hãm một lúc cho ngấm rồi rót ra chén cho chút mật ong, quậy đều uống thay trà. Nên uống thường xuyên.

Thể phế khí hư hàn: Mũi nghẹt nhẹ hoặc nặng. Gặp lạnh thì nặng, gặp nóng thì nhẹ. Ưa nóng mà kỵ lạnh. Niêm mạc mũi sung huyết nhẹ, màu nhạt hoặc màu hồng xám, hoặc hơi thấy có trạng thái phù, không có niêm mạc kết mỡ dày. Nước mũi loãng trong, chân tay hơi ấm hoặc bị ho. Đến mùa đông thì phát sinh đi ngoài phân hơi sống, tiểu trong và lâu, chất lưỡi nhạt, mốc và ướt, mạch trầm nhỏ yếu.

Phổi lợn hầm hoàng kỳ, hạt sen: Hoàng kỳ, hạt sen mỗi thứ 50g, phổi lợn 250g. Hoàng kỳ, hạt sen rửa sạch; phổi lợn rửa nhiều lần, vắt hết nước. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, hầm 2- 3 giờ cho nhừ, nêm muối và gia vị vừa ăn.

Canh nhân sâm, liên nhục: Nhâm sâm trắng 10g, hạt sen 15g, đường phèn 30g. Nhân sâm, hạt sen bỏ tâm cho vào tô, đổ vừa nước hãm, cho đường, hấp cách thủy khoảng 1 giờ rồi uống.

Canh phổi lợn, trùng thảo: Phổi lợn 250g, đông trùng thảo 5g, muối, mì chính. Phổi lợn vắt sạch máu, rửa thật sạch, thái nhỏ, cho vào nồi cùng với đông trùng thảo, cho vừa nước, hầm nhừ, cho gia vị vừa ăn.

Thể khí huyết ứ đọng: Mũi sưng to do nghẹt mũi nặng và kéo dài phần nhiều kèm theo đau đầu, váng đầu, miệng khô họng khan, mũi chảy nước nhiều, viêm nhiều, hoặc bị ho, tai ù, thính lực giảm... lưỡi nhạt thâm mốc dày vàng, mạch trầm trì và có lực.

Tam thất hấp gà: Thịt gà 250g, bột tam thất 10g, đường phèn vừa ngọt.

Thịt gà rửa sạch, chặt miếng nhỏ, ướp đường phèn giã nhỏ, cho vào tô hoặc liễn, nước vừa đủ, hầm cách thủy 1 giờ.

Nước nhân sâm, điền nhất: Nhân sâm 10g, bột điền thất 3g. Nhân sâm thái lát mỏng, cho vào tô, đổ vừa nước, hầm cách thuỷ 1 giờ. Gạn nước sâm, cho bột điền thất vào, quậy đều, thêm chút đường cho dễ uống. Uống thay nước trà.

http://img.suckhoedoisong.vn/Images/Uploaded/Share/2009/11/03/tam-thap-hap-ga-chua-viem-mui-man-tinh.JPG

Cần lưu ý:

Viêm mũi mạn tính do nghề nghiệp hoặc tiếp xúc với các chất gây dị ứng thì phải hết sức tránh tiếp xúc với các chất đó, tránh những chất khí có hại như: dầu, khói, khí kích thích. Ngoài ra, nếu người bệnh là người lớn tuổi, thường sức khỏe yếu, thì cần rèn luyện thân thể và nghỉ ngơi thích đáng. Thông thường, khi sức khỏe khôi phục, bệnh viêm mũi cũng sẽ giảm đi.

Người bị viêm mũi mạn tính do phế nhiệt nghẽn nên ăn thứ có tác dụng thanh nhiệt như: mướp đắng, giá đậu xanh, mướp, cá, thịt, tỳ bà, lê, chuối tiêu... Nếu là thuộc loại bệnh do phế tỳ khí hư, nên ăn các thứ có tác dụng bổ ích phế tỳ như: táo tàu, ý dĩ nhân, hoài sơn, trứng vịt, thịt vịt, phổi lợn... Bệnh này nên kiêng dầu mỡ, ngậy nhiều, đắng, cay, kích thích. Tuyệt đối không uống rượu.

Theo Lương y Hoài Vũ (suckhoedoisong)

Chữa chảy máu cam bằng đông y

Khi bi chảy máu cam, bạn có thể nhờ tới các phương thuốc từ đông y nhé!

Chảy máu cam là tình trạng xuất huyết ở mũi. Đông y gọi là "tỵ nục"-một trong những chứng "nục huyết", bệnh phát sinh do huyết nhiệt vong hành nghĩa là huyết phận có nhiệt gây nên...

Nguyên nhân gây chảy máu cam thường không chỉ do tổn thương ở mũi mà còn do chức năng hoạt động các tạng phế, can, thận, tỳ, vị thiếu điều đạt mà sinh bệnh. Có nhiều phương thuốc chữa chảy máu cam, trong điều trị thường phải kết hợp trị liệu tại chỗ với điều trị toàn thân.Thuốc tại chỗ:

Khi bị chảy máu cam thường dùng thuốc tại chỗ để chỉ huyết, có thể dùng  một trong các phương sau;

- Dùng một củ gừng tươi gọt nhọn, đem nướng qua rồi nhét vào lỗ mũi.

- Sơn chi tử (quả dành dành) hoặc tông lu bì (bẹ móc), đốt cháy tán bột mịn rồi rắc vào lỗ mũi.

- Thanh tương tử (hạt mào gà trắng) sắc đặc nhỏ vào trong mũi sẽ cầm được huyết.

- Ngoài ra có thể dùng một ít tỏi và hồng đơn đồng lượng giã nhừ trộn đều, nếu xuất huyết mũi trái thì đắp vào lòng bàn tay phải và ngược lại mũi phải thì đắp tay trái, huyết sẽ được cầm

Các thuốc đường uống:

Trong mọi trường hợp khi xuất huyết đường mũi dùng:

- Ngó sen tươi ninh với móng giò lợn, ăn vài lần.

- Ngải diệp tươi 12g, trắc bá diệp 10g, sinh địa 12g sắc uống ngày 1 thang, 2 -3 ngày liền hoặc lấy một nắm rau muống rửa sạch, giã nát thêm ít đường và pha chút nước sôi vào uống, ngày 1 lần.Nếu chảy máu cam liên tục dùng một trong các bài sau:

- Vương bất lưu hành  30g, sắc đặc, uống nóng, ngày 1 thang.

- Đăng tâm 40g sao vàng tán bột, hoà với 4g chu sa, chia 2- 3  lần uống với nước cơm.

- Rễ hẹ tươi 30g, rửa sạch sắc với 200 ml nước đến còn phân nửa thêm đường đỏ 10g, uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. sẽ có tác dụng chỉ huyết.

- Tam thất  6g, (hoặc tông lư bì 6g), tóc người 6g (sao tồn tính), tán bột ,  mỗi lần uống 3g, ngày 3 lần với nước sắc trắc bách diệp, ngẫu tiết mỗi thứ 12g.

- Nhân trung bạch (cặn nước tiểu) đem để lên hòn ngói mới cho khô, nghiền nhỏ pha thêm một ít xạ hương, hoà rượu nóng cho uống.

Trường hợp chảy máu cam do nhiệt

Dùng bài Tứ sinh (bốn loại lá tươi) gồm tiên sinh địa hoàng 24g, ngải cứu tươi 6g, trắc bá diệp tươi 9g, hà diệp tươi (hoặc bạc hà tươi) 9g, sắc uống

- Hoặc trúc nhự 8g, sinh địa 8g, hoàng cầm 6g, bạch thược 6g, mạch môn đông 8g. Sắc uống ngày một thang.

- Có thể dùng thiến thảo căn 10g, trắc bách diệp 5g, sinh địa 15g, ngũ vị tử 10g, hoàng cầm 5g, cam thảo 5g. Sắc uống ngày một thang chia 2-3 lần.

Trường hợp đổ máu cam do ảnh hưởng chức năng hoạt động của các tạng trong cơ thể

- Do ăn nhiều thứ cay nóng làm cho vị nhiệt gây nên bệnh dùng thạch cao 24g, thục địa 24g, mạch môn đông 16g, tri mẫu 12g, ngưu tất 12g, lô căn 12g, mao căn 12g. Sắc uống.

Củ tỏi.

- Trường hợp âm hư hoả vượng gây chảy máu cam  dùng  thục địa 24g, mạch môn đông 24g, tri mẫu 24g, ngưu tất 24g, huyền sâm 12g, a giao 12g, thiên môn đông 24g, ngẫu tiết 24g, sắc uống ngày 1 thang chia 2-3 lần.- Nếu do can hoả vượng bốc lên dùng bài: sinh địa 16g, đương quy 12g, hoàng cầm 8g, trắc bá diệp 8g, xích phục linh 10g, cam thảo 6g, xích thược 12g, hương phụ 10g, sơn chi 10g, hoàng liên 6g, cát cánh 10g, ngưu tất 12g, sắc uống.

- Nếu say sưa quá độ làm thương tổn đến phế mà  nục huyết dùng  bách thảo sương 20g, hoè hoa 80g, tán thành bột, mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần, chiêu với 60ml nước sắc  bạch mao căn..

-  Trường hợp chảy máu cam do phế nhiệt  dùng  bạc hà 6g, hoàng kỳ 10g, sinh địa 16g, a giao 8g, mao căn 12g, mạch môn đông 12g, bồ hoàng 6g, bối mẫu 8g, tang bạch bì 10g, cát cánh 10g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày một  thang chia 2-3 lần.    

Theo KHĐS