Lưu trữ cho từ khóa: phát triển trí não

Những sai lầm khiến thai nhi chậm phát triển trí não

Những lỗi trong ăn uống của mẹ dưới đây có thể là nguyên nhân khiến thai nhi chậm phát triển.

Sinh ra một đứa con khỏe mạnh, thông minh luôn là mong ước của tất cả mọi người tuy nhiên không phải ai cũng có kiến thức đẩy đủ về vấn đề này. Một số sai lầm có thể mẹ không biết trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể khiến thai nhi chậm phát triển trí não hơn các bạn.

Mẹ bầu ăn quá nhiều

Chuyện cố ăn thật nhiều chất dinh dưỡng và những thứ “bổ béo” rồi tự hào về cân nặng ngày càng cao ngay nay đã quá “lỗi thời”. Trên thực tế, những mẹ bầu béo phì thường dễ bị rối loạn chuyển hóa, dẫn đến hệ thống thần kinh phôi thai bị bóp méo.

Axit folic rất quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển của hệ thần kinh thai nhi, giúp giảm tỷ lệ mắc khuyết tật ống thần kinh ở trẻ em.Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai bị béo phì, axit folic rất khó để phát huy tác dụng của mình.

Một nghiên cứ của Mỹ cho thấy phụ nữ thừa cân trước khi mang thai, nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở trẻ em khi sinh ra cao gấp 2 lần phụ nữ bình thường. Phụ nữ thừa cân sau khi mang thai, khả năng trẻ bị khuyết tật ống thần kinh lên tới 4 lần mẹ bầu có trọng lượng bình thường.

Gợi ý: Để cơ thể có đủ axit folic cho thai nhi, mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm giàu folate, chẳng hạn như gan động vật hoặc thận, rau xanh, cá, trứng, ngũ cốc và các sản phẩm đậu nành, vv. Thêm vào đó, bắt đầu từ 1-3 tháng trước khi mang thai, chị em nên uống bổ sung axit folic, và có thể duy trì thêm 3 tháng sau khi mang thai.

Lười bổ sung i-ốt

Cơ thể của phụ nữ mang thai bị thiếu i-ốt dễ bị ảnh hưởng đến sự tổng hợp hormone tuyến giáp, từ đó khiến bộ não thai nhi kém phát triển. Tuyến giáp chịu trách nhiệm về ngôn ngữ, thính giác và tinh thần của đứa trẻ.

Nếu hormone tuyến giáp không được hoạt động tốt, chúng sẽ dẫn đến sự ra đời của những đứa trẻ tăng trưởng chậm, không biết phản ứng, thậm chí điếc, rối loạn tâm thần…hay còn gọi là bệnh Down. Hiện nay, bệnh Down vẫn chưa hề có thuốc chữa trị dứt điểm.

Gợi ý: Mẹ bầu nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng cân bằng, chú ý đến lượng thức ăn có chứa i-ốt, tuân thủ ăn muối i-ốt.

nhung-sai-lam-khien-thai-nhi-cham-phat-trien-tri-nao

Cơ thể của phụ nữ mang thai bị thiếu i-ốt dễ bị ảnh hưởng đến sự tổng hợp hormone tuyến giáp, từ đó khiến bộ não thai nhi kém phát triển. (ảnh minh họa)

Thiếu hụt canxi trong khi mang thai

Các chuyên gia y tế Mỹđã tiến hành khảo sát hàng trăm phụ nữ mang thai và đi đến một kết luận: trong khi mang thai nếu lượng canxi hấp thụ hàng ngày của người mẹ không đạt 1200 mg hoặc ít hơn 600 mg thai nhi sẽ rất dễ bị loãng xương.

Gợi ý: Mẹ mang thai nên chú ý đến đủ tiêu thụ hàng ngày của canxi bao gồm các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, pho mát, rau màu xanh đậm và trái cây và các loại thực phẩm tự nhiên khác, và bổ sung canxi theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thiếu sắt

Sắt là thành phần chính của hemoglobin chất đóng vai trò mang oxy và chất dinh dưỡng đến các mô của bào thai. Thiếu sắt ảnh hưởng đến hemoglobin ở người mẹ, tác động đến sự trao đổi chất của thai nhi, không chỉ dễ dàng gây ra thiếu máu thiếu sắt ở thai nhi mà còn cản trở tốc độ tăng trưởng và cân nặng của thai nhi.

Gợi ý: Mẹ bầu mang thai từ thang thứ 5 cần chú ý bổ sung thật nhiều sắt và chế độ ăn uống.

Thiếu đồng

Khi hàm lượng đồng trong máu của phụ nữ mang thai quá thấp, nó sẽ gây ra sự thiếu hụt đồng trong bào thai, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của thai nhi và gây thiếu máu bào thai. Vì vậy, khi mang thai, mẹ không thể bỏ qua việc bổ sung đồng cho cơ thể tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi.

Gợi ý: Các loại thực phẩm giàu đồng cho mẹ bầu là gan động vật, thịt (đặc biệt là gia cầm), trái cây, các loại hạt, cà chua, đậu xanh, khoai tây, sò, rong biển, ca cao và sô cô la.

Thiếu hụt Mangan (Mn) khi mang thai

Thiếu Mn trong khi mang thai ảnh hưởng nghiêm trọng sự phát triển xương, tạo khả năng xuất hiện các biến dạng khớp nghiêm trọng.

Vì vậy khi mang thai, chị em phải chú ý đến hàm lượng Mn.Nói chung, nếu một người phụ nữ mang thai ăn ngũ cốc và rau đầy đủ thì việc thiếu Mn thường không xảy ra. Nhưng nếu ăn thực phẩm chế biến hoặc tổng hợp quá thường xuyên sẽ làm cho cơ thể thiếu hụt Mn

Gợi ý: Mẹ bầu nên chú ý đến chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc.

Thiếu kẽm

Nghiên cứu Y học Mỹ đã tìm thấy rằng trẻ sơ sinh nhẹ cân,có chu vi vòng đầu nhỏ hoặc trẻ sơ sinh bị khiếm khuyết về tinh thần đều vì mẹ đã bị thiếu kẽm trong thai kỳ. Kẽm rất quan trọng trong việc phát triển não bộ của thai nhi, dó đó thiếu hụt kẽm sẽ gây thiệt hại cho sự phát triển đại não trẻ

Gợi ý: Mẹ bầu nên điều chỉnh chế độ ăn uống, chú ý đảm bảo lượng thịt nạc, trứng, thịt gia cầm, hải sản, sò và các loại thực phẩm giàu kẽm khác trong ngày. Thêm vào đó, nên ăn nhiều rau, hoa quả, khoai tây, ăn các sản phẩm sữa, đậu phụ và các sản phẩm từ đậu nành.

Theo Eva.vn

Những dưỡng chất quan trọng nhất cho não trẻ

1. Tryptophan: Là một trong những dưỡng chất có lợi cho giấc ngủ của trẻ – hỗ trợ quá trình phát triển trí não. Tryptophan có trong thực phẩm rất ít. Dưỡng chất này cũng được tìm thấy trong sữa mẹ dưới dạng melatonin và serotonin. Melatonin điều hòa giấc ngủ, giúp bảo dưỡng tế bào não sau thời gian hoạt động. Serotonin kiểm soát sự tăng trưởng của tế bào não, giúp não bộ của bé xử lý thông tin nhanh hơn. Thực phẩm giàu tryptophan gồm: chuối, đậu phộng, hạt sen, bí đỏ…

nhung-duong-chat-quan-trong-nhat-cho-nao-tre

Ảnh minh họa: internet

2. Tyrosin:

Nếu Tryptophan tác động đến khả năng xử lý thông tin của não trẻ thì tyrosin sẽ giúp trẻ tập trung hơn, tiếp nhận thông tin tốt hơn. Tyrosin là một axit amin rất cần thiết để tổng hợp epinephrine – một chất dẫn truyền thần kinh cho não bộ. Thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh, trẻ có thể giảm khả năng tập trung và sự phát triển khí chất. Tyrosin có trong cá ngừ, thịt gà…

3. DHA và AA

: DHA là một loại axit béo thiết yếu, cơ thể không tự tổng hợp được mà phải lấy từ bên ngoài. AA là một loại axit béo đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành cấu trúc và phát triển chức năng của não bộ. Bổ sung DHA và AA giúp bé sẵn sàng nguồn nguyên liệu để hoàn thiện cấu trúc và chức năng của não bộ và võng mạc. DHA và AA có nhiều trong các loại cá thu, cá hồi, cá trích…

4. Axit sialic:

Là một thành phần quan trọng của cấu trúc não bộ, đóng vai trò thiết yếu trong việc chuyển tải và lưu trữ thông tin vào não. Loại axit này có nhiều trong sữa mẹ, có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển tế bào thần kinh. Bổ sung axit sialic sẽ giúp tăng tốc độ dẫn truyền thần kinh, do đó tăng cường khả năng học hỏi và trí nhớ của trẻ.

5. Cholin

: Là thành phần quan trọng trong cấu trúc màng tế bào thần kinh và rất cần thiết trong quá trình tổng hợp acetylcholine – chất dẫn truyền thần kinh quan trọng của cơ thể. Choline có nhiều trong sữa mẹ và các thực phẩm như thịt, trứng, sữa và các loại rau sẫm màu. Dưỡng chất này đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo trí nhớ và phát triển nhận thức của trẻ.

6. Sphingomyelin

: Là thành phần cơ bản cấu tạo nên lớp vỏ myelin bao bọc quanh dây thần kinh, giúp dẫn truyền các tín hiệu và xung động thần kinh. Hệ thần kinh sẽ không hoạt động tốt nếu không được myelin hóa hoàn toàn. Việc bổ sung sphingomyelin sẽ hoàn thiện quá trình myelin hóa các tổ chức thần kinh, giúp hệ thần kinh của trẻ phát triển, tăng cường trí nhớ và khả năng học tập của bé. Mộc nhĩ, thịt, sữa… khá giàu dưỡng chất này.

7. Palatinose:

Là thành phần cacbonhydrat được chuyển hóa thành glucose ổn định – dưỡng chất thiết yếu giúp các tế bào não hoạt động hiệu quả. Palatinose mang đến nguồn năng lượng dài lâu và ổn định cho bộ não của trẻ, đảm bảo bộ não luôn trong tình trạng “sung sức” nhằm tối ưu hóa khả năng tiếp thu và xử lý thông tin của bộ não, tăng cường khả năng nhận thức và tư duy của bé. Palatinose được tìm thấy trong mía đường và mật ong, song với tỷ lệ rất ít.

BS Võ Đôn

(Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM)

Theo Phunuonline.com.vn

Đánh giá trí thông minh của bé: cần phải khoa học

Mang thai đã là một quá trình vất vả cho các bà mẹ, nhưng nuôi dạy con mới là quá trình cần nhiều tâm sức hơn nếu như người mẹ muốn con được lớn lên trong những điều kiện tốt nhất. Không kém phần quan trọng, bên cạnh việc “nuôi con lớn”, việc “chăm con khôn” cũng luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều bà mẹ.

Làm cách nào để theo dõi biểu hiện trí thông minh hàng ngày của bé?

Chị Hân (quận 6, TP. HCM) chia sẻ: “Tôi tìm hiểu trên internet và báo chí để tìm hiểu sự phát triển của con. Chẳng hạn như khi bé 12 tháng tuổi phải biết gọi ba, mẹ, khi bé được 36 tháng phải biết hát những bài hát thiếu nhi cơ bản, hoặc phân biệt các màu sắc với nhau”. Còn với chị Trang (Bến Tre) thì có những phương pháp “thủ công” hơn: “Tôi tập cho con nói hằng ngày bằng cách nhắc lại cho bé nhiều lần và sau đó hỏi bé để kiểm tra. Trí não trẻ con như tờ giấy trắng, phải luyện tập thì bé mới có trí khôn được.”

Hai trường hợp trên đều cho thấy bà mẹ nào cũng ý thức được việc phát huy trí não cho con, nhưng lại với những mức nhận thức và phương pháp khác nhau. Theo tiến sĩ – bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn (thư ký chi hội Tiêu hoá Gan mật Nhi Việt Nam): “Mẹ cần nắm rõ các cột mốc vàng đánh dấu sự phát triển trí não của trẻ, đặc biệt là từ những năm tháng đầu đời, để hiểu rõ và có phương pháp nuôi dạy phù hợp, giúp bé phát huy tối đa trí thông minh.”

Nhận biết các mốc phát triển bằng những công cụ khoa học

Không giống như việc kiểm tra trí thông minh của người trưởng thành và trẻ lớn, với trẻ từ giai đoạn sơ sinh đến dưới 6 tuổi, đặc biệt là dưới 3 tuổi, có một số trắc nghiệm để đo chỉ số phát triển của bé như Fagan, Bayley, Denver…Điển hình với bài Test Fagan, chúng ta có thể đo chỉ số phát triển (developmental quotient-DQ) bằng phương pháp: trẻ sẽ được nhìn một số cặp hình ảnh gương mặt người quen thuộc xen lẫn với ảnh mới. Nguyên tắc của trắc nghiệm này được dựa trên giả thuyết trẻ có khả năng ghi nhớ những ảnh đã được xem trong một thời gian là 20 giây và sẽ thích nhìn những ảnh mới được giới thiệu trong 5 giây. Kết quả < 53% xác định các trẻ có nguy cơ chậm phát triển tâm thần về sau. Tỉ lệ này sẽ được máy vi tính tính từ tỉ lệ thời gian trẻ nhìn các ảnh mới so với tổng thời gian trẻ nhìn các ảnh mới và cũ, theo lý thuyết là hầu hết trẻ thường bị kích thích và nhìn vào những hình ảnh mới lâu hơn các ảnh đã trông thấy trước đó.

Mẹ cần theo dõi các cột mốc phát triển vàng của trẻ (Ảnh do nhãn hàng Gain Plus EyeQ cung cấp)

Các mốc phát triển trí não vàng của trẻ có thể được đánh dấu tại tháng thứ 6, 12, 24, và 36 và mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì qua từng thời kì, não trẻ có những biến chuyển lớn mà nếu không nắm rõ và để ý, mẹ sẽ bỏ lỡ và không có những tác động kịp thời. Chẳng hạn như 6 tháng đầu đời, trẻ phát triển rất mạnh khả năng thị giác (từ việc chỉ nhìn mọi vật bằng màu trắng và đen, đến dần dần thấy các màu khác), bước sang tháng thứ 7, khả năng nhận thức của bé bắt đầu khởi động và đánh dấu bước phát triển cao hơn của trí não, cho đến tháng 36 là lúc khả năng tiếp thu và diễn đạt của trẻ lên cao trào nhất.

Bé phát triển nhanh đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cao

Khi đã hiểu rõ các cột mốc phát triển trí não của trẻ, mẹ cần có những tác động tích cực để giúp trí não phát triển hiệu quả nhất, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng. Quan trọng hơn là việc mẹ tìm hiểu chế độ dinh dưỡng được chứng minh lâm sàng để giúp bé đạt chuẩn tại từng cột mốc vàng. Phát triển trí não cho trẻ, mẹ cần nhiều hơn một dưỡng chất đơn lẻ giúp tối ưu cấu trúc và chức năng của não bộ bao gồm: phát triển tế bào não, chức năng học hỏi, ghi nhớ. Chính vì vậy, mẹ cần cung cấp một hệ dưỡng chất toàn diện, có sự tham gia đầy đủ và cân bằng và kết hợp khoa học của tất cả các dưỡng chất thiết yếu giúp bé hoàn thành tốt các cột mốc phát triển dựa trên các nghiên cứu khoa học (chứng minh lâm sàng).

Cần cung cấp một hệ dưỡng chất toàn diện cho trẻ để đảm bảo trí não phát triển đầy đủ (Ảnh do nhãn hàng Gain Plus EyeQ cung cấp)

Chế độ dinh dưỡng thông thường từ thức ăn không thể cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cao của não bộ. Ngoài DHA, bé còn được cung cấp AA, Omega3, Omega6, Lutein, Taurin, Choline… và các vi, khoáng chất thiết yếu. Với nhu cầu này, ngoài những bữa ăn hàng ngày từ rau, thịt, cá, trứng, thì việc mẹ lựa chọn loại sữa công thức phù hợp, được tổng hợp tất cả các dưỡng chất một cách khoa học cũng đóng vai trò tính cực trong việc hỗ trợ và thúc đẩy cấu trúc và chức năng não bộ của bé phát triển hoàn chỉnh, là nền tảng cho sự phát triển trí tuệ.

 

Trưởng thành từ cuộc thi “Ai bén nhạy hơn?”

Trải qua ba phần thi hết sức gay cấn, đội trường Tiểu học Nguyễn Du (quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng) đã xuất sắc vượt qua bốn đội thi khác để dành giải nhất vòng chung kết toàn quốc cuộc thi “Ai bén nhạy hơn?” do Hội đồng Đội Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhãn hàng Sữa Cô gái Hà Lan School Smart tổ chức.

Cuộc thi đã thu hút sự tham gia nhiệt tình của hơn 150.000 học sinh đến từ 3.143 trường trên toàn quốc, đã mang đến cơ hội, thử thách để các em học sinh rèn luyện tư duy nhạy bén, tạo điều kiện để nhà trường và các bậc phụ huynh có được phương pháp giáo dục khoa học và hiện đại.

Tranh tài sôi nổi

Xuất sắc vượt qua vòng thi cấp trường và khu vực bằng khả năng nhạy bén, làm việc nhóm và thuyết trình tốt, 5 đội thi thuộc các trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm (TP.HCM), trường tiểu học Nguyễn Du (Hải Phòng), trường tiểu học Ái Mộ (Hà Nội), trường tiểu học Lê Lai (Đà Nẵng) và trường tiểu học Nguyễn Công Trứ (Đắk Lắk) bước vào vòng chung kết với một tâm lý hết sức tự tin và đã cống hiến cho khán giả một cuộc tranh tài hết sức gay cấn.

Trải qua ba phần thi “Ai tài, ai khéo?”; “Ai thông minh hơn?” và “Ai bén nhạy hơn?”, các đội thi đã chứng tỏ được kiến thức vững chắc và cách xử lý các tình huống xảy ra hết sức khéo léo. Sự gay cấn của cuộc thi càng về sau càng trở nên hấp dẫn. Trong phần thi “Ai tài, ai khéo” mỗi đội đã mang những bản sắc riêng của ngôi trường mình đang học, địa phương mình sinh ra và lớn lên để giới thiệu đến mọi người. Tất cả khán giả đều ấn tượng với đội trường tiểu học Nguyễn Công Trứ mang đến nét văn hóa đậm chất Tây Nguyên với trang phục sặc sỡ, với tiếng cồng chiêng rộn rã, với những đoạn nhạc ráp sôi động… của một già làng tài năng dẫn dắt học sinh giới thiệu về mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ.

Đội trường Nguyễn Công Trứ, Đăk Lăk đang thuyết trình trong phần thi “Ai bén nhạy hơn?” (Ảnh được cung cấp bởi Dutch Lady)

Sự nhạy bén, làm việc đồng đội lại được tiếp tục thể hiện trong phần thi cuối “Ai bén nhạy hơn?”. Với tình huống được đưa ra về bạo lực học đường, một vấn đề đang gây bức xúc hiện nay, các đội đã thể hiện sự nhanh nhạy trong xử lý. Nếu như đội thi của trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm và trường tiểu học Ái Mộ dũng cảm trực tiếp đứng ra bảo vệ những bạn bị “kẻ mạnh” bắt nạt, giảng giải cho các bạn hiểu được cái sai để từ đó thay đổi hành vi thì các đội thi khác lại khéo léo khi quyết định báo những trường hợp trên cho phụ huynh, bảo vệ nhà trường, giáo viên chủ nhiệm để giải quyết. Kết quả, đội trường tiểu học Nguyễn Du (Hải Phòng) đã xuất sắc đánh bại các đội thủ khác để dành được giải nhất cuộc thi. Giải nhì được trao cho trường tiểu học Ái Mộ (Hà Nội) và giải ba thuộc về trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm (TP.HCM).

Đội trường Lê Thị Hồng Gấm giao lưu cùng chương trình. (Ảnh được cung cấp bởi Dutch Lady)

Bí quyết của sự nhạy bén

TS. Nguyễn Kim Dung, phó viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục Tp. HCM cho rằng, quá trình cuộc thi cho thấy rằng hầu hết các em đều nắm kiến thức tốt, có nhiều em rất nhạy bén, sáng tạo. Chúng ta cần một phương pháp dạy học “mở” để các em có thể tự do đưa ra những ý tưởng hay, cho trẻ tự trải nghiệm, làm việc nhóm để trẻ rút ra được những kinh nghiệm bổ ích trong cuộc sống. “Tất nhiên, để các em có thể phát triển sự nhanh nhạy, thông minh hơn thì các bậc cha mẹ phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lí để giúp các em có được sức khỏe, thể chất khỏe mạnh”, TS. Dung nhấn mạnh.

Nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến khả năng tư duy nhạy bén của các em. Đặc biệt khi trẻ thiếu các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của não như Omega 3&6, sẽ khó hình thành khả năng tư duy tốt trong giai đoạn tiểu học và về sau. Hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng, FrieslandCampina VN đã cho ra đời sản phẩm sữa nước Cô Gái Hà Lan School Smart đầu tiên được bổ sung Omega 3&6 thúc đẩy sự phát triển trí não tối đa cho trẻ.

Mặc dù đã tìm ra quán quân nhưng sân chơi “Ai Bén Nhạy hơn?” vẫn mở rộng cổng chào đón các bé tại www.aibennhayhon.com để tiếp tục thử thách và rèn luyện. Các mẹ đừng quên để vào cặp các bé 2 – 3 hộp sữa nước Cô Gái Hà Lan School Smart khi đến trường, để các bé luôn đủ dưỡng chất hỗ trợ trí lực phát huy khả năng học hỏi và độ nhạy bén.

Niềm vui mừng chiến thắng hiện trên gương mặt các em khi nhận giải thưởng từ chương trình