Lưu trữ cho từ khóa: phát triển thể chất

Có sữa tăng chiều cao nhưng không gây dậy thì sớm

Dậy thì sớm đang có xu hướng gia tăng ở bé trai và bé gái, với bệnh lý và dinh dưỡng không hợp lý là yếu tố nguyên nhân. Khi các bé gái dậy thì có biểu hiện tuyến vú to sớm, có kinh sớm… còn các bé trai thì: giọng trầm, có mụn trứng cá, ria mép… Nếu các biểu hiện này xuất hiện trước 9 tuổi (ở bé gái) và trước 10 tuổi (ở bé trai) được coi là dậy thì sớm.

Theo các chuyên gia về nội tiết – chuyển hóa, trong nhiều trường hợp, các hoóc-môn gây dậy thì sớm “kích hoạt” sự phát triển xương khiến trẻ cao lên rất nhanh. Tuy nhiên, các đầu xương sau đó cũng sẽ sớm “đóng” lại và trẻ không tiếp tục cao thêm nữa. Do đó, nhiều trẻ dậy thì sớm nhưng rồi sau đó chiều cao lại thấp hơn bạn cùng lứa khi trưởng thành. Bởi vậy, trường hợp dậy thì sớm, trẻ cần được đến khám tại cơ sở y tế.

Nguyên nhân khiến trẻ dậy thì sớm được các nhà phân tích cho rằng do mức sống nâng cao, trẻ tiếp xúc với nhiều thông tin, phim ảnh, quan hệ xã hội cũng đa dạng hơn; đặc biệt còn do trẻ tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng nhân tạo (màn hình vi tính), hoá chất (xà bông, dầu thơm)… Tất cả đã kích hoạt bộ não dẫn đến hoạt động sinh lý sớm hơn.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đưa ra các khuyến cáo về nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình dậy thì sớm ở trẻ là do ăn phải các loại thực phẩm như thịt bò, heo, gà… nhiễm chất kích thích tăng trưởng clenbuterol được sử dụng trong thực phẩm chăn nuôi, chất này sẽ ngấm vào từng thớ thịt. Clenbuterol có cấu trúc giống estrogen nên kích thích lên hệ thống nội tiết làm trẻ dậy thì sớm.

(Ảnh do nhãn hàng KI - 180 cung cấp)

Một lời khuyên được rất nhiều các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu về dậy thì sớm ở trẻ đưa ra cho các bà mẹ là hãy luôn đồng hành cùng con, dùng bản năng mẫu tử của mình để cảm nhận sự thay đổi tâm sinh lý của trẻ, từ đó hỗ trợ trẻ hiểu thêm về sự phát triển của bản thân. Đồng thời các bà mẹ cũng nên chọn những giải pháp cùng những dưỡng chất an toàn để giúp con có sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

(Ảnh do nhãn hàng KI - 180 cung cấp)

Mới đây, viện nghiên cứu thực phẩm Hàn Quốc đã cấp bằng sáng chế độc quyền cho “KI – 180” (PLuskids Calcium) – sản phẩm chứa các loại nguyên liệu gồm: canxi rong biển, chiết xuất rong tiểu câu và bột sữa non có tác dụng hỗ trợ quá trình tăng trưởng của xương, tế bào xương và làm chậm lại quá trình dậy thì trước khi xương bản tăng trưởng liền nhau do dậy thì sớm, đồng thời kích thích hoạt động của tế bào sụn, giúp trẻ cao tối đa mà vẫn an toàn.

(Ảnh do nhãn hàng KI - 180 cung cấp)

“KI – 180” được nghiên cứu bởi các chuyên gia hàng đầu Hàn Quốc, được bổ sung trong các sản phẩm sữa bột đặc biệt cao cấp – I am mother kid, và được coi là một trong những giải pháp an toàn cho sự phát triển thể chất và trí não mà không đẩy nhanh quá trình dậy thì sớm ở trẻ. 

Tư vấn : Hotline : Tại TPHCM : 08 54115500

                              Tại Hà Nội: 04. 35561599

               Website: http://namyangi.com.vn

Cha mẹ còn, con vẫn “mồ côi”

Phó tổng giám đốc của một công ty sản xuất điện thoại thương hiệu Việt, có lần tâm sự: “Tôi cùng chồng tạo dựng mọi thứ từ tay trắng, vinh quang cũng nhiều và cay đắng không ít. Nhưng điều tôi hối tiếc nhất, là để cho đứa con bé nhỏ thiếu bàn tay và tình thương của mẹ, khi cháu mới tròn… ba ngày tuổi”.

Lúc lao đi làm sau khi sinh mổ ba ngày để giải quyết món nợ hơn 2 tỉ đồng từ rủi ro kinh doanh, để vực dậy thương hiệu và cứu sinh mạng công ty, chị không thể ngờ hai năm sau đó con trai mình bị chứng tự kỷ.

Nỗi đau mang tên “mẹ đi vắng”

Nữ doanh nhân trên giao con cho hai người giúp việc, cả hai làm tốt nhiệm vụ cho bé bú đúng cữ, vệ sinh sạch sẽ. Nhưng đến hai tuổi, bé vẫn không biết nói. Gần ba tuổi bé vẫn tiêu tiểu không tự chủ, la hét khi có người lạ vào nhà. Dần dà, bé hung dữ và cào cấu bất cứ ai, và bé hay giận vô cớ. Khi đưa bé đi khám, gia đình mới biết bé bị chứng tự kỷ do hai người giúp việc lâu nay chỉ chăm sóc chứ không vui đùa, trò chuyện với bé. Hai năm điều trị tích cực rất tốn kém, hiện con chị mới nói được từng tiếng một, biết dạ thưa và đi tiêu đúng chỗ.


Ảnh minh họa

Có trường hợp cả hai vợ chồng đều là bác sĩ sản khoa, do công việc ở bệnh viện và phòng khám riêng quá bận rộn, phải giao con cho người giúp việc, hậu quả là đến năm bốn tuổi cháu bé vẫn chưa biết nói, có nhiều biểu hiện của chứng tự kỷ.

Cũng có trẻ đổi tính hẳn khi không còn được ở với mẹ. Chị Nguyễn Thu An, 32 tuổi, ở Biên Hoà, chủ một cửa hàng kinh doanh thiết bị điện tử, vì công việc bận rộn nên phải đi làm lại khi con chưa đầy hai tháng tuổi. Chị tâm sự: “Khi tôi giao con cho người giúp việc, cháu rất ngoan, ăn uống đúng cữ và lên cân đều. Nhưng chưa đầy mười ngày sau, bé quấy khóc dữ dội, có khi gào khóc to và không thể dừng được. Cháu bám cứng lấy mẹ, và có biểu hiện hoảng loạn tinh thần. Tìm hiểu mới biết khi tôi đi vắng, hai cô bé giúp việc ở nhà (16 và 18 tuổi), mải nghe điện thoại và nhắn tin với bạn trai, để con tôi khóc không thèm dỗ nên cháu sợ cứ khóc mãi, càng lúc càng khó dỗ hơn. Mất hơn ba tháng sau, bỏ hết việc để ở nhà chăm sóc, vỗ về con, nhưng tính tình con tôi vẫn nóng nảy, hay khóc hờn và mỗi khi khóc, cháu có xu hướng co giật, tím tái, dỗ dành cháu rất khổ sở”.

Kinh tế càng khó khăn, việc kiếm tiền càng nhiều áp lực, đồng nghĩa với thời gian bố mẹ ở bên con ngày một ít. Làm sao để việc kiếm tiền của ba mẹ không ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của con, không để lại những hậu quả đau lòng?

Cần tình hơn tiền


Kinh tế càng khó khăn, việc kiếm tiền càng nhiều áp lực, đồng nghĩa với thời gian bố mẹ ở bên con ngày một ít

Lý Minh Lan, học lớp 8 một trường ở Tân Bình, nổi tiếng vì có nhiều “người yêu”. Em chia sẻ: “Không phải em thích có nhiều bạn trai, nhưng lúc nào em cũng có cảm giác cần ai đó để chia sẻ. Ba mẹ đi tối ngày, sáng em tự đi học, chiều về nhà chỉ có bà giúp việc, rảnh ra thì bác ấy xem phim Hàn. Đôi khi em thấy mình như là “gánh nợ” của ba mẹ, tồn tại ở đó chỉ để ăn, học, và ngủ. Ba mẹ phải kiếm tiền nuôi em tới mức không có thời gian để nói chuyện với em. Nên em cần ai đó quan tâm xem em ăn gì buổi sáng, trưa uống gì và tối ngủ có ngon không! Các bạn nói em nhiều “bồ”, là như vậy”.

Nguyễn Thế Anh, 25 tuổi, đến gặp chuyên gia tâm lý với chai dầu gió trên tay. Cứ nói chuyện năm ba phút, là anh mở nắp chai dầu ra xức liên tục lên mũi, thái dương, cổ. Được biết, anh không rời khỏi chai dầu, kể cả lúc ăn cơm hay đi ngủ. Chuyên gia tâm lý gọi đó là chứng yếu đuối giả, vì cơ thể anh hoàn toàn bình thường. Nguyên nhân: do cha mẹ phải lo kiếm tiền từ sáng đến tối, có năm anh em thì đứa lớn chăm đứa nhỏ, anh là con út nên hoàn toàn do anh chị chăm. Khi cha mẹ mất, giao tài sản cho anh chị quản lý, anh mới tìm đến chuyên gia tâm lý, chuyên gia luật để tìm cách lấy lại tài sản từ anh chị mình. Anh không tin bất kỳ ai và không thể tiếp thu bất cứ một phân tích nào từ phía chuyên gia vì thấy mình trơ trọi, yếu đuối, bị bỏ rơi trong chính gia đình mình.

Kinh tế càng khó khăn, việc kiếm tiền càng nhiều áp lực, đồng nghĩa với thời gian bố mẹ ở bên con ngày một ít. Làm sao để việc kiếm tiền của ba mẹ không ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của con, không để lại những hậu quả đau lòng?

Quan sát con để phát hiện và can thiệp kịp thời các sai lệch

Tiếp cận với các em bỏ nhà đi bụi, được cho là cá biệt, quậy phá, tôi thấy các em đôi khi lại khá… hiền. Các em chỉ muốn nổi loạn để chứng tỏ, để được chú ý, vì chẳng ai chú ý tới các em. Trong điều kiện khác nhau, có những bậc cha mẹ không thể ở bên con, nhưng khi giao phó con cho ai đó chăm sóc, hãy lường trước những rủi ro, rà soát các yếu tố có thể liên quan đến tâm sinh lý con mình. Sau đó, tăng cường các phương pháp quan sát để nhận biết những thay đổi cơ thể, sức khoẻ, tâm lý của con. Bạn có thể đột ngột trở về để người nhà biết là bạn có thể về bất cứ lúc nào. Bạn có thể trao đổi với con vài câu chuyện mỗi tối, để biết con gặp chuyện gì, có gì vui hay khúc mắc cần chia sẻ. Cha mẹ cũng nên học các kỹ năng trao đổi với trẻ từng lứa tuổi khác nhau, để giảm bớt rào cản ngôn ngữ, quan điểm sống giữa hai thế hệ. Nếu không thể chăm sóc con cả ngày, hãy tận dụng buổi tối, tìm ra những hoạt động thú vị để cả nhà cùng chơi, cùng chia sẻ. Hình thành thói quen vui chơi hoạt động gia đình buổi tối tuy không dễ, nhưng kiên trì và trên tinh thần tôn trọng nề nếp gia đình, dần dần gia đình sẽ có nề nếp.

ThS Tâm lý Võ Thị Tường Vy
(Giảng viên đại học sư phạm TP.HCM)

Chuẩn bị nền tảng kinh tế trước khi sinh con

Nguyên nhân của những đứa trẻ thiếu hơi mẹ là do cha mẹ trẻ không quan tâm đến việc chuẩn bị nền tảng kinh tế trước khi sinh con. Làm cha mẹ là công việc cả đời, bạn cần có kế hoạch mới đảm bảo điều tốt nhất cho trẻ. Những đứa trẻ thiếu hơi bố mẹ từ nhỏ, không được sự chăm sóc từ người có kỹ năng, tình thương yêu, sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến tâm sinh lý, từ rối loạn hành vi, tự kỷ, đến trầm cảm, ích kỷ, hung dữ hoặc tìm vui trong các sinh hoạt không lành mạnh: yêu đương bừa bãi, hút thuốc, uống rượu, sử dụng ma tuý… Có quá nhiều trường hợp tội phạm bắt nguồn từ nguyên nhân cô độc, thiếu quan tâm trong gia đình. Vì sự hoàn thiện nhân cách của một thế hệ, đôi khi người lớn phải chịu khó hy sinh. Cha quan hệ xã hội nhiều thì hy sinh chút thời gian về ăn cơm, trò chuyện với con. Mẹ bận rộn kinh doanh thì hy sinh chút lợi nhuận để đảm bảo tiền mình làm ra chỉ đem lại điều tốt cho con. Không có hy sinh, không thể nào toàn vẹn một gia đình.

Chuyên viên tâm lý Lê Thị Minh Hoa

Meo.vn (Theo SGTT)

Vai trò của sữa mẹ đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh

Từ lúc sinh ra cho đến khi được 1 tuổi, trẻ sẽ có những thay đổi đáng kể trong quá trình phát triển. Học viện nhi khoa của Mỹ khuyến cáo rằng trong những năm đầu đời nên nuôi con bằng sữa mẹ.

Bởi việc này có thể khuyến khích trẻ phát triển về thể chất, khả năng nhận thức và giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Sau đây, hãy  tìm hiểu kỹ hơn các lợi ích mà sữa mẹ mang lại cho trẻ sơ sinh.

Giảm nguy cơ bị béo phì

Trẻ bú mẹ thường phát triển thể chất chậm hơn so với trẻ uống sữa ngoàị, tuy nhiên chúng có khuynh hướng phát triển nhanh về kỹ năng vận động và nhận thức. Trung bình trẻ bú sữa mẹ thường nhẹ cân hơn những đứa trẻ khác và cũng ít có nguy cơ bị béo phì. Theo trang DRSears.com, nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm tỉ lệ mắc bệnh béo phì khi trẻ lớn lên.

Phát triển kỹ năng vận động

Theo tờ Couple to Couple League, trẻ lớn lên bằng sữa mẹ có khả năng thu nhận thông tin và biết đi sớm. Tạp chí Science News đã có một bài báo với tựa đề "Trẻ vận động tốt hơn nhờ vào sữa mẹ". Những trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ ít nhất 4 tháng sẽ ít có nguy cơ chậm phát triển kỹ năng vận động hơn so với những bé không bú mẹ. Nghiên cứu này cũng tính đến các yếu tố tác động khác như độ tuổi của người mẹ, môi trường kinh tế - xã hội.

Tăng kỹ năng kết nối xã hội

Một trong những lợi thế khi nuôi con bằng sữa mẹ là tạo cho bé sự gần gũi với người mẹ. Điều này không chỉ giúp hình thành mối quan hệ sâu sắc giữa mẹ và bé mà còn rất quan trọng trong việc giúp trẻ bộc lộ đầy đủ cảm xúc và phát triển những kỹ năng xã hội sau này.

Phát triển nhận thức

Trẻ bú sữa mẹ có khả năng phát triển nhận thức tốt hơn so với trẻ uống sữa ngoài ở cùng độ tuổi. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí dinh dưỡng của Mỹ Clinical Nutrition chỉ ra rằng từ 6 đến 23 tháng tuổi trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có dấu hiệu phát triển chức năng nhận thức cao hơn so với những đứa trẻ bú ngoài.

Tăng cường hệ miễn dịch

Trẻ mới sinh có hệ thống miễn dịch kém và nó sẽ dần phát triển khi bé lớn lên. Nhìn chung trẻ bú sữa mẹ thì khỏe mạnh hơn và phát triển hệ miễn dịch tốt hơn so với bạn cùng lứa. Nhờ đó trẻ rất ít có nguy cơ bị nhiễm trùng và mắc bệnh. Phần quan trọng trong hệ miễn dịch của bé là sự phát triển tuyến ức. Theo nghiên cứu của Tạp chí American Osteopathic Association Mỹ, các nhà khoa học đã tiến hành đo kích cỡ tuyến ức một nhóm trẻ mới sinh bằng máy siêu âm và nhận thấy rằng kích cỡ này ở mọi trẻ sơ sinh đều bằng nhau, sau 4 tháng họ tiến hành siêu âm lại thì kết quả cho thấy kích cỡ tuyến ức của trẻ bú sữa mẹ lớn hơn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của hệ miễn dịch ở trẻ.

 

Meo.vn (Theo TCLD)

Cách bổ sung vitamin bằng thực phẩm cho trẻ

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ có ý nghĩa rất quan trọng cho việc phát triển thể chất cho trẻ ở những giai đoạn tiếp theo.


Đối với những quả nhiều chất xơ, vitamin C như cam nên cho trẻ cả múi.

Nếu trẻ đã học cấp 1 mà mỗi bữa vẫn chỉ ăn vài gắp rau thì cha mẹ cần cần điều chỉnh nguồn cung cấp rau cho bé. Lúc này lượng tiêu thụ rau xanh ở trẻ cần tương đương với người lớn.

Ngoài bổ sung các vitamin và chất khoáng từ nguồn rau xanh thì trái cây cũng là một nguồn thực phẩm giàu vi chất lý tưởng. Tuy nhiên các bà mẹ nên chú ý lựa chọn các loại trái cây phù hợp.

Chuối là sự lựa chọn của rất nhiều người nhưng với loại quả này, không hề tốt cho những trẻ thừa cân, béo phì.

Đối với những quả nhiều chất xơ, vitamin C như cam nên cho trẻ ăn cả múi, thậm chí chỉ cần gọt bỏ lớp vỏ ngoài, giữ lại cùi cam rồi cho bé ăn, vừa giúp trẻ dễ tiêu hoá, vừa rất tốt cho sức khoẻ. Nếu chỉ uống nguyên nước cam vắt thì chất xơ không được cung cấp nhiều.

Để bảo toàn được lượng vitamin nhiều nhất có trong thực phẩm cho bé, cha mẹ hãy: Chọn mua hoa quả và rau tươi cho bé, chọn quả chín hoặc quả ương để chín tự nhiên rồi mới cho bé ăn, không nên chế biến kỹ hoa quả và rau củ khi cho bé ăn...

Meo.vn (Theo Laodong)

Những điều cần biết về dậy thì sớm ở trẻ

Dậy thì sớm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tâm lý của trẻ. Là cha mẹ, chúng ta cần tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị để giúp con trẻ sớm có lại cuộc sống bình thường như bao trẻ khác.

Nguyên nhân

Dậy thì sớm là khi cơ thể trẻ xuất hiện những đặc điểm sinh dục thứ phát trước 8 tuổi, như bé gái có kinh nguyệt, tuyến vú phát triển, xuất hiện lông mu; bé trai vỡ tiếng, cao vọt, bộ phận sinh dục phát triển…

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc dậy thì sớm. Trẻ em ở những vùng gần xích đạo, đồng bằng, thành thị thường dậy thì sớm hơn trẻ ở những khu vực khác. Cuộc sống hiện đại chứa đựng những yếu tố nguy cơ: Thực phẩm chứa chất tăng trưởng, tăng trọng; các nguồn ánh sáng nhân tạo như tivi, máy vi tính, đặc biệt là màn hình tinh thể lỏng; các nội dung, hình ảnh quan hệ của người lớn... đều có thể tác động đến trẻ, gây ra hiện tượng này. Dậy thì sớm thường gặp ở bé gái hơn là bé trai. Bác sĩ Thúy cảnh báo rằng những em béo phì, sử dụng nhiều thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp cũng thuộc nhóm có nguy cơ dậy thì sớm.


Dậy thì sớm ở trẻ gồm hai loại thật và giả. Dậy thì thật có thể do các nguyên nhân nêu trên và phụ thuộc vào gonadotropin - một loại hoóc-môn sinh dục, có nghĩa là thần kinh trẻ thức tỉnh sớm và có hoóc-môn này. Dậy thì giả  không phụ thuộc gonadotropin và có thể do các khối u buồng trứng, tinh hoàn tiết ra estrogen và testosterone, gây ra hiện tượng hệ thần kinh trung ương vẫn "ngủ" mà ngoại vi đã "thức"; các u tuyến thượng thận cũng có thể gây ra tình trạng này.

Không tự ý điều trị ở nhà

Dậy thì sớm dễ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý trẻ vì các em còn trong tuổi ăn, tuổi chơi mà cơ thể đã phát triển như người lớn, khác biệt với bạn bè... Sự phát triển thể chất cũng bị hạn chế. Trong giai đoạn tiền dậy thì, trẻ gái có thể cao lên khoảng 25 cm/năm, trẻ trai khoảng 28 cm/năm. Nếu dậy thì quá sớm, trẻ chưa kịp cao lên đã bị các hoóc-môn sinh dục làm thúc đẩy quá trình hàn sụn tiếp hợp và ngưng cao. Đối với các bé gái, việc cơ thể đã phát triển như thiếu nữ khi tuổi đời còn quá non nớt khiến các em dễ bị xâm hại tình dục.

Dậy thì sớm thường kéo theo lão hóa sớm về sau, đối với nữ là mãn kinh sớm. Dậy thì sớm không thể tự điều trị ở nhà, trẻ cần được đưa đến bác sĩ chuyên khoa để có hướng xử lý đúng và toàn diện. Tại TPHCM, phụ huynh có thể đưa con đến điều trị tại các bệnh viện phụ sản như Từ Dũ, Hùng Vương hoặc khoa nội tiết của Bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2.

Meo.vn (Theo Benconmoingay)

Trẻ chậm phát triển không phải vì tiêm ngừa

Ảnh: Internet
Kính chào bác sĩ. Tôi có một bé trai 2 tuổi, cân nặng 12,5 kg. Mong bác sĩ tư vấn giùm tôi về việc chích ngừa của bé.

Khi 9 tháng tuổi bé bị sốt nên bác sĩ không tiêm ngừa sởi cho cháu. Một tháng sau, bé đạt cân nặng 12,5kg, tôi đưa bé đi chích ngừa thì nhân viên y tế đề nghị chích bổ sung thêm mũi của tháng trước, tổng cộng hôm đó bé chích 2 mũi (sởi và tiêu chảy). Chiều cùng ngày, bé sốt 39 độ C. Tôi chăm sóc bé bằng cách cho bé mặc quần áo thoáng mát, lau nước ấm…Sau 2 ngày, bé hết sốt. Từ đó cho đến nay, dù tôi cho bé ăn đủ chất, đủ cữ…nhưng bé vẫn không tăng cân chút nào. Mọi người nói hay là bé bị di chứng của lần chích ngừa 2 mũi liền. Mong bác sĩ cho tôi hỏi có đúng vậy không? Tôi phải làm sao để cải thiện cân nặng cho con. Xin cám ơn bác sĩ.(thulien)

Trả lời:

Chào chị.

Theo chị trình bày, con chị tiêm ngừa 2 mũi sởi và tiêu chảy khi 10 tháng tuổi. Tuy nhiên, không có vắc xin ngừa tiêu chảy dạng tiêm cho trẻ 10 tháng tuổi như chị hỏi.

Cũng xin chia sẻ cùng chị rằng, không có một dược phẩm nào là hoàn hảo, là không có phản ứng phụ, vì vậy vắc xin cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, tiêm ngừa cho trẻ là chấp nhận một tỉ lệ nhỏ các nguy cơ phản ứng phụ nhưng có được lợi ích lớn là nguy cơ trẻ bị nhiễm bệnh rất thấp, hoặc nếu trẻ bệnh cũng không nặng, vì nhiễm bệnh là một trong những nguyên nhân làm chậm phát triển thể chất ở trẻ. Bên cạnh những phản ứng sau tiêm ngừa (như sốt, sưng, đau tại chỗ tiêm, quấy khóc) và các triệu chứng tương tự như khi trẻ bị nhiễm bệnh của loại vắc xin đó nhưng nhẹ hơn, đến nay không có y văn hay bằng chứng y học nào cho thấy sự chậm phát triển thể chất và vận động của trẻ do vắc xin. Mức độ nặng của phản ứng sau tiêm ngừa là rất hiếm. Do vậy, tình trạng không tăng cân của con chị không phải là di chứng của việc tiêm ngừa vắc xin, càng không phải do tiêm ngừa 2 mũi liền nhau. Chị không cho biết chiều cao của cháu nhưng ở tuổi cháu, cân nặng 12,5 kg là đạt mức bình thường. Chị cũng không cho biết cụ thể cháu đang ăn uống như thế nào nên cũng khó đưa ra kết luận. Tuy nhiên, mỗi trẻ đều có nhu cần ăn uống khác nhau, phụ huynh nên tôn trọng nhu cầu đó của trẻ. Nếu trẻ chậm hoặc không tăng cân nhưng tăng trưởng chiều cao đều đặn, vui chơi, tiếp xúc tốt thì không nên lo lắng.

Bác sĩ Trần Thị Mỹ Duyên

Chuyên khoa Nhi, Phòng khám Victoria Healthcare, TP.HCM

Meo.vn (Theo PNO)

Trẻ sinh non và sinh thiếu cân dễ mắc chứng tự kỷ

5% trẻ em sinh thiếu cân được chuẩn đoán là mắc bệnh tự kỷ trong khi tỷ lệ này chỉ chiếm 1% trong toàn dân số nói chung.

Kết quả công trình nghiên cứu do nhóm các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Pennsylvania (Mỹ) thực hiện chỉ ra rằng trẻ sinh non và nhẹ cân có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ cao gấp 5 lần so với trẻ sinh đủ tháng.

Nghiên cứu kéo dài trong khoảng 20 năm, theo dõi 862 trẻ em từ khi mới sinh ra cho tới khi bắt đầu trưởng thành nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa tình trạng trẻ sinh non và bị nhẹ cân với nguy cơ mắc chứng bệnh tự kỷ.

Trẻ sinh non gặp nhiều nguy cơ cao về sức khoẻ
(Ảnh minh hoạ, trong ảnh CLB trẻ tự kỷ tổ chức vui chơi)


Trong suốt thời gian theo dõi, kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 5% trẻ em sinh thiếu cân được chuẩn đoán là mắc bệnh tự kỷ trong khi tỷ lệ này chỉ chiếm 1% trong toàn dân số nói chung.

Tự kỷ là một chứng rối loạn về phát triển, xuất hiện trong 3 năm đầu đời, và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về não bộ của trẻ, đặc biệt là các kỹ năng giao tiếp xã hội. Nhiều nghiên cứu trước đây cũng đã chứng minh được rằng trẻ sinh non gặp nhiều nguy cơ cao về sức khỏe hay một số vấn đề về phát triển thể chất chẳng hạn như khó thở, chảy máu trong não và nhận thức chậm.

 

Meo.vn (Theo VOV)

“Thế Hệ Vàng Việt Nam = Dinh Dưỡng Vàng + Giáo Dục SQ”

Việt Nam luôn giành nhiều Huy chương Vàng trong kỳ thi Olympic Quốc tế các môn Toán, Lý, Hóa; nhưng với các cuộc tranh tài thể thao trên đấu trường quốc tế, chúng ta thường chỉ đạt thứ hạng rất thấp bởi các vận động viên không thua về chuyên môn nhưng thường thua đối phương về thể lực, chiều cao, sức bền,… Vậy làm sao để sản sinh ra những thế hệ có thể giành được chiếc Huy chương Vàng kép – cả về trí lực và thể lực?

Hiện thực hóa khát khao dân tộc bằng công thức Vàng

Những trăn trở về tầm vóc, thể lực của các thế hệ người Việt đã được đưa ra phân tích tại Hội thảo “Dinh Dưỡng Vàng và Giáo Dục SQ” do Wel Nutrition Hoa Kỳ tổ chức vào ngày 30/9 vừa qua tại TP.HCM. Ông Trần Quốc Nguyên, Tổng Giám đốc công ty KIDO – Đối tác của Wel Nutrition Hoa Kỳ cho biết: “Tiếp xúc với những thế hệ trẻ em gốc Việt sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ, tôi thấy các em phần lớn đều năng động thông minh hơn so với bạn bè ở quê hương, đặc biệt tầm vóc thì không thua kém gì trẻ em bản xứ”. Điều này cũng rất dễ hiểu bởi theo các chuyên gia dinh dưỡng và giáo dục, sự phát triển của trẻ phụ thuộc vào 3 yếu tố trong đó gen di truyền chỉ đóng vai trò phụ và có sức ảnh hưởng 20%, 80% rất lớn còn lại là phụ thuộc vào dinh dưỡng và môi trường sống, và may thay 2 yếu tố này con người hoàn toàn có thể tác động được.

Chuyên gia dinh dưỡng từ Hoa Kỳ, Th.S Aimee Cima và chuyên gia dinh dưỡng từ Đức, Mr Paul Wrobel cũng phân tích sự khác nhau trong khẩu phần và thói quen ăn uống của trẻ em Việt Nam so với các nước Âu Mỹ. Theo đó, trẻ em từ 1-3 tuổi ở Hoa Kỳ sử dụng các sản phẩm từ sữa 2-3 lần/ngày, trẻ em từ 7-10 tuổi là 4 lần/ngày; trong khi đó trẻ em Việt Nam ít được uống sữa và uống không đều đặn. Sự thiếu hụt nguồn Dinh Dưỡng Vàng này chính là một trong những nguyên nhân khiến tầm vóc, thể lực của trẻ em Việt Nam kém hơn hẳn so với trẻ em Âu Mỹ.

Th.S Aimee Cima, chuyên gia dinh dưỡng từ Hoa Kỳ chia sẻ về khác biệt dinh dưỡng của trẻ em Hoa Kỳ và Việt Nam tại hội thảo. Ảnh: NN

Ông Paul Wrobel, Chuyên gia dinh dưỡng từ Châu Âu chia sẻ về khác biệt dinh dưỡng của trẻ em Châu Âu và Việt Nam. Ảnh: Wel Nutrition

Như vậy, nguyên nhân lớn nhất ảnh hưởng đến tầm vóc của người Việt là vấn đề dinh dưỡng. Tháng 4/2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030 nhằm từng bước nâng cao chất lượng giống nòi người Việt. “Tầm vóc mới” không chỉ là khát khao cá nhân mà đã trở thành khát khao của cả một dân tộc. Dinh Dưỡng Vàng là vế thứ nhất của công thức tối ưu đã được đúc kết tại Hội thảo: Thế Hệ Vàng = Dinh Dưỡng Vàng + Giáo Dục SQ.

Chú trọng phát triển SQ (Social Quotient)

Sống trong thế giới phẳng, sự tương tác, phối hợp, kỹ năng làm việc nhóm và khả năng giao tiếp, hòa nhập với cộng đồng càng trở nên quan trọng với mỗi người. Vì vậy, trí tuệ xã hội – SQ trở thành yếu tố quyết định sự thành công của mỗi người trong xã hội. TS. Tâm lý Huỳnh Văn Sơn cho biết: “Thực tế có nhiều trẻ rất thông minh, làm việc độc lập rất tốt. Nhưng khi cần làm việc với người khác, các em lại không thể hợp tác bởi thiếu những kỹ năng xã hội cần thiết, không biết thích ứng, làm chủ các quan hệ xung quanh và không biết ứng xử tích cực trong các mối quan hệ, do vậy các em sẽ khó thành công trong xã hội hiện đại”.

TS. Tâm lý Huỳnh Văn Sơn giải đáp thắc mắc của phụ huynh về phương pháp giáo dục SQ cho trẻ. Ảnh: NN

Bên cạnh một số gợi ý về biện pháp thích hợp giúp phát triển trí tuệ xã hội SQ cho trẻ từ 6–11 tuổi, TS. Huỳnh Văn Sơn cũng đã cùng Wel Nutrition Hoa Kỳ phát triển những tình huống định hướng phát triển SQ dành cho trẻ từ 3-10 tuổi. Cùng với Dinh Dưỡng Vàng, Giáo dục SQ sẽ là Công Thức hoàn hảo làm tiền đề xây dựng Thế hệ Vàng của Việt Nam trong 10 – 20 năm nữa.

Ảnh: Wel Nutrition

Với mục tiêu cung cấp nguồn Dinh Dưỡng Vàng cho trẻ em Việt Nam, Wel Nutrition Hoa Kỳ giới thiệu sản phẩm Sữa tiệt trùng cao cấp Wel Grow, có bổ sung hệ miễn dịch Immuno Power System với tỷ lệ tối ưu các dưỡng chất thiết yếu cho trẻ trong giai đoạn tăng trường: DHA&ARA, FOS, Zinc.

Khi con thành thiếu nữ

(Webtretho) Bỗng dưng lớn phổng lên, trở thành thiếu nữ là một bước chuyển to lớn trong cuộc đời bất kỳ ai. Một số bé gái nôn nóng, trông chờ sự kiện này như ngóng trông sinh nhật của mình hay nụ hôn đầu nhưng cũng có những bé lại tỏ ra khiếp sợ… Sự khác biệt ấy phần nhiều phụ thuộc vào việc bé đã được chuẩn bị cho kỹ càng hay chưa mà thôi. Bố mẹ hãy cùng Webtretho giúp các bé nhé.

webtretho_sẽ có những lo lắng khi con bắt đầu thành thiếu nữ

Tại sao? Tại sao? (Ảnh: Inmagine)

Việc bé tỏ ra lo lắng và sợ hãi cũng là bình thường thôi; mà dù cho đã “có chút kinh nghiệm” rồi thì cũng không ít bé cảm thấy chưa hài lòng với cơ thể mình… Vậy nên dù cho con bạn sẽ có thể chối đây đẩy, “Mẹ này, kỳ quá đi!” thì bạn cũng hãy tìm cách giải thích để bé hiểu nhé.

Hãy bắt đầu với một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy con gái bé bỏng đã trở thành thiếu nữ. Hầu hết các bé đều có cảm xúc lẫn lộn và không hiểu tại sao có “nó”, và phải làm gì với “nó” đây. Con trai không có “nó”, nhưng lại tò mò về “nó”.

Nhân vật “nó” bí ẩn ấy là gì? Đó chính là bầu vú. Dù chỉ là hai gò thịt nhưng chúng lại thu hút rất nhiều sự chú ý. Khi con gái trưởng thành và trải qua giai đoạn dậy thì, chính đôi gò bồng đảo ấy sẽ thể hiện rằng “bé” đã không còn bé nữa mà đã bước sang một giai đoạn mới của cuộc đời.

Bởi vì “núi đôi” to thường thu hút sự chú ý nhiều hơn nên xảy ra vấn đề muôn thủa là một số bé gái lo lắng không biết có phải “núi” mình quá nhỏ không hoặc có phải mình chậm phát triển không; và một số lại cảm thấy không thoải mái vì bị quá nhiều người chú ý. Hãy giải thích cho con bạn hiểu rằng mỗi phụ nữ đều sở hữu đôi bầu vú với những đặc trưng khác nhau về dáng hình cũng như kích cỡ, và phải nói rằng tất cả đều đẹp. Thêm vào đó, phụ nữ có đôi bầu vú không chỉ để đẹp thôi, mà sau này khi bé có em bé, đó sẽ chính là nơi cung cấp nguồn sữa ngọt ngào quý giá nhất trên đời.

Khi nào “núi đôi” bắt đầu phát triển?

“Núi đôi” có thể bắt đầu phát triển sớm vào lúc 8 tuổi hoặc cũng có thể muộn hơn, vào tuổi 13. Đối với một số bé gái, nó phát triển chậm nhưng với những bé khác thì lại phát triển nhanh chóng, một số bé gái có thể cảm thấy như “nó” không hề phát triển nhưng đó chỉ vì thời điểm bắt đầu và mức độ phát triển ở mỗi người khác nhau mà thôi.

“Núi đôi” phát triển theo nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên bắt đầu trong thời kỳ đầu của tuổi dậy thì khi buồng trứng to lên và estrogen, một kích thích tố nữ quan trọng, bắt đầu lưu thông trong cơ thể. Các bác sĩ thường gọi giai đoạn này là “Nhũ hoa còn nụ”, tức là vừa chớm nởnhư một bông hoa còn e ấp. Nụ nhũ hoa giống như một khối nhỏ nhô lên phía sau núm vú. Sau khi nụ nhũ hoa vừa chớm nở, núm vú và vòng tròn da xung quanh núm vú (gọi là quầng vú) lớn hơn và sẫm màu hơn một chút. Sau đó nữa, khu vực xung quanh núm vú và quầng vú mới bắt đầu phát triển thành bầu vú.

Khi “núi” tiếp tục phát triển, nó có dạng nhọn trong một thời gian trước khi trở nên tròn và đầy hơn. Với nhiều gái, một bên “núi” có thể lớn hơn bên còn lại một chút. “Núi” có thể tiếp tục phát triển trong suốt những năm niên thiếu và thậm chí đến những năm đầu của tuổi 20.

Kích thước “núi đôi” thu hút nhiều sự chú ý nên cũng dễ hiểu thôi nếu nhiều cô gái có thể tự hỏi làm thế nào để “núi” của mình phát triển nhanh hơn hoặc lớn hơn. Mẹ hãy giải thích cho bé hiểu là dù một số quảng cáo trên tạp chí có nói gì đi nữa, không có bất kỳ loại kem ma thuật hoặc thuốc viên nào có thể thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của “núi” hoặc làm “núi” lớn hơn cả. Thực tế thì kích thước “núi” chủ yếu do tính di truyền và trọng lượng của bạn gái quyết định. Vì vậy, nếu “núi” của mẹ to hoặc nhỏ, núi của bé sau này cũng sẽ có kích thước tương tự. Và bé gái có cơ thể mập mạp hơn thì có nhiều khả năng sở hữu một “núi đôi” lớn hơn.

Bé gái và áo nịt ngực

webtretho_con đã thành thiếu nữ

À, hóa ra là thế, mình đã thành thiếu nữ (Ảnh: Inmagine)

Sau cơn sốc vì sự xuất hiện của “nó”, rất nhiều bé gái sẽ lại bối rối với loại áo riêng dành cho “nó” – áo nịt ngực. Vậy nên mẹ hãy giải thích cho bé hiểu áo ngực có tác dụng bảo vệ các mô và nâng đỡ ngực rất tốt. Ngoài ra, khi bầu vú đã hình thành, áo ngực sẽ là một trợ lý đắc lực, giúp các bé kín đáo hơn, một số bé còn cảm thấy chiếc áo ngực che bớt dáng hình “đồi núi” giúp mình và nhờ đó cảm thấy thoải mái hơn không chỉ trong sinh hoạt ngày mà cả khi chơi thể thao.

Một số bé gái mong chờ lúc được mặc chiếc áo ngực đầu tiên trong khi những bé khác lại sợ. Cũng như mọi thứ mới mẻ khác, con bạn có thể cảm thấy khó khăn để thích nghi với chiếc áo ngực (như khi cài lại và điều chỉnh). Khi mặc áo ngực vào, nó có thể phồng lên hay xê dịch do lỏng lẻo hoặc quá bó sát. Dây áo có thể trượt khỏi vai, lộ ra ngoài hoặc hằn lên vai của bé. Mẹ hãy hướng dẫn bé cách mặc áo ngực đúng cách để giúp bé đỡ cảm thấy xấu hổ và lúng túng trong những ngày đầu; cũng như hãy nhắc nhở các anh em trai nghịch ngợm của bé không nên lấy làm vui khi búng dây áo ngực của em mình để nó đập vào lưng tạo nên âm thanh nhé.

Phần 2: Chọn áo ngực cho bé như thế nào?