Lưu trữ cho từ khóa: phần thưởng

Cùng bệnh viện FV “giúp con ăn ngon ăn vui”

Nhà tâm lý lâm sàng Trần Thị Hồng Nhi, bệnh viện FV, chia sẻ bí quyết hiểu tâm lý trẻ theo từng giai đoạn để giúp trẻ ăn ngon

Làm thế nào để trẻ ăn ngon – ăn vui?

“Khá nhiều bé có biểu đồ phát triển cân nặng và chiều cao hoàn toàn bình thường nhưng vẫn được cha mẹ đưa đi khám dinh dưỡng và khám tâm lý thường xuyên vì cho rằng bé mắc chứng lười ăn hay bị suy dinh dưỡng. Vậy là phụ huynh có ‘bệnh’ chứ không phải trẻ!” – Nhà tâm lý lâm sàng Trần Thị Hồng Nhi chia sẻ một cái nhìn mới về việc kết hợp liệu pháp tâm lý trong điều trị chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ tại Bệnh viên FV.

Chuyện ăn của cha mẹ ảnh hưởng tới con thế nào?

Có một thực tế là nhiều cha mẹ chỉ tầm thước nhưng cứ mong con cao bằng hoặc cao hơn các bạn cùng lứa nên dẫn trẻ đi khám dinh dưỡng liên tục (dù rằng chỉ số chiều cao của trẻ hoàn toàn bình thường). Đó là “bệnh” của cha mẹ. Có cha mẹ thì lại tổ chức bữa ăn cho trẻ dựa trên những trải nghiệm ăn uống của chính mình, cứ ép con ăn món ăn mình thích. Chuyên gia Hồng Nhi, bệnh viện FV, nhấn mạnh: “Thức ăn cung cấp dưỡng chất để trẻ lớn lên, và thức ăn cũng đóng vai trò quan trọng trong phát triển tâm lý và vai trò xã hội của trẻ. Cha mẹ rất nên can thiệp và giúp trẻ xây dựng thái độ tích cực với ăn uống. Tuy nhiên, trước hết, cần xác định những vấn đề trẻ gặp phải trong ăn uống là vấn đề của trẻ hay của chính phụ huynh.”

Bác sĩ Hồng Nhi khoa tâm lý lâm sàn bệnh viện FV (Pháp Việt) (Ảnh do bệnh viện FV cung cấp)

Rất ít trẻ ăn đúng như những gì cha mẹ muốn. Về cơ bản, trẻ từ 1 – 3 tuổi không hiểu khái niệm thức ăn tốt như người lớn. Trẻ có thể “phiên dịch” đồ ăn tốt là đồ ăn mẹ của bạn hàng xóm nấu và đang đút cho bạn ấy ăn. Trẻ cũng không phân biệt được cảm giác no đói mà thường ăn theo “tình cảm” nhiều hơn, như ăn nhiều hơn khi đua với bạn, hoặc không ăn vì không thích màu sắc… Phản ứng của trẻ với các bữa ăn và các loại thực phẩm cũng thay đổi theo từng giai đoạn, nhưng đều có điểm chung là chúng đều muốn ăn uống tự do, chán ăn cơm nhưng lại thích ăn gà rán, khoai tây chiên và kẹo…

Khi nào nên cho trẻ gặp khó khăn trong ăn uống gặp chuyên gia tâm lý

• Khi trẻ không đạt chuẩn về chiều cao, cân nặng, trẻ ăn quá lâu, quấy khóc nhiều, quậy phá nhiều khi đến giờ ăn.

• Khi không khí bữa ăn quá nặng nề và cha mẹ cảm thấy hoàn toàn bất lực với chứng biếng ăn ở trẻ.

Có nên cho trẻ ăn theo ý mình?

Ăn uống không chỉ là đơn thuần cho thức ăn vào miệng. Có thể thấy ở trẻ nhỏ, ăn uống và tình cảm không tách rời, và nguyên nhân của việc ăn uống khó khăn của trẻ đôi khi là do những vấn đề về mặt tình cảm, tâm lý.

Vậy trong “cuộc chiến” tại bàn ăn, đâu là quyền bính của cha mẹ để giúp trẻ “ăn ngon”, đâu là giới hạn sự tự do của trẻ để trẻ “ăn vui”? Nhà tâm lý lâm sàng Hồng Nhi giới thiệu một vài tư vấn riêng đang áp dụng tại Bệnh viện FV:

- Cha mẹ quyết định trẻ ăn gì (chọn những món có giá trị dinh dưỡng cho trẻ), còn trẻ sẽ tự quyết ăn bao nhiêu.

- Cha mẹ chuẩn bị một thực đơn duy nhất cho cả nhà trong mỗi bữa ăn (khi trẻ đã đủ tuổi ngồi ăn chung với người lớn). Điều này sẽ giúp trẻ hiểu rằng gia đình, và sau này là xã hội có những quy tắc, quy định và trẻ cần tôn trọng những giá trị này. Tuy nhiên, đối với những món trẻ cương quyết không ăn, cha mẹ có thể đề nghị trẻ nếm thử 1 miếng, nếu vẫn không thích thì có quyền không ăn món đó.

Bác sĩ Hồng Nhi đang tư vấn cho một thai phụ về tâm lý trẻ theo từng giai đoạn để giúp trẻ ăn ngon (Ảnh do bệnh viện FV cung cấp)

Ngoài ra, để xây dựng thái độ tích cực với việc ăn uống và giúp trẻ “ăn vui”, chuyên gia Hồng Nhi bệnh viện FV khuyên cha mẹ nên:

- Cho trẻ đi chợ, cùng tìm hiểu các loại thực phẩm và cùng nấu nướng: trẻ sẽ thích thú khi khám phá một con cá đang bơi khác với đĩa cá đã chế biến thế nào…

- Giúp con đánh thức khẩu vị: khuyến khích trẻ nếm và mô tả đồ ăn bằng giác quan (nhìn thấy đẹp, sờ thấy mềm, ngửi thấy thơm, nếm thấy ngọt…); không nên để con dùng từ “Thích” hay “Không thích” khi mô tả về một món ăn mới.

- Duy trì bữa cơm gia đình đầm ấm và nhẹ nhàng bằng các “trò chơi”: ví dụ đố bé đoán xem nhai món này sẽ xảy ra điều gì trong miệng, hoặc đố bé tìm được hạt của quả nho trong miệng…

Cha mẹ đặc biệt cần tránh dùng món ăn này làm phần thưởng cho món ăn khác, chẳng hạn hứa với bé ăn hết chén cơm sẽ thưởng đùi gà rán, điều này sẽ càng làm trẻ hiểu sai khái niệm “đồ ăn tốt”. Tránh “ăn cho mẹ vui”, “ăn rồi mẹ thương” vì trẻ sẽ nhầm lẫn cảm giác muốn ăn và muốn được cưng nựng.

“Không có em bé hoàn hảo như trong quảng cáo, và trẻ ăn ngon ăn vui không có nghĩa là phải ăn nhiều, ăn cho cả bố mẹ,” chuyên gia Hồng Nhi bệnh viện FVtổng kết về phương pháp của mình.

Nhà Tâm lý lâm sàng Trần Thị Hồng Nhi tốt nghiệp chuyên ngành Tâm lý lâm sàng và bệnh lý tại trường Đại Học Bretagne Occidentale, Pháp vào năm 2008. Hiện cô là nhà chuyên môn phụ trách toàn bộ các ca tâm lý lâm sàng tại Bệnh viện FV, đồng thời là giảng viên tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Đại học Quốc tế, thuộc khối Đại học Quốc Gia.

Bé hay ăn chóng lớn là niềm vui của mẹ!

Với những người mẹ có con nhỏ, chỉ cần thấy con khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn, chiều cao cân nặng tăng đều là đã cảm thấy ngập tràn sung sướng. Thế nhưng, không phải lúc nào mẹ cũng có được niềm vui giản dị ấy. Khi bé ăn không ngon miệng, biếng ăn, mỗi bữa cơm của con trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi của mẹ.

Để chia sẻ những tâm sự này cùng những bà mẹ cũng đang có con gặp phải bệnh biếng ăn, bạn hãy cùng tham gia cuộc thi “Cùng con vượt qua chứng biếng ăn” nhé!

 Biếng ăn và những hậu quả lâu dài

Biếng ăn là thuật ngữ chỉ hiện tượng bé không chịu ăn, ăn không ngon miệng hay ăn không đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Với trẻ biếng ăn, những biểu hiện thường gặp sẽ là bữa ăn kéo dài quá lâu (trên 30 phút), bé ngậm thức ăn chứ không chịu nuốt, số bữa ăn hoặc lượng thức ăn bé ăn được trong mỗi bữa ít hơn các bé cùng độ tuổi; trong bữa ăn, bé thường chỉ chịu ăn một số món nhất định, từ chối món mới, từ chối những thực đơn đa dạng, dẫn đến dễ thiếu chất. Bé cũng thường có biểu hiện quấy nhiễu trong giờ ăn, hay buồn nôn và kết quả là không tăng cân trong nhiều tháng liên tiếp.

 Bác sĩ Lương Thị Ngọc Hà – chuyên gia Dinh dưỡng tại Trung tâm Dinh dưỡng Tp.HCM – nhấn mạnh: “Khi biếng ăn, bé có thể gặp phải các vấn đề về rối loạn tăng trưởng, dễ mắc các bệnh mãn tính do hệ thống miễn dịch yếu. Không chỉ thế, biếng ăn kéo dài trong giai đoạn đầu đời còn ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy trí tuệ của trẻ. Trẻ biếng ăn thường không đủ dinh dưỡng và thiếu cân nên hay mệt mỏi, cơ thể không đủ năng lượng cho trí óc tập trung, vì vậy thường lơ là chuyện học và thành tích học tập thường kém những trẻ khỏe mạnh. Khoa học chứng minh, chỉ số phát triển trí tuệ MDI của những trẻ biếng ăn chỉ được 96 điểm, tức thấp hơn 14 điểm so với 110 điểm của những bé ăn uống tốt.”

Ngoài ra, cũng cần nói thêm rằng việc biếng ăn lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý và tính cách của trẻ. Cụ thể, trẻ biếng ăn thường ít vận động hơn, hay mệt mỏi, ủ rũ. Điều đó dễ làm mất đi sự hiếu động và sự hòa nhập của bé với môi trường xung quanh.

Ảnh được cung cấp bởi Pediasure

Hãy chia sẻ câu chuyện vượt qua biếng ăn của con bạn tại cuộc thi “Cùng con vượt qua chứng biếng ăn”

 Nào, mẹ con mình cùng vượt qua chứng biếng ăn!

Thấu hiểu những nỗi niềm của mẹ, cuộc thi “Cùng con vượt qua chứng biếng ăn” đã được chính thức tổ chức trên trang web www.biengan.com.vn kể từ ngày 11/10/2012 đến hết ngày 05/12/2012. Cuộc thi là nơi để các bà mẹ cùng trao đổi, tích lũy những kinh nghiệm giúp con vượt qua chứng biếng ăn, đồng thời mang về những phần thưởng đầy ý nghĩa từ nhà tài trợ – nhãn hàng Pediasure BA (Abbott, Hoa Ki). Cách tham dự vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần đăng nhập vào trang web www.biengan.com.vn, đăng ký làm thành viên, sau đó gửi một bài viết có độ dài từ 200 đến 600 từ về bí quyết và kinh nghiệm của mẹ trong hành trình cùng bé vượt qua chứng biếng ăn, kèm theo hình minh họa. Bạn cũng có thể tham khảo những kinh nghiệm thực tế của các bà mẹ khác thông qua các bài dự thi hay tham gia bình chọn trực tiếp trên website.

Bạn còn chờ gì nữa chứ! Hãy đăng nhập vào www.biengan.com.vn để “khởi động” cho một quyết tâm: Cùng con vượt qua chứng biếng ăn, giúp bé yêu của mình phát triển hoàn thiện cả thể chất lẫn tinh thần và luôn ngon miệng với từng bữa ăn mẹ nấu đi nào!

Nghiên cứu lâm sàng cho thấy việc sử dụng Pediasure BA sau 90 ngày giúp trẻ:

- Giảm 45% nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp

- Tăng cân nặng tốt hơn 168%

- Tăng chiều cao tốt hơn 55%

Nguồn: Alaroon PA, Lin LH, Noche Jr, Hernandez VC, Cimatranca L, Lam W, Comer GM. Effect of oral supplementation on catch-up growth in picky eaters. Cth Pediatr (Phila). 2003 Apr; 42 (3): 209-17 

 

Trao giải cuộc thi ảnh Khoe làn da bé khỏe đẹp 2012

Vừa qua, Webtretho phối hợp cùng nhãn hàng thuốc mỡ Bepanthen Ointment thực hiện cuộc thi ảnh “Khoe làn da bé khỏe đẹp 2012” nhằm ghi lại những khoảnh khắc ngộ nghĩnh đáng yêu, đồng thời khoe làn da khỏe, đẹp của các thiên thần trong độ tuổi 0-2 tuổi.

Sau 1 tháng phát động, cuộc thi đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ rất đông thành viên Webtretho – là các ông bố, bà mẹ rất quan tâm đến việc chăm sóc và giữ gìn làn da của con yêu. Điều này đã được chứng minh qua số lượng bài dự thi, bài trả lời cũng như những email và tin nhắn gửi về hỏi thăm BTC: trung bình hơn 1000 lượt phản hồi cho hơn 600 tấm ảnh đáng yêu trong mỗi đợt thi.

BTC và BGK đã phải rất khó khăn lựa chọn trong số các bài dự thi này – những tấm ảnh đẹp của các bé – để chọn ra giải thưởng chung cuộc, do tất cả các bé tham gia cuộc thi đều có làn da rất đẹp. Mời các bạn xem lại một số hình ảnh đã đoạt những giải cao nhất trong suốt chặng đường cuộc thi qua:

Bé Phạm Gia Khánh - giải nhất cuộc thi đợt 1 (ID hoanang1)

Bé Nguyễn Hồng Đức - giải nhất cuộc thi đợt 2 (ID milanolist)

Bé Phạm Diệp Chi - giải nhất cuộc thi đợt 3 (ID codai83)

Bé Lê Hoàng Vân Giang - giải nhất cuộc thi đợt 4 (ID vo_chong_vui)

Ngoài những thành viên đạt giải cao nhất, tất cả mọi người tham gia cuộc thi đều nhận được những phần quà hữu ích từ nhà tài trợ. Không chỉ vậy, để đáp lại tình cảm và sự quan tâm của các bạn tham gia, BTC còn có một bất ngờ: một buổi tiệc vui nhộn công bố kết quả và trao giải cho những người chiến thắng diễn ra vào sáng ngày 19/8/2012 tại Khách sạn Thắng Lợi, số 200 đường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Bong bóng và quà được tặng cho các thiên thần ngay từ cổng vào (Nguồn: Bepanthen)

Màn ca múa nhạc vô cùng sôi động mở đầu buổi lễ trao giải (Nguồn: Bepanthen)

Màn ca múa nhạc vô cùng sôi động mở đầu buổi lễ trao giải (Nguồn: Bepanthen)

Các bà mẹ chia sẻ cảm nghĩ về cuộc thi Khoe làn da bé khỏe đẹp 2012 (Nguồn: Bepanthen)

MC Ngọc Trang cũng là một thành viên Webtretho tham gia cuộc thi ảnh “Khoe làn da bé khỏe đẹp” (Nguồn: Bepanthen)

Thành viên bongmeo bày tỏ sự thích thú của mình sau khi tham dự tiệc: “Cảm ơn BTC đã tạo một sân chơi thú vị cho các thành viên có cơ hội được tham gia, giao lưu và học hỏi. Rất cảm ơn BTC đã tổ chức một buổi lễ trao giải rất thú vị và bổ ích. Hi hi, hôm qua em được giao lưu với MC, mẹ bé Anglee đoạt giải đợt 4 cuộc thi năm 2011. Quả thật là rất thú vị. Bé con nhà em rất thích. Sáng nay con bảo hôm nay lại đi chơi và nhận quà nữa chứ không đi lớp đâu.”

Quả vậy, bởi chỉ trong 2 tiếng đồng hồ ngắn ngủi, không chỉ các bố mẹ được gặp gỡ, giao lưu để học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc làn da mịn màng cho con, kinh nghiệm chụp ảnh đẹp cho con, mà các bé cũng có cơ hội tham gia chơi vui cùng các bạn. 

Xem ai bò nhanh hơn để giành phần thưởng nào (Nguồn: Bepanthen)

Đa dạng các trò chơi cho các thiên thần nhí (Nguồn: Bepanthen)

Nhóm múa ThiênThần cùng thần tượng của mình - MC Ngọc Trang - chào tạm biệt các bố mẹ và thành viên nhí. (Nguồn: Bepanthen)

Dạy con làm “đại gia nhí”

Tiến Dũng năm nay 9 tuổi, được cưng chiều từ nhỏ. Sẵn gia đình có điều kiện, lại “cậy” mình là con trai độc tôn trong nhà, Dũng chứng tỏ cho mọi người thấy phong cách của một “đại gia” nhí.

Dùng tiền để “chi phối” con là sai? (Ảnh Minh Hiền)

Nếu đi mua hàng mà được trả lại 1.000 hay 2.000 đồng, cậu không bao giờ cầm. Nếu không phải tiền polyme, cậu ấm nhất quyết không chịu chìa tay ra lấy tiền thừa.

Trong một lần đi ăn sáng ở cửa hàng bún đậu. Sau khi thanh toán và được trả lại 10.000 đồng, Dũng ngần ngại rồi đặt tiền ngay tại chỗ, ra vẻ không lấy. Khi bà chủ hỏi sao không cầm, Dũng lắc đầu quầy quậy “Tiền cũ thế, cháu tiêu sao được!”. Bà chủ cầm lại tiền mà ngao ngán bởi phong cách “đại gia”, ngoài việc hơi nhàu một chút thì đồng tiền vẫn còn nguyên mới.

Chuyện của bé Dũng không phải cá biệt. Một bộ phận phụ huynh có suy nghĩ, để con hoàn thành nhiệm vụ theo ý mình thì chỉ dùng tiền chi phối là nhanh nhất.

Sau khi sai cậu con trai học lớp 3 đi mua bao thuốc lá ở đầu ngõ, anh Kiên (Hoài Đức – Hà Nội) không quên “đế” thêm câu “Đi đi rồi bố cho năm nghìn”.

Cậu bé cầm tiền chạy đi mà không hề có phản ứng gì. 5.000 đồng  “tiền công” nhận được, cậu bé coi đó là lẽ đương nhiên, theo kiểu “có đi thì phải có lại”.

Khi hỏi  về việc “thưởng” công con bằng cách cho tiền, anh Kiên chỉ cười và bảo “Không cho thì còn lâu nó mới đi”. Cứ thế, sau mỗi lần hoàn thành nhiệm vụ, công lao của cậu học trò lớp 3 được hoán đổi bằng tiền.

Cùng chung “ý tưởng” với anh Kiên, chị Huệ (Thanh Trì – Hà Nội) cũng có cách dùng tiền để “giáo dục” con.

Cứ mỗi lần con khóc hay dỗi cơm, chị lại đưa một mức thưởng hậu hĩnh để dỗ dành. Đứa trẻ quen “vị” tiền, nếu không có tiền làm “động lực” sẽ trở nên khó bảo, quấy khóc.

Chị Huệ chia sẻ “Bé nhà mình lười ăn, mỗi lần dỗ con, mình phải cho nó khoảng hai nghìn thì nó mới chịu ngồi vào mâm. Hôm nào “trái khoáy”, phải nịnh bằng 5 nghìn nó mới “nuốt” hộ bát cơm”.

Khi được hỏi về việc dùng tiền để “giáo dục” trẻ, nhiều bậc phụ huynh đều không tán thành. Ngạc nhiên hơn, ngay cả anh Kiên và chị Huệ cũng đều không đồng tình với cách dạy đó. Tuy nhiên, họ vẫn sử dụng phương thức đó hàng ngày.

Được cho tiền nhiều trở thành thói quen, nhưng những đứa trẻ quen “vị” tiền này không phải cứ “tung” tiền ra là “gật”. Học được cách nhận tiền, tiêu tiền, chúng không ngần ngại “tiếp thu” cách phân biệt giá trị đồng tiền để từ đó, nảy sinh ra cách… chê tiền.

Trong lúc nhậu, ông Hà (Quốc Oai – Hà Nội) sai đứa cháu đi mua bộ tú khơ – lơ để lát ăn xong còn có thứ giải khuây. Thấy cô cháu gái nhõng nhẽo không muốn đi, ông rút thêm tờ 2.000 đồng ra để cho nó mua cây kẹo.

Tưởng rằng cháu mình nhắc đến kẹo thì “sáng mắt”, ai ngờ cô cháu gái học mầm non vừa nhìn thấy 2.000 đồng đã lắc đầu, chu môi: “Hai nghìn thì mua được cái gì? Chú cho thế thà không cho còn hơn!”. Ngạc nhiên trước cách “chê” tiền của cháu, ông Hà đành rút đồng 5.000 mới cứng để trả công thì con bé mới chịu đi.

“ Thay vì dùng tiền làm “động lực”, sao chúng ta không đầu tư thời gian để cho bọn trẻ đi chơi hoặc tự tay mua những món đồ mà chúng thích để làm phần thưởng?”- cô Hường, hội trưởng hội phụ huynh Trường tiểu học Song Phương nêu ý kiến.

(Theo Vietnamnet)