Lưu trữ cho từ khóa: phân sống

Trẻ dùng kháng sinh nhiều dễ tiêu chảy

Nhiều bạn đọc tiếp tục gửi thư về tòa soạn nhờ tư vấn về dinh dưỡng cho trẻ.
> TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN

Hỏi: Tôi có con gái gần 17 tháng nhưng chỉ được 10 kg, cao 7,2 cm như thế bé có bị suy dinh dưỡng không? Bé rất lười ăn, đang bú mẹ, không thích uống sữa ngoài. Mặc dù tôi đã thay đổi các món ăn trong thực đơn hàng ngày cho bé nhưng bé vẫn không chịu ăn. Bé nhà tôi lại hay bị ho, bình quân 1 tháng đi bác sỹ 2 lần, uống thuốc kháng sinh nhiều như thế có ảnh hưởng gì nhiều cho bé sau này không?

Le Thi Thu Hien ([email protected])
Trả lời: 17 tháng tuổi nặng 10kg cao 72 cm là thấp so với tuổi nhưng không bị suy sinh dưỡng. Dùng kháng sinh nhiều có thể gây mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, dễ dẫn tới tiêu chảy. Cháu hay bị ho cần phải cho cháu đi khám BS chuyên khoa hô hấp, tai mũi họng để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị.

***

Hỏi: Con trai em được 17 tháng tuổi, nặng 10,5kg, cao 80cm, không biết là cháu có bị suy dinh dưỡng không? Cháu ăn một ngày 4 bát cháo, 400ml sữa, 01 hộp sữa chua hoặc váng sữa, 01, quả cam, như vậy lượng ăn của cháu đã đủ chưa? Nếu sữa chua ngâm vào nước nóng trước khi ăn thì có được không? Xin chân thành cảm ơn bác sĩ!

Nguyễn Thị Kim Thoa ([email protected])

Trả lời: Con bạn 17 tháng nặng 10,5 kg cao 80cm là bình thường so với tuổi. Lượng ăn của cháu như vậy là được. Trước khi ăn ngâm sữa chua vào nước nóng vừa phải để đỡ lạnh có thể được nhưng không nên ngâm vào nước quá nóng vì có thể làm phân hủy loại men vi sinh trong sữa chua.

***

Hỏi: Tôi có cháu 9 tháng tuổi nhưng cháu chỉ nặng 7,5kg và cao 68cm, cháu vẫn chưa mọc chiếc răng nào, cháu ăn tốt, mọi thứ phát triển bình thường nhưng mọi người nói cháu còi quá, cả gia đình tôi đều lo lắng. Tôi thắc mắc không biết cháu có bị suy dinh dưõng không, có còi xương không? Xin bác sỹ tư vấn cho tôi chế độ ăn nào tốt để cháu được tăng cân!

letrang ([email protected])
Trả lời: Con bạn 9 tháng nặng 7,5 kg là gần mức suy  dinh dưỡng độ 2 (DD – 2SD) và cao 68 cm là thấp hơn so với tuổi và chưa mọc răng là dấu hiệu của còi xương. Cần cho trẻ ăn theo đúng chế độ ăn theo tuổi. Ngoài sữa mẹ cần ăn thêm 3 bữa bột đặc (thay đổi hàng ngày), mỗi bữa 200ml và ăn thêm hoa quả nghiền 6-8 thìa cà phê/ngày, bổ sung thêm vitamin D và canxi.

***

Hỏi: Cho tôi hỏi 1 câu về dinh dưỡng cho trẻ: Con tôi hiện gần 8 tháng, là cháu trai, nặng 7,5kg cao 71 cm. Con tôi ăn uống và phát triển bình thường: 3 bữa cháo mặn/ngày, uống khoảng 800-900 ml sữa/ngày, ngoài ra tôi còn cho cháu ăn thêm các loại trái cây, uống nước hoa quả và yaourt. Nhưng không hiểu sao nhìn cháu giống trẻ khoảng 4-5 tháng. Cháu ngồi chưa vững. Xin hỏi chế độ ăn uống của cháu như vậy đã hợp lý chưa và làm sao để cháu phát triển tốt hơn? Xin nói thêm là 1 ngày cháu ngủ khoảng 12-13 giờ. Xin các bác sỹ trả lời giúp.

Le Luu Hong Diem ([email protected])

Trả lời: Con bạn 8 tháng nặng 7,5 kg cao 71cm thì chỉ nhẹ cân một chút. Chế độ ăn như vậy là đủ, ngoài ra có thể cho cháu uống thêm men tiêu hóa và vitamin D và canxi.

***

Hỏi: Tôi có cháu gái, hiện đã hơn 16 tháng, cân nặng 8,5kg. Chế độ ăn của cháu là ngày ăn 3 bữa cháo (mỗi bữa 1 bát con), 1 lạng thịt, hoặc cá tôm tương đương, uống 600ml sữa, 1 hộp sữa chua, hoa quả ... Thỉnh thoảng lại bổ sung các khoáng chất như sắt, kẽm, canxi, vitamin... Theo bác sĩ cháu tôi có phải suy dinh dưỡng hay không? Ngoài ra, cháu tôi hay bị viêm họng và đi ngoài. Liệu có phải vì thế cháu bị nhẹ cân hay không? Khi cháu bị đi chảy, phân sống là mẹ cháu chỉ cho ăn cháo với thịt nạc, uống sữa tiêu chảy mà không cho ăn rau (chỉ ăn cà rốt), không dầu mỡ, kiêng ăn như các cụ mình, như thế có đúng không?

Nguyễn Thanh Bình ([email protected])

Trả lời: 16 tháng nặng 8,5 kg là suy dinh dưỡng nhẹ, chế độ ăn như vậy là đủ. Nguyên nhân cháu chậm lớn là do cháu hay bị viêm họng và tiêu chảy. Cần đi khám bác sĩ để được điều trị dứt điểm.

BS Bùi Quang Huy

Tư vấn bởi Phòng khám Medelab, 41 Nguyễn Thượng Hiền, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Ngay từ bây giờ bạn đọc có thể gửi câu hỏi vào phần Gửi ý kiến của bạn ở phía dưới, hoặc địa chỉ: [email protected]. Các bác sỹ của Phòng khám Medelab sẽ tư vấn và trả lời tất cả các câu hỏi về mọi lĩnh vực liên quan đến sức khỏe của bạn trong thời gian sớm nhất.
(suckhoe-doisong)

Đi ngoài sống phân kèm theo đau bụng mỗi khi ăn các đồ lạ thì là triệu chứng của bệnh gì?

Xin bác sĩ cho biết người hay bị đi ngoài sống phân kèm theo đau bụng mỗi khi ăn các đồ lạ thì là triệu chứng của bệnh gì? Cách khắc phục những triệu chứng trên như thế nào để không ảnh hưởng tới sức khỏe? Xin bs tư vấn giúp. (Nguyễn Ngọc Tuyến)

Trả lời:

Biểu hiện của phân sống kèm đau bụng mỗi khi ăn các đồ ăn lạ thường như bạn mô tả có thể là do rối loạn tiêu hóa gây ra, làm cho không tiêu hóa được thức ăn trong ruột non, khi đi ngoài hiện tượng phân ra gần như còn nguyên của loại thức ăn đó.

Bạn đi ngoài phân sống có nhiều nguyên nhân, hoặc do bạn phải uống kháng sinh hoặc bạnbị rối loạn tiêu hóa, từ đó làm cho trong ruột non bị hỏng những loại men tiêu hóa tốt (vi khuẩn tốt) chỉ còn lại vi khuẩn không tốt cho việc tiêu hóa thức ăn. Bây giờ bạn nên tìm loại men tiêu hóa thường có chứa nhiều loại vi khuẩn sống (loại vi khuẩn có lợi) tốt cho tiêu hóa như VIABIOVIT.

Hiệu quả của việc sử dụng men tiêu hoá VIABIOVIT là nhờ các hoạt tính sau:

Tạo môi trường axit nhờ tiết ra axit lactic, đây là môi trường trường thuận lợi cho hệ vi sinh lên men đường ruột phát triển và ngược lại, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh dạng Gram(-).

Tiết ra các chất diệt khuẩn như: acid acetic, acid benzoic…

Thúc đẩy quá trình tổng hợp vitamin và một số acid amin cần thiết cho cơ thể, do đó rất có lợi cho quá trình tiêu hoá và hấp thu.

Tác dụng của một số vitamin nhóm B và PP: Nâng cao sức đề kháng của cơ thể, đặc biệt giúp tăng cường khả năng tiêu hoá và hấp thu tốt các chất bổ dưỡng cho trẻ sơ sinh. Cân bằng rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột do dùng kháng sinh

Giúp tạo cảm giác ngon miệng và tăng cường tiêu hoá, dùng tốt cho những người rối loạn tiêu hoá ( tiêu chảy, táo bón, đại tràng mãn tính, đầy hơi): những người có nguy cơ bệnh tim mạch và chống lão hoá tuổi già.

Bạn có thể tham khảo thông tin sản phẩm tại đây

http://www.thuocbietduoc.com.vn/sanpham/viabiovit/

Chúc bạn sức khoẻ.

Theo VnMedia

Trẻ ngộ độc vì tưởng sữa tắm là sữa uống

Tiếp tục là sự bất cẩn của cha mẹ nên nhiều trẻ ngộ độc hóa chất và không ít trường hợp để lại di chứng nặng nề.

Bỏng miệng vì dung mối kiềm pha sơn

Trẻ em từ 1 đến 5 tuổi nguy cơ bị tai nạn càng nhiều. Tác nhân gây tai nạn phần lớn do sự bất cẩn của cha mẹ trong sinh hoạt gia đình. Nhiều cháu đã uống phải dầu gội, nước tẩy javel, hóa chất phun sơn, xăng dầu…

Anh Quách Ngọc Dũng (Thái Bình) làm thợ sơn, cuối ngày làm việc anh thường mang những dụng cụ con lăn và dung dịch pha sơn về nhà. Một lần do bận quá nên anh vội để bình nước pha sơn ngay lối ra vào nhà. Cậu con trai hai tuổi của anh tưởng rằng nước sôi để nguội nên lấy uống. Kết quả cháu Tiến Anh bị bỏng miệng nặng vì dung dịch kiềm trong nước pha sơn.
Trong nhà có con nhỏ hay ốm đau nên chị Mai (Đống Đa, Hà Nội) mua sẵn thuốc và nhiệt kế đo nhiệt độ về nhà để phòng lúc đêm hôm. Trong lúc đang bận nấu cơm tối cho gia đình chị không để ý kỹ cậu con trai. Khi vào phòng ngủ chị hoảng hốt khi cháu cầm chiếc nhiệt kế và cắn nát. Bố mẹ cháu chủ quan nên không đưa con đến bệnh viện. Vài tiếng đồng hồ sau thấy cháu có biểu hiện nôn ói, người lịm đi, gia đình đã vội đưa cháu vào bệnh viện cấp cứu. Kết quả cháu bé bị ngộ độc thủy ngân nặng.
Một bệnh nhi ngộ độc hóa chất đang được điều trị

Cũng vì bất cẩn nên con gái 21 tháng của chị Thùy Anh (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng đã phải nhập viện vì uống sữa tắm. Đang lúi húi nấu ăn, chị Anh giật mình khi cô con gái 21 tháng tuổi khóc thét lên. Chạy lên nhà một cảnh tượng hãi hùng diễn ra trước mắt chị. Cháu bé giãy dụa khóc thét lên, mũi và miệng toàn bọt xà phòng. Nhìn xuống nền nhà chị thấy chai sữa tắm vừa mua về chưa kịp cất đi đổ lăn ra nhà. Cháu bé thấy lọ xinh, tưởng đồ uống được nên đã lấy mút. Hậu quả cháu phải nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, toàn than tím tái.

Những trường hợp xảy ra ngộ độc lại thường rơi vào những cháu tinh nghịch, hiếu động, tò mò. Khi xảy ra ngộ độc nhiều gia đình đã không biết cách sơ cứu nên khi vào viện gây khó khăn cho việc cứu chữa hơn.

Ngộ độc chì từ thuốc nam

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, nguy cơ trẻ bị ngộ độc hóa chất có giảm hơn nhưng đáng lo ngại nhất là ngộ độc thuốc, ngộ độc thực phẩm ở trẻ vẫn xảy ra thường xuyên. Do sự chủ quan của cha mẹ tự ý cho con dùng các loại thuốc thay vì đến bệnh viện.

Gần đây, khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai đã cấp cứu cho một trường hợp thương tâm vì ngộ độc chì, thủy ngân trong thuốc nam không có nguồn gốc.

Từ 1 tháng tuổi, L. (Lý Nhân, Hà Nam) đã hay đi ngoài phân sống, mỗi ngày 7-8 lần, khám ở nhiều nơi không thuyên giảm. Qua giới thiệu của nhiều người bố mẹ cháu tìm đến tận hiệu thuốc T. H của lương y Tô Đình T. ở tận thành phố Pleiku (Gia Lai). Ông T. cắt cho một lọ thuốc và quảng cáo thuốc được bào chế gia truyền có những viên màu bạc trông như bi xe đạp và quả quyết đây là loại thuốc đặc trị tiêu chảy có tác dụng rất nhanh và hiệu quả.

Ông T. dặn dò rất kỹ phải cho uống cùng sữa nên bố mẹ cháu L. đã làm theo. Sau khi uống thuốc cháu L. giảm đi phân sống hẳn. Nhưng L. lại bỏ bú, người sốt, mệt hơn. Nghĩ là con bệnh nặng nên gia đình càng đổ thuốc vào sữa cho uống tiếp nữa. Vài ngày sau thấy kết quả càng xấu đi cháu mới được đưa đến Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội cấp cứu trong tình trạng ngừng thở, hôn mê sâu, co giật và nhiễm cùng một lúc 3 loại chất độc là chì, asen và thủy ngân (có trong thuốc của ông lang T.). Gan bị nhiễm độc nặng, chỉ số đông máu giảm. Sau nhiều ngày tích cực điều trị, bệnh nhi mới qua cơn hiểm nghèo.

PGS Nguyễn Tiến Dũng (trưởng khoa Nhi) cho biết những loại thuốc không có nguồn gốc đều cấm sử dụng nhất là đối với trẻ em. Những thuốc tự bào chế chưa qua kiểm định cực kỳ nguy hiểm. Đây cũng là bài học cho nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng thuốc nam, thuốc bắc lành.

Theo bác sĩ Lê Xuân Ngọc, Phó Trưởng khoa Cấp cứu BV Nhi Trung ương: Nếu trường hợp ngộ độc do hóa chất thì không nên sơ cứu như gây nôn ói. Trẻ ngộ độc hóa chất thường với số lượng không nhiều vì mùi, vị và tính axit nên khó uống. Khi đó trẻ đã bị bỏng miệng, bỏng đường tiêu hóa. Nếu cha mẹ làm sơ cứu gây nôn có thể còn bị bỏng đường hô hấp do trẻ hít phải những hóa chất đó khi nôn ra.

Để giảm thiểu tình trạng trẻ bị ngộ độc hóa chất, không có biện pháp nào bằng sự cẩn thận của cha mẹ. Không nên để những đồ hóa chất trong tầm tay của trẻ em, nhất là những nơi gần đồ ăn uống. Khi để những hóa chất đó phải có nhãn mác rõ ràng. Theo thói quen nhiều người thường tái sử dụng những chai, lọ chuyên dụng trong sinh hoạt để hóa chất khiến trẻ có sự nhầm tưởng.

Nguyên nhân khiến trẻ không tăng cân

Bé ăn uống đầy đủ mà vẫn không thấy tăng cân. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân vì sao? (Vũ Thanh Thủy)

Bé nhà em được 15 tháng mà chỉ nặng có 9kg. Cháu ăn 3-4 bữa cháo, 3 bữa sữa 1 ngày + hoa quả và sữa chua. Em đã thay nhiều loại sữa cho cháu, kể cả Pediasure và đưa cháu đi khám bác sĩ cho uống men tiêu hoá và men vi sinh mà vẫn không thấy cháu lên cân. Cháu vẫn phát triển bình thường về nhận thức và hoạt động. (Vũ Thanh Thủy)

Trả lời:

Với cân nặng như vậy thì cháu nhà em đã bị suy dinh dưỡng, trẻ ăn được mà vẫn không lên cân thì cần xem lại chất lượng của bữa ăn đã đủ chưa, ví dụ mỗi bát cháo em cho lượng chất đạm (thịt, cá, tôm) và dầu mỡ bao nhiêu?

Khi ăn thiếu dầu mỡ thì cũng không lên cân được ở tuổi của cháu, mỗi bát cháo phải 30g thịt (cá, tôm) + 2 thìa cà phê dầu ăn (mỡ), mặt khác em không nói rõ tình trạng đi ngoài của cháu thế nào, có bị táo bón hoặc phân sống không? Vì nếu ăn được mà không hấp thu được thì cũng không lên cân.

Ngoài còn xem cháu ngủ thế nào? nếu ngủ ít, ngủ quá muộn cũng là nguyên nhân không lên cân của trẻ.

Và điều nữa là bố mẹ cháu có quá nhỏ bé không? Bố mẹ mà quá nhỏ bé thì con làm sao to cao được.

Rất nhiều cháu tuy bị suy dinh dưỡng nhưng vẫn phát triển vận động và trí tuệ bình thường.

Theo aFamily

Dùng nhân sâm và tam thất thế nào cho hiệu quả?

Nhân sâm và tam thất là hai vị thuốc quý có cùng một chi (Pnax) và cùng một họ (Araliaceae), được Đông y xếp vào loại “thượng phẩm”, nghĩa là những vị thuốc cho tác dụng bổ và không có độc tính. Nhân sâm (Panax ginseng) là một trong bốn vị thuốc đứng hàng đầu của YHCT: sâm, nhung, quế, phụ. Còn  tam thất (Panax Notoginseng) còn gọi là “sâm tam thất”. Vậy dùng nhân sâm và tam thất như thế nào cho hiệu quả?

Nhân sâm là một vị thuốc thuộc loại “bổ khí”, YHCT dùng sâm trong các trường hợp chân khí kém, gây ra trạng thái mệt mỏi, vô lực của cơ thể, hoặc các trường hợp kém ăn, da xanh xao, trí nhớ suy giảm của người già hay người mới ốm dậy. Tuy nhiên, hạn chế dùng cho trẻ em, vì sâm có tác dụng “kích dục” sớm. Chỉ dùng với những trẻ chậm phát triển, cơ thể còi cọc, xanh gầy với liều thấp (2 - 4g/ngày) và thời gian ngắn (7 – 10 ngày). Với người lớn, nhân sâm có thể dùng 4 - 10g/ngày, dưới dạng hãm với nước sôi, nhiều lần trong ngày. Uống liền 2-3 tuần lễ. Hoặc dưới dạng ngâm rượu, có thể ngâm sâm tươi (toàn rễ), một rễ (1 củ), dùng 500 ml rượu 35 – 400, ngâm trong 3 - 6 tháng, có thể chiết lấy dịch lần một để dùng, hoặc phối hợp dịch chiết của 2 - 3 lần ngâm lại, trộn đều, mới dùng. Ngày uống 10-20ml, trước bữa ăn; còn sâm đã qua chế biến (hồng sâm), đem sâm, thái lát mỏng, ngâm rượu 35- 400. Khi rượu ngâm có mầu nâu đậm (độ 3 tuần lễ), có thể chiết lấy dịch rượu, uống riêng. Cũng có thể, gộp dịch rượu ngâm của 2 – 3 lần ngâm lại, trộn đều, rồi mới dùng theo cách trên. Vì sâm là vị thuốc rất quý nên người ta thường chỉ dùng riêng một vị sâm (độc sâm thang). Tuy nhiên, khi cần thiết YHCT vẫn dùng sâm kết hợp với các vị thuốc khác trong các cổ phương: tứ quân tử thang (nhân sâm, bạch linh, bạch truật, cam thảo, đồng lượng, 4  – 12g); bát trân thang (nhân sâm, bạch linh, bạch truật, cam thảo, xuyên khung, đương quy, thục địa, bạch thược, đồng lượng, 4 – 12g). Cần chú ý không nên dùng nhân sâm sau khi ăn no, hoặc vào buổi tối, lúc sắp đi ngủ, vì gây khó ngủ hoặc mất ngủ; những người bị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, trướng bụng, ăn uống khó tiêu, hoặc đau bụng (viêm đại tràng), đại tiện phân sống nát, tiêu chảy; những trường hợp tăng huyết áp cũng không nên sử dụng sâm.

Nhân sâm.

Tam thất, Đông y xếp vào loại thuốc chỉ huyết, đầu vị của cầm máu. Thực tiễn lâm sàng đã chứng minh, tam thất ngoài tác dụng bổ kiểu nhân sâm, nó còn là vị thuốc có nhiều tác dụng chữa bệnh:

Cầm máu: dùng khi chảy máu cam, nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu, đa kinh, băng huyết, sau khi sinh ra máu nhiều…: tam thất  4 - 10g/ngày, uống dưới dạng bột, có thể phối hợp với bột huyết dư thán (tóc đã làm sạch, đốt thành tro), trắc bách diệp thán, đồng lượng, ngày một thang. Uống liền một tuần lễ. Hóa ứ, giảm đau, dùng cho các trường hợp huyết ứ dẫn đến đau đớn, các trường hợp chấn thương, sưng đau do huyết tụ. Ngoài ra, tam thất còn có tác dụng giải độc, tiêu ung nhọt, tiêu u, dùng trong các trường hợp u xơ: vú, tử cung.

Gà hầm tam thất tốt cho phụ nữ sau sinh.

Như vậy với 3 tác dụng nổi bật là bổ (bổ khí, bổ huyết), cầm máu và hóa ứ giảm đau,  tam thất là vị thuốc hữu ích cho chị em phụ nữ sau sinh bị mất máu, mệt mỏi, đau đớn,... Nhân dân ta thường sử dụng tam thất dưới dạng “thực phẩm” rất phù hợp như tam thất tần gà: tam thất bột hoặc thái phiến ninh với 1 con gà giò, dùng 2 – 3 con/tuần. Cũng có thể dùng dưới dạng bột mịn, ngày 4 – 10g, uống với nước ấm.

Cần lưu ý không nên dùng tam thất một cách đơn điệu để “bổ” như nhân sâm mà nên sử dụng theo hướng tác dụng cầm máu là chính, tiếp đến là tác dụng hóa ứ, giảm đau, tiêu u. Dĩ nhiên không loại trừ tác dụng bổ của vị thuốc. Tam thất chỉ phát huy tác dụng hóa ứ giảm đau tốt, khi mới bị tụ huyết như các trường hợp xuất huyết tiền phòng, chấn thương sưng đau. Do vậy, không nên dùng khi có các cục máu tụ, máu đông đã xuất hiện lâu trong lòng mạch, trong tim, trong não…

GS. TS. Phạm Xuân Sinh

Có thể vắt sữa để tủ lạnh cho bé dùng ngày hôm sau?

Do phải đi làm nên em vắt sữa dành trong tủ lạnh cho bé ngày hôm sau dùng. Sữa mẹ để dành như vậy có nên không hay dư thì bỏ, cho bé uống sữa công thức?

Bé của em được 8 tháng, nặng 8.3kg. Hiện tại bé vẫn bú Mẹ hoàn toàn và ăn đặm ngày 02 bữa, mỗi bữa hơn nửa chén bột ngọt. Em đang tập bé ăn bột mặn nhưng khi bé ăn gì thì bé đi tiêu lại ra thức ăn ấy, mặc dù mỗi lần bé chỉ ăn khoảng 1 muỗng ăn cơm (pha loãng). Sữa mẹ vẫn đủ cung cấp cho bé, nhưng do phải đi làm nên em vắt sữa dành trong tủ lạnh cho bé ngày hôm sau dùng, chiều về cho bé bú mẹ. Cho em hỏi:

- Có nên tập thêm 1 cữ ăn nữa không? Vì em thấy bé lên ký chậm.

- Sữa mẹ để dành như vậy có nên không hay dư thì bỏ, cho bé uống sữa công thức?

(Nguyễn Thị Bích Liên, quynienl79@...)

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Trả lời:

Cân nặng của cháu là bình thường. Tuy nhiên, bé 8 tháng tuổi mà chỉ ăn ngày 2 bữa là quá ít. Bên cạnh bú mẹ bé cần ăn 3 bữa chính/ngày gồm bột mặn có đầy đủ 4 nhóm tinh bột, đạm, rau quả, dầu ăn. Ngoài ra ăn thêm các bữa phụ như: sữa chua, hoa quả, váng sữa… Thức ăn có ảnh hưởng đến màu sắc phân của bé vì vậy chị cần theo dõi xem có phải con bị đi ngoài phân sống hay không? Nếu đúng thì cần cho cháu đi khám tiêu hóa. Khi nấu ăn cho cháu cần lưu ý nấu thực phẩm chín kĩ, hạn chế cho dầu ăn nếu cháu bị đi ngoài.

Về việc chị vắt sữa mẹ để dành cho con bú là rất tốt. Tuy nhiên cần lưu ý cách bảo quản sữa mẹ để đảm bảo chất dinh dưỡng. Tốt nhất là chỉ nên dùng sữa mẹ bảo quản trong tủ lạnh khoảng 48 giờ mặc dù có thể bảo quản được lâu hơn.

Lưu ý: Khi làm lạnh sữa, chất béo trong sữa sẽ tạo thành một lớp mỏng trên bề mặt. Vì vậy, khi làm ấm sữa nên lắc đều để tái phân bố lại lớp chất béo này. Chỉ làm ấm sữa bằng cách ngâm trong cốc nước nóng cho sữa ấm tới nhiệt độ bé có thể bú. Không đun sôi sữa, hấp lại sữa bằng lò vi sóng vì sẽ làm mất các chất bổ dưỡng của sữa mẹ

Nếu có thể trước khi đi làm chị mới vắt sữa cho con bú để rút ngắn thời gian phải bảo quản sữa trong tủ lạnh.

Lan Anh

(afamily)

Các mẹ thận trọng với những biểu hiện đi ngoài của trẻ

[i]Theo bác sỹ Lê Thị Hải - Viện dinh dưỡng QG, các bà mẹ nên đưa con đến khám BS chuyên khoa tiêu hóa khi trẻ có những biểu hiện đi ngoài kéo dài.
[/i]
Chào bác sỹ!

Con gái tôi được 10 tháng rưỡi, nặng 8.5kg. Cháu đi ngoài phân sống (phân lỏng, ngày 4-8 lần) được 2,3 ngày tôi ra hiệu thuốc mua thuốc uống 2 ngày, trong đó có men lactamin plus, nhưng vẫn không khỏi. Tôi có đưa cháu đi khám bác sỹ và soi phân, kết quả phân không bị vi trùng, vi khuẩn, hơi sống và bác sỹ cho toa thuốc: neopeptin ngày 2 lần, 6 giọt/lần, men enterogermina 1 ống/lần x 2 lần/ngày. Tôi cho cháu uống 1 tuần rồi nhưng không khỏi và có ngày đi 10 lần. Hiện tôi đã ngừng cho uống men, chỉ còn cho uống neopeptin ngày 2 lần. Đến nay đã hơn 2 tuần rồi nhưng vẫn đi ngoài phân sống, ngày 3-4 lần. Người quen mách bảo là cháu bị lạnh bụng và cho thuốc Jintan (tôi thấy có ghi made in Japan), uống ngày 2 lần, 3 viên (tán nhỏ)/lần, thì cháu có dấu hiệu giảm số lần đi và phân tốt hơn, nhưng ngừng thì lại bị lại. Như vậy cháu có phải lạnh bụng không? Xin bác sỹ hướng dẫn cách điều trị và dinh dưỡng thế nào?

Cần đưa bé đến bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa để được điều trị

(Ảnh minh họa)

Thực đơn 1 ngày của bé: sáng 8h: 1 chén cháo (chén cơm thông thường), 10:30: váng sữa hoặc yaourt hoặc bú mẹ, 12h: sữa công thức 150ml, 14:30: sữa công thức 100ml (có khi bú mẹ hoặc yaourt, váng sữa), 16:30: 1 chén cháo, 19:00: 150ml sữa công thức, 21:00: 150ml sữa công thức. Đêm ngủ bé bú thêm 2 cữ sữa mẹ.

Xin hỏi thêm dinh dưỡng của bé như thế là hợp lý chưa? Tôi cần bổ sung thêm gì cho bé? Tôi không biết bé đang đi ngoài phân sống thế này thì có ăn hoa quả được không? Và ở tuổi bé thì ăn gì được?

Xin chân thành cảm ơn bác sỹ!

Nguyễn Thụy Minh Châu ([email protected])

Trả lời: Chị nói chưa rõ lắm về tình trạng phân của trẻ: Có nhầy mũi không? Khi đi trẻ có phải rặn không? Hậu môn của cháu có bị đỏ không? Soi phân cũng chưa chắc là có bị nhiễm khuẩn hay không mà cấy phân mới biết được, nếu chỉ là đi ngoài phân sống đơn thuần thì uống neopeptin và entreromiana là khỏi. Tôi không biết thuốc Jintan của Nhật là gì, không biết có phải là tanin, vì nếu là tanin thì khi uống vào sẽ làm giảm hiện tượng đi ngoài chứ không điều trị được nguyên nhân. Theo tôi chị nên cho cháu đến khám BS chuyên khoa tiêu hóa, nên mang theo phân để BS trực tiếp xem phân và khám cả hậu môn của trẻ thì mới quyết định dùng thuốc gì chính xác được. Ngoài ra những ngày cháu đi ngoài, chị nên nấu cháo thịt gà kết hợp với rau củ như: cà rốt, khoai tây cho trẻ ăn , hạn chế ăn thức ăn ngọt nhiều đường, hoa quả thì nên ăn chuối tiêu chín tới, hông xiêm, nước ép táo.

Khi hết đi ngoài thì chị cho ăn theo chế độ hiện tại là được.

Rối loạn tiêu hóa khi dùng kháng sinh

Các bé là đối tượng rất hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Theo số liệu thống kê thì 82% trẻ nhỏ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm họng, viêm amidal, viêm phổi… trong những năm đầu đời và phải dùng kháng sinh để điều trị.

Đáng lo ngại là nhiều trường hợp, các bậc phụ huynh tự ý mua kháng sinh điều trị cho con mà không theo sự chỉ định của bác sĩ.

Mối liên hệ giữa kháng sinh và rối loạn tiêu hóa

Trong đường ruột luôn tồn tại một quần thể vi khuẩn bao gồm các vi khuẩn có lợi (vi khuẩn lành tính) và vi khuẩn có hại (vi khuẩn xấu). Bình thường, số lượng vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại cân bằng nhau. Trong đó, các vi khuẩn có lợi giúp tăng cường quá trình tiêu hoá, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải trừ các chất độc hại, kìm hãm và làm mất tác dụng của các vi khuẩn có hại ở đường ruột.

Khi sử dụng một hoặc nhiều loại kháng sinh mạnh có tác dụng lên nhiều loại vi khuẩn, với liều cao và kéo dài, thì các loài vi khuẩn lành tính nói trên cũng bị kháng sinh tiêu diệt, phá vỡ thế cân bằng – gây ra hiện tượng loạn khuẩn, do đó thúc đẩy sự phát triển của các chủng vi khuẩn gây bệnh có sẵn hoặc mới xâm nhập, dẫn tới chứng tiêu chảy hoặc viêm ruột do kháng sinh.

Anh minh hoa

Biểu hiện của bé khi bị rối loạn

Bé có triệu chứng phân lỏng, phân sống, đôi khi có lẫn chất nhày hoặc ít máu; bé còn có cảm giác chướng bụng, ăn không ngon miệng – dẫn đến lười ăn, còi cọc và hay ốm. Nếu chứng loạn khuẩn không được điều trị sớm, có thể dẫn đến hiện tượng mất nước, rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng, suy kiệt…

Ứng phó khi bé bị rối loạn tiêu hóa

Nên ngưng hoặc đổi sang dùng loại kháng sinh khác theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bé bị tiêu chảy nên cho bé uống nhiều nước, điện giải (uống oresol) và dùng thuốc cầm tiêu chảy.

Một giải pháp cần thiết đó là bổ sung ngay cho bé những vi khuẩn có lợi bằng các thực phẩm như sữa chua, các thức ăn có nhiều chất xơ, các dược phẩm hoặc thực phẩm chức năng có thành phần Probiotics.

Những vi khuẩn có lợi này sẽ giúp tái lập cân bằng vi khuẩn đường ruột, cho bé đường tiêu hóa khỏe mạnh, giảm nhanh các tình trạng tiêu chảy, phân sống và bé ăn ngon miệng một cách tự nhiên.

Về lâu dài, cần nâng cao miễn dịch cho bé để bé có sức đề kháng tốt, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Để đạt được điều này, nên lựa chọn cho bé những chế phẩm probotics chứa những chủng vi khuẩn 'chuyên nghiệp' đối với hệ miễn dịch như Bifidobacterium BB12.

Theo M&B