Lưu trữ cho từ khóa: Phần mềm

Cai nghiện… iPad cho trẻ

 iPad đang trở thành một phần “tội đồ” gây ra những hậu quả khá nguy hại đối với trẻ nhỏ.

Sau khi bạo chi sắm đồ chơi công nghệ cao cho con, các bậc phụ huynh lần lượt tá hoả tìm giải pháp khi con cái ngày càng phụ thuộc vào giải trí công nghệ thay vì tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

Vứt iPad vì trẻ sinh bệnh

Sau khi bạo chi sắm đồ chơi công nghệ cao cho con, các bậc phụ huynh lần lượt tá hoả tìm giải pháp khi con cái ngày càng phụ thuộc vào giải trí công nghệ thay vì tiếp xúc với thế giới bên ngoài


Cách đây 1 năm, chị Thu Lan, phó phòng một công ty xuất nhập khẩu đã từng khoe: “Từ hồi chị mua cái iPad cho thằng nhóc vừa học vừa chơi nó ngoan hẳn, cứ đến bữa lôi ra doạ là phải ăn hết thì mới cho chơi là nó nghe ngay. Công nghệ tiện thật”.

Ấy vậy chỉ một thời gian sau, khi tình cờ gặp lại chị, đã thấy chị rầu rĩ than thở:“Cu Bo đang đi… cai nghiện iPad“. Cậu nhóc hơn một tuổi nhà chị lúc đó giờ đã gần 3 tuổi nhưng từ hồi mẹ mua cho iPad, học đâu chẳng thấy, chỉ cắm mặt vào chơi chém hoa quả, đua xe mà quên… nói, quên các phản xạ thông thường của trẻ đang tuổi lớn.

Vậy là thay vì đem iPad ra để dỗ con ăn, dạy con học, chiếc máy tính bảng lại trở thành một phần tội đồ gây ra những hậu quả khá nguy hại đối với trẻ nhỏ.

Cũng có con nhỏ đang tuổi mầm non, anh Quang Hà vẫn cho con dùng iPad từ bé mà quên mất rằng từ hồi phổ cập công nghệ, nhóc nhà anh đã không còn giao lưu với bạn bè hay người xung quanh mà hầu như chỉ chực chờ bố ra khỏi nhà là nghịch máy.

Khổ một nỗi, mục đích sắm iPad của anh không phải dành cho việc chơi hay tương tác với các ứng dụng giải trí mà vì nhà neo người, mỗi con ở nhà không yên tâm nên anh mua máy là để thi thoảng gọi Facetime về kiểm tra tình hình con cho tiện.

Anh cho biết: “Từ hôm phát hiện ra cháu có những biểu hiện bất thường, mình cất ngay máy đi nhưng nó la hét rồi phản ứng rất mãnh liệt, chưa từng thấy bao giờ. Thử cho cháu đi khám bác sỹ tâm lý thì được bác sỹ khuyên là nên cho cháu đi ra ngoài với các hoạt động hướng ngoại hơn nếu không sẽ bị chứng rối loạn tâm lý“.

Một điều dễ thấy là, chỉ cần một sáng cuối tuần đi qua các quán cafe của Hà Nội, không khó để bắt gặp hình ảnh các cô bé, cậu bé ngồi mải miết chơi game bên cạnh những ông bố, bà mẹ đang mải tán chuyện trong các quán cafe tầm trung.

Chỉ cần một phản ứng nhỏ như đòi lại máy hay không cho chơi là ngay lập tức đứa trẻ dỗi dằn, phản ứng tiêu cực như không chịu ăn tiếp hay thậm chí cầm máy ném thẳng đi như PV  từng chứng kiến.

Tuy nhiên, không nhiều bậc phụ huynh nhận ra con mình đang có vấn đề với thiết bị Apple của mình mà hầu hết đều chỉ nhận định đó là vì đang chơi, bị xen ngang nên biểu hiện ích kỷ hoặc không vừa ý mà thôi.

Vật vã cai nghiện

Mặc dù đem lại những hiệu quả to lớn về mặt giao tiếp, tính tương tác nhưng không thể phủ nhận rằng các thiết bị như iPad đang làm con người “lười đi

Chị Thu Lan, sau gần 6 tháng “cai nghiện” cho con cuối cùng cũng đã thành công và “cạch” không cho bé sờ vào iPad. Phương pháp của chị là, giảm dần thời gian cho bé sử dụng máy, và thay vào đó là chơi đùa với con hoặc rủ bạn bè đến chơi các trò chơi tương tác thực.

“Nói thì dễ chứ hành trình 6 tháng cũng gian nan lắm. Tháng đầu thì không có máy là con khóc ngặt nhưng kiên quyết không mềm lòng. Các tháng sau bé đỡ hơn nhưng vẫn phải giấu tiệt cái máy và lúc nào lôi ra chơi là có mình ở cạnh để kiểm soát. Các game không phù hợp là xoá hết, chỉ để lại các game giáo dục. Cuối cùng là phải “tặng” hẳn cái máy cho ông bà ngoại để bé không nhìn thấy máy nữa, và khi thành công “cai nghiện” iPad cho con thì lại đến… ông ngoại nghiện, đến lượt bà ngoại kêu” chị Lan tâm sự.

Còn anh Hà, sau khi nghe bác sỹ phán bệnh thì rụng rời chân tay, chẳng nói nên lời. Thậm chí anh kể hai vợ chồng còn tính nước cho con về quê để trị liệu dần kết hợp với môi trường không dính dáng gì đến máy móc, lại không khí sạch sẽ để con ổn định dần tâm lý, bởi vốn là dân kỹ sư phần mềm nên nhà anh lúc nào cũng xếp đầy thiết bị số.

Cuối cùng giải pháp anh đưa ra là cho con theo sinh hoạt ngoại khoá tại một trường tư thục gói 3 tháng, với giá lên tới gần 2000 USD, bao gồm dạy các môn năng khiếu, bơi và dĩ nhiên theo hình thức 1 thày kèm 1 trò. May mắn thay cháu nhà anh cũng dần hoà nhập với bạn bè và quên dần thiết bị số, nhưng cũng đồng nghĩa với việc mọi iPad, iPhone trong nhà từ giờ anh phải cho vào tủ khoá chặt, “dùng lén lút như… ăn trộm” như lời anh miêu tả.

Theo bác sỹ tâm lý Trần Trọng Long thì: “Nhiều phụ huynh coi công nghệ như một thứ đồ chơi đa năng, giải quyết các vấn đề khó khi giao tiếp với trẻ. Từ đó dẫn tới hiện tượng trẻ bị lệ thuộc vào các thiết bị này, giảm dần các giao tiếp với xã hội cũng như tạo cho mình các phản ứng, phản xạ thông thường do ảnh hưởng nặng nề bởi một quá trình dài tương tác với màn hình ảo. Công nghệ cao nhưng chưa hẳn đã tốt và đó cũng là một phần nguyên do chính phát sinh tỷ lệ lượng trẻ tự kỷ cao như hiện nay, mà hầu hết là do môi trường sống”.

Mặc dù đem lại những hiệu quả to lớn về mặt giao tiếp, tính tương tác nhưng không thể phủ nhận rằng các thiết bị như iPad đang làm con người “lười đi”. Người lớn về hành vi và nhận thức có thể thay đổi kịp thời nhưng với trẻ em ở cái tuổi đang hình thành các giác quan thì chiều con có thể thành… hại con thời hi-tech.

(Theo ANTD)

Game có thể giúp nâng cao trí tuệ?

Hãy tưởng tượng bạn đi ra từ văn phòng bác sĩ với một toa thuốc chỉ định chơi một trò chơi video. Các nhà sáng chế của Brain Plasticity với trò chơi nâng cao nhận thức, đã bắt đầu đàm phán với Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) để thâm nhập vào thị trường game như một loại thuốc điều trị.

Brain Plasticity đã tinh chỉnh trò chơi giúp những người mắc bệnh tâm thần phân liệt cải thiện những thiếu hụt tập trung và trí nhớ liên quan tới rối loạn.

Đầu năm tới, họ sẽ tiến hành một nghiên cứu với 150 người tham gia tại 15 địa điểm trên khắp các đất nước. Những người tham gia sẽ chơi trò chơi trong một giờ, năm lần một tuần trong sáu tháng. Nếu chất lượng cuộc sống của người tham gia được cải thiện ở "liều" như trên thì Brain Plasticity sẽ nhận được phê duyệt của FDA.

FDA chấp thuận các trò chơi máy tính nói chung có thể thay đổi phương thức y tế  giúp đỡ các đối tượng cho dù là tâm thần phân liệt hoặc rối loạn phổ biến hơn như trầm cảm hoặc lo âu, Daniel Dardani, thành viên chuyển giao công nghệ tại Viện Công nghệ Massachusetts cho biết.

Nhưng sự tham gia của FDA vào ngành công nghiệp game trí tuệ sẽ đi kèm với cả ưu và nhược điểm. Danh sách phân tích song song các yếu tố này được rút ra từ nghiên cứu và tranh luận chuyên ngành về vấn đề này tại một cuộc họp Phần mềm giải trí và nhận thức Neurotherapeutics tại San Francisco hồi đầu tuần.


Một số hy vọng rằng sự chấp thuận của FDA sẽ bổ sung thêm tính toàn vẹn cho một ngành công nghiệp luôn đầy tranh cãi. "Thế giới của game trí tuệ chỉ toàn là nhảm nhí", Michael Merzenich, một nhà phát triển trò chơi nhận thức, đồng sáng lập của Posit Science phát biểu trên New Scientist tại cuộc họp.

Ông chỉ ra một nghiên cứu năm ngoái cho thấy rằng các trò chơi nâng cao nhận thức không có tác dụng với não bộ (Nature, DOI: 10.1038/nature09042). Sự tham gia của FDA sẽ có tác dụng duy nhất để chứng minh lợi ích của những trò chơi này.

Tuy nhiên, xác định lợi ích của các trò chơi đó là một quá trình phức tạp. Kể từ khi nghiên cứu  của the Nature được công bố, các nhà phê bình đã yêu cầu 11.430 người tham gia được tự lựa chọn, khỏe mạnh và không theo một "liều” cố định. Họ cho rằng các trò chơi cần phải được kiểm tra chặt chẽ hơn.

Không giống như các yêu cầu nhận thức trong nghiên cứu của the Nature, các trò chơi của Brain Plasticity có mục tiêu cụ thể và đi kèm với "liều lượng" được yêu cầu nghiêm ngặt với mức độ thường xuyên và lâu dài để đem lại kết quả.

Ngay cả khi FDA chấp thuận cho các trò chơi của Brain Plasticity, họ có vẻ không nghiên cứu kỹ lưỡng yêu cầu bồi thường của các trò chơi cho sự ổn định não người khỏe mạnh, ông Henry Mahncke, một nhà khoa học cấp cao của Brain Plasticity cho biết.

Một số người lo ngại rằng chấp thuận của FDA thực sự sẽ cản trở phát triển của các trò chơi nâng cao nhận thức, bởi vì cơ quan này quá chậm chạp trong việc phê duyệt cho phép trò chơi phát triển. "Tôi nghĩ rằng còn quá sớm để FDA tham gia", Alice Medalia, một chuyên gia khắc phục hậu quả nhận thức tại Đại học Columbia, thành phố New York nhấn mạnh.

Khi thỏa hiệp diễn ra. FDA có thể hướng dẫn cho người tiêu dùng nên tìm kiếm sản phẩm game điều trị nào - tương tự như xử lý các ứng dụng smartphone y tế, ông Alvaro Fernandez, Giám đốc điều hành  của SharpBrains, một công ty nghiên cứu thị trường của Washington DC - theo dõi các công cụ khoa học thần kinh ngoài ảnh hưởng cho biết.

Meo.vn (Theo Newscientist)

Phần mềm tạo mật khẩu cho Folder

İmage

Folder Lock 6.1.3 là một chương trình bảo mật file nhanh, có thể bảo vệ bằng password, khóa, ẩn hay mã hóa mọi số lượng file, thư mục, đĩa, tranh ảnh hay tài liệu chỉ trong vài giây
Những file được Folder Lock 6.1.3 bảo vệ sẽ được ẩn đi, không thể xóa được, không thể truy vấn được và được bảo mật rất chặt chẽ. Nó ẩn file đi đối với trẻ em, bạn bè hay đồng nghiệp, bảo vệ chúng khỏi virus,trojan,sâu hay spyware, và thậm chí bảo vệ chúng khỏi những máy tính trên mạng, người sử dụng cáp hay hack. File còn có thể được bảo vệ trên ổ đĩa USB, thẻ nhớ, CD-RW, đĩa vuông hay máy tính xách tay. Công việc bảo vệ hoạt động nếu file được lấy từ một PC sang một PC khác hay những ổ đĩa di động, mà không cần phải cài đặt bất cứ một phần mềm nào.
Folder Lock 6.1.3 khóa file trong Windows, DOS và ngay cả trong chế độ Safe Mode. Những tùy chọn thêm bao gồm Stealth Mode (Chế độ ẩn), Hacker Attempt Monitoring (Giám sát hacker), Shred files (cắt file), AutoLock(Tự động khóa), Auto Shutdown PC (Tự động tắt máy), Lock your PC (Tự động khóa máy), Erase PC tracks (xóa dấu vết), 256-bit Blowfish Encryption(mã hóa 256-bit Blowfish) và Menu ngữ cảnh trong Explorer.
Hoạt động trên Windows Vista / 2003/XP/2000/NT/Me/98
và mọi loại định dạng đĩa như FAT16, FAT32, NTFS.
Folder Lock là một phần mềm bảo mật file được download nhiều nhất trên thế giới.

download: http://www.filesonic.com/file/22052747/Folder_Lock_6_1_3.rar