Lưu trữ cho từ khóa: phản hồi

Hành trình 4 năm để điều trị cho bệnh rối loạn cơ mặt

Vui vẻ, buồn bã, sợ hãi, giận dữ, ngạc nhiên… những cảm xúc này thể hiện ra trên mặt nhờ vào cơ mặt.

Có khoảng 43 nhóm cơ trên mặt, kết hợp với các dây thần kinh trên mặt, biểu hiện cảm xúc, để giúp nhắm – mở mắt, nhăn mũi, há miệng… Cơ trên mặt rất khác với cơ ở các nơi khác, vì chúng không thành bó cơ, tách bạch rõ ràng, và gắn vào xương, mà chúng phẳng, có thể cuộn vào nhau và có khi gắn sát dưới da. Một khi các cơ mặt này bị rối loạn, có thể gây ra thật nhiều bất tiện và khổ sở cho người bệnh. Có nhiều rối loạn cơ mặt như co giật mi mắt, co giật nửa mặt, co giật toàn mặt, nghiến răng…

Chữa trị rối loạn cơ mặt có nhiều biện pháp như uống thuốc, châm cứu, thậm chí phẫu thuật. Song cũng giống như nguyên nhân gây bệnh, nhiều trường hợp không thể chẩn đoán rõ ràng, chữa lành bệnh rối loạn cơ mặt với nhiều người bệnh là cả một hành trình gian khổ. Chị Phạm Kiều Kiều Nga, ở phường Trung Mỹ Tây, TP. HCM, đã phải trải qua một quãng thời gian như thế để đi tìm lại vẻ đẹp gương mặt mình.

Bốn năm bôn ba, và khỏi trong 5 ngày

Cách đây 4 năm, một hôm chị cảm giác bị giật giật từ vùng mắt xuống gần miệng. Cảm giác khó chịu, khổ sở hơn nữa là người ngoài nhìn vào cũng thấy. “Tôi phải làm ăn buôn bán suốt ở ngoài. Bị ở tay chân còn che được, bị ở trên mặt, thật khổ sở. Mỏi thì cũng không mỏi lắm, cũng không phải bị giật liên tục. Nhưng đang làm việc, đang gặp người ta, mà nó bắt đầu giật thì tôi cảm giác khổ sở vô cùng.”

Đi khắp nơi kiếm thầy kiếm thuốc. Có bệnh viện chị uống thuốc suốt mấy tháng không khỏi. Có nơi, chị châm cứu hơn năm không đỡ. Có bác sĩ, sau khi chích thuốc xong vài ngày, một mắt chị bị sụp xuống, không mở ra được, chỉ nhìn được qua một con mắt. Không thể đi làm với tình trạng mắt nhắm mắt mở, rồi lo lắng khiến chị mất ngủ cả tháng trời. May mà sau hơn một tháng, mắt chị mở ra được. Quá lo sợ, chị phải đi tìm thầy thuốc khác.

Chị kể: “Không phải mình tôi đâu, đi các nơi tôi gặp nhiều người như mình. Cũng nhờ có người mách mà tôi biết đến bác sĩ Coulon. Không phải bác sĩ nước ngoài nào cũng giỏi, có ông bác sĩ Mỹ, chích cho tôi chỉ được một tháng tôi đã bị lại. Còn bác sĩ Coulon, ông chích một mũi ra thành 7, 8 lần. Không hề đau, tôi chỉ thấy tê tê như kiến cắn và có tác dụng liền, khoảng 5 ngày là tác dụng rõ rệt. Dù bác sĩ nói thuốc sẽ tác dụng khoảng 3 đến 6 tháng, nhưng nay đã 9 tháng rồi, tôi vẫn chưa bị lại. Tôi chỉ mong bác sĩ Coulon sẽ qua để khám và chữa trị thường xuyên. Tìm được thầy thuốc chữa trị và có hy vọng khỏi bệnh, cảm giác không gì vui sướng bằng!”

Phương pháp tiêm botox chữa co thắt cơ

Botox được biết đến nhiều trong ngành thẩm mỹ, với tác dụng làm giảm nếp nhăn. Tuy nhiên, chất này còn có tác dụng cho việc làm thư giãn các cơ hoạt động quá mức. Nhờ đó, giúp chữa các chứng co giật mặt, nháy mắt, đổ mồ hôi quá nhiều, đau kinh niên, đau đầu nhẹ… Sau khi tiêm, cần 2 – 4 ngày để cảm thấy tác dụng của botox, và hiệu quả kéo dài từ 4 đến 6 tháng.

Tác dụng của tiêm botox còn tùy thuộc vào độ đậm đặc của botox và sức mạnh – yếu của vùng cơ tác động, vào kinh nghiệm và kỹ năng của bác sĩ. Bệnh nhân cần phản hồi lại tác dụng của thuốc, phản ứng của cơ thể lại với bác sỹ để lần chữa trị sau có hiệu quả tốt. Càng về sau, hiệu quả của botox càng kéo dài hơn, do vùng cơ đã được tạo thói quen thư giãn.

Khi tiêm botox bạn cần lưu ý rằng, không phải “muốn chỉnh chỗ nào tiêm chỗ đó”, botox cần được tiêm vào cơ đích – nhóm cơ hoạt động quá mức – để đảm bảo an toàn và hiệu quả thẩm mỹ. Do cấu trúc khuôn mặt có rất nhiều nhóm cơ nên bác sỹ thực hiện cần có kiến thức chuyên môn sâu về cấu trúc giải phẫu vùng mặt và được đào tạo về kỹ thuật tiêm Botox. Đồng thời để tránh sự giả tạo, khô cứng, bạn cần tham khảo ý kiến người thân và bác sĩ thật cẩn thận, có những nét cơ bản, “nếp nhăn” duyên trên gương mặt cần được giữ để tạo vẻ tự nhiên, không phải “cứ nhăn là ủi”.

Với hơn 15 năm kinh nghiệm, bác sĩ Coulon là chuyên gia thực hiện các ca phẫu thuật lấy mỡ mắt bằng phương pháp mới không để lại sẹo, không cần đường may, thời gian hồi phục nhanh; tạo hình lại tình trạng mắt không đều nhau do bẩm sinh hoặc di chứng tai nạn.

Không chỉ trong lĩnh vực thẩm mỹ, ông còn áp dụng phương pháp tiêm botox trong trị rối loạn cơ mặt như co giật mi mắt, co giật nửa mặt, co giật toàn mặt, mặt do liệt dây thần kinh số 7, hội chứng Meige (giật mắt và vùng má)… rất hiệu quả. Phương pháp này không đau, thời gian tiêm nhanh và hiệu quả kéo dài đến sáu tháng.

Vào ngày 1/4/2013 đến 18/4/2013, bác sĩ Pierre Coulon một lần nữa quay lại bệnh viện FV, TP.HCM, thăm khám và làm việc định kỳ.

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc đặt hẹn với bác sĩ Pierre Coulon, vui lòng liên hệ: Khoa Thẩm mỹ và Chống lão hóa bệnh viện FV theo số: (08) 54 11 33 66 hoặc (08) 54 11 33 33, máy nhánh 7000. Với đẳng cấp năm sao, khoa thẩm mỹ và Chống lão hóa Bệnh viện FV luôn làm hài lòng bạn với dịch vụ hoàn hảo, bác sĩ chuyên môn cao, công nghệ tiên tiến và hệ thống quản lý hồ sơ bảo mật.

Trước khi vào gặp bác sĩ, bạn sẽ được chuyên viên tư vấn thẩm mỹ – cô Phạm Thị Thùy Trang tư vấn riêng cho bạn về các dịch vụ thẩm mỹ để có giải pháp làm đẹp tối ưu.

 

Giữ an toàn cho trẻ nhỏ với gói hút ẩm như thế nào?

Với phương châm “Sức khỏe của người tiêu dùng là sự sống còn của công ty”, từng sản phẩm công ty Cổ phần Thực phẩm One.One Việt Nam đưa ra đều dựa trên các tiêu chí tốt cho sức khỏe người tiêu dùng – sản phẩm hoàn toàn tự nhiên không chất tạo màu, không chiên qua dầu, không chất bảo quản, không Cholesterol, tốt cho sức khỏe. Hơn thế nữa, những chiếc bánh gạo One.One được làm từ nguồn nguyên liệu là những hạt gạo Việt Nam trù phú. Chính vì điều đó mà năm 2013 nhãn hàng Bánh Gạo One.One tiếp tục đạt danh hiệu HVNCLC do Người Tiêu Dùng bình chọn.

Ảnh được cung cấp bởi Bánh gạo One One

Vừa qua, trang báo mạng kienthuc.net.vn có đăng tải thông tin “Cháy da, bỏng mắt, loét miệng vì gói chống ẩm trong bánh gạo”, trong đó có một vài thông tin cung cấp không chính thống, không chính xác. Chính vì thế, công ty Cổ phần Thực phẩm One.One Việt Nam chính thức có thông tin phản hồi để người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm:

1. Hai loại chất chống ẩm đang được Công ty sử dụng song song là silicagen (SiO2) và vôi bột (CaO) với trọng lượng rất nhỏ 3-8gam/túi (và không tiếp xúc trực tiếp với bánh gạo) – đây là những chất chống ẩm không nằm trong danh mục cấm và được sử dụng phổ biến ở Việt Nam và thế giới. Chất chống ẩm mà bài báo đề cập là vôi bột (CaO), là chất có độ hút ẩm tốt, an toàn cho thực phẩm và được sử dụng ngày càng nhiều vì có nguồn gốc từ thiên nhiên và gần gũi với con người, không độc hại. Cho đến nay, phần lớn các loại bánh gạo của Nhật cũng đang sử dụng vôi bột (CaO) làm chất hút ẩm cho sản phẩm bánh gạo (vui lòng tham khảo thông tin của công ty sản xuất chất chống ẩm từ CaO lớn nhất Nhật Bản http://www.yabashi.jp/vi/industries03-2.html). Vì vậy Công ty Cổ phần Thực phẩm One.One Việt Nam khẳng định tất cả các chất chống ẩm mà công ty đang sử dụng là hoàn toàn hợp pháp và không nằm trong danh sách hoá chất cấm cũng như là độc hại của Việt Nam.

2. Về trường hợp hy hữu đáng tiếc của cháu bé ở Hà Nội nghịch gói chống ẩm bị bay vào mắt, khi xảy ra sự cố người nhà của cháu bé đã liên hệ với Công ty qua điện thoại đường dây nóng, Công ty đã giải thích và hướng dẫn người nhà đem cháu bé đến bác sĩ chữa trị đúng cách và kịp thời.

Vì phương châm bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng mà ngay sau sự việc đáng tiếc đó, Công ty Cổ phần Thực phẩm One.One Việt Nam đã yêu cầu bộ phận R&D tìm các biện pháp để hạn chế tối đa các tác dụng phụ của chất chống ẩm; đồng thời cũng ngay lập tức phối hợp với các báo viết bài tư vấn tiêu dùng “Cảnh báo tai nạn do hạt chống ẩm trong thực phẩm”, đăng tại các báo uy tín nhất trên toàn quốc như: báo Tuổi Trẻ ra ngày ra ngày 05/02/2013, báo Hà Nội Mới ra ngày 02/02/2013, An Ninh Thủ Đô ra ngày 02/02/2013, Phụ Nữ Việt Nam ra ngày 02/02/2013 và Phụ Nữ Hồ Chí Minh ra ngày 04/02/2013… với mục đích giúp người tiêu dùng trên toàn quốc hiểu rõ hơn về gói chống ẩm và tránh các sự cố đáng tiếc xảy ra trong quá trình sử dụng.

Gói hút ẩm là gì?

Để bảo quản bánh kẹo và thực phẩm khô ráo, tất cả các công ty thực phẩm trên thế giới thường sử dụng “gói hút ẩm” đóng gói trong bao bì chứa bánh kẹo và thực phẩm cần bảo quản. Gói hút ẩm thường là các túi không thấm nước, có cấu tạo đặc biệt cho khí ẩm dễ dàng xuyên qua, bên trong túi chứa các hóa chất có khả năng hút ẩm cao so với trọng lượng của nó như: Silicagen (SiO2), Ôxít Canxi (CaO – vôi sống), đất sét Bentonite… trong đó Silicagen và Ôxít Canxi là được sử dụng nhiều nhất do độ hút ẩm tốt, giá rẻ và an toàn với thực phẩm. Đặc biệt Ôxít Canxi được sử dụng ngày càng nhiều vì đó là chất có nguồn gốc từ thiên nhiên và gần gũi với con người, ít độc hại. Từ thời xa xưa, các cụ đã biết dùng vôi tôi cho vào lo, chai, hũ… để bảo quản các loại bánh, mứt, kẹo cũng như để “Ăn miếng trầu là đầu câu chuyện”…

Các nguy cơ từ gói hút ẩm

Như chúng ta đã biết, hoá chất trong gói hút ẩm sẽ an toàn với thực phẩm và người sử dụng khi để trong gói hút ẩm, cách ly với thực phẩm, nhưng lại không an toàn khi ăn hoặc tiếp xúc trực tiếp vào mắt mũi miệng… chính vì vậy mà hiện nay tất cả các gói hút ẩm thường ghi cảnh báo là Chất chống ẩm không ăn được, Không được xé, Tránh xa tầm tay trẻ em, Bỏ ngay vào sọt rác… Người lớn đã có kinh nghiệm hoặc người biết chữ sẽ làm theo chỉ dẫn của cảnh báo, nhưng đối với trẻ em hoặc người không biết chữ thì lại có nguy cơ nếu không tuân thủ theo cảnh báo. Đã có nhiều trẻ nhỏ phải đi tẩy ruột, bỏng mắt, miệng… khi xé và ăn hóa chất hút ẩm bên trong do không biết hoặc do nghịch nghợm.

Giữ an toàn cho trẻ nhỏ với gói hút ẩm như thế nào?

Chính vì vậy để bảo vệ trẻ nhỏ, tại mỗi gia đình chúng ta nên giảng cho trẻ biết tác hại của gói hút ẩm, khuyên trẻ có thói quen bỏ đi, không nghịch xé, nuốt… gói hút ẩm có trong các gói bánh, kẹo hoặc thực phẩm nói chung. Đối với các trẻ nhỏ hơn, chúng ta nên cẩn thận bỏ gói hút ẩm trước khi đưa cho trẻ gói bánh hoặc kẹo.

Trong trường hợp trẻ ăn phải, tốt nhất chúng ta làm cho trẻ nôn ra và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất để bác sĩ xử lý kịp thời. Trường hợp trẻ nghịch, bị hạt hút ẩm bay vào mắt thì các bác sĩ khuyên chúng ta nên rửa ngay bằng nước sạch sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để bác sĩ điều trị.

Mong rằng một vài thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp ngăn chặn được những tổn hại đáng tiếc xảy ra, đặc biệt đối với các gia đình có trẻ nhỏ, cũng như yên tâm hơn khi sử dụng các sản phẩm, trong đó có bánh gạo One.One.

 
 
 

Cơ quan Y tế Pháp phản hồi về sữa dê Danlait

Theo trả lời của cơ quan y tế Pháp, sữa trẻ em Danlait được sản xuất bởi Liên hiệp sữa vùng Venise Verte, được liên minh châu Âu cấp giấy phép, chứ không phải từ Trung Quốc như lời đồn.

Trong bức thư gửi trả lời Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế Việt Nam, ông Jean Luc Angot – Trưởng Cơ quan điều phối Y tế Pháp nêu rõ: “Sữa dê dùng để sản xuất sữa trẻ em Danlait được thu hoạch và chế biến tại tỉnh Vendé bởi nhà máy thuộc Liên hiệp sữa vùng Venise Verte. Cơ sở này có giấy phép của Liên minh châu Âu đang còn hiệu lực, cho phép bán các sản phẩm của mình tại Pháp và khắp thị trường Liên minh châu Âu”.

Theo thư này, Công ty FIT của thành phố Rennes, đăng ký trong danh bạ với tư cách công ty bán buôn, kinh doanh liên doanh nghiệp các sản phẩm sữa, trứng, dầu ăn và các thực phẩm có chất béo. Do vậy, đó là một hoạt động thương mại không qua trung gian và không tác động gì tới các sản phẩm.

Như vậy, các sản phẩm Danlait được sản xuất bởi Liên hiệp sữa vùng Venise Verte, được vận chuyển trực tiếp sau quá trình sản xuất tại địa phương bởi tập đoàn FIT.

Danlait
Ảnh: Ngọc Tuyên.

“Toàn bộ các thông tin này nằm trong giấy chứng nhận y tế có chữ ký của các đơn vị của tôi, đã được gửi kèm theo từng chuyến hàng tới các cơ quan chức năng Việt Nam. Tóm lại, mã số duy nhất FR 85-133-01 CE được in trên mỗi hộp sữa, xác nhận xuất xứ sản phẩm là từ Pháp, chứ không phải từ Trung Quốc như một số tin đồn ở Việt Nam”, ông Jean Luc Angot nhấn mạnh.

Cũng theo ông, nhà máy sữa này thường xuyên sản xuất sữa bột trẻ em từ sữa bò hoặc dê. Đó là những thực phẩm thuần túy và không phải là thực phẩm chức năng.

Về vấn đề tỷ lệ đạm trong sữa bột trẻ em có bắt buộc phải đạt 34% hay không, ông Lê Văn Giang, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia với các sản phẩm sữa dạng bột hiện hành, điều kiện hàm lượng đạm trong sữa ở mức 34%. Trong đó gồm sữa bột nguyên chất, sữa bột đã tách béo một phần và sữa bột gầy.

Những sữa đủ 34% độ đạm thì nó là nguyên chất, vì vậy trong đó có thành phần không dễ tiêu hóa cho nhiều người. Chẳng hạn như những người bị bệnh thận, bị bệnh gút thì không thể dùng sữa có độ đạm nhiều như vậy. Trẻ nhỏ cũng không thể sử dụng các sản phẩm sữa có độ đạm trên. Vì vậy, các nhà sản xuất phải giảm bớt thành phần đạm đi và bổ sung thêm những chất khoáng, vitamin tốt cho trẻ em như DHA, EPA, kẽm…, ông Giang cho biết.

Cũng theo ông, khi nhà sản xuất giảm độ đạm và bổ sung thêm các chất khác vào thì những sản phẩm đó áp theo quy định là thực phẩm bổ sung. Do vậy các sản phẩm dạng sữa bổ sung dinh dưỡng, sữa bột công thức dành cho trẻ em và nhiều đối tượng đặc biệt không thể áp dụng theo tiêu chuẩn 34% độ đạm.

Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho rằng: “Về mặt khoa học, trong các loại sữa nguyên chất như sữa bò, hàm lượng đạm của chúng rất cao… Chúng ta cứ thử một phép tính. Con bò chỉ một năm thành bò trưởng thành, trong khi đó con người phải 18 năm mới trưởng thành. Sự trưởng thành của con người chậm là do lượng protein trong sữa thấp hơn so với con bò. Do đó con người không thể sử dụng sữa nguyên chất của con bò. Vì vậy các doanh nghiệp trong quá trình làm ra các sản phẩm từ sữa họ phải lược bớt thành phần đạm đi”.

Ông Dũng chiếu theo các tiêu chuẩn quốc tế, thành phần đạm trong các loại sữa công thức dành cho trẻ nhỏ hợp lý nằm trong khoảng 14-15%. Nếu trẻ nhỏ ăn sữa nhiều độ đạm cho phép sẽ dẫn tới tình trạng béo phì, có nhiều trường hợp còn bị suy dinh dưỡng.

“Nguyên nhân là trẻ nhỏ chưa thể tiêu hóa và hấp thụ được lượng đạm quá nhiều, dễ dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy gây ra tình trạng suy dinh dưỡng. Có trẻ hấp thụ được thì lại gây ra tình trạng béo phì, thừa cân”, ông Dũng nhấn mạnh.

Mấy ngày qua, thông tin về sữa Danlait bị cơ quan chức năng thu giữ được dư luận quan tâm. Một trong những lý do khiến loại thực phẩm bổ sung này bị “tuýt còi”, theo một cán bộ quản lý thị trường, là do sản phẩm chỉ có độ đạm từ 11% đến 20%, trong khi theo quy chuẩn Việt Nam, sữa bột phải có hàm lượng đạm đạt từ 34% trở lên.

Việt Nam mới đây đã đưa ra quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi, sẽ được áp dụng từ ngày 1/6 tới. Theo đó, hàm lượng đạm được quy định tối thiểu là 3g/100kcal và tối đa là 5,5g/100kcal (tương đương 18 -34%).

(Theo Vnexpress)