Lưu trữ cho từ khóa: phẫu thuật

Bị áp-xe gan vì ăn rau bón phân bắc?

 

Gần đây, một số vùng quê rộ lên thông tin cảnh báo mọi người không nên ăn rau củ quả trồng tưới bằng phân bắc (phân người) vì trên đó ẩn núp một loại ký sinh trùng độc hại tên amíp có thể gây ra áp-xe gan. Những đồn thổi này có căn cứ không?

Áp-xe gan do amíp (amibe) là căn bệnh khởi xuất từ biến chứng bệnh kiết lỵ mạn tính mà thủ phạm là amíp. Bệnh này thường gặp ở các xứ nhiệt đới như các nước Đông Nam Á và châu Phi nhưng ít gặp ở Việt Nam hiện nay.

Đường đi của thủ phạm amíp

Amíp, còn gọi “biến hình trùng”, là loại đơn bào không có hình dạng cố định, di chuyển nhờ vào các giả túc (Pseudopod, là phần nhô ra của tế bào chất theo hướng di chuyển). Tên khoa học amíp là Entamoeba histolytica, là dạng gây bệnh; còn Entamoeba coli là dạng tiềm sinh không gây bệnh, người bệnh thường có thể mang mầm bệnh nhưng không phát bệnh, tuy nhiên đây là cơ nguyên gây lan truyền bệnh. Có những nghiên cứu đã phát hiện các yếu tố có thể làm tăng hoạt lực của entamoeba từ dạng sống tiềm sinh thành dạng gây bệnh, như: tình trạng suy kiệt sau nguyên nhân (bệnh nặng; stress nặng như mất người thân, thất tình…), suy giảm miễn dịch… Tuy nhiên yếu tố làm entamoeba từ dạng không gây bệnh sang gây bệnh rõ nhất là mất cân bằng dòng vi trùng trong đường ruột, thường xảy ra sau dùng kháng sinh liều cao qua đường uống, làm chết các dòng vi trùng sống cộng sinh trong đường ruột, gây mất cân bằng sinh thái vi trùng trong đường ruột.

Entamoeba histolytica sống trong đường ruột dưới hai thể dưỡng bào và bào nang. Thể bào nang hiện diện trong ruột người khoẻ mạnh và thải ra ngoài theo phân. Ở những nơi còn bón phân người trong nông nghiệp hay đi cầu trên sông rạch ao hồ sẽ là nguồn lây nhiễm bệnh này. Khi ăn những rau củ quả hoặc uống nước có bào nang đó vào ruột non, các trypsin của dịch tiêu hoá sẽ phá huỷ các vỏ bọc và thải ra các thể dưỡng bào entamoeba. Các con entamoeba sẽ thường trú ở vùng manh tràng, khi có đủ các yếu tố thuận lợi chúng sẽ hoạt hóa thành dạng gây bệnh.

Để phát hiện sớm bệnh

80% áp-xe gan do amíp là ở gan phải. Ba triệu chứng chủ yếu là: đau vùng hạ sườn phải, sốt, gan to. Bệnh nhân có thể có tiền sử bị bệnh lỵ. Ngoài ra, khi có các triệu chứng nghi ngờ như đi cầu ra nhầy máu, mót cầu… cũng nên đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác.

Xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán áp-xe gan do amíp là xét nghiệm huyết thanh tìm kháng thể của amíp bằng phương pháp miễn dịch enzyme EIA. Xét nghiệm này duy trì kết quả dương tính thời gian dài (6 - 12 tháng). Sau khi đã trị khỏi và có thể dương tính ở những người không có triệu chứng đang sống ở vùng dịch tễ của amíp. Xét nghiệm huyết thanh thứ hai là tìm kháng nguyên của amíp bằng phương pháp ELISA. Xét nghiệm định lượng ELISA giúp chẩn đoán người bệnh bị lỵ amíp hay áp-xe do amíp, tuỳ nồng độ pha loãng huyết thanh với phản ứng dương tính và kháng nguyên.

Với phản ứng dương tính dưới 1/400, bệnh nhân có thể bị lỵ amíp; còn nếu phản ứng dương tính trên 1/800, bệnh nhân có thể bị áp-xe do amíp. Phản ứng ELISA còn giúp đánh giá kết quả điều trị áp-xe gan do amíp (nếu đáp ứng điều trị, sau một tháng phản ứng kháng nguyên sẽ giảm dưới 1/200).

Ngoài xét nghiệm huyết thanh thì với các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như siêu âm cũng giúp chẩn đoán chính xác tình trạng áp-xe, kích thước, vị trí… Siêu âm cũng giúp đánh giá kết quả điều trị, nếu sau điều trị có đáp ứng thì kích thước ổ áp-xe sẽ thu nhỏ lại.

Điều trị không nhất thiết phải phẫu thuật

Ápxe ở gan trái nguy hiểm hơn do tiếp xúc với màng tim, nếu vỡ sẽ gây tràn mủ màng tim, rất dễ tử vong.

Hiện nay với nhiều thuốc điều trị đặc hiệu như metronidazol, tinidazol… việc điều trị bệnh lỵ amíp đã trở nên hữu hiệu và làm giảm biến chứng áp-xe gan xuống đến mức thấp nhất. Từ đây, điều trị phẫu thuật cũng giảm hẳn, trừ trường hợp có biến chứng hay không đáp ứng với điều trị nội.

Biến chứng của áp-xe gan do amíp nếu không điều trị sẽ rất nặng, do 80% vị trí áp-xe gan loại này nằm ở nửa trên của gan nên liên quan nhiều đến cơ hoành. Ápxe ở gan phải có thể phá vỡ cơ hoành, gây tràn mủ màng phổi phải. Ápxe ở gan trái nguy hiểm hơn do tiếp xúc với màng tim, nếu vỡ sẽ gây tràn mủ màng tim, rất dễ tử vong. Do đó nếu ổ áp-xe to ở gan trái thì thường được khuyên phẫu thuật dẫn lưu mủ sớm để tránh biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, áp-xe ở gan phải nếu to cũng được khuyên nên dẫn lưu sớm. 20% áp-xe gan còn lại nằm ở nửa dưới gan cũng có thể gây biến chứng viêm phúc mạc nếu ổ áp-xe vỡ vào khoang phúc mạc.

Với các phương tiện chẩn đoán hiện đại, vệ sinh môi trường được cải thiện, các thuốc điều trị hiệu quả… bệnh lỵ amíp cũng như áp-xe do amíp ngày càng giảm dần và các biến chứng của áp xe do amíp hiện đã hiếm hẳn so với thập niên 1970 - 1980 tại Việt Nam.

ThS.BS Dương Phước Hưng

Ăn rau bón phân bắc bị ápxe gan?

Gần đây ở một số vùng quê đã rộ lên thông tin cảnh báo mọi người không nên ăn rau củ quả trồng tưới bằng phân bắc (phân người) vì trên đó ẩn núp một loại ký sinh trùng độc hại tên amíp có thể gây ra ápxe gan. Những đồn thổi này có căn cứ không?

Ápxe gan do amíp (amibe) là căn bệnh khởi xuất từ biến chứng bệnh kiết lỵ mạn tính mà thủ phạm là amíp. Bệnh này thường gặp ở các xứ nhiệt đới như các nước Đông Nam Á và châu Phi nhưng ít gặp ở Việt Nam hiện nay.

Đường đi của thủ phạm amíp

Amíp, còn gọi “biến hình trùng”, là loại đơn bào không có hình dạng cố định, di chuyển nhờ vào các giả túc (Pseudopod, là phần nhô ra của tế bào chất theo hướng di chuyển). Tên khoa học amíp là Entamoeba histolytica, là dạng gây bệnh; còn Entamoeba coli là dạng tiềm sinh không gây bệnh, người bệnh thường có thể mang mầm bệnh nhưng không phát bệnh, tuy nhiên đây là cơ nguyên gây lan truyền bệnh. Có những nghiên cứu đã phát hiện các yếu tố có thể làm tăng hoạt lực của entamoeba từ dạng sống tiềm sinh thành dạng gây bệnh, như: tình trạng suy kiệt sau nguyên nhân (bệnh nặng; stress nặng như mất người thân, thất tình…), suy giảm miễn dịch… Tuy nhiên yếu tố làm entamoeba từ dạng không gây bệnh sang gây bệnh rõ nhất là mất cân bằng dòng vi trùng trong đường ruột, thường xảy ra sau dùng kháng sinh liều cao qua đường uống, làm chết các dòng vi trùng sống cộng sinh trong đường ruột, gây mất cân bằng sinh thái vi trùng trong đường ruột.

Entamoeba histolytica sống trong đường ruột dưới hai thể dưỡng bào và bào nang. Thể bào nang hiện diện trong ruột người khoẻ mạnh và thải ra ngoài theo phân. Ở những nơi còn bón phân người trong nông nghiệp hay đi cầu trên sông rạch ao hồ sẽ là nguồn lây nhiễm bệnh này. Khi ăn những rau củ quả hoặc uống nước có bào nang đó vào ruột non, các trypsin của dịch tiêu hoá sẽ phá huỷ các vỏ bọc và thải ra các thể dưỡng bào entamoeba. Các con entamoeba sẽ thường trú ở vùng manh tràng, khi có đủ các yếu tố thuận lợi chúng sẽ hoạt hóa thành dạng gây bệnh.

Để phát hiện sớm bệnh

80% ápxe gan do amíp là ở gan phải. Ba triệu chứng chủ yếu là: đau vùng hạ sườn phải, sốt, gan to. Bệnh nhân có thể có tiền sử bị bệnh lỵ. Ngoài ra, khi có các triệu chứng nghi ngờ như đi cầu ra nhầy máu, mót cầu… cũng nên đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác.

Xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán ápxe gan do amíp là xét nghiệm huyết thanh tìm kháng thể của amíp bằng phương pháp miễn dịch enzyme EIA. Xét nghiệm này duy trì kết quả dương tính thời gian dài (6 – 12 tháng), sau khi đã trị khỏi và có thể dương tính ở những người không có triệu chứng đang sống ở vùng dịch tễ của amíp. Xét nghiệm huyết thanh thứ hai là tìm kháng nguyên của amíp bằng phương pháp ELISA. Xét nghiệm định lượng ELISA giúp chẩn đoán người bệnh bị lỵ amíp hay ápxe do amíp, tuỳ nồng độ pha loãng huyết thanh với phản ứng dương tính và kháng nguyên. Với phản ứng dương tính dưới 1/400, bệnh nhân có thể bị lỵ amíp; còn nếu phản ứng dương tính trên 1/800, bệnh nhân có thể bị ápxe do amíp. Phản ứng ELISA còn giúp đánh giá kết quả điều trị ápxe gan do amíp (nếu đáp ứng điều trị, sau một tháng phản ứng kháng nguyên sẽ giảm dưới 1/200).

Ngoài xét nghiệm huyết thanh thì với các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như siêu âm cũng giúp chẩn đoán chính xác tình trạng ápxe, kích thước, vị trí… Siêu âm cũng giúp đánh giá kết quả điều trị, nếu sau điều trị có đáp ứng thì kích thước ổ ápxe sẽ thu nhỏ lại.

Điều trị không nhất thiết phải phẫu thuật

Ápxe ở gan trái nguy hiểm hơn do tiếp xúc với màng tim, nếu vỡ sẽ gây tràn mủ màng tim, rất dễ tử vong.

Hiện nay với nhiều thuốc điều trị đặc hiệu như metronidazol, tinidazol… việc điều trị bệnh lỵ amíp đã trở nên hữu hiệu và làm giảm biến chứng ápxe gan xuống đến mức thấp nhất. Từ đây, điều trị phẫu thuật cũng giảm hẳn, trừ trường hợp có biến chứng hay không đáp ứng với điều trị nội.

Biến chứng của ápxe gan do amíp nếu không điều trị sẽ rất nặng, do 80% vị trí ápxe gan loại này nằm ở nửa trên của gan nên liên quan nhiều đến cơ hoành. Ápxe ở gan phải có thể phá vỡ cơ hoành, gây tràn mủ màng phổi phải. Ápxe ở gan trái nguy hiểm hơn do tiếp xúc với màng tim, nếu vỡ sẽ gây tràn mủ màng tim, rất dễ tử vong. Do đó nếu ổ ápxe to ở gan trái thì thường được khuyên phẫu thuật dẫn lưu mủ sớm để tránh biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, ápxe ở gan phải nếu to cũng được khuyên nên dẫn lưu sớm. 20% ápxe gan còn lại nằm ở nửa dưới gan cũng có thể gây biến chứng viêm phúc mạc nếu ổ ápxe vỡ vào khoang phúc mạc.

Với các phương tiện chẩn đoán hiện đại, vệ sinh môi trường được cải thiện, các thuốc điều trị hiệu quả… bệnh lỵ amíp cũng như ápxe do amíp ngày càng giảm dần và các biến chứng của áp xe do amíp hiện đã hiếm hẳn so với thập niên 1970 – 1980 tại Việt Nam.

Những người không còn lách

Nhiều bệnh toàn thân và tại chỗ có liên quan đến lách, khi đó lựa chọn cắt lách có thể đem lại lợi ích cho điều trị. Tuy nhiên, vì lách là bộ phận ảnh hưởng đến chức năng tạo máu và miễn dịch bảo vệ cơ thể nên khi cắt đi, sức khoẻ người bệnh ít nhiều cũng thay đổi. Và một trong nhiều câu hỏi người bệnh hay đặt ra nhất: cắt lách rồi sự sống còn lại sẽ ngắn hay dài?

Trong cơ thể người, lách nằm ở phần trên bên trái ổ bụng trong một khoang tiếp giáp giữa cơ hoành, dạ dày, thận trái và đại tràng, cân nặng từ 150 – 200g. Bình thường lách không sờ thấy, mặc dù đôi lúc có thể sờ được ở trẻ em và người gầy. Khi lách có chiều dài hơn 11cm hoặc cân nặng hơn 400g thì được gọi là lách to.

Những bệnh cần cắt lách

Lách có các chức năng quan trọng như làm sạch các vi trùng và các vật thể lạ từ dòng máu; khởi động và kiểm soát các đáp ứng miễn dịch của cơ thể như sản xuất các kháng thể, tổng hợp properdin, tuftsin; tiêu huỷ các tế bào máu hư hoặc già cỗi. Ngoài ra, lách còn là kho dự trữ hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu để sẵn sàng phóng thích vào hệ tuần hoàn khi cơ thể yêu cầu. Trong tình huống đặc biệt, lách cũng làm chức năng tạo huyết, đây chính là chức năng rất quan trọng mà lách đã đảm trách trong giai đoạn bào thai.

Mặc dù có nhiều chức năng quan trọng nhưng trong nhiều tình trạng bệnh lý hoặc chấn thương, bác sĩ phải cắt bỏ lách để điều trị bệnh, thường gặp là:

Các thương tổn ngoại khoa: chấn thương (trước đây người ta mổ cắt bỏ lách cho mọi trường hợp vỡ lách vì mô lách rất bở, khó khâu cầm máu. Hiện nay, ngoại trừ vỡ lách nặng, đa số vỡ lách được điều trị không mổ hoặc mổ với phương pháp bảo tồn lách); ung thư (ung thư lách, ung thư các tạng di căn lách hoặc xâm lấn lách); các thương tổn lành tính tại lách: nhồi máu, áp xe, nang, xoắn,…

Các bệnh nội khoa: cường lách nguyên phát hay thứ phát, gây giảm một hoặc cả ba dòng tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu; các bệnh bẩm sinh về hồng cầu làm thiếu máu do hồng cầu bị tăng cường phá huỷ ở lách như: bệnh Thalassemia thể nặng, bệnh hồng cầu hình liềm, hồng cầu hình cầu,…

Các bệnh mắc phải của hệ huyết học: thiếu máu tán huyết tự miễn, xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, bệnh bạch cầu,…

Phẫu thuật có dễ gặp tai biến?

Chỉ định cắt lách trong các chứng bệnh trên, nhất là bệnh nội khoa, các bác sĩ phải cân nhắc kỹ giữa lợi ích cắt lách mang lại và những bất lợi của người bệnh không có lách. Hiện phẫu thuật cắt lách đa số thực hiện bằng phương pháp nội soi ổ bụng. Các trường hợp lách không quá lớn, có thể thực hiện mổ nội soi một vết mổ. Mổ nội soi thông thường hay nội soi một vết mổ là phương pháp an toàn, ít đau, sẹo thẩm mỹ, mau bình phục. Chỉ một vài trường hợp lách quá lớn, cường lách… mới cần đến phẫu thuật mở bụng kinh điển.

Cắt lách là một phẫu thuật không phức tạp lắm, tỷ lệ biến chứng xảy ra khá thấp trong khoảng 1 – 3%. Biến chứng có thể xảy ra gồm: chảy máu trong ổ bụng; thương tổn cơ quan lân cận như dạ dày, đại tràng, tuỵ; nhiễm trùng (nhiễm trùng xoang bụng, áp xe dưới hoành, nhiễm trùng vết mổ); suy gan (xảy ra ở những người xơ gan cường lách); ngoài ra còn có thể có những biến chứng liên quan đến gây mê toàn thân.

Ngoài trường hợp cấp cứu (như vỡ lách chấn thương), người bệnh được chỉ định cắt lách cần chuẩn bị chu đáo trong một thời gian. Việc chuẩn bị này nhằm điều chỉnh các rối loạn do tình trạng thiếu máu, rối loạn đông máu – cầm máu, thiếu dinh dưỡng, suy chức năng gan,… Ngoài ra còn để tiêm ngừa các bệnh nhiễm trùng dễ xảy ra với người cắt lách. Các nội dung chuẩn bị ngay trước mổ sẽ được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ phẫu thuật và điều dưỡng chăm sóc.

Điều gì xảy ra sau khi cắt lách?

Như đã nói, cắt lách có thể đem lại lợi ích trong điều trị bệnh. Cuộc sống sau mổ của người cắt lách đúng chỉ định, đúng phương pháp trong hầu hết trường hợp sẽ tốt hơn. Quá trình sống tiếp theo dài hay ngắn sẽ tuỳ vào cách chăm sóc sức khoẻ và những yếu tố khác tác động, không thể xác định trước là mấy năm hay mấy chục năm.

Tuy nhiên có vài điều sẽ xảy ra sau khi cắt lách mà người bệnh cần lưu ý. Trước hết chính là tăng nguy cơ nhiễm trùng bùng phát, biểu hiện bởi nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não hoặc viêm phổi. Sự suy giảm đáp ứng miễn dịch sau cắt lách sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cắt lách, tuổi khi cắt lách. Nguy cơ nhiễm trùng bùng phát thấp nhất ở trường hợp cắt lách do chấn thương vỡ lách, do bệnh giảm tiểu cầu vô căn và bệnh hồng cầu hình cầu.

Trẻ em khi cắt lách thường dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng máu bởi vi khuẩn, chủ yếu do Pneumococcus, Meningococcus và Hemophilus influenzae. Cắt lách ở người lớn ít gây ảnh hưởng hơn nhưng cũng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết hoặc du khuẩn huyết. Khoảng 75% người cắt lách có số lượng tiểu cầu tăng cao hơn 400.000 và một số có thể hơn 1.000.000/mm3 (số lượng tiểu cầu bình thường là 300.000/mm3). Tăng tiểu cầu có nghĩa tăng nguy cơ gây ra cục máu đông trong hệ thống mạch máu, tuy nhiên tiểu cầu tăng ở người cắt lách thường không làm tăng nguy cơ thuyên tắc mạch.

Riêng với bệnh nhân rối loạn tăng sinh tuỷ, tiểu cầu tăng sau cắt lách sẽ thật sự làm tăng nguy cơ thuyên tắc mạch, cần điều trị với thuốc kháng tiểu cầu. Ngoài ra, sau cắt lách còn có thể tăng nguy cơ đái tháo đường, giảm bạch cầu đa nhân, tăng hồng cầu,…

Vì cắt lách có những lợi, hại nhất định nên phải hết sức cân nhắc khi chỉ định cắt lách.

Theo TS.BS Đặng Tâm

Những triệu chứng liên quan đến ung thư vú

Tôi 28 tuổi, có triệu chứng đau ở ngực, lúc trước và sau chu kỳ kinh, có lúc đau như bị ai véo và lúc bình thường đôi khi tôi cũng nghe đau nhói như vậy, đó là dấu hiệu gì, có liên quan đến bệnh ung thư vú hay không?

Maihuynh

- Trả lời của phòng mạch online:

Độ tuổi trung bình của ung thư vú là trên 40, rất hiếm khi gặp ở những phụ nữ trẻ. Triệu chứng đau vú như bạn mô tả có thể chỉ là tình trạng đau vú liên quan đến sự thay đổi của tuyến vú theo chu kỳ kinh nguyệt. Đây là tình huống thường gặp của khá nhiều bạn gái trẻ đến các phòng khám nhũ bộ. Tình trạng này không liên quan đến ung thư vú.

Phần lớn trường hợp ung thư vú được phát hiện với các triệu chứng:

- Bệnh nhân tự sờ thấy một khối bướu vú không đau

- Hoặc đôi khi chỉ là một mảng cứng, chắc trong vú

- Chảy nước hay tiết dịch ở núm vú

- Hạch nách

- Núm vú thụt vào trong

- Da vú bị nhăn nhúm, co kéo, được ví von như vỏ trái cam

Ung thư vú có thể phát hiện sớm và hoàn toàn có thể chữa khỏi. Để phòng bệnh, bạn nên chăm chỉ rèn luyện thể dục - thể thao, tránh ăn quá nhiều mỡ động vật, không để bị béo phì, không hút thuốc lá. Để phát hiện sớm, bạn phải tự khám tuyến vú mỗi tháng vào khoảng từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 10 của chu kỳ kinh, nếu có thể nên đi khám định kỳ mỗi năm.

Ở tuổi của bạn, chụp nhũ ảnh để tầm soát ung thư vú chưa thích hợp. Chỉ nên bắt đầu chụp nhũ ảnh sau 35 tuổi. Nếu phát hiện sớm ung thư vú, cách thức điều trị ít mang tính tàn phá: phẫu thuật cắt rộng bướu, xạ trị vào tuyến vú, đôi khi cần thiết phải hóa trị, điều trị nội tiết.

BS VÕ KIM ĐIỀN

(khoa ung bướu và xạ trị BV FV TP.HCM)

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: [email protected].

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.

B.CHÂU thực hiện

Theo Tuoitre online

Vết xước vùng kín có thể chết người

SGTT.VN - Đã có nhiều cái chết đáng tiếc chỉ vì người bệnh coi thường việc điều trị sớm những vết trầy xước ở vùng kín, dẫn đến hoại tử tầng sinh môn, một loại bệnh có tỷ lệ tử vong cao hiện nay. Nhóm người được xác định dễ gặp tai hoạ này là bệnh nhân tiểu đường, nghiện rượu, béo phì, xơ gan, suy giảm miễn dịch…

Tầng sinh môn là từ dùng mô tả vùng da giữa bìu và hậu môn ở phái nam, vùng da giữa âm môn và hậu môn ở phái nữ. Hoại tử tầng sinh môn là bệnh đã được tác giả Fournier mô tả năm 1883 (Fournier’s gangrene). Lúc đầu bệnh Fournier’s gangrene mô tả nguyên nhân xuất phát từ đường tiết niệu và cơ quan sinh dục ngoài của phái nam nhưng về sau người ta phát hiện thêm các nguyên nhân khác xuất phát từ cơ quan sinh dục nữ và vùng hậu môn.
[b]
Thủ phạm gây hoại tử tầng sinh môn
[/b]
Hoại tử tầng sinh môn gây ra do vết thương hay vết trầy xước da ở vùng tầng sinh môn, sau đó các vi trùng sẽ xâm nhập qua vết thương hay vết trầy gây ra tình trạng phá huỷ da, mô dưới da, căn cơ và cơ vùng tầng sinh môn. Do nằm ở vùng được che kín qua nhiều lớp vải ít thông thoáng và ẩm ướt, nếu không chú ý vệ sinh (vì lý do nghề nghiệp hay thiếu hiểu biết) thì đây là môi trường sinh sống của nhiều vi khuẩn, khi có vết thương hay vết trầy xước dễ bị nhiễm trùng. Vi khuẩn gây tình trạng hoại tử tầng sinh môn thường là loại vi khuẩn yếm khí, vi khuẩn sinh mủ như streptocoque, staphylocoque, pseudomonas, staphylocoque aureus kháng methicillin, nấm… Đặc điểm của hoại tử tầng sinh môn là gây tình trạng hoại tử dải cân nông ở vùng tầng sinh môn, tốc độ hoại tử này rất nhanh, từ 2 – 3cm/giờ và từ đó lan nhanh đến bìu dái và dương vật. Tốc độ hoại tử này nếu không ngăn chặn sẽ ăn lan lên vùng bẹn, làm hoại tử cả vùng hạ vị.

Nguyên nhân gây tình trạng nhiễm trùng thường xuất phát từ: cơ quan sinh dục nam (do làm thủ thuật ở niệu đạo như đặt thông tiểu, nong niệu đạo, chấn thương giập niệu đạo, sau phẫu thuật tiết niệu, chích ma tuý vào tĩnh mạch trên dương vật...); cơ quan sinh dục nữ (ápxe tuyến Bartholin, nhiễm trùng sau sẩy thai, phá thai, phẫu thuật vùng âm đạo…); hậu môn (sau phẫu thuật ở vùng hậu môn, hiện nay gặp nhiều nhất ở bệnh nhân điều trị trĩ rò theo kinh nghiệm dân gian như bôi thuốc, đắp lá thuốc…)

[b]Khởi phát từ những cơn ngứa vùng kín[/b]

Triệu chứng để phát hiện hoại tử tầng sinh môn thường bắt đầu với các triệu chứng âm thầm như ngứa và khó chịu ở cơ quan sinh dục ngoài, sau đó dẫn đến cơn đau dữ dội vùng cơ quan sinh dục ngoài, tiến triển các triệu chứng theo các thời kỳ như sau: triệu chứng báo trước (sốt và lờ đờ xảy ra trong vòng hai đến bảy ngày); đau dữ dội ở vùng cơ quan sinh dục ngoài kèm theo phù nề da vùng da tầng sinh môn; đau tăng dần ở vùng cơ quan sinh dục ngoài kèm theo những nốt mẩn đỏ da vùng da tầng sinh môn; xuất hiện các vết sạm đen da và tiếng lép bép dưới da vùng da tầng sinh môn; vết hoại tử xuất hiện ở vùng da tầng sinh môn và mủ chảy ra từ các vết thương; nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến choáng nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết và hoại tử lan rộng ra khỏi vùng tầng sinh môn đến vùng bụng dưới.

Tình trạng hoại tử tầng sinh môn rất dễ phát triển ở nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao như tiểu đường (hơn 60%), nghiện rượu, lớn tuổi, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch (HIV), béo phì, uống thuốc corticoid kéo dài, xơ gan, bệnh ung thư bạch cầu… Bệnh thường xảy ra ở tuổi từ 30 đến 70, nhất là người trên 70 tuổi, ở trẻ em có ít hơn nhưng nếu xảy ra thì thường gặp ở trẻ nhũ nhi dưới ba tháng tuổi. Tỷ lệ bệnh xảy ra ở phái nam gấp mười lần phái nữ.

[b]Cần phát hiện sớm và phòng ngừa[/b]

Hoại tử tầng sinh môn là loại bệnh nặng, có tỷ lệ tử vong rất cao (4 – 75%) nếu phát hiện muộn và không điều trị kịp thời. Ngay cả khi được chữa lành thì cũng để lại di chứng nặng nề. Ở Việt Nam, do thiếu hiểu biết nên nhiều người điều trị các bệnh vùng hậu môn như trĩ, mạch lươn bằng đắp lá thuốc, bôi thuốc không có nguồn gốc rõ ràng, chích thuốc làm rụng trĩ… gây nhiễm trùng vùng tầng sinh môn, dẫn đến hoại tử, nhiễm trùng huyết, rất dễ tử vong hay để lại di chứng nặng nề không hồi phục.

Điều trị loại bệnh này thường rất khó khăn do phải dùng các kháng sinh thế hệ mới và liều cao trên bệnh nhân có sức đề kháng kém do bị bệnh mạn tính (tiểu đường, béo phì, xơ gan, nghiện rượu, suy giảm miễn dịch…) Nếu phát hiện sớm tình trạng nhiễm trùng, sẽ phẫu thuật rạch tháo mủ và dẫn lưu mủ tránh lan rộng vết hoại tử. Chính vì vậy phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh là rất quan trọng. Không nên coi thường các vết thương hay các vết trầy xước vùng tầng sinh môn ở nhóm người có nguy cơ cao vì hoại tử tầng sinh môn nằm ở vùng kín đáo, nếu không chú ý thăm khám kỹ sẽ dễ bỏ sót thương tổn, đến khi phát hiện thì đã muộn.

ThS.BS Dương Phước Hưng
(sgtt)

Ung thư bàng quang

Tôi 54 tuổi, phát hiện ung thư bàng quang giai đoạn sớm. Tháng 12-2008 tôi được điều trị mổ nội soi cắt u trong bàng quang và hóa trị 6 lần trong 6 tuần. Sau đó 1 tháng tôi có đi khám thì khối u không còn, nhưng 9 tháng sau thì khối u lại tái phát và lần này bác sĩ chỉ định phải cắt bỏ hoàn toàn bàng quang và phải đeo cái túi bên hông suốt đời.

Sau khi mổ cũng không phải xạ trị hay hóa trị gì cả. 3 tháng sau tôi đi chụp CT và kết quả tốt. BS nói tôi phát hiện sớm nên chưa bị di căn. Tôi muốn hỏi BS sau khi bình phục tôi có còn khả năng sinh hoạt vợ chồng được không và sau này có phương pháp làm bàng quang giả để không phải đeo túi ở bên ngoài hay không? Xin chân thành cảm ơn BS.

V.Q.T.

- Trả lời của Phòng mạch Online:

Trước khi trả lời chi tiết các thắc mắc của anh, tôi xin được phép trình bày sơ qua về hệ thống tiết niệu - sinh dục ở nam giới.

Trong hình bên trên, chúng ta thấy hệ thống tiết niệu bao gồm các cơ quan:

- Thận: lọc và bài tiết nước tiểu.

- Niệu quản: dẫn nước tiểu từ bàng quang xuống thận.

- Bàng quang: chứa và tống xuất nước tiểu ra ngoài.

- Niệu đạo: dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài.

Đoạn cuối của hệ thống tiết niệu kiêm thêm chức năng sinh dục:

- Tiền liệt tuyến: sản xuất tinh dịch.

- Tinh hoàn: sản xuất tinh trùng.

- Dương vật: cơ quan cương chứa niệu đạo nằm bên trong, vừa có chức năng dẫn nước tiểu vừa có chức năng giao hợp.

Để điều trị ung thư bàng quang, các bác sĩ phải phẫu thuật cắt bướu qua nội soi bàng quang, hoặc cắt bán phần hoặc toàn bộ bàng quang, tùy theo giai đoạn bệnh. Trong 2 tình huống đầu, cấu trúc giải phẫu học và chức năng của toàn bộ hệ tiết niệu được bảo vệ gần như hoàn toàn. Do đó, bệnh nhân có thể trở lại cuộc sống bình thường và không gặp trở ngại gì.

Trong trường hợp phải cắt toàn bộ bàng quang, cấu trúc giải phẫu học và chức năng của hệ tiết niệu không còn nguyên vẹn. Khi mất bàng quang, chúng ta thấy con đường bài tiết nước tiểu từ thận xuống niệu đạo rõ ràng bị gián đoạn ngay đoạn giữa.

Để giải quyết vấn đề này và tái lập sự lưu thông của nước tiểu, các bác sĩ phải làm thêm một phẫu thuật tạo hình bàng quang bằng một đoạn ruột non. Đoạn ruột non sẽ được cắt rời khỏi ống tiêu hoóa, 2 niệu quản được cắm vào ruột, khâu kín một đầu, đầu còn lại sẽ trổ ra da thành một lỗ bài tiết trên thành bụng bệnh nhân.

Như vậy, đoạn ruột dùng thay thế chỉ có chức năng chứa nước tiểu đơn thuần chứ không có đầy đủ các chức năng của bàng quang. Các bác sĩ không thể khâu nối "bàng quang mới" này với niệu đạo để nước tiểu đi ra bên dưới được. Hiện tại, vẫn chưa có phẫu thuật nào khác giúp bệnh nhân khỏi phải mang túi nước tiểu bên ngoài.

Hiện tượng cương của dương vật được điều khiển bởi các thần kinh nằm xung quanh tiền liệt tuyến và cổ bàng quang. Do vậy, vấn đề sinh hoạt tình dục có liên quan mật thiết với kỹ thuật mổ. Nếu sau mổ, dương vật vẫn cương bình thường thì hoạt động tình dục vẫn có thể diễn ra bình thường. Nếu trong khi mổ, vì yêu cầu an toàn và triệt để trong điều trị ung thư, các bác sĩ phẫu thuật phải hi sinh các nhánh thần kinh này thì khi đó dương vật sẽ mất khả năng cương. Và đương nhiên, bệnh nhân không thể sinh hoạt tình dục được.

Hi vọng anh thỏa mãn với câu trả lời của tôi.

Thân chào.

Theo Tuổi Trẻ