Lưu trữ cho từ khóa: ốm nghén

Bí quyết giảm bớt sự khó chịu khi ốm nghén

Ốm nghén không chỉ khiến các mẹ bầu mệt mỏi, mất ngủ, kén ăn mà còn ảnh hưởng tới tinh thần. Làm thế nào để loại bỏ cơn ốm nghén giúp cho bạn dễ chịu hơn?

Tin liên quan:

  • Đối phó với ốm nghén trong giai đoạn đầu thai kỳ
  • Trị chứng ốm nghén cho bà bầu công sở
  • Biện pháp tự nhiên giúp giảm chứng ốm nghén

Ốm nghén thường là dấu hiệu của thai kỳ khỏe mạnh. Theo một nghiên cứu được công bố trên Chuyên san Sản khoa và Phụ khoa (Mỹ), những ai khi qua triệu chứng khó chịu này thường giảm nguy cơ sẩy thai cũng như sinh con nhẹ cân.

Hiện nay, chưa có biện pháp khắc phục chung cho ốm nghén, dưới đây là một vài lời khuyên của các chuyên gia giúp bạn phần nào giảm bớt được sự khó chịu:

1. Để tránh chóng mặt, cố gắng rời giường từ từ vào buổi sáng. Nghỉ ngơi nhiều và tránh căng thẳng vì các triệu chứng ốm nghén có xu hướng nghiêm trọng hơn khi bạn cảm thấy mệt mỏi, lo lắng.

2. Nên uống thật nhiều nước. Lượng nước cần bổ sung mỗi ngày cho cơ thể là từ 1,5 – 2 lít nước. Bạn hãy cố gắng uống nước giữa các bữa ăn, chứ không nên uống trong khi ăn.

3. Chế độ ăn uống có thể góp phần quản lý hiệu quả các triệu chứng ốm nghén. Theo các chuyên gia, bạn tránh dùng thực phẩm chiên, nhiều dầu mỡ và gia vị. Tốt hơn là ăn nhiều bữa nhỏ và ăn nhẹ trong ngày thay vì ba bữa ăn “hoành tráng”.

4. Một cách khác để hạn chế ốm nghén là ăn sữa chua, pho mát làm từ sữa đã gạn kem, uống nước quả hoặc sữa trước khi thức dậy hoặc di ngủ.

5. Mỗi ngày bạn nên uống đều đặn 2 cốc nước cam, để tăng cường hàm lượng Vitamin C cho cơ thể, giảm ốm nghén và giúp thai phụ phòng được chứng cảm lạnh.

6. Mùi hương của một lát chanh tươi hoặc bưởi có tác dụng giảm bớt mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và thậm chí có thể ngừa ốm nghén. Có thể dùng các loại tinh dầu như oải hương, quýt hoặc dầu cây trà; việc sử dụng hương liệu giúp tăng cảm giác thư giãn. Tuy nhiên, cũng nên biết rằng, một số loại dầu quan trọng như dầu hạnh nhân, bột nghệ, ngò tây, quế nên tránh dùng vì có tính độc.

7. Vitamin B6 và B12 có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn và nôn mửa. Vitamin C và vitamin K cũng có hiệu quả trong việc chống lại các triệu chứng khó chịu này.

8. Bạn có thể trở nên tự lập hơn trong thời kỳ mang thai nhờ bản năng làm mẹ, nhưng việc thổ lộ những cảm xúc của bạn với mọi người xung quanh bạn có thể giúp giảm bớt chứng ốm nghén. Chồng bạn có thể không biết mùi nước hoa cạo râu của anh ấy làm bạn khó chịu. Vì vậy, hãy nói cho anh ấy để thay đổi, điều đó có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn.

9. Bạn có thể nghĩ rằng lướt web (và đọc thông tin về các hoa hậu) sẽ làm bạn quên những cơn ốm nghén, nhưng sự tập trung và ánh sáng từ màn hình máy tính có thể làm cho bạn thêm buồn nôn. Hãy điều chỉnh độ sáng màn hình của bạn để giảm mỏi mắt. Tăng cỡ chữ, và thay đổi màu nền dịu nhẹ. Thỉnh thoảng hãy nghỉ những khoảng ngắn bằng cách rời khỏi máy hoặc đơn giản là nhắm mắt lại một lát.

10. Trà gừng và trà bạc hà cũng được chứng minh hữu hiệu trong việc giảm buồn nôn. Trà gừng giúp giảm buồn nôn và chống rối loạn dạ dày. Trà bạc hà cũng có thể hỗ trợ tiêu hóa và giảm buồn nôn, nhưng do có nhiều nghiên cứu với kết quả mâu thuẫn về uống trà bạc hà trong quá trình mang thai nên tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống.

11. Luôn để đồ ăn vặt ở trong túi hay quanh mình để sẵn sàng nhấm nháp khi có cảm giác nôn nao. Lạc rang, đậu phộng hoặc một số loại hạt như hạt dưa, hay trám, ô mai… cũng làm giảm đáng kể cảm giác nôn nao của bạn.

12. Đôi khi giải pháp đơn giản nhất lại là tốt nhất. Hãy thử nằm xuống, nhắm mắt, hít thở sâu, và thả lỏng cơ thể. Nhiều bác sĩ và bà mẹ đã nói rằng giấc ngủ là một cách tuyệt vời để thoát khỏi chứng ốm nghén – và cơ thể cần nghỉ ngơi! Nếu khó ngủ, hãy thử đeo mặt nạ ngủ hoặc đeo kính mát để chặn ánh sáng.

Theo Webphunu.net

Cá chép kho gừng và sa nhân có chữa được ốm nghén?

Dùng các vị thuốc kết hợp với thực phẩm tạo thành các món ăn trị chứng ốm nghén được y học cổ truyền chú trọng dùng ở 3 tháng đầu.

Tôi mới có thai hai tháng, bị nôn mửa nhiều, phù hai chi dưới, ăn uống kém vậy mà mẹ tôi cứ kho cá chép với gừng và sa nhân bắt tôi ăn bảo để chữa chứng ốm nghén của tôi. Xin hỏi, cách làm của mẹ tôi là đúng hay sai?Nguyễn Thị Yến (Hà Đông, Hà Nội).

ca-chep-kho-gung-va-sa-nhan-co-chua-duoc-om-nghen

Ảnh minh họa.

ThS.BS Hoàng Khánh Toàn

, Chủ nhiệm Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108:

Việc dùng các vị thuốc kết hợp với thực phẩm tạo thành các món ăn trị chứng ốm nghén được y học cổ truyền chú trọng nhằm mục đích hòa trung an vị, giáng nghịch chỉ nôn dùng cho thai phụ nghén nặng ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Bài cá diếc kho gừng cũng nằm trong kinh nghiệm này.

Cách chế: Cá diếc 1 con, sa nhân 3g, gừng tươi, hành và gia vị vừa đủ. Cá diếc đánh vảy, bỏ ruột và mang, rửa sạch, cho sa nhân vào trong bụng rồi kho nhừ, chế đủ gia vị, ăn nóng. Công dụng: Lý khí ôn vị, tiêu thũng cầm nôn. Dùng cho thai phụ nôn mửa, tinh thần mỏi mệt, tay chân rã rời, có thể có phù nhẹ hai chi dưới. Vì vậy, bạn nên cố ăn sẽ rất tốt cho bạn và thai nhi.

Theo Kienthuc.net.vn

Thuốc điều trị chứng ốm nghén

Chứng nôn ói ở thai phụ là một dấu hiệu sớm giúp nhận biết có thai, thường xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Đây là tình trạng bình thường khi mang thai, có trên 50% số thai phụ mắc phải chứng “ốm nghén”, thường bắt đầu trước tuần thứ 6 và chấm dứt sau tuần thứ 12 của thai kỳ.

Triệu chứng này nếu diễn ra ở mức độ nhẹ hay trung bình, không cần điều trị. Tuy nhiên, một số ít trở nên nghiêm trọng với chứng nôn ói liên tục, kéo dài gây ra tình trạng mất nước, giảm cân ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi nên cần được điều trị ở bệnh viện.

“Ốm nghén” ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của thai phụ, gây ra lo lắng, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, suy nhược, ảnh hưởng đến công việc…

Nguyên nhân:

Hiện nay, y học vẫn chưa biết rõ nguyên nhân chính xác gây ra chứng nôn ói ở thai phụ. Sự gia tăng các hoóc-môn estrogen và progesteron trong thời gian thai kỳ được xem là một yếu tố gây ra chứng nôn ói ở thai phụ. Ngoài ra, tác dụng phụ của một số loại thuốc (thuốc bổ sung vitamin, sắt hàm lượng cao…), tình trạng bệnh lý của thai phụ (viêm loét đường tiêu hóa), một số mùi thức ăn gây khó chịu… cũng là những yếu tố thuận lợi góp phần gây ra chứng nôn ói ở thai phụ.

Triệu chứng:

Các triệu chứng “nôn ói” có sự khác biệt ở từng thai phụ với các mức độ nhẹ, trung bình hay nghiêm trọng:

- Cảm giác buồn nôn và nôn thường xảy ra vào buổi sáng khi bụng đói nhưng đôi khi suốt cả ngày.

- Mệt mỏi, suy nhược.

- Rối loạn giấc ngủ.

- Mất nước, giảm cân…

thuoc-dieu-tri-chung-om-nghen

Thuốc điều trị:

Việc sử dụng thuốc chống nôn ói ở thai phụ cần hết sức thận trọng tránh những tác hại cho thai phụ và thai nhi.

Một số loại thuốc sau đây thường được sử dụng trong điều trị chứng nôn ói ở thai phụ:

Gừng (Zingiber officinale): một thảo dược có tác dụng chống co thắt đường tiêu hóa nên rất hiệu quả trong điều trị chứng nôn ói ở thai phụ.

Vitamin B6 (pyridoxin): mang lại hiệu quả cao khi kiểm soát buồn nôn và nôn ở thai phụ.

Magie: chất khoáng có tác dụng thư giãn thần kinh, giúp chống nôn ói ở thai phụ. Sự kết hợp magie và vitamin B6 làm tăng cường hiệu quả điều trị chứng nôn ói ở thai phụ.

Thuốc kháng histamin: việc sử dụng các thuốc kháng histamin cần hết sức thận trọng, chỉ nên sử dụng trong trường hợp nghiêm trọng và theo sự chỉ định của thầy thuốc.

Các thuốc kháng histamin promethazin, cyclizin, doxylamin thường được sử dụng trong điều trị chứng nôn ói ở thai phụ vì tương đối an toàn cho thai phụ và thai nhi.

Sự kết hợp giữa hai hoạt chất doxylamin-pyridoxin đã được FDA (Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ) chấp thuận là thuốc được chỉ định trong điều trị chứng nôn ói ở thai phụ.

Đối với chứng nôn ói ở thai phụ, ngoài việc điều trị bằng thuốc, việc áp dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốc cũng mang lại hiệu quả cao như:

- Tránh để dạ dày trống bằng cách ăn những bữa ăn nhỏ và uống ít nước thường xuyên. Buổi sáng thức dậy nên ăn ít bánh ngọt khoảng 15 – 20 phút trước khi đứng dậy.

- Cần nghỉ ngơi, thư giãn.

- Nên uống các thuốc bổ sung vitamin, sắt sau bữa ăn và nên dùng với hàm lượng thấp.

- Tránh dùng các thức ăn có mùi khó chịu…

DS. MAI XUÂN DŨNG

Theo Suckhoedoisong.vn

Ốm nghén nhiều sẽ sinh con thông minh hơn

Nghén là tai ương đối với nhiều bà bầu. Một nghiên cứu mới đây phỏng đoán rằng đó là dấu hiệu cho thấy em bé sẽ khỏe mạnh và thông minh hơn.

Nghiên cứu cho thấy các bà mẹ từng bị nôn ói nhiều trong giai đoạn mang thai sẽ có ít nguy cơ bị sảy, hư thai hơn những người khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Các bé sinh ra từ những bà mẹ này cũng ít bị khuyết tật bẩm sinh và phát triển về dài hạn tốt hơn.

Phát hiện này có thể là tin vui cho nhiều thai phụ từng khổ sở vì những cơn buồn nôn, nôn ói khi chờ con ra đời. Nghén ảnh hưởng tới khoảng 85% bà bầu và được xem là do sự gia tăng nhanh chóng của gonadotropin – hoóc môn do nhau thai tiết ra.

Ốm nghén nhiều sẽ sinh con thông minh hơn

Nhóm nghiên cứu từ Bệnh viện trẻ em ở Toronto, Canada, đã tìm hiểu trên các bà mẹ bị chứng ốm nghén ở mọi cấp độ, và phát hiện thấy lợi ích của tình trạng này trên diện rộng. Họ xem xét lại dữ liệu từ 10 công trình độc lập, được tiến hành ở 5 quốc gia từ năm 1992 tới 2012, liên quan tới 850.000 phụ nữ mang thai.

Các kết quả ghi nhận sự mệt mỏi và ói mửa trong thai kỳ có liên quan tới việc giảm nguy cơ bé bị nhẹ cân khi sinh hay chiều dài cơ thể ngắn. Các bà bầu bị buồn nôn cũng có tỷ lệ sinh non thấp hơn: 6,4% so với 9,5% ở các bà bầu khỏe mạnh. Tình trạng nghén còn khiến cho nguy cơ em bé bị khuyết tật bẩm sinh giảm đi từ 30 tới 80%. Nguy cơ sẩy thai ở những người không có hiện tượng nghén cũng cao hơn gấp 3 lần so với bà bầu hay buồn nôn.

Nhiều năm sau khi số liệu về mẹ được ghi nhận, các em bé ra đời được kiểm tra về trí thông minh. Kết quả cho thấy các bé có mẹ từng ốm nghén ghi điểm cao hơn về IQ, ngôn ngữ và hành vi nói chung.

Phụ nữ từ 35 tuổi trở lên dường như đặc biệt có lợi nhờ hiện tượng mà các nhà nghiên cứu gọi là “ảnh hưởng tích cực” này. Từ lâu, các bà bầu đã cố gắng mọi cách để chữa hoặc làm giảm bớt hiện tượng ốm nghén, từ việc uống trà gừng tới dùng vitamin hoặc các chất làm giảm độ axit trong dạ dày. Thậm chí có người uống đường và thuốc chống nghén, nhưng các nghiên cứu trước đây đều kết luận rằng không có cách nào chữa trị triệt để.

Nghiên cứu mới nhất cũng tìm hiểu ảnh hưởng của các loại thuốc chống nghén, và phát hiện chúng hầu như không làm thay đổi “ảnh hưởng tích cực” mà nghén đem lại cho em bé.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Reproductive Toxicology số mới nhất.

Theo Webphunu.net

10 cách giảm ốm nghén đơn giản và hiệu quả

Ốm nghén là một trong những triệu chứng thường gặp ở các bà mẹ mang thai khoảng ba tháng đầu. Ốm nghén không chỉ khiến các bà bầu mệt mỏi, mất ngủ, kén ăn mà còn ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe thai nhi.

10-cach-giam-om-nghen-don-gian-va-hieu-qua

Ảnh: flickr.com

Dưới đây là những cách giảm ốm nghén đơn giản và hiệu quả:

1.    Nghỉ ngơi

Những người mẹ có kinh nghiệm sinh nở đều gợi ý rằng bạn nên nghỉ ngơi nhiều và phải đảm bảo giấc ngủ ngon để giảm thiểu tối đa chứng ốm nghén có thể xảy ra.

Hãy thử ngả lưng trên giường, chợp mắt trong vòng 10-15 phút, hít thở sâu và thả lỏng cơ thể … sức khỏe của bạn sẽ được khôi phục nhanh chóng và chứng ốm nghén sẽ bị đẩy lùi.

Nếu bạn cảm thấy khó ngủ, hãy thử đeo mặt nạ ngủ hoặc đeo kính mát để chặn ánh sáng. Sau khi thức giấc, bạn không nên rời khỏi giường ngay mà hãy từ từ ngồi dậy và tựa lưng vào đâu đó khoảng vài phút. Nếu bạn trở dậy quá nhanh và bất ngờ, cảm giác buồn nôn có thể tăng lên rất nhiều.

2.    Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Bạn nên tránh xa những loại thức ăn chứa nhiều chất béo, caffeine, muối và gia vị cay nồng bởi chúng dễ làm cho bạn buồn nôn. Thay vào đó, hãy ăn nhiều rau quả và bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và canxi để giữ cơ thể được cân bằng như chuối, các món salat trộn, thịt gà, sữa chua…

10-cach-giam-om-nghen-don-gian-va-hieu-qua

Ảnh: flickr.com

3.    Ăn nhiều bữa nhỏ

Bạn nên nhớ rằng, dạ dày trống rỗng cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng cảm giác buồn nôn. Do đó, để giảm chứng ốm nghén một cách hiệu quả, thay vì ăn no trong 3 bữa ăn chính, bạn có thể chia nhỏ các bữa ăn và ăn nhiều lần trong ngày.

Thêm vào đó, bạn cũng nên luôn mang theo thức ăn vặt bên mình như bánh quy, hoa quả khô… để sẵn sàng nhấm nháp khi có cảm giác nôn nao. Lạc rang, đậu phộng hoặc một số loại hạt khô như hạt dưa, hạt điều, ô mai… cũng làm giảm đáng kể cảm giác buồn nôn của bạn.

Vào mỗi buổi sáng, bạn nên ăn các loại thức ăn giàu potassium như chuối, lê, táo, cam để phòng ngừa chứng ốm nghén. Đồng thời, vào ban đêm trước khi đi ngủ, bạn có thể ăn những loại thức ăn nhẹ có chứa nhiều protein để giúp điều hòa lượng đường glucose trong máu.

4.    Vận động nhẹ

Lời khuyên từ các chuyên gia y tế trên thế giới là bà bầu nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng như đi bộ để giảm những cơn ốm nghén.

Hãy tự thưởng cho mình những giờ phút tập luyện thể thao thoải mái vào mỗi buổi sáng và chiều tối để giảm các cơn buồn nôn khó chịu khi mang bầu. Cách làm này không chỉ tốt với thai phụ mà còn rất có lợi cho người bình thường.

10-cach-giam-om-nghen-don-gian-va-hieu-qua

Ảnh: flickr.com

5.    Uống nhiều nước

Trong thời gian mang thai, các bà bầu thường xuyên có cảm giác buồn nôn là do các tuyến nước bọt trong miệng hoạt động mạnh mẽ hơn. Khi đó, bạn nên uống nhiều nước để giúp miệng không bị khô và giảm bớt cảm giác buồn nôn nữa.

Lượng nước cần bổ sung mỗi ngày cho cơ thể là từ 1,5 – 2 lít nước. Bạn hãy cố gắng uống càng nhiều nước giữa các bữa ăn càng tốt chứ không nên uống nước trong khi ăn.

6.    Ăn gừng

Gừng được chứng minh là loại gia vị có tác dụng làm giảm buồn nôn một cách hiệu quả. Vì vậy, bạn có thể dùng những thực phẩm được chế biến từ gừng như bánh mỳ có vị gừng, kẹo gừng, nước gừng, trà gừng… Tuy nhiên, bạn không nên dùng quá nhiều gừng một lúc, vì gừng có tính nóng sẽ không tốt cho thai nhi.

10-cach-giam-om-nghen-don-gian-va-hieu-qua

Ảnh: flickr.com

7.    Vờ quên đi cơn nghén

Cảm giác buồn nôn thật không dễ để bỏ qua, nhưng nếu bạn tập trung vào một thứ gì đó, bạn có thể tạm thời vượt qua triệu chứng khó chịu này. Bạn có thể đọc một mẩu truyện ngắn, chơi trò giải ô chữ trên tạp chí hoặc đơn giản là nói chuyện điện thoại với người thân…

8.    Mặc trang phục rộng rãi và thoáng mát

Những bộ quần áo bó sát, đặc biệt là ở vùng thắt lưng sẽ làm tình trạng ốm nghén tăng lên. Do vậy, các bà bầu nên chọn mặc những bộ trang phục rộng rãi và thoáng mát để tạo sự thoải mái khi vận động.

10-cach-giam-om-nghen-don-gian-va-hieu-qua

Ảnh: flickr.com

9.    Ngửi hương chanh, bạc hà, hương thảo

Miriam Eric – Bác sĩ bệnh viện Boston và là tác giả cuốn sách Kiểm soát tình trạng nghén vào buổi sáng cho biết, “Chứng ốm nghén vào buổi sáng có liên quan đến mùi thơm của mọi vật xung quanh, lượng estrogen thay đổi sẽ khiến cơ thể nhạy cảm hơn với các loại mùi. Với phụ nữ mang thai, mức độ estrogen tăng cao càng khiến sự nhạy cảm về mùi hoạt động hết công suất”.

Do đó, khi bị ốm nghén, bạn có thể ngửi mùi hương từ chanh, bạc hà và hương thảo. Đây là những hương thơm tốt nhất để bạn có thể kiểm soát được chứng ốm nghén một cách hiệu quả.

10.    Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Nếu chứng ốm nghén khiến bạn mệt mỏi cả ngày kèm theo triệu chứng buồn nôn gia tăng làm cơ thể mất nhiều dưỡng chất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Một số loại vitamin (đặc biệt là vitamin B6) và một số thuốc hỗ trợ đường ruột có tác dụng làm dịu chứng ốm nghén rất tốt. Có thể nói rằng, chứng ốm nghén cũng chỉ xảy ra với bạn trong khoảng thời gian ngắn, nên việc dùng thuốc phải tuân theo chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ.

Theo Phunuonline.com.vn

Chế độ dinh dưỡng giúp chống lại cơn ốm nghén

Bạn vật vã cả ngày trong những cơn ốm nghén, ăn gì cũng nôn, mệt mỏi rã rời… Bài viết này sẽ giúp bạn chống lại những triệu chứng đó bằng thực đơn dinh dưỡng.

Bữa sáng giàu protein

Nhiều phụ nữ mang thai phải đánh vật với những cơn ốm nghén nôn mửa vào buổi sáng. Đó là do cơ thể có một vài thay đổi như lượng estrogen cao tạo ra acid trong dạ dày sau một đêm hoặc người có lượng đường trong máu thấp cũng bị nôn mửa nhiều hơn hay do hạ đường huyết sau hàng tiếng đồng hồ không ăn.

Bà bầu nên ăn sáng bằng các thực phẩm sữa giàu protein hoặc carbonhydrate có thể giúp chống lại cảm giác buồn nôn như pho mát, trứng, bánh ngọt, bột ngũ cốc, gạo lức. Ngoài ra, thai phụ cũng có thể được bổ sung dưỡng chất này từ các loại rau xanh khác như: đậu tương, đậu Hà Lan, đậu lăng và bột mì để đảm bảo một chế độ ăn đa dạng.

che-do-dinh-duong-giup-chong-lai-con-om-nghen

Bánh quy xốp

Ốm nghén là kết quả của những thay đổi trong cơ thể bạn, bao gồm việc lượng hormone Oestrogen tăng cao hơn và mức độ nhạy cảm của khứu giác cũng tăng lên. Nó cũng có thể do trạng thái cảm xúc hay căng thẳng gây ra. Bởi vậy, những cơn mệt mỏi, buồn nôn có thể đến bất kỳ lúc nào.

Bạn nên chuẩn bị sẵn quanh giường hoặc bàn làm việc những gói bánh bích quy, bánh mặn để ăn mỗi khi cơn buồn nôn đến. Loại bánh này sẽ giúp bạn quên cảm giác buồn nôn. Ngược lại, nên tránh xa các loại bánh khô, có vị mặn trung hòa acid trong dạ dày sẽ làm giảm đi cơn đói gây cồn cào khiến bạn cảm thấy nôn nao, muốn ói.

Trà gừng

Uống trà gừng vào mỗi buổi sáng sớm sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua kỳ ốm nghén. Gừng được coi là một phương pháp làm cân bằng những cơn rối loạn tiêu hóa và chứng nôn mửa trong thời gian mang thai.

Hãy pha trà bằng một củ gừng tươi giã nhỏ vào nước nóng uống trước bữa sáng. Nhớ là không được uống quá nhiều vì gừng có vị nóng cay sẽ không tốt cho sức khỏe nếu bạn lạm dụng nó. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng liệu pháp rất hữu hiệu khác đó là trà bạc hà hay một cốc nước cam.

Cá diếc

Loại cá này vị ngon ngọt, chứa nhiều protein chất lượng tốt, rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi, ổn định tinh thần căng thẳng cho bà bầu, hạn chế mệt mỏi, nôn mửa và tỳ vị hư yếu. Người ta thường nấu cháo cá diếc cùng các loại rau gia vị thơm ngon, dễ ăn và không ngán.

Quả me

Me là vị thuốc giúp giải nhiệt, chữa nôn nghén, tăng cường sức đề kháng, chống mệt mỏi. Trái me có hạt được bao bọc bởi lớp thịt vị chua, ngọt giàu vitamin C, B tăng sức đề kháng.

Trong trái me có khoảng 14% tartaric axit và một số nhỏ malic axit giúp kích thích vị giác, cải thiện tình trạng kém ăn, mệt mỏi do buồn nôn, giảm khẩu vị do mang thai.

Ngoài ra, trái me góp phần bù nước, điện giải, cung cấp vitamin, khoáng chất, vị chua mặn giúp thanh nhiệt, tăng cường tiêu hóa. Cùng công dụng với me, còn có chanh, cam, quýt, bưởi, khế, sấu…

Để chống nôn ọe trong thời gian đầu mang thai, bạn có thể dùng 30g me cạo vỏ, cho vào nồi nấu với 300ml nước, đun còn 200ml, chắt nước bỏ bã. Cho 10gr đường trắng vào quấy đều, uống 3 lần trong ngày.

Mía

Mía là một thức ăn dân dã rất thông dụng với mỗi bà bầu, nó giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể, điều hòa chức năng dạ dày, giảm ho… và chữa các chứng nôn ói, mệt mỏi khi ốm nghén. Hãy dùng một ít thân mía, rửa sạch, lóc bỏ vỏ ép lấy nước mía rồi cho vào một ít gừng tươi rồi uống.

Với các chị em bị phù nhẹ trong giai đoạn mang thai, dùng một ít thân mía rửa sạch, dóc bỏ vỏ đem nấu nước uống hằng ngày, có thể uống nhiều lần trong ngày.

Nước lọc

Nước có vai trò giảm ợ nóng và khó tiêu của thời kỳ nghén. Nó cũng giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm niệu đạo, một hiện tượng rất phổ biến khi có thai. Nếu bạn uống đủ nước, nước tiểu sẽ loãng hơn, giảm nguy cơ viêm nhiễm, giảm táo bón, trĩ và phù nề.

Để đáp ứng nhu cầu về nước ngày càng tăng của cơ thể trong suốt thời kỳ mang thai, bạn cần uống khoảng 3 lít nước. Nếu là mùa hè thì cần uống thêm 1-2 ly nữa để bù lại lượng nước bị thất thoát qua đường mồ hôi. Bên cạnh đó bạn có thể uống nước trái cây, sữa, trà trái cây, bất cứ thứ gì mà dạ dày của bạn chấp nhận. Lưu ý hạn chế uống nước có đá viên; tránh nước có ga vì dễ đầy bụng.

Thực đơn hoàn hảo

- Sáng, ăn bánh quy trước khi xuống giường để chống choáng váng.

- Uống trà gừng, sữa nóng vào mỗi buổi sáng sớm kích thích cơ thể hoạt động.

- Bổ sung các món ăn giàu protein và tinh bột. Nên tránh ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều dầu, mỡ, cay nóng sẽ gây khó khăn trong quá trình tiêu hoá.

- Gần trưa ăn vặt các loại hoa quả chứa nhiều vitamin B và canxi như chuối, dưa chuột, táo… Bữa trưa nên tránh ăn những món ăn có chứa nhiều muối.

- Uống 1 cốc nước cam để tăng cường hàm lượng vitamin C cho cơ thể, giảm ốm nghén và giúp thai phụ phòng được chứng cảm lạnh.

- Dùng 1 thìa dấm rượu táo và 1 thìa mật ong pha vào nước lạnh và để uống trước khi đi ngủ để điều hòa cơ thể, hạn chế cảm giác nôn.

Theo Suckhoegiadinh.com.vn

Nguyên nhân và ảnh hưởng từ việc bà bầu nghén mặn

Vất vả kìm hãm sở thích ăn mặn của mẹ bầu

Nghe chị em đồn thổi ăn mặn sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ như bị phù, cao huyết áp thai kỳ, chị Loan (Biên Hòa, Đồng Nai) lo nơm nớp vì ngay từ khi còn trẻ chị đã là “cao thủ” ăn mặn. Đến khi có bầu bé Sóc, không giống như các chị em khác thèm ngọt hay thèm chua, chị lại toàn thèm các món mặn như kho quẹt, cá khô, mắm tôm hay mắm ruốc. Mặc dù cố gắng ăn ít, nhưng chị vẫn thấy lo khi đến tháng thứ 6 của thai kỳ, chị bị phù nề khá nặng.

Trong khi đó, chị Xuân (Lái Thiêu, Bình Dương) lại không hề có thói quen ăn mặn lúc còn con gái, nhưng đến khi có thai lần đầu thì chị thay đổi “180 độ” làm chồng và cả nhà choáng váng với sở thích ăn các món mặn rất hỡi ơi của mình. Biết rằng ăn rau rất tốt cho thai nhi, nhưng anh Hải, chồng chị, vẫn cảm thấy lo lắng không yên khi lần nào ăn rau chị cũng kè theo một chén nước chấm to đùng. Ăn xoài, ổi hay trái cây, chị lại chỉ ăn muối chấm là chủ yếu. Mặc dù nghe nói bà bầu thèm mặn sẽ sinh con trai, bản thân lại rất mong có một cậu quý tử, nhưng anh Hải lại rất khó chịu khi nhìn thấy vợ ăn mặn vì sợ ảnh hưởng sức khỏe hai mẹ con. Thế là, trong khi chị vẫn thèm thuồng món mặn, anh liên tục ép chị phải ăn nhạt hoặc ăn các món ngọt, món chua … Sau một tuần áp dụng chế độ ăn “đặc biệt” của anh Hải, chị Xuân chẳng những không bỏ được món mặn, mà với các món ăn khác chị cũng quyết từ bỏ không thương tiếc.  Kết quả là không chỉ thất bại khi áp dụng thực đơn kiêng mặn, hai vợ chồng còn nảy sinh tranh cãi vì chị Xuân cho rằng chồng không hiểu và chìu chuộng mẹ con chị, còn anh Hải lại nghĩ vợ chẳng biết thương con vì ăn mặn sẽ ảnh hưởng không tốt đến bé.

Nguyên nhân và ảnh hưởng từ việc bà bầu ăn mặn

Nguy cơ rình rập vì mẹ bầu nghén mặn - 1
Ăn quá mặn được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng cao huyết áp thai kỳ rất nguy hiểm cho bà bầu và bé (ảnh minh họa)

Thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai, tình trạng ốm nghén hay thiếu nước, bà bầu thường thấy nhạt miệng do cơ thể dự trữ nước nhiều hơn khi bầu bí làm tăng nhu cầu về muối natri …, đây được cho là những nguyên nhân khiến nhiều chị em thèm ăn mặn. Một nguyên nhân khác của tình trạng “nghén” món mặn là do cơ thể bà bầu đang bị thiếu muối trầm trọng, thường là hậu quả của thói quen ăn nhạt trước đó.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thông thường, một phụ nữ tiêu thụ khoảng 1000 – 2000 mg muối/ngày. Khi mang thai, nhu cầu về muối có thể tăng lên gấp đôi, khoảng 2000 – 4000 mg/ ngày. Nhu cầu về muối tăng, kéo theo sở thích chọn các món mặn trong thực đơn của bà bầu. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chị em có thể tha hồ ăn món mặn tùy thích hay tăng thêm lượng muối khi nêm nếm thức ăn, bởi ăn mặn thiếu kiểm soát được xem là nguyên nhân dẫn đến nhiều hệ lụy sức khỏe khi mang thai.

Ảnh hưởng đầu tiên của việc ăn mặn quá độ trong thai kỳ chính là việc bà bầu sẽ thường xuyên bị khát nước và cảm thấy thiếu nước, lượng chất trong cơ thể vì thế cũng mất cân bằng gây ra tình trạng mệt mỏi, khó ở. Thói quen ăn mặn còn làm giảm sự bài tiết nước bọt, tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi trùng trong đường hô hấp sinh sôi, dẫn đến sức đề kháng niêm mạc miệng yếu đi và bà bầu dễ bị chứng viêm họng hoành hành. Tác hại lớn nhất của việc thường xuyên ăn quá mặn là xát suất bà bầu phải đối mặt nguy cơ phù nề và cao huyết áp bất thường tăng cao hơn thường lệ.

Bí quyết giúp bà bầu hạn chế thèm món mặn

Nhận thức được nguy cơ có thể xảy ra khi ăn quá mặn trong thai kỳ sẽ giúp các mẹ bầu có thêm động lực thiết lập một chế độ ăn uống riêng nhằm hạn chế tối đa việc hấp thụ quá nhiều muối. Một số bí quyết loại bỏ bớt muối và đồ ăn mặn khá thú vị và bổ ích mà chị em có thể tham khảo ngay sau đây:

Nguy cơ rình rập vì mẹ bầu nghén mặn - 2
Nước lọc, nước hoa quả không đường giúp bà bầu đáp ứng được
nhu cầu về nước của cơ thể. (ảnh minh họa)

Từ từ thay đổi và thích nghi với chế độ ăn nhạt dần. 

Bất cứ thay đổi nào về sở thích hay thói quen đều cần có một giai đoạn chuyển giao và thích nghi nhất định, ngay cả việc thèm ăn mặn của bà bầu cũng vậy. Vì thế đừng đột ngột loại bỏ hoàn toàn các món mặn ra khỏi thực đơn của bà bầu mà nên thực hiện từ từ, từng bước một theo cách chế biến món ăn ngày càng nhạt dần. Đầu tiên có thể hạn chế dùng nước chấm trong bữa ăn hoặc pha nước chấm loãng hơn. Đồng thời lượng muối dùng nêm nếm các món ăn cũng nên giảm từ từ một cách hợp lý để cơ thể quen dần. Cũng có thể thay đổi thói quen chế biến món ăn như: thay vì cho nhiều muối vào cháo hay canh, bạn có thể thêm một lượng vừa đủ các loại rau xanh để góp phần dung hòa bớt vị mặn của muối, đồng thời tăng chất xơ và các vitamin cần thiết cho cơ thể; nên chọn những món luộc hay hấp thay cho các món xào, rang, kho; hạn chế ăn dưa muối, hành củ, củ cải muối v.v…

Hạn chế tối đa các món ăn chế biến sẵn. Bà bầu thèm mặn thường tích trữ bên mình các món ăn chế biến sẵn như ô mai, mứt hoa quả sấy khô, khoai tây rán, bánh quy mặn v.v… Các món ăn này chứa lượng muối khá lớn. Do đó, nếu quá thèm mặn, bạn chỉ nên mang theo một lượng nhất định, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và cố gắng ăn đúng khẩu phần đó. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng muối natri đưa vào cơ thể một cách từ từ. Đồng thời nên tránh ăn xúc xích, lạp xưởng, pho mát, cá khô, các loại mắm …vì những loại đồ ăn này thường dùng nhiều muối trong chế biến để bảo quản lâu hơn.

Tăng cường thực phẩm có ích cho sức khỏe. 

Chế độ ăn uống hợp lý và khoa học với sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, kết hợp nhiều rau xanh và trái cây tươi sẽ giúp bà bầu giảm dần thói quen ăn mặn. Đồng thời, các loại thực phẩm này lại rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Uống nhiều nước. Bà bầu nên tạo thói quen uống nhiều nước trong ngày. Nếu cảm thấy nhạt miệng, bạn nên uống một cốc nước lọc hoặc nước hoa quả vì nước không chỉ giải khát mà còn giúp giải độc, loại bỏ bớt lượng muối trong cơ thể. Chưa kể nước hoa quả không thêm đường sẽ giúp bạn duy trì được quyết tâm kiêng mặn và bổ sung thêm các dưỡng chất hữu ích.

Ăn chậm nhai kỹ. Cách ăn này sẽ giúp bạn cảm nhận trọn vẹn mùi vị của món ăn, nhận thấy món ăn đậm đà hơn, đồng thời lại rất tốt cho hệ tiêu hóa và “đánh bay” cảm giác nhạt miệng – vốn là một trong những tác nhân gây nên chứng thèm mặn của bà bầu.

Khống chế lượng muối đưa vào cơ thể một cách khoa học và hợp lý góp phần rất lớn trong việc bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé yêu, vì vậy, bạn nên kiên trì để chứng nghén mặn dần giảm bớt. Một tin mừng cho các mẹ bầu thèm mặn là hầu hết chứng nghén mặn này sẽ kết thúc khi bạn bắt đầu bước qua quý 2 của thai kỳ

Thai phụ nên ăn uống thế nào cho không bị nôn?

Khi mang thai có thể chia nhỏ bữa ăn, chọn thức ăn mình thích và dễ tiêu, ăn vào thời điểm cảm thấy dễ chịu nhất trong ngày, chứ không nhất thiết phải ăn đúng bữa.

Em mang thai được 2 tháng, hiện tại nôn rất nhiều, không ăn uống gì được, sức khoẻ rất yếu nhưng đi khám bác sĩ kết luận bình thường. Em đã phải 2 lần nhập viện để truyền nước. Xin bác sĩ tư vấn giúp cách ăn uống thế nào cho không bị nôn?Nguyễn Lệ Hằng (quận 4, TPHCM).

thai-phu-nen-an-uong-the-nao-cho-khong-bi-non

Ảnh minh họa.

ThS.BS Ngô Thị Yên

, Phó trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Từ Dũ TPHCM:

Triệu chứng nghén thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ. Ngoài việc truyền nước (chỉ khi nôn ói nhiều), dùng thuốc, em có thể chia nhỏ bữa ăn, chọn thức ăn mình thích và dễ tiêu, ăn vào thời điểm cảm thấy dễ chịu nhất trong ngày, chứ không nhất thiết phải ăn đúng bữa.

Cố gắng đừng để thiếu chất vì bỏ ăn, thiếu chất cũng làm cho triệu chứng nghén nặng thêm. Thường sau 12 tuần, đa số trường hợp sẽ giảm nghén.

Theo Kienthuc.net.vn

Trị chứng ốm nghén cho bà bầu công sở

Bà bầu công sở có nhiều áp lực hơn bình thường, chứng ốm nghén cũng nặng hơn rất nhiều.

1. Bắt đầu ăn vặt

Thức ăn là thứ phù hợp khi nôn nao. Hãy dự phòng những đồ ăn vặt như bánh quy giòn, bánh gạo, bánh kem mềm, bánh nướng xốp, mứt không hạt trong ngăn bàn làm việc của bạn. Lúc rảnh rỗi, nhấm nháp từng chút thức ăn giúp bạn tăng năng lượng, đỡ nghén.

tri-chung-om-nghen-cho-ba-bau-cong-so

Ảnh minh họa

2. Chọn thức ăn

Ăn bữa nhỏ nhưng thường xuyên là cách để bạn không bị đói. Cần tránh thức ăn nhiều dầu (mỡ), tránh đồ ăn rán vì nó gây khó tiêu. Có thể chọn thực phẩm giàu carbonhydrate hoặc protein, có tác dụng đánh bật cơn buồn nôn. Những loại thức ăn lý tưởng gồm sữa chua, phômai, chuối chín, thịt gà nướng, bánh mỳ…

3. Đầu tư phụ kiện

Có thể chuẩn bị 2 chiếc khăn mặt ở công sở: một chiếc dùng để rửa mặt (nhúng vào nước), còn một chiếc dùng để lau khô (không nhúng nước). Ngoài ra, cần sắm thêm bàn chải, kem đánh răng, nước súc miệng, kẹo bạc hà ít đường… Nếu bị nôn liên tục thì những thứ trên sẽ giúp bạn vệ sinh răng miệng và giữ hơi thở thơm tho.

4. Tránh những ảnh hưởng xấu

Nếu mùi nào đó làm bạn buồn nôn, cần tránh xa nó khi có thể. Hạn chế ăn uống ở những chỗ có nhiều mùi. Chọn địa điểm ăn trưa ở nơi thoáng đãng hoặc ở trong cửa hàng không quá đông đúc sẽ tốt hơn cho bạn.

5. Chế độ uống

Để không bị mất sức, cần tranh thủ uống vào giữa những bữa ăn, dù chỉ một chút. Tránh uống no vì sẽ khiến đầy bụng, kém ăn. Có thể dùng ống hút và nhấm nháp từng hụm nhỏ. Chọn đồ uống ấm thay cho đồ có đá lạnh.

Nếu bị nôn nhiều, bạn cần bổ sung chất dinh dưỡng; vì thế, hãy thử đồ uống giàu glucose, có chứa ít muối và kali. Soup hoặc nước quả vừa giúp tăng cường nước, vừa tăng dinh dưỡng cho thai phụ.

Theo Kienthucgiadinh.com.vn

Bí quyết giúp bạn vượt qua ốm nghén dễ dàng

Ốm nghén thường ảnh hưởng đến bạn trong ba tháng đầu của bạn. Ốm nghén là một dấu hiệu cho thấy thai đang phát triển một cách lành mạnh. Nhưng không giống như tên gọi của nó, bạn có thể cảm thấy nó sẽ rất khó chịu trong bất kỳ thời gian trong ngày.

Uống nước

Không cần phải nói, bạn sẽ mất đi một số lượng nước khi bạn bị nôn mửa do ốm nghén. Uống đủ nước là vô cùng cần thiết để bạn dễ dàng đang đi qua ốm nghén. Nước không chỉ cung cấp cho bạn năng lượng mà nó sẽ giúp bạn giảm buồn nôn. Hydrat hóa thích hợp cũng sẽ giúp đỡ trong việc giữ em bé khỏe mạnh.

Áp dụng các loại tinh dầu

Liệu pháp hương thơm đã được chứng minh có hiệu quả trong việc đối phó với tình trạng ốm nghén. Bạn có thể thử áp dụng một vài giọt bạc hà, bưởi, chanh, hoặc dầu cam để giảm đi cảm giác nôn mửa. Liệu pháp mùi hương cũng giúp cho đầu óc của bạn được thư giãn và ít bị trầm cảm.

bi-quyet-giup-ban-vuot-qua-om-nghen-de-dang

Gừng

Gừng đã tỏ ra cực kỳ hiệu quả để trị cảm giác buồn nôn nhẹ nhàng. Nó giúp giảm đau bụng. Bạn có thể thử nhấm nháp mứt gừng hay ô mai gừng nó sẽ giúp bạn đi qua thời kỳ ốm nghén một cách dễ dàng.

Hãy nghỉ ngơi hợp lý

Một điều mà nhiều phụ nữ bỏ qua là giá trị của việc nghỉ ngơi hợp lý. Nếu bạn đang mệt mỏi, bạn có nhiều khả năng bị buồn nôn. Nếu bạn cảm thấy khó chịu khi bạn thức dậy vào buổi sáng, bạn nên ở lại trên giường một khoảng thời gian thư giãn. Hãy tạo cho mình một thời gian nghỉ ngơi điều này sẽ giúp bạn vượt qua chặng đường dài trong thời gian ốm nghén.

Thói quen ăn uống tốt

Bạn thậm chí có thể không muốn nhìn vào thực phẩm khi bạn đang ốm nghén, nhưng quan trọng là không được để cho dạ dày của bạn trống rỗng. Vì khi dạ dày trống rỗng sẽ làm cho bạn buồn nôn. Nếu như bạn khó khăn trong việc ăn uống có thể chọn ăn một vài lát bánh mì khô, bánh quy… Luôn mang theo đồ ăn nhẹ theo mình, một số đồ ăn vặt như nho, các loại hạt, bánh, kẹo bạc hà thích trong ngăn kéo văn phòng của bạn.

Phân tâm

Thật không mấy dễ dàng để quên đi cảm giác buồn nôn nhưng khi bạn càng tập trung vào nó thì bạn lại càng cảm thấy tồi tệ hơn. Cố gắng để bạn không nhớ tới nó bằng cách đọc một cuốn sách, nói chuyện với một người bạn, giải các câu đố hay đi dạo. Chỉ cần làm bất cứ điều gì bạn có thể để không tập trung vào cảm giác buồn nôn.

Theo Danviet.vn