Lưu trữ cho từ khóa: ô liu

Bánh nướng rau củ thơm bùi

Món bánh nướng rau củ này sẽ cho bạn thêm sự lựa chọn cho bữa sáng nhiều hương vị.

Nguyên liệu: cho khoảng 25 miếng

+ 1 muỗng canh dầu ô liu (để chiên) + 1/2 cup dầu ô liu (để trộn)
+ 1 củ hành tây nhỏ, thái và băm nhỏ
+ 250g bột lúa mì
+ 2 muỗng cà phê bột ​​nở
+ 2 muỗng cà phê đường chưa tinh chế
+ 2 muỗng cà phê rau mùi
+ 2 tai nấm đông cô khô
+ 1 cup bí ngòi nghiền
+ 1/2 muỗng cà phê muối
+ 1/4 cup sữa chua đậu nành
+ 1 muỗng canh nước cốt chanh

Zucchini Scones

Cách làm:

- Cho 1 muỗng canh dầu ô liu và hành tây vào chảo trên lửa vừa và xào hành tây cho đến khi hành chuyển thành màu giống như caramel (15-20 phút).

- Đặt giá đỡ trong lò ở vị trí giữa và làm nóng đến 350 độ F (180 độ C). Xếp giấy nến lên khay nướng.
- Trộn bột mì, bột nở, đường và rau mùi xay (hoặc băm nhỏ) trong một cái bát.

- Dùng máy xay để xay nấm công cô và cho nó vào bát bột ở trên. Trộn chúng với nhau.

- Cho bí ngòi nghiền để một bát và khuấy cùng với muối.

- Cho hành tây, dầu ô liu, sữa chua đậu nành và nước chanh vào cùng nhau và trộn đều.

- Cho tất cả nguyên liệu khô và ướt ở trên trộn lẫn với nhau. Nhồi chúng lại với nhau thành một cục bột khô.

- Đổ bột ra trên một bề mặt phẳng và vỗ nhẹ nó ra thành một hình chữ nhật dày khoảng 2,5cm.

- Cắt bột thành nhiều phần hình tam giác khác nhau rồi cho lên khay nướng.

- Nướng cho đến khi bánh có màu nâu vàng đẹp mắt (khoảng 15-20 phút).

- Để nguội một chút là bạn có thể thưởng thức rồi đấy.

Theo Kienthucgiadinh.com.vn

Công dụng ít người biết về dầu ô liu

Dầu ô liu được chiết xuất từ quả ô liu, từ nhiều thế kỷ qua được sử dụng rất phổ biến ở vùng Địa Trung Hải. Không chỉ ngon, dễ sử dụng, dầu ô liu còn rất tốt cho sức khỏe và sắc đẹp.

Dưới đây là những công dụng hữu ích của dầu ô liu được đầu bếp Thanh Hòa (TP HCM) chia sẻ:

dau-oliu-1[1332088530].jpg
Dầu ô liu được nhiều chuyên khuyên dùng vì có lợi cho sức khỏe. Ảnh: H.T.

Giá trị đối với sức khỏe

- Tốt cho tiêu hóa: Trước khi ăn tiệc nên dùng vài quả ô liu cho món khai vị giúp tráng dạ dày mà không làm no. 

- Phòng bệnh ung thư: Trong dầu ô liu có chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn nhất và các chất chống oxy hóa - những thành tố có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của ung thư ruột kết, một trong những căn bệnh phổ biến và gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

- Giúp hạ huyết áp: Các axit béo, chất chống oxy hóa và silicium có trong dầu ô liu giúp cân bằng hàm lượng cholesterol và bảo vệ động mạch, làm khỏe hệ tim mạch.

- Chống táo bón: Có thể sử dụng từ một đến hai muỗng cà phê dầu ô liu để uống vào lúc sáng sớm trước bữa điểm tâm, có tác dụng chống táo bón, thích hợp với người ít vận động.

Làm đẹp với dầu ô liu

Dầu ô liu không chỉ là loại thực phẩm bổ dưỡng mà còn có tác dụng rất tốt trong việc chăm sóc sắc đẹp.

- Dưỡng môi: Môi bạn khô và thường bị nứt? Hãy thoa chút dầu ô liu lên môi, tốt nhất là trước khi đi ngủ, thực hiện đều đặn sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng này.

- Chăm sóc tóc: Dầu ô liu có thể giúp hạn chế tóc gãy, tóc gàu, cho bạn mái tóc bóng sáng, suôn mềm. Để tóc và da đầu khỏe mạnh, bạn hãy xoa đều dầu ô liu lên mái tóc và da đầu, để dầu thấm trong khoảng 15-30 phút. Ngoài ra, bạn có thể chăm sóc tóc bằng công thức đặc biệt như sau: 1 thìa súp dầu ô liu, 1 lòng trắng gà, 1 thìa nước cốt chanh và 1 ít bia. Trộn đều hỗn hợp trên rồi thoa lên tóc. Để trong 5 phút cho hỗn hợp ngấm rồi gội sạch bằng nước lạnh.

- Chăm sóc cho làn da: Nếu da có nhiều vết sạm, nám hoặc tàn nhang, bạn hãy dùng một miếng gạc nhúng vào oxy già nồng độ 30%. Đặt miếng gạc lên vùng da đó trong 3 phút rồi lấy ra và thoa dầu ô liu lên. Các vùng da sậm màu sẽ phai mờ đi sau thời gian ngắn. Bạn cũng có thể thoa đều dầu ô liu lên cơ thể trước khi tắm sẽ giúp da mượt mà, láng mịn. Ngoài ra có thể dùng nửa trái chanh tươi thấm thêm dầu ô liu rồi thoa lên khuỷu tay bị khô sần trong 5 phút, sau đó rửa sạch sẽ giúp da mềm rất công hiệu.

- Chăm sóc tay và móng tay: Ngâm tay vào chén dầu ô liu trong 30 phút để hạn chế tình trạng móng tay khô, giòn, dễ gãy. Để bảo vệ da tay do thường xuyên rửa chén, hãy thoa lên tay từ 1 đến 2 giọt dầu ô liu sau khi đã rửa sạch và lau khô tay.

Cách bảo quản dầu ô-liu

Không nên để dầu ô liu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cao để tránh bị trở mùi. Không những thế, bức xạ nhiệt sẽ phân hủy các chất có lợi cho sức khỏe và chất chống oxy hóa có trong dầu ô liu. Tốt nhất bạn nên chiết dầu vào lọ nhỏ để dùng dần. Phần còn lại bảo quản chỗ mát hoặc tủ lạnh.

Khánh Hòa

Mẹo giúp móng tay mọc nhanh, chắc khỏe

Bạn rất muốn tạo kiểu và vẽ nail nghệ thuật để thêm tự tin và phong cách. Nhưng móng tay của bạn mọc quá chậm. Vậy phải làm sao để khắc phụ tình trạng này?

Trên thực tế, không có cách gì được kiểm chứng là thực sự giúp móng tay mọc nhanh hơn nhưng bạn có thể chăm sóc để tăng cường dưỡng ẩm và làm móng chắc khỏe hơn. Nhờ đó móng tay có thể loại bỏ được những yếu tố gây hại khiến quá trình phát triển của chúng bị chậm lại. Trước khi mua những loại mỹ phẩm hay kem bôi có tác dụng làm móng nhanh mọc như quảng cáo, bạn hãy thử những phương pháp tự nhiên như sử dụng tinh dầu để chăm sóc móng xem sao nhé.

Ảnh: Webphunu.

Hỗn hợp dầu ô liu và nước cốt chanh là công thức tự chế đơn giản nhất bạn có thể thực hiện. Trộn đều 2 muỗng canh dầu ô liu với 10 giọt nước cốt chanh rồi bảo quản trong lọ kín, dùng để bôi lên móng tay hằng ngày, bạn sẽ thấy móng tay mình chắc khở và mọc nhanh hơn đáng kể sau một tuần thực hiện.

Ngoài dầu ô liu, bạn có thể sử dụng những loại tinh dầu tự nhiên khác như dầu hạnh nhân, dầu hạt lanh, dầu dừa, tinh dầu jojoba... để giúp móng tay và tóc nhanh mọc hơn.

Những loại tinh dầu chiết xuất từ cây trà, hoa oải hương, hoa dạ hương, gỗ đàn hương cũng có tác dụng tương tự. Bạn có thể sử dụng chúng độc lập hoặc trộn chung cùng các công thức giúp móng nhanh mọc khác để tăng cường hiệu quả cũng như lưu giữ mùi hương dễ chịu trên từng ngón tay.

Vitamin E cũng là vi chất rất cần thiết giúp móng chắc khỏe và mọc nhanh hơn. Hãy bóc viên nang vitamin E rồi chà nhẹ nhàng lên móng tay của bạn 1 lẫn mỗi ngày, bạn sẽ thấy tốc độ tăng trưởng của móng tay bạn được cải thiện nhanh chóng.

Chế độ ăn uống giúp móng tay mọc nhanh hơn

Muốn móng nhanh mọc, hãy chú ý đến những loại thực phẩm giàu biotin (một trong số các hợp chất của vitamin nhóm B, nó có tác dụng tốt nhất khi kết hợp cùng vitamin B12)

Tăng cường protein trong chế độ ăn hàng ngày là điều quan trọng nhất để móng tay nhanh mọc. Hãy sử dụng các loại protein ít béo từ thịt gia cầm, trứng, rau lá xanh, các loại hạt để làm tăng khả năng sản xuất keratin của cơ thể. Đừng quên bổ sung vitamin C đầy đủ vào thực đơn hàng ngày để móng của bạn thực sự chắc khỏe và phát triển tốt nhất nhé.

Theo Webphunu

3 Bước làm mềm môi khô

Thời tiết lạnh giá, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, không khí khô, gió, hay mất nước, mũi dị ứng, và hít thở qua miệng... tất cả làm cho đôi môi bạn bị khô, nứt nẻ và đau. Một số loại thuốc, chẳng hạn như các loại thuốc trị mụn, cũng có thể khiến môi nứt nẻ.

doi-moi

Để cải thiện, ngoài uống đủ nước, bạn cần tăng độ ẩm cho môi và lưu ý một số điểm như:

Tránh liếm môi

Liếm môi thường xuyên càng làm cho môi thêm khô và nứt nẻ. Bởi sau khi liếm môi, nước bọt bốc hơi sẽ làm mất đi chất dầu tự nhiên trên môi. Thay vì liếm hoặc cắn môi, cần tăng độ ẩm tự nhiên cho môi bằng chất dưỡng ẩm ít gây dị ứng như dầu hạnh nhân, bơ ca cao, và sáp ong.

Dầu ô liu

Dầu ô liu có tác dụng chống ôxy hóa, chống viêm, dưỡng ẩm, bạn có thể thoa 2-3 lần/ngày để làm mềm môi, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Tẩy tế bào chết

Tẩy tế bào chết là bước quan trọng đầu tiên để phục hồi đôi môi nứt nẻ. Cách đơn giản để tẩy tế bào chết trên môi là: sau khi bạn đánh răng, dùng bàn chải đánh răng chà nhẹ lên môi nhẹ nhàng để loại bỏ lớp da khô và nứt nẻ. Sau đó, bạn thoa  một lớp son dưỡng môi để giữ ẩm cho môi.

(Theo ANTD)

Thực phẩm giúp ngăn ngừa mụn

 Bạn cảm thấy thiếu tự tin và gặp nhiều rắc rối với mụn? Theo một nghiên cứu của Bệnh viện đa khoa Massachusetts (Mỹ), mụn trứng cá ảnh hưởng đến 45% phụ nữ tuổi từ 21-30, 26% phụ nữ độ tuổi từ 31-40, và 12% phụ nữ độ tuổi từ  41-50.

Tại sao với phụ nữ sau tuổi dậy thì mụn trứng cá vẫn còn? Căng thẳng, kích thích tố, mỹ phẩm, và chế độ ăn uống là nguyên nhân gây mụn. Vì vậy, để loại bỏ mụn, bạn nên thay đổi thói quen ăn uống của mình.

bo

Ăn quả bơ. Quả bơ là thực phẩm giàu axit béo omega-3 có thể giúp giảm tổn thương do mụn trứng cá. Ngoài bơ, các loại hạt ô liu, dầu ô liu, cá như cá hồi, cá mòi cũng rất giàu axit béo omega 3.

Hạn chế sữa. Theo chuyên gia da liễu của Học viện Da liễu Mỹ, với những người không bị mụn trứng cá thì sữa không có tác động làm mọc mụn, nhưng với những người thường xuyên bị mụn thì sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng của sữa, nếu uống sữa thì tình trạng mụn càng tồi tệ hơn.

Bổ sung kẽm. Kẽm rất quan trọng cho cấu trúc và chức năng của màng tế bào. Một nghiên cứu cho thấy, những người bị mụn có nhiều khả năng thiếu kẽm hơn so với những người không có mụn trứng cá. Thực phẩm giàu kẽm là thịt, trứng, nấm, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, và hàu.

Hạn chế chất bột đường. Các loại ngũ cốc tinh luyện và bột màu trắng trong bánh mì, mì, và bánh nướng xốp làm dư thừa lượng đường trong máu, có thể gây ra mụn. Nên ăn các loại thực phẩm có thể cải thiện làn da của bạn như gạo nâu, lúa mạch, khoai.

Tăng cường vitamin A. Vitamin A rất cần thiết cho làn da khỏe mạnh. Một nghiên cứu lâm sàng và thử nghiệm da liễu cho thấy, bổ sung vitamin A có thể cải thiện tình trạng của những người bị mụn trứng cá. Thực phẩm giàu vitamin A như khoai lang, cải xoăn, cải bó xôi và cà rốt.

(Theo ANTD)