Lưu trữ cho từ khóa: nuốt chậm

Nuôi con bằng sữa mẹ: đẹp mẹ, khoẻ con

Từ ngàn xưa, hình ảnh mẹ cho con bú đã là biểu tượng của tình mẹ con và là nguồn cảm hứng cho các nhà thơ, nhà văn, hoạ sĩ… Vậy mà, thật đáng tiếc, ngày nay nhiều bà mẹ lại muốn thay bầu vú của mình bằng một bầu vú giả! Điều đó không những ảnh hưởng tới tình mẫu tử mà còn ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả mẹ và con.

Những lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo cho sự phát triển của bé vì chỉ sữa mẹ mới có đủ chất dinh dưỡng cho nhu cầu của bé. Chúng ta đều nhận thấy sự phát triển của trẻ sơ sinh khác với sự phát triển của những con vật non khác. Các con vật non như trâu, bò, dê… đặc biệt là bò (loài cho sữa để chế biến thành sữa hộp công nghiệp) mới sinh ra đã biết chạy, biết đi – vì chúng cần phát triển cơ bắp để chạy tìm thức ăn hay trốn những tai hoạ từ thiên nhiên, nên sữa bò đáp ứng nhu cầu này của bò con.

Còn con người, sau khi sinh một năm mới biết đi, rồi muộn hơn nữa mới biết chạy nhảy, còn sự phát triển của thần kinh thì thay đổi không ngừng. Các sợi thần kinh được myeline hoá, tế bào thần kinh sinh sôi, những thay đổi nhận thức của bé diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Do đó, chỉ có sữa mẹ mới đáp ứng đầy đủ nhu cầu này của bé, vì có các chất dinh dưỡng cần thiết (đạm, béo, đường, vitamin và muối khoáng) đủ cho sự phát triển của trẻ vừa phù hợp với chức năng thận, gan, ruột còn non nớt.

Sữa mẹ so với sữa bò thì dễ tiêu hoá hơn vì khi vào dạ dày bé, sữa mẹ trở thành những vật thể xốp dễ ngấm men tiêu hoá. Sữa mẹ cũng có sẵn một số men tiêu hoá giúp trẻ sử dụng hữu hiệu nguồn dinh dưỡng có trong sữa mẹ như lipase (men tiêu mỡ) vốn không có ở sữa hộp.

Sữa mẹ còn có tác dụng chống nhiễm trùng cho trẻ vì sữa mẹ có các kháng thể, bạch cầu và các yếu tố có tác dụng chống nhiễm trùng. Ngoài ra, khi bú mẹ, sữa mẹ không phải qua bất cứ một khâu trung gian nào như chế biến, vận chuyển, bình pha, nước pha nên không bị bội nhiễm gây nhiễm trùng cho trẻ. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy trẻ bú sữa mẹ ít bị tiêu chảy hơn, ít bị viêm phổi, viêm tai giữa hơn trẻ bú bình.

Nuôi con bằng sữa mẹ là phương pháp tiết kiệm nhất: vì nếu nuôi con bằng sữa hộp, để bảo đảm đủ nhu cầu cho bé trung bình mỗi tháng bạn phải mua 6 – 7 hộp sữa loại 500g, như vậy sẽ chiếm một phần đáng kể kinh phí trong gia đình, chưa kể các chi phí khác, như chi phí điều trị nếu bé bị suy dinh dưỡng do cung cấp không đủ chất, hay béo phì nếu bé quá háu bú.

Khi cho con bú, mẹ – con gắn bó tình cảm hơn: vì người mẹ ngắm nhìn con cảm nhận được làn da, hơi ấm của con và ngược lại con cũng nhận được ở mẹ cảm giác trìu mến qua sự vuốt ve, qua giọng nói, hơi thở của mẹ. Đã có những thống kê cho thấy trẻ được bú mẹ ít khóc hơn và phát triển nhanh hơn, sống tình cảm hơn, gắn bó với gia đình hơn trẻ bú bình.

Nuôi con bằng sữa mẹ có nhiều lợi ích cho cả mẹ và con, lợi ích cho cả gia đình và xã hội (tiết kiệm được chi phí khám chữa bệnh, rác thải công nghiệp từ lon sữa…)

Cho con bú, mẹ giảm bệnh: do cầm máu sau sanh nhanh hơn, người mẹ có thể chậm có thai hơn, giảm nguy cơ bị ung thư vú và ung thư buồng trứng, tử cung, đồng thời làm cho cơ thể bà mẹ nhanh chóng thon thả trở lại, tránh béo phì sau sanh.

Một số điều cần lưu ý

Bà mẹ phải tin là mình có đủ sữa cho con bởi nếu bạn lo lắng, nghi ngờ thì phản xạ tiết sữa và sản xuất sữa sẽ bị ức chế và lượng sữa sẽ bị giảm ngay lập tức. Có rất nhiều bà mẹ chỉ vì lo lắng, buồn phiền mà mất sữa.

Bế bé đúng tư thế: khi cho trẻ bú mẹ, tư thế ngồi của mẹ phải thật thoải mái, tay mẹ đỡ cổ, lưng và mông của bé tạo thành một đường thẳng, bụng trẻ phải áp sát bụng mẹ, mũi trẻ đối diện vú mẹ.

Bé ngậm vú đúng: khi trẻ bú mẹ thì miệng của bé phải há to, ngậm hết đầu vú, mũi đối diện vú mẹ, cằm sát vú mẹ.

Bé bú có hiệu quả: bé mút mạnh, nuốt chậm sâu có tiếng nuốt sữa (“ực ực”) và đầu vú không bị đau.

Bé phải được cho bú thường xuyên: mỗi ngày bú 8 – 12 lần và bé bú bao lâu là tuỳ bé, để tự bé nhả ra chứ không nên ngưng giữa chừng. Trung bình mỗi lần bú của bé kéo dài 5 – 20 phút.

Bé bú đều hai bên: bé bú hết một bầu vú, nếu còn đói thì mới bú sang bầu vú bên kia, bữa sau sẽ bú bầu vú bên kia trước, tuần tự như vậy cho những lần sau.

Môi trường xung quanh: ông bà, cha của bé, anh chị em, bạn bè nhân viên y tế… phải hỗ trợ động viên bạn nuôi con bằng sữa mẹ.

Bác Sĩ CKII Nguyễn Thị Hoa

Khuyến nghị của tổ chức Y tế thế giới

- Bắt đầu cho bé bú ngay trong 30 phút đến 1 giờ sau khi sanh.
- Bú mẹ hoàn toàn (tức không cho bé uống một loại nước nào kể cả nước lọc) từ mới sanh đến sáu tháng tuổi.
- Cho bé ăn giặm khi bé được sáu tháng tuổi.
- Tất cả các bé sáu tháng tuổi đều phải ăn giặm.
- Tiếp tục cho bé bú mẹ đến năm hai tuổi.

Sài gòn tiếp thị

Bệnh parkinson ở người cao tuổi

Bệnh parkinson được mô tả lần đầu tiên ở những người già. James Parkinson (1817) gọi đây là bệnh liệt rung.

Charcot (1886) nhấn mạnh rằng đây không phải là bệnh lão hóa mà là một bệnh của tuổi già.

Các triệu chứng chính
Run là biểu hiện thường thấy ở người mắc bệnh Parkinson. Đây là động tác bất thường không hữu ý, xuất hiện ở đầu ngón tay, bàn tay, bàn chân, cũng có thể ở mặt, môi dưới, lưỡi, hàm dưới, cằm... Run đầu chi xuất hiện sớm rồi dần dần lan xuống gốc chi và khu trú ở một bên trong cơ thể trong những năm đầu. Những biểu hiện này thường khởi phát lặng lẽ, âm thầm. Có khi khởi phát run tương ứng với vị trí khu trú của một chấn thương. Cũng có khi bệnh nhân hoàn toàn không bị run (20%).

Hội chứng tăng trương lực cơ biểu hiện ở sự tăng trương lực cơ quá mức, khi đứng vững nhất bệnh nhân có tư thế nửa ghập, khi đã có một tư thế nào đó thì khó buông thả ra, sờ nắn vào bắp bao giờ cũng cứng và căng. Mức độ co duỗi của bắp giảm, biểu hiện rõ nhất ở  khớp lớn. Những động tác bẩm sinh như chớp mắt, ngáp, nhai, nuốt, những động tác biểu lộ cảm xúc ở vẻ mặt, chân tay, cử chỉ và những động tác phối hợp bị rối loạn. Do đó, bệnh nhân có dáng bộ sững sờ, bất động không có động tác hồn nhiên. Vẻ mặt như người mang mặt nạ, ít chớp mắt, nhai, nuốt chậm chạp, ngáp, cười, khóc cũng bị trở ngại.

Các động tác thứ phát nói chung không mất nhưng đều trở ngại. Lúc đi, khởi động chậm, có khi do dự khá lâu. Lúc đã bước thì rất nhanh như chạy theo trọng tâm của mình, về tư thế có thể là tư thế gập và tay không ve vẩy. Đã đi rồi muốn ngừng không đươc va  rât kho  kêt thuc đôn g tac , cho nên cũng có khi đâm vào tường. Lời nói bắt đầu chậm chạp, mất âm điệu, có khi nói rất nhanh. Lúc viết, khởi đầu chậm chạp ngập ngừng, chữ viết ngày càng nhỏ đi.

Các động tác khác như ăn, đan len... cũng chậm chạp. Động tác càng hữu ý bao nhiêu, càng bị cản trở bấy nhiêu, động tác có thể bị ngắt quãng hoặc bị ngừng lại thể hiện tính thiếu nhịp nhàng trong vận động. Mặt khác do ảnh hưởng của cảm xúc cơ thể diễn ra những động tác  nghịch thường. Thông thường bệnh nhân bị ít xúc cảm nhưng nếu bệnh nhân bị xúc cảm mạnh như vui mừng hoặc giận dữ sẽ có những động tác rất linh hoạt. Giảm động tác là một trong nhóm triệu chứng phức tạp, trên lâm sàng có khi chỉ thấy triệu chứng này mà không kèm triệu chứng run.

Các triệu chứng khác

- Rối loạn cảm xúc: không bị rối loạn cảm giác khách quan, thường loạn cảm và đau đớn linh tinh. Nhiều trường hợp không chịu được nóng.

- Rối loạn phản xạ: phản xạ gân xương nhạy, phản xạ mũi, mi mắt tăng.

- Triệu chứng mắt: không có rung giật nhãn cầu. Những biểu hiện co mi mắt, cơn quay mắt có thể gặp ở các bệnh nhân có tiền sử viêm não.

- Rối loạn thực vật: ra nhiều mồ hôi, tiết nhiều nước bọt, tăng tuyến bã, táo bón, phù, tím ngón chi.

- Rối loạn tâm thần: không có biểu hiện sa sút tâm thần, hoạt động tâm thần chậm chạp  có rối loạn tình cảm nhất là phản ứng trầm cảm (30 - 90%).

- Các thể lâm sàng khác: rối loạn trương lực tư thế có các động tác bất thường. Rối loạn ở mắt, tiểu não, tiền đình như mi mắt chớp luôn luôn, mất động tác giao nhãn cầu, cơn quay mắt phối hợp với cơn quay đầu.

Nguyên nhân và cách điều trị
Hội chứng parkinson có thể donhững nguyên nhân sau:
- Sau viêm não: cổ điển là bệnhVon Economo, một số viêm não B,bệnh giang mai.
- Sau chấn thương: xảy ra ở vận động viên, làm chảy máu ở các nhân xám trung ương.

- Parkinson do di truyền , do u vùng đương não giữa, bệnh Wilson do thâm nhập đồng ở gan và não, do có bệnh ở mạch máu.

Bệnh Parkinson có thể điều trị băng ca nội khoa và ngoại khoa. Bệnh  không có điều trị dự phòng, chỉ dự phòng các biến chứng. Thầy thuốc điều trị phải nhấn mạnh tới các vấn đề sau: thể lực: tập thể dục, điều trị vận động, đi lại; điều trị tâm thần: sự chăm sóc của gia đình.
Theo GS.TS. Trần Đức Thọ
SK&ĐS