Lưu trữ cho từ khóa: nuôi dạy bé

Dấu hiệu chứng tỏ trẻ đang chán học

Việc bé chán học không chỉ thể hiện qua tâm trạng, nhiều khi còn có những dấu hiệu “nhạy cảm” khác nữa. Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.

1. Con nghịch phá lớp học

Con bạn thường xuyên gây rối trong lớp học? Bạn có thể nghĩ điều đó không to tát gì vì con đang ở tuổi nghịch ngợm, thế nhưng việc không răn đe con có thể gây phản tác dụng. Do bé không muốn học lại không bị nhắc nhở, bé có thể tiếp tục tìm những cách khác quậy phá khác để đầu óc mình được bận rộn.

2. Con gặp rắc rối với bài tập về nhà

Con bạn làm bài tập đầy đủ nhưng quên mang đến lớp nộp cho thầy cô? Hay con gặp khó khăn trong việc hoàn thành hết số lượng bài được giao? Vì bài tập về nhà có thể là một thách thức đối với bất cứ ai, từ đó việc phải kiên nhẫn giải quyết hết bài tập sẽ chỉ làm tăng sự chán học ở con bạn.

dau-hieu-chung-to-tre-dang-chan-hoc

3. Làm tốt các bài kiểm tra

Nói về bài tập về nhà, có thể bé rất uể oải không hứng thú, nhưng với những bài kiểm tra hoặc trắc nghiệm, bé bỗng dưng hoàn thành xuất sắc. Đó là dấu hiệu chứng tỏ đầu óc trí tuệ của trẻ sẽ phát huy nếu có áp lực và tập trung cao độ.

4. Hay mơ màng

Có thể thầy cô giáo của con sẽ phản ánh việc bé rất hay ngồi trong lớp mơ màng, nhìn vào khoảng không và thiếu tập trung vào bài học. Nếu như vậy, bạn nên trò chuyện cùng con để tìm hiểu tại sao con không chú ý vào bài giảng. Nguyên nhân rất có thể là do bé không còn thấy hứng thú học tập nữa.

5. Bé nói thấy chán học

Nếu con bạn luôn miệng kêu than “đến trường chán lắm”, hay “không thích đi học tẹo nào”, bạn hãy để tâm đến những tâm sự ấy của con, đừng nghĩ con lấy cớ để lười biếng. Chúng ta nhiều khi không quan tâm đến những than phiền của con cái (đặc biệt khoảng thời gian buổi sáng chuẩn bị tới trường), đôi khi con không dám phản ánh trực tiếp với bố mẹ, mà chỉ “dành hết tâm sự” vào những lời phụng phịu và mè nheo như vậy thôi.

Theo Afamily.vn

Mẹo giúp bé tự đi vệ sinh vào ban đêm

Ngay cả khi bé đã thành thạo việc tự vệ sinh vào ban ngày thì bé vẫn có thể mất thêm vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm để tự đi vệ sinh vào ban đêm. Vì vậy, để giúp bé có thể tự đi vệ sinh thành công vào ban đêm, hãy tham khảo những lời khuyên hữu ích sau đây nhé.

1. Hạn chế nước uống

Một mẹo đào tạo đi bô phổ biến đó là hạn chế lượng nước uống của bé trong ít nhất một giờ trước khi đi ngủ. Tốt hơn hết, các mẹ nên giảm đến mức tối thiểu lượng nước từ hai đến ba tiếng trước giờ các con lên giường. Chỉ cần đảm bảo con bạn được cung cấp đủ nước trong ngày là được.

2. Đặt giờ gọi dậy

Mặc dù một số bà mẹ lập luận không nên làm gián đoạn giấc ngủ ban đêm của trẻ, thì những người khác lại khuyến khích con thức dậy để đi vệ sinh, hoặc trước khi đi ngủ hoặc vào một số khoảng thời gian nhất định ban đêm. Ví dụ, khi bắt đầu đào tạo bé đi bô, bạn nên thiết lập giờ báo thức tầm 2-3 tiếng mỗi lần, sau đó mới kéo dài dần ra.
meo-giup-be-tu-di-ve-sinh-vao-ban-dem
Ảnh minh họa.

3. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho con

Một mẹo nữa các mẹ nên chú ý khi đào tạo con tự đi vệ sinh ban đêm đó là phải đảm bảo con có thể dễ dàng vào nhà vệ sinh. Bạn hãy tự đặt các câu hỏi như: “Con có thể vào nhà vệ sinh, tự cởi quần hay tự ngồi bô?”, hay “Con có thể ra khỏi giường và đánh thức bạn dậy kịp lúc?”. Nếu con chưa thể, bạn nên đặt một cái bô trong phòng để bé dễ tiếp cận hơn, điều này sẽ khuyến khích bé tự kéo quần và đi vào bô. Hoặc có thể để đèn ngủ, giúp bé không còn sợ đi vào phòng tắm lúc giữa đêm nữa.

4. Bọc đệm chống thấm

Bạn nên đầu tư một tấm bọc đệm chống thấm nước, hoặc có thể mua một tấm thảm không thấm nước đặt ở giường ngủ của con. Những sản phẩm này thường được làm bằng vải không thấm nước, như vậy có thể được giặt sạch dễ dàng nếu bé chẳng may có tè dầm.

5. Khích lệ và động viên

Hãy tích cực khi dạy con tự đi vệ sinh, đừng chỉ trích hay mắng nhiếc nếu chẳng may bé tè dầm, thay vào đó nên khen ngợi mỗi lần bé thành công. Mỗi buổi sáng thức dậy nếu người bé và nệm chăn đều khô ráo, đó là thành công từ nỗ lực của hai mẹ con.
Theo Afamily.vn
The post Mẹo giúp bé tự đi vệ sinh vào ban đêm appeared first on Tin Sức Khỏe.

Bí quyết để trở thành người mẹ tuyệt vời

Xem tivi cùng con, hẹn hò với bé hoặc đặt cho con những câu hỏi hài hước… là một trong những cách làm nên một người mẹ tuyệt vời.

1. Cùng xem tivi với con

Bạn ôm bé vào lòng và cùng bình luận về bộ phim hoạt hình đang chiếu trên tivi. Bé cũng sẽ rất hào hứng nếu được trở thành “phát thanh viên” cho bạn với các tình huống sôi động đang diễn ra…

Ngoài ra, còn có những cách đơn giản khác để bé thân thiết với bạn.

bi-quyet-de-tro-thanh-nguoi-me-tuyet-voi

2. Hẹn hò với bé

Nghe có vẻ lạ tai nhưng nếu bạn biết cách tạo ra những buổi trò chuyện trong khung cảnh ngoài trời, mát mẻ sẽ cũng rất thú vị với bé.

Bạn có thể cùng nắm tay bé đi dạo quanh hồ nước, ngồi ghế đá tết tóc cho con hoặc đơn giản hơn là chơi trò đuổi bắt cùng bé trên thảm cỏ xanh… Những hoạt động vừa giúp bé tăng cường thể chất vừa giúp hai mẹ con sảng khoái tinh thần.

bi-quyet-de-tro-thanh-nguoi-me-tuyet-voi

3. Đặt nickname cho bé

Các bé thường được cha mẹ đặt cho một cái tên ngộ nghĩnh để sử dụng trong nhà. Bé này là Chuột, Gấu thì bé khác là Cún con, Nhím… Những nickname đáng yêu sẽ gắn kết tình cảm mẹ con tự nhiên nhất bởi vì mỗi cái tên đều gắn với những điều thú vị bí mật.

4. Đặt cho bé những câu hỏi hài hước

“Nếu con có cánh thì con muốn bay đi đâu?”, “Sau này con có muốn làm ca sĩ nổi tiếng không?”… là những câu hỏi bông đùa vui vẻ mà các bé rất muốn nghe. Khiếu hài hước từ mẹ có thể truyền sang bé và khiến bé muốn gần gũi bạn hơn.

bi-quyet-de-tro-thanh-nguoi-me-tuyet-voi

5. Cùng ăn với bé tối thiểu một bữa mỗi ngày

Với những bà mẹ công sở thì bữa cùng ăn sáng với bé là nhiệm vụ nan giải. Bữa trưa, bạn ăn bên ngoài nên không tính, chỉ còn bữa tối là thời gian sum họp với gia đình. Đây cũng là cơ hội bạn được gần gũi và quan tâm đến bé.

6. Luôn lắng nghe bé

Các bé đều coi cha mẹ quan trọng hơn bất kỳ điều gì. Nhiều bé thích bấm số gọi vào máy di động trong lúc bạn đang làm việc. Dù có tất bật đến mấy, bạn cũng nên nhấn mạnh để bé hiểu rằng: “Mẹ luôn ở đây và sẵn lòng nghe con nói”…

7. Lên lịch vui chơi cùng bé

Bạn nên tham gia những hoạt động trong thời khóa biểu hàng ngày của bé, chẳng hạn, nếu bạn đã đề xuất quy định, dành ra 15 phút mỗi chiều để chơi đá bóng cùng bé thì bạn nên thực hiện đều đặn và nghiêm túc. Nếu vì lý do gì đó mà bạn lỡ hẹn với con thì nên giải thích để bé hiểu và không bị buồn.

Theo Afmily.vn

19 kỹ năng cần dạy bé trước khi vào lớp 1

Hầu hết các bậc cha mẹ đều tỏ ra lo lắng khi bé chuẩn bị bước vào lớp 1. Các nhà giáo dục khuyên rằng, nếu bạn biết củng cố một số kỹ năng đơn giản như đếm số, dạy bé biết tự mặc áo, đi giày… bé sẽ không còn bỡ ngỡ khi tới trường nữa.

Bạn có thể tham khảo 19 kỹ năng cần dạy bé trước khi con vào lớp 1, tổng hợp từ Webmd.

1. Học thuộc bảng chữ cái

Ngày nay, có rất nhiều bài hát hoặc những loại đồ chơi vui vẻ có tác dụng giúp bé học thuộc lòng bảng chữ cái. Bạn cũng nên giúp bé cách phát âm chuẩn. Nhiều bé bị ngọng khi nói chữ “l” hay “n” hay phát âm sai chữ “p” và “b”.

2. Biết viết tên mình

Đọc và viết là hai kỹ năng khó khăn khi bé bắt đầu làm quen với bảng chữ cái. Cách tốt nhất là bạn có thể trở thành cô giáo tại gia cho bé. Chuẩn bị một tờ giấy trắng, bút chì, tẩy, bạn viết thật to tên của bé trên giấy và hướng dẫn bé tô lại. Tiếp đến, bạn cầm tay và cùng bé viết lại tên cho đến khi thành thạo.

19-ky-nang-can-day-be-truoc-khi-vao-lop-1

3. Thuộc nhiều bài hát

Giai điệu và ngôn từ qua bài hát là cách thú vị giúp bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Bạn chớ nên ngại ngùng khi cất cao giọng, hát tặng bé những bài ngộ nghĩnh. Các bé thường có xu hướng nhanh thuộc lời bài hát hơn khi cùng được ngân nga hàng ngày với cha mẹ. Không những thế, bạn còn có thể mượn lời bài hát để giải thích những sự vật, hiện tượng có trong đó cho bé hiểu.

4. Kỹ năng giao tiếp

Bước chân vào bậc tiểu học, bé phải làm quen với môi trường rộng lớn hơn so với khoảng thời gian bé học mẫu giáo. Những bé cởi mở, giỏi giao tiếp sẽ thích nghi với bạn bè, thầy cô nhanh hơn. Cha mẹ nên tạo cho bé thói quen vui chơi cùng nhóm bạn. Kỹ năng này giúp bé hòa nhập, không khóc lóc và ham thích đến trường.

5. Sử dụng máy vi tính

Không phải là chỉ cho bé xem hoạt hình hay nghe ca nhạc trên máy tính, bạn hoàn toàn có thể hướng dẫn bé 5, 6 tuổi sử dụng chuột, bàn phím hay các nút tắt, mở trên máy vi tính. Bé sẽ học rất nhanh và không bối rối khi phải tiếp xúc với máy vi tính sau này.

19-ky-nang-can-day-be-truoc-khi-vao-lop-1

6. Sẻ chia với người khác

Nhiều bậc cha mẹ mắc sai lầm khi nuông chiều bé thái quá. Khi ấy, bé sẽ trở nên ích kỷ, nghĩ mình là nhất và sẽ khó khăn khi vui chơi với các bạn ở lớp. Bé ích kỷ thường dễ bị cô lập và khó tiếp thu bài vở hơn các bạn khác.

7. Biết cách tự chăm sóc bản thân

Đến tuổi này, bạn có thể để bé tự lập trong việc mặc quần áo, đội mũ, đi tất, đi giày. Có thể bạn muốn làm giúp bé những công việc này cho nhanh nhưng hậu quả sẽ ngoài tưởng tượng. Bé sẽ không biết xử lý nếu chẳng may bị tuột dây giày hay cúc áo ở lớp.

8. Tìm cho bé một người (nhóm) bạn thân

Với bé, có một người bạn để tâm tình hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng. Vui chơi cùng các bạn cùng lứa không những giúp bé cân bằng tâm lý, thoải mái tinh thần mà thông qua những người bạn, cha mẹ cũng có thể biết được những rắc rối bé đang gặp phải để kịp thời can thiệp.

9. Biết sáng tác truyện

Nên tạo thói quen kể chuyện cho bé trước giờ đi ngủ hàng ngày. Tiếp đến, bạn có thể gợi ý để bé biết cách xây dựng những câu chuyện theo trí tưởng tượng của bé. Bạn chỉ nên đưa cho bé một vài mẫu nhân vật, tình tiết và để bé hoàn thiện câu chuyện theo cách riêng.

19-ky-nang-can-day-be-truoc-khi-vao-lop-1

10. Hoàn thành công việc

Bạn nên rèn cho bé kỹ năng hoàn thành công việc theo yêu cầu. Bé buộc phải đánh răng, rửa mặt khi ngủ dậy hoặc thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong. Thói quen này rất hữu ích sau này khi bạn yêu cầu bé phải hoàn thành hết những bài tập cô giáo giao cho mới được đi ngủ.

11. Tham gia trò chuyện cùng người nhà

Gia đình là môi trường quan trọng nhất với sự phát triển của bé. Dù bận rộn đến mấy, bạn cũng nên thu xếp thời gian để cùng ăn tối, xem tivi, nấu ăn hay làm việc nhà với bé. Nhấn mạnh với bé rằng, bé có thể chia sẻ hay trao đổi về bất kỳ điều rắc rối nào xảy ra ở lớp sau này.

12. Xây dựng sự tập trung

Ở độ tuổi mẫu giáo, bé thường làm những mọi việc theo ý thích. Chẳng hạn, bé sẽ bỏ dở bức tranh đang vẽ để xem phim hoạt hình. Tính cách này không tốt nếu bé đi học mà thiếu tập trung vào bài giảng. Nếu bạn muốn bé hoàn thiện một bức tranh, tốt nhất nên cho bé làm việc này trong phòng riêng, yên tĩnh và bạn nên kiểm tra kết quả sau đó.

13. Học đếm số

Bé có thể làm theo đúng những yêu cầu của bạn như “Con đặt 3 quả cà chua vào rổ giúp mẹ” hoặc trả lời chính xác những câu hỏi có liên quan đến số đếm như “Nhà mình có bao nhiêu người?”… Đếm số là cách giúp bé tăng cường trí nhớ và nhanh tiếp thu môn học có liên quan đến con số ở trường.

19-ky-nang-can-day-be-truoc-khi-vao-lop-1

14. Phân biệt được quá khứ và tương lai

Bạn nên giúp bé hiểu được khái niệm chỉ thời gian đơn giản như ngày hôm qua, hôm nay, ngày mai hay tuần trước, tuần tới… Khi đi học, bé sẽ phải làm quen với thời khóa biểu, vì vậy, giúp bé nhận diện được thời gian sẽ giúp ích cho bé.

15. Dạy bé cách đặt câu hỏi

Bé thích tò mò hỏi về nhiều thứ xung quanh mình nhưng cách diễn đạt thường chưa chuẩn xác. Bạn nên dạy bé cách đặt câu hỏi chính xác và dễ hiểu hơn. Đồng thời bạn cũng nên khuyến khích để bé tự tin khi bày tỏ những vấn đề còn thắc mắc. Để bé hiểu rằng, bé có thể hỏi cha mẹ, bạn bè hay thầy cô giáo những điều bé muốn tìm hiểu.

16. Nhận biết thế giới tự nhiên

Chia các loài vật, cây cối, hoa cỏ thành những nhóm riêng biệt để bé dễ nhớ như nhóm động vật ăn thịt, nhóm động vật ăn cỏ, nhóm cây có quả ăn được, nhóm cây có quả không ăn được… Cách này giúp bé phát triển tư duy so sánh, tổng hợp.

17. Chơi xếp hình

Xếp hình là trò chơi trí tuệ phù hợp với lứa tuổi của bé (3-6 tuổi). Trò chơi này còn giúp bé phát triển tư duy logic, vì vậy, bé cũng thông minh hơn khi bước vào lớp 1.

18. Vận động mỗi ngày

Lịch học ở bậc tiểu học sẽ nặng hơn ở lớp mẫu giáo. Nếu bé không có sức khỏe tốt, bé sẽ mệt mỏi, buồn chán và học kém. Bạn nên hình thành cho bé thói quen hoạt động ngoài trời như vui chơi, đạp xe trong công viên, vừa giúp bé khỏe mạnh, dẻo dai vừa giúp tinh thần bé được minh mẫn.

19. Nhận biết các loại thức ăn không tốt cho sức khỏe

Dạy bé phân biệt những loại thực phẩm an toàn và những loại có hại cho sức khỏe, đồng thời bạn nên khuyến khích bé ăn đa dạng chất. Không nên cố nhét thêm bánh, kẹo ngọt trong túi quần để bé tiện lợi khi ăn vặt.

Theo TTVn.vn

Thói quen xấu trẻ dễ bắt chước

Nếu muốn truyền thói quen tốt cho con thì trước hết bạn phải là tấm gương mẫu mực bởi vì chỉ nói suông rằng con nên thế này, không nên thế kia thì thật sự không hiệu quả. Các con cần thấy thói quen sống khỏe của bạn và bắt chước theo.

Dưới đây là một số cách giúp con bạn tránh những thói quen không lành mạnh, theo Family Doctor

Nghèo dinh dưỡng và thiếu hoạt động thể dục

Trẻ em ở nơi có điều kiện kinh tế đang có xu hướng tăng cân, béo phì chưa từng thấy. Chúng ăn quá nhiều thức ăn có lượng chất béo, đường và dành ít thời gian cho các hoạt động thể dục thể thao. Các vấn đề về cân nặng hình thành từ sớm có thể dẫn đến các loại bệnh liên quan sau này như ung thư, bệnh tim mạch, cao huyết áp và tiểu đường.

Cha mẹ có thể làm gì?:

- Chú ý các loại thức ăn bạn mua cho trẻ. Hạn chế quà ăn vặt và thay bằng các loại trái cây, rau củ quả tươi. Cẩn thận vì ngay cả những thực phẩm ít béo cũng chứa những thành phần không mong muốn như có nhiều đường.

- Khẩu phần ăn cần chứa nhiều loại thức ăn khỏe mạnh với lượng vừa phải. Xem trên bao bì để biết thêm về liều lượng của thành phần có chứa trong thực phẩm.

-  Khuyến khích con uống nhiều nước hay sữa thay vì thức uống chứa nhiều đường, nước tăng lực, nước dành cho người chơi thể thao, trà đá ngọt, sữa nhiều đường, nhiều vị…

-  Hạn chế thời gian trẻ xem ti vi, ngồi trước máy vi tính, chơi game dưới 2 giờ mỗi ngày. Thay vào đó, khuyến khích con tham gia các hoạt động rèn luyện thân thể như các môn thể thao mà con thích…

- Ăn cơm cùng với gia đình trên bàn ăn, không nên ngồi ăn trước ti vi.

- Biến các hoạt động rèn luyện thân thể trở thành thói quen của cả gia đình. Đi bộ, bơi hay đạp xe cùng nhau, ủng hộ trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa…Các môn thể thao đồng đội và các môn có tinh thần thượng võ có thể giúp tăng trưởng chiều cao và lòng tự trọng nhưng lại không giúp giảm cân, do đó, tìm các hoạt động khác để hình thành nếp sinh hoạt cho con.

thoi-quen-xau-tre-de-bat-chuoc

Rượu, thuốc lá, ma túy

Trẻ có thể tò mò về thuốc lá từ khi còn nhỏ và thực tế cho thấy có rất nhiều trẻ em nghiện rượu và cần sa trước khi vào phổ thông. Các nghiên cứu khuyên rằng bạn bắt đầu nói chuyện với con về những tác hại của việc hút thuốc lá, uống rượu bia và sử dụng ma túy càng sớm thì tỷ lệ trẻ tránh những thói quen xấu này càng cao.

Cha mẹ có thể làm gì?:

- Phải nói rõ với con rằng con không được phép hút thuốc lá, uống rượu bia hay sử dụng các loại ma túy. Đưa ra những hậu quả rõ ràng, nghiêm khắc cho con nếu những quy tắc này bị phá vỡ.

-  Giải thích tại sao những chất này lại có hại. Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi. Một câu chuyện có thật như cho trẻ ví dụ về một người nào đó đã trải qua những hậu quả tồi tệ như thế nào vì sử dụng rượu, thuốc lá, ma túy… có thể gây sự chú ý, tập trung của trẻ hiệu quả hơn là những con số thống kê hay những lời nói suông.

- Tâm sự, chia sẻ cùng con về những áp lực từ bạn bè. Tự nhập vai vào người khác có thể chuẩn bị cho trẻ cách nói không trước những lời đề nghị hay thách thức hút thuốc lá, uống rượu bia hay sử dụng ma túy … của bạn bè.

-  Phải biết bạn của con và cả cha mẹ của bạn ấy. Luôn hỏi con: Con sẽ đi đâu? Con sẽ làm gì ở đó? Ai sẽ đi cùng con? Khi nào về? Con đi bằng phương tiện gì?... đồng thời chia sẻ với các phụ huynh khác về lịch trình của các con.

-  Gương mẫu. Hãy nhớ rằng thái độ, cách cư xử của bạn ảnh hưởng rất nhiều đối với trẻ. Ví dụ, nếu con thấy bạn uống rượu, hút thuốc lá, chúng sẽ nghĩ rằng rượu hay thuốc lá cũng chẳng có hại gì to tát.

Những hành vi giới tính

Mỗi năm, ở Mỹ, gần 1 triệu trẻ em nữ vị thành niên mang bầu, 3 triệu thanh thiếu niên mắc các bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục. Mặc dù có thể bạn cảm thấy ngại ngùng nhưng thật sự, là cha mẹ bạn cần nói chuyện với con về nguy cơ và trách nhiệm của các hành vi tình dục. Đừng nghĩ rằng các tiết học giáo dục giới tính ở trường là đủ. Cha mẹ đóng vai trò quan trọng giúp trẻ hiểu về tình dục trong khái niệm tình yêu, sự thân mật và sự tôn trọng cũng như làm cách nào để tránh thai và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Cha mẹ có thể làm gì?

- Cung cấp cho trẻ những thông tin phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Đối với trẻ nhỏ thì trả lời những câu hỏi về tình dục do trẻ đặt ra. Đối với trẻ lớn thì bạn có thể bàn luận với trẻ về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và những nguy cơ khác có thể gặp phải cũng như cách để tránh những mối nguy hiểm này.

- Chia sẻ thành thật với trẻ về giá trị gia đình, những quan điểm và sự trông đợi của cha mẹ về tình dục. Bạn có thể nhờ bác sĩ nói chuyện với con về vấn đề nhạy cảm này. Các bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết, phù hợp để bạn có thể chia sẻ với con.

- Suy nghĩ thoáng. Nếu con sợ bạn giận dữ, phản ứng lại khi con nói chuyện về tình dục thì chúng sẽ không bao giờ tâm sự với bạn khi con gặp rắc rối với những vấn đề liên quan đến nó.

(Theo VNE)

Không nên khen con xinh đẹp

Chị Nguyễn Thanh Nga (Đội Cấn, Hà Nội) luôn tự hào vì con gái xinh đẹp, dáng người cao ráo như người mẫu.

Ngay từ khi con còn nhỏ, lúc nào, ở đâu, với ai chị cũng hết lời khen con mình. Những lời khen này khiến cô con gái khi đến tuổi mới lớn luôn sung sướng, tự hào và vô tình càng ngày càng trở nên kiêu căng, đua đòi thói ăn diện, chơi bời và lơ là việc học hành.

khong-nen-khen-con-xinh-dep

Ảnh minh họa.

Lời bàn: Ai cũng mong muốn con gái mình lớn lên thật xinh, dáng người thật đẹp. Tuy nhiên, việc khen ngợi con hàng ngày sẽ vô tình khiến trẻ huyễn hoặc về bản thân và quá coi trọng hình thức. Thậm chí trẻ có thể lầm tưởng rằng có hình thức xinh đẹp là tất cả, và không cần trau dồi đạo đức, hay kiến thức nữa.

Thay vì khen con xinh đẹp, cha mẹ hãy đưa ra những nhận xét rằng con thông minh mỗi khi trẻ làm được điều gì đó đúng. Hãy khuyến khích để con chịu khó học hỏi, tìm tòi sáng tạo, tích lũy kiến thức, kỹ năng cho cuộc sống sau này hơn là hàng ngày chỉ biết để ý xem con mặc gì cho đẹp, trang điểm thế nào cho xinh.

ThS Trần Mạnh Hoàng (Trung tâm Tư vấn và Bồi dưỡng kỹ năng mềm)

(Theo Kienthuc)

4 câu nên hỏi con mỗi ngày

Một người bố đã có cách giáo dục con khá độc đáo mà hiệu quả. Mỗi ngày ông dành ra khoảng 10 phút để trò chuyện với con mình về 4 vấn đề sau:

1. Con đi học/ ở trường có chuyện gì vui không?

2. Hôm nay con  làm được việc tốt nào không?

3. Hôm nay con có học được điều gì hay không?

4. Con có chuyện gì muốn bố giúp không?

Lý giải về 4 câu hỏi này, các chuyên gia tâm lý thanh thiếu niên cho biết về thực chất,câu hỏi đầu tiên của người bố là muốn tìm hiểu quan niệm về giá trị sống của con mình, xem con mình cảm thấy thế nào là tốt, thế nào là xấu.

Câu hỏi thứ hai có hàm ý cổ vũ, động viên, làm tăng sự tự tin của con. Câu hỏi thứ ba xác định xem con học thực sự thu nhận được điều gì ở trường. Câu hỏi thứ tư có hai nghĩa, một là “Bố rất quan tâm đến con”, hai là ngầm ngụ ý cuộc sống của con về lâu dài do con tự quyết định và chịu trách nhiệm, việc học hành của con cũng chính là vì tương lai và cuộc sống của con.

Đây là 4 câu hỏi, 4 vấn đề rất giản dị trong cuộc sống hàng ngày nhưng lại chứa đựng rất nhiều tình cảm và sự quan tâm. Thực tế đã chứng minh đây là phương pháp giáo dục rất có hiệu quả.

Các nhà khoa học tâm lý giáo dục cho biết, trong việc giáo dục một đứa trẻ thì việc thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp với bố mẹ là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Nếu bố mẹ xây dựng được lòng tin tuyệt đối với con mình, khiến đứa trẻ hiểu được bố mẹ yêu thương mình vô điều kiện, hiểu được mọi lời khen ngợi hay phê bình của bố mẹ đều vì muốn tốt cho mình. Nếu trong tiềm thức của đứa trẻ đã có sự tin yêu như vậy thì mối quan hệ với bố mẹ thực sự rất tốt đẹp và ổn định, là kiểu quan hệ bền chặt, yêu thương hỗ trợ lẫn nhau. Đây là hình mẫu lý tưởng cho mối quan hệ cha mẹ – con cái.

4-cau-nen-hoi-con-moi-ngay

Tuy nhiên, trong cuộc sống thực tế, phần lớn các gia đình không đạt được mối quan hệ như thế, cha mẹ và con cái không tin tưởng lẫn nhau, thậm chí còn xa lánh, ghét bỏ lẫn nhau.

Cũng cần phải nói thêm rằng, không ít bậc cha mẹ yêu thương và lo lắng cho con quá mức, thể hiện qua việc luôn dành cho con thứ tốt nhất: món ăn ngon nhất, quần áo đẹp nhất, thậm chí là bằng mọi cách giành cho con vị trí cao nhất trong gia đình, ở trường lớp… Làm như vậy chưa chắc đã là yêu con mà nhiều khi còn làm hại con, triệt tiêu đi khả năng tự lập và thích nghi của con. Quan hệ giữa con cái và những bậc cha mẹ như vậy nhiều khi cũng không tốt đẹp như người ta vẫn tưởng.

Vậy phải làm thế nào để làm cha mẹ tốt, có mối quan hệ yêu thương, tin tưởng và bền chặt với con cái? Các chuyên gia tâm lý cho rằng muốn làm được điều này không phải là khó, chỉ cần bạn chú ý đến những vấn đề sau trong khi nuôi dạy một đứa trẻ:

- Tuyệt đối không gây áp lực cho con, không sử dụng hình thức đánh đập, chửi mắng con cái. Cố gắng xây dựng mối quan hệ bình đẳng.

- Thật sự yêu con vô điều kiện, đem đến cho con sự yêu thương tinh thần.

- Tôn trọng sự độc lập của con.

- Chọn phương pháp giáo dục tích cực, thường xuyên động viên, khích lệ con cố gắng.

- Điều chỉnh, sắp xếp mối quan hệ cha mẹ – con cái. Đó là điều quan trọng nhất.

- Chú ý đến nhân cách của con.

Nếu bạn thực sự hiểu và làm theo những điều trên, chắc chắn bạn sẽ có được những đứa con ngoan và mối quan hệ tốt đẹp với con mình.

(Theo Megafun)

Những công việc bé có thể làm theo từng độ tuổi

Nếu người lớn cứ mãi làm hết tất cả công việc thay bé, lớn lên trẻ sẽ quen thói ỷ lại. Khi vắng bố mẹ, bé không biết làm cách nào để chăm sóc cho bản thân mình.

Các ông bố bà mẹ hiện đại thường làm tranh phần việc của con, một phần vì muốn con được sung sướng, một phần sợ bé lóng ngóng không biết làm gì dẫn đến hỏng hóc đồ đạc trong nhà và gây nguy hiểm cho bản thân; phần khác do thiếu kiên nhẫn và kỹ năng hướng dẫn bé làm việc.

Thay vì lo sợ bé làm hỏng, tốt nhất bạn hãy dạy cho bé kỹ năng để không thể làm hỏng. Thay vì sợ bé cầm dao có thể cắt vào tay, tại sao bạn không dạy bé cách cầm dao sao cho không thể cắt vào tay. Làm sao bạn có thể chắc chắn rằng bé sẽ không sử dụng dao khi bạn vắng mặt.

Thực ra một đứa trẻ 2-3 tuổi đã có thể làm một số việc, trong đó có cả việc dỡ bát đĩa từ máy rửa bát – công việc tưởng như rất phức tạp đối với một đứa trẻ vụng về. Bạn hãy chú ý mà xem, bé rất chính xác và cẩn thận khi chơi Playmobil hay các trò xếp hình Lego, và chắc chắn bé có thể áp dụng những kỹ năng đó khi làm việc nhà.

Tôi đã từng thử với cậu con trai 3 tuổi của mình. Tôi bảo bé đi dọn giường. Sau vài phút ngạc nhiên ban đầu, bé đi thẳng về phòng mình và bắt đầu làm công việc mẹ yêu cầu. Bé sao chép lại những hành động mà tôi làm mỗi sáng. Tất nhiên, bé xếp chăn gối không được gọn gàng lắm, nhìn hơi khó chịu. Tôi đã phải tự chiến đấu với bản thân để không sửa lại những gì bé đã làm. Bé rất vui khi chạy đi khoe với bố công việc vừa làm của mình với một kết quả mà không bị mẹ phàn nàn. Các buổi sáng sau đó, bé đều rất hào hứng với việc thu dọn giường của mình.

Tôi cho rằng, trẻ em ngày nay không được bố mẹ giao trách nhiệm đầy đủ về công việc nhà và cuối cùng điều này không có lợi cho cả bố mẹ lẫn con cái. Giáo sư tâm lý Jean Twenge và W. Keith Campbell đã từng nói trên tờ New Yorker rằng: “Cha mẹ muốn được con cái chấp nhận. Đó là một sự đảo ngược của lý tưởng thời quá khứ khi trẻ em phải phấn đấu để được cha mẹ thừa nhận. Nếu bé được miễn làm việc hoàn toàn để tránh rủi ro, chúng ta có thể chờ đợi gì ở bé khi tham gia vào thế giới thực”.

nhung-cong-viec-be-co-the-lam-theo-tung-do-tuoi

Sau 4 tuổi, bé đã có thể rửa bát đĩa. Ảnh: Sheknows

Dưới đây là danh sách công việc các bé có thể làm. Có thể bạn sẽ rất ngạc nhiên với khả năng của các bé.

Bé 2-3 tuổi:

- Thu dọn đồ chơi.

- Dỡ bát đĩa từ máy rửa chén bát (với các loại bát đĩa là đồ bằng kim loại, nhựa).

- Lau bụi bẩn bằng giẻ lau hoặc loại chổi sợi lông nhỏ.

- Quét sàn nhà.

- Giúp mang quần áo từ máy giặt ra chỗ phơi hoặc máy sấy khô.

- Thu dọn giường.

Từ 4-5 tuổi:

- Tất cả các công việc trên.

- Đổ rác.

- Lau hoặc xếp dọn bàn ăn.

- Rửa bát dưới sự giám sát của bố mẹ.

- Đi vớ (tất).

- Nhổ cỏ.

- Cho thú nuôi (chó, mèo, chim, cá) ăn.

Từ 6-8 tuổi:

- Tất cả các việc trên.

- Cùng mẹ chuẩn bị bữa ăn (rửa rau quả, nêm gia vị, thái rau củ).

- Phơi và cất quần áo vào tủ.

- Gửi thư, kiểm tra thư trong hộp thư gia đình.

- Tỉa lá cây.

Từ 9-11 tuổi:

- Tất cả những việc trên.

- Làm những món ăn đơn giản (luộc trứng, luộc rau, nấu cơm, nướng bánh mì…).

- Lau sàn nhà.

Trẻ từ 12-14 tuổi:

- Tất cả các việc trên.

- Chuẩn bị và chế biến một bữa ăn hoàn chỉnh.

- Lau chùi tủ lạnh.

(Theo VNE)

Dấu hiệu bé là một đứa trẻ hư

Các bà mẹ có thể định nghĩa từ hư khác nhau và phần lớn bọn trẻ đều cư xử không đúng mực ở một vài tình huống. Nếu những dấu hiệu dưới đây thường xuyên xuất hiện, bạn cần phải chỉnh đốn lại con mình ngay.

1. Bé thường xuyên giận dữ

Dấu hiệu chắc chắn nhất của một đứa trẻ hư là thường xuyên tỏ ra giận dữ và mất bình tĩnh dù là ở nhà hay nơi công cộng.

2. Bé không bao giờ hài lòng

Một đứa trẻ hư thường xuyên không thể bộc lộ sự hài lòng với những gì mình có. Nếu nhìn thấy ai đó có một cái gì khác, ngay lập tức nó sẽ muốn có vật đó.

dau-hieu-be-la-mot-dua-tre-hu

Ảnh: Circleofmoms

3. Bé không chịu làm việc

Chẳng đứa trẻ nào thích phải lau chùi, dọn dẹp. Nhưng từ 3 tuổi trở đi, bé nên có ý thức làm một số công việc nhỏ, như thu dọn đồ chơi của mình hay cất giày dép vào đúng chỗ.

4. Bé cố gắng điều khiển người lớn

Những đứa trẻ hư thường không phân biệt được sự khác nhau giữa người lớn và những bạn bè cùng trang lứa với mình, chúng đòi hỏi người lớn phải nghe theo mình bất kỳ lúc nào.

5. Bé thường xuyên ôm ấp bố mẹ giữa chỗ đông

Việc ôm ấp bố mẹ của các bé là bình thường nhưng sẽ đáng nói nếu mục đích của bé là gây sự chú ý, đưa tình huống vượt quá một hành động thông thường.

6. Bé không chịu chia sẻ (ăn độc)

Chia sẻ là một điều rất khó khăn đối với bọn trẻ. Tuy nhiên khi đã lên 4 tuổi, các bé nên có ý thức chia sẻ đồ chơi, bim bim, bánh kẹo… với bạn bè và các anh chị em của mình.

7. Bé lờ bạn đi

Chẳng đứa trẻ nào thích nghe từ “không” từ cha mẹ mình, nhưng bé không được phép phớt lờ ý kiến của bố mẹ khi bạn đã nói là không đồng ý cho bé làm một việc gì đó.

8. Bé không thể chơi một mình

Lên 4 tuổi, một đứa trẻ phải có ý thức (và có khả năng) tự chơi một mình trong một khoảng thời gian nhất định, không thể lúc nào cũng bắt bố mẹ phải chơi cùng hay phải quan tâm để ý đến mình.

9. Bạn phải mua chuộc bé

Bố mẹ không nên hứa hẹn và mua chuộc bé bằng tiền, đồ chơi, hay đề nghị những thứ bé yêu thích để bé có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình, như ăn hết cơm, không quấy nhiễu, đi ngủ….

(Theo VNE)

Thỉnh thoảng có nên cho bé trang điểm?

Cô con gái 7 tuổi của tôi rất thích trang điểm. Có lần con bé còn xin tôi cho đi sơn móng tay, rồi bôi phấn hồng và tô son. Tôi thì thấy không vấn đề gì nhưng chồng tôi kịch liệt phản đối. Anh nói nó khiến con bé trông già trước tuổi.

Tôi cũng có lần thấy hơi hoang mang khi con bé bắt đầu đòi mặc áo thun hở rốn, đeo mi giả và vòi mẹ mua điện thoại di động. Nhưng liệu tôi có thể cho con bé thỉnh thoảng trang điểm? Mẹ của tôi không có thói quen trang điểm và hai mẹ con tôi cũng chưa từng mua đồ trang điểm về nhà nên tôi không có kinh nghiệm trong chuyện này.

Trả lời

Bạn thân mến.

Hiện có 2 câu hỏi ở đây: bạn nên hay không nên để con gái bạn thỉnh thoảng trang điểm và làm thế nào để thuyết phục chồng bạn về điều này.

Rất nhiều người đàn ông có suy nghĩ hệt như chồng của bạn về chuyện trang điểm bởi họ không bao giờ chơi những thứ đó khi còn bé.

Để làm rõ vấn đề, tôi sẽ kể cho bạn nghe câu chuyện của tôi. Bố của tôi rất phản đối chuyện tôi và chị gái tôi trang điểm. Khi chị gái tôi còn nhỏ, chị ấy đã có lần bị lạc trong bách hóa. Nhân viên trong gian hàng nước hoa trông thấy chị tôi và trong khi nhờ người tìm mẹ tôi, họ cho chị nghịch đồ trang điểm để chị ấy không khóc nữa.

Bố của tôi sau khi biết chuyện đã nổi khùng. Tuy nhiên, không phải vì bố nên chị em tôi không nghịch đồ trang điểm nữa mà bởi mẹ khiến hai chị em  tin rằng vẻ đẹp tự nhiên của mình mới là điều tuyệt vời nhất.

Tôi không cho rằng chuyện trẻ tập trang điểm là một điều xấu. Tất nhiên, việc này chỉ dừng ở mức “thỉnh thoảng”, không ai lại muốn trát phấn lên trên làn da mịn màng của bọn trẻ. Điều tôi lo ngại là chính bản thân lại gieo rắc cho chúng tư tưởng rằng trang điểm là điều thiết yếu, không trang điểm thì không thể ra ngoài. Thế nhưng, rất may, tôi không phải là một bà mẹ chuộng trang điểm. Qua câu chuyện, tôi có vẻ thấy bạn cũng giống tôi.

Nếu như tôi hiểu đúng thì chồng của bạn không hẳn là phản đối chuyện trang điểm mà chỉ lo ngại rằng nó sẽ là tiền tố cho những chuyện khác, khiến con gái của bạn trưởng thành quá nhanh. Lời cảnh báo của chồng bạn không hẳn là không có lý. Khảo sát gần đây cho thấy tỷ lệ trang điểm đã tăng gấp đôi ở các bé gái độ tuổi 8 - 12.

Một nghiên cứu khác của Đại học Y Mount Sinai (Mỹ) còn phát hiện thấy mối liên hệ giữa hiện tượng dậy thì sớm với các chất làm nhiễu tuyến nội tiết tìm thấy trong đồ trang điểm và sơn móng tay. Nếu bạn cho phép con mình trang điểm, bạn cần đảm bảo phải nói “không” khi bô bé muốn đi giày cao gót hoặc mua điện thoại di động.

Nói chung, bạn vẫn có thể để trẻ trang điểm trong những dịp cần thiết. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải giúp chúng hiểu vẻ đẹp tự nhiên mới là điều tuyệt vời nhất.

Chúc gia đình bạn hạnh phúc!

(Theo Kiến Thức)