Lưu trữ cho từ khóa: nước trái cây

Nước trái cây và những lợi ích cho sức khỏe

Trái cây rất có lợi cho sức khỏe. Nên biết là nước trái cây mà bạn chuẩn bị tại nhà chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn so với nước trái cây đóng chai.

Sau đây là một số loại nước và tác dụng đối với sức khỏe.

Nước táo

Chứa nhiều vitamin B và C. Loại nước này cũng tập trung nhiều khoáng chất như calcium, phosphorus, magnesium và kali. Nước táo giúp chữa trị các triệu chứng viêm khớp, cũng như giúp xoa dịu, giảm nhẹ và làm sạch hệ tiêu hóa. Loại nước uống này cũng hiệu quả trong việc điều trị chứng táo bón và tiêu chảy.

Nước mơ

Nước mơ là một kho chứa các vitamin như B, C và K. Các vitamin được tìm thấy trong loại quả này được cho là giúp làm chậm quá trình lão hóa. Loại nước uống này cũng góp phần củng cố xương và đem lại sức sống cho tóc và da. Nước mơ cũng chứa nhiều chất sắt và giúp ích cho việc chữa trị chứng thiếu máu và các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt.

dduong1

Nước ép quả mâm xôi

Loại nước này chứa nhiều vitamin C và E, vốn có khả năng chống lại các gốc tự do. Gốc tự do là phân tử gây tổn hại các tế bào và mô trong cơ thể và có liên quan đến ung thư và bệnh tim. Nước ép mâm xôi cũng hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường, làm sạch máu và thường được dùng để trị đau họng và tiêu chảy. Loại nước này cũng giúp làm xương cứng chắc do nó có chứa calcium.

Nước nho

Nho nổi tiếng là chứa nhiều khoáng chất, bao gồm calcium, đồng, iodine, phosphorus, sắt và kali. Nước nho cũng được tin là giúp chữa những chứng bệnh như táo bón, bệnh tim, gout, viêm khớp, lao phổi, các vấn đề về gan, trĩ và những loại dị ứng khác nhau.
Nước chanh

Nước chanh chứa nhiều vitamin B và C. Loại nước uống phổ biến này có thể làm sạch mạch máu và các bộ phận khác trong cơ thể. Chanh còn có thể loại trừ các chất độc và tốt cho da. Vì thế, nước chanh có thể giúp ngăn ngừa cảm lạnh và chữa viêm khớp.

Nước cam

Là loại thức uống giải khát ưa chuộng của cộng đồng. Nước cam chứa các vitamin B và C, cũng như một số khoáng chất khác như magnesium, phosphorus, calcium và kali. Loại nước uống này là một “nhân viên vệ sinh” hiệu quả đối với hệ thống bên trong cơ thể và có thể xoa dịu hệ thần kinh, khiến nó trở nên hiệu quả trong việc đối phó sự lo lắng và chứng mất ngủ.

Trên đây là những loại nước trái cây tốt cho cơ thể. Nên nhớ là hạn chế bỏ thêm nước và đường để tránh làm giảm hàm lượng dưỡng chất của nước trái cây.

(Theo TNO)

Cho bé uống thuốc bằng nước trái cây có sao không?

Mỗi lần con tôi uống thuốc đều rất khó khăn. Nên tôi thường dùng nước ép trái cây để cho bé uống cùng với thuốc. Như thế ảnh hưởng gì không? – (Ngọc Hoa – Q.5, TP.HCM)

cho-be-uong-thuoc-bang-nuoc-trai-cay-co-sao-khong

Chào bạn,

Có nhiều người thích dùng nước ép trái cây để uống thuốc vì có cảm giác dễ chịu, không có mùi thuốc. Đối với trẻ em cũng vậy, uống thuốc với nước ép trái cây sẽ dễ uống hơn.

Tuy nhiên, việc này hoàn toàn không tốt tí nào bởi nhiều loại nước trái cây gây hại nếu dùng chung với thuốc.

Ví dụ, nước cam, nước táo dùng uống thuốc có thể làm giảm sự hấp thu một số thuốc vào máu, làm quá trình vận chuyển thuốc vào máu không hoạt động được.

Nước cam, nước chanh có vị chua có thể làm cho kháng sinh như Erythromycin, Lincomycin bị hỏng, làm cho thuốc mất tác dụng.

Đặc biệt, nước bưởi có chứa hoạt chất Naringin và Bergamotin khi uống chung với một số thuốc (như thuốc Statin trị rối loạn lipid huyết, thuốc Atenolol trị tăng huyết áp,…) sẽ làm tăng độc tính của thuốc, làm ức chế men chuyển hóa thuốc ở gan. Vì vậy, nồng độ thuốc trong máu sẽ tăng lên rất nguy hiểm.

Do đó, chúng tôi khuyên bạn nên dùng nước lã đun sôi để nguội hoặc nước lọc họp vệ sinh để uống thuốc.

Có thể bạn dùng nước đóng chai nhưng phải là nước tinh khiết chứ không nên dùng nước chứa các chất khoáng (còn gọi là nước suối) để uống.

Đối với trẻ, nên cho trẻ dùng thuốc dạng lỏng và chiêu thuốc với nước lã đun sôi để nguội.

(Theo BS Chuyên khoa của AloBacsi)

Lưu ý khi cho trẻ uống nước trái cây

Bạn nên cho bé uống nước trái cây khi nào? Nước trái cây luôn đem lại lợi ích cho bé trong bất cứ trường hợp nào? Lượng nước trái cây nên cho trẻ uống là bao nhiêu?

Những câu hỏi này có thể là điều băn khoăn, bối rối với những bậc cha mẹ trẻ. Vậy hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này nhé.

Nước trái cây có lợi gì cho bé yêu?

Nước trái cây sẽ giúp bổ sung cho bé hàm lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ giúp cho bé phòng tránh nguy cơ bị táo bón – một chứng bệnh thường gặp với trẻ nhỏ.

Tuy vậy để nước trái cây phát huy hết tác dụng vốn có của nó bạn cần cho bé uống nước trái cây đúng thời điểm, đúng cách và đúng liều lượng nếu không sẽ gây nên tác dụng “phản chủ”.

Nước trái cây có thể khiến bé bị tiêu chảy?

Rất có thể vì uống quá nhiều nước trái cây chính là lý do khiến trẻ bị tiêu chảy. Nguyên nhân có thể là do khi bé sử dụng một lượng lớn nước trái cây đồng nghĩa với việc một lượng không nhỏ chất sorbitol – là một dạng đường khó tiêu hóa trong cơ thể sẽ làm cho bé bị tiêu chảy.

Các loại nước quả có chứa phần lớn chất này là nước táo, nước đào, nước lê và nước quả cherry.

Với người lớn, hệ lụy tương tự cũng có thể xảy như như đối với trẻ nhỏ nếu bạn uống quá nhiều nước trái cây, dẫn đến tình trạng cơ thể không thể dung nạp được dạng đường khó tiêu hóa.

Các bác sĩ nhi khoa khuyên bạn rằng không nên vội vàng cho trẻ uống nước quả quá sớm sẽ không có lợi cho bé yêu, trong thời gian đầu bạn chỉ nên cho bé uống sữa bột và bú sữa mẹ là chính.

Nước trái cây có thể làm tổn hại đển răng bé?

Đúng vậy, nước trái cây có thể gây nên những rắc rối cho răng của trẻ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng đường trong nước trái cây chính là nguyên nhân khiến răng bị sâu, đặc biệt nếu bạn cho trẻ uống nước vào trong bình hoặc chai hoặc để cho bé ngậm bình đi ngủ.

Nước trái cây khiến bé bị tăng cân?

Cũng có thể. Tuy nhiên các chuyên gia cũng cho rằng việc uống điều độ có kiểm soát nước trái cây tươi, nguyên chất thì cũng không ảnh hưởng xấu đến trọng lượng cơ thể bé. Ngược lại, uống quá nhiều nước quả chính là lý do khiến trẻ bị tăng cân, béo phì.

Trẻ nên uống bao nhiêu nước quả?

Từ khi mới chào đời đến khi 6 tháng tuổi: Bé không nên uống nước quả trừ khi trẻ bị táo bón và phải có hướng dẫn của bác sĩ.

Từ 6 – 12 tháng: Chỉ nên uống khoảng 118 ml nước trái cây mỗi ngày tương đương khoảng 1 chén để phòng nguy cơ bị sâu răng.

Từ 1 – 6 tuổi: Bạn nên cho bé uống khoảng 177 ml/ngày.

Từ 7 tuổi trở lên: Có thể cho bé sử dụng 355 ml/ngày.

Khi cho bé uống nước trái cây cần chú ý điều gì?

Không nên cho trẻ uống nước quả trước 6 tháng tuổi

Đối với trẻ từ 4 tuổi trở lên bạn nên khuyến khích bé ăn trái cây tươi thay vì uống nước trái cây vì trái cây tươi vẫn có nhiều vitamin và chất xơ hơn nước trái cây.

Khi cho trẻ uống nước quả bạn cần không nên nêm đường khi pha chế hoặc không nên cho bé uống nước trái cây đóng chai sẵn vì như vậy khó có thể bảo toàn hàm lượng vitamin vốn có.

Nên chọn loại quả an toàn còn tươi ngon, không bị dập nát để chế biến thành nước quả cho bé yêu.

Cần rửa sạch trái cây dưới vòi nước nhiều lần để làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn hoặc những hóa chất có trên bề mặt trái cây.

Khi mới cho bé uống nước quả bạn không nên cho trẻ uống quá nhiều mà thay vào đó hãy là một lượng nhỏ sau đó tăng dần số lượng lên.

(Theo VTC)

Giảm cân hiệu quả hơn nhờ nước trái cây

Ngoài ăn kiêng đúng cách, việc giảm béo sẽ hiệu quả hơn nếu chúng ta dùng thêm một số thức uống thích hợp

Nhiều người thừa cân vẫn quan niệm ăn kiêng là cách giảm béo nhanh chóng nhất. Thực tế, ăn kiêng đúng cách sẽ phần nào giúp giảm béo hiệu quả, còn ngược lại rất dễ khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng trầm trọng dẫn đến suy kiệt, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, rối loạn tiền đình, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tim mạch, hệ tiết niệu, sinh dục. Ăn kiêng sẽ giúp giảm béo hiệu quả hơn nếu ngoài việc đúng cách, chúng ta được hỗ trợ thêm những thức uống sau đây:

Nước trái cây tổng hợp

Nguyên liệu là xoài chín và củ sen tươi, mỗi thứ 100 g; lê

50 g, rau cần 10 g, hạt hạnh nhân (hoặc hạt điều) 5 g. Củ sen gọt bỏ vỏ, rửa sạch, cắt thành khúc, cho vào nồi chưng cách thủy cho chín rồi lấy ra để nguội; rau cần rửa sạch, cắt đoạn để sẵn. Xoài, lê rửa sạch, bỏ vỏ, bỏ hạt. Tất cả cho vào máy xay, thêm 200 ml nước và nước đá vào, xay chung, sau đó đổ ra ly là dùng được.

Lưu ý: Người đau bụng, tiêu chảy không nên dùng.

Nước cà rốt, thơm

Nguyên liệu là cà rốt, thơm (dứa), mỗi thứ 50 g. Gọt bỏ vỏ cà rốt và thơm rồi rửa sạch, cắt thành miếng, cho vào máy xay cùng với 300 ml nước sôi để nguội và nửa ly nước đá. Sau cùng, cho thêm 100 ml nước sôi để nguội vào khuấy đều và đổ ra ly để dùng.

Nước cà rốt, khổ qua

Nguyên liệu là 1 củ cà rốt rửa sạch, xắt lát; 1/2 trái khổ qua xắt miếng, mật ong liều lượng thích hợp, 1/4 ly nước sạch. Cho cà rốt và khổ qua vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi đổ ra ly, thêm nước sôi để nguội và mật ong với lượng vừa phải là dùng được.

Rất nhiều loại trái cây nếu biết chế biến sẽ trở thành thức uống hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân. Ảnh: Hồng Thúy

Ngoài việc hỗ trợ rất tốt cho người đang giảm béo, thức uống này còn có công hiệu cao trong việc nâng cao sức miễn dịch. Nếu không dùng thêm mật ong (hoặc dùng ít) thì rất có ích cho người mắc bệnh đái tháo đường và thanh thiếu niên bị mụn trứng cá.

Nước thơm, đu đủ

Nguyên liệu là 1/2 trái đu đủ chín, 1/4 trái thơm (dứa), 1/2 trái táo tây, 2 trái cam, 50 ml nước sạch. Chế biến bằng cách cắt thơm thành miếng nhỏ, đu đủ gọt bỏ vỏ và hạt rồi cũng cắt thành miếng nhỏ; táo tây, cam rửa sạch, bỏ vỏ và hạt, cắt thành miếng. Cho tất cả vào máy xay sinh tố, sau khi xay xong đổ ra ly, thêm nước vào khuấy đều là có thể dùng.

Ngoài hỗ trợ tốt cho việc giảm béo, thức uống này còn được ghi nhận có tác dụng tăng cường sinh lực, giúp làn da đẹp hơn.

Cho một trái khổ qua rửa sạch, bỏ ruột, xắt miếng và 100 ml sữa đậu nành vào máy xay sinh tố, xay xong cho ra ly, thêm mật ong với lượng vừa phải vào khuấy đều rồi dùng. Thức uống này rất tốt cho người giảm béo và có công hiệu trong việc bồi dưỡng gan, thận.

BACSI.com (Theo Thanhnien)

Không nên ép trẻ uống nước ép rau quả sớm

Trẻ dưới 1 tuổi (nhũ nhi) cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, vì vậy việc cho trẻ uống nước ép rau quả sớm không hề có lợi. Hãy nhớ rằng sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ dưới 1 tuổi và nếu bạn muốn cho bé dùng nước ép rau quả sớm thì hãy lưu ý một số điều sau…


Không nên ép trẻ uống nước ép rau quả sớm

Không nên ép trẻ uống nhiều nước hoa quả

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, không phải bà mẹ nào cũng cho con bú đến 1 tuổi vì một loạt các lý do. Nhiều bậc cha mẹ cũng tỏ ra lo lắng khi bắt đầu cho con làm quen với nước trái cây và thức ăn xay nhuyễn. Trẻ có thể uống nước trái cây khi được 6 tháng tuổi nhưng phải pha loãng, bởi nước trái cây có nhiều đường thường dẫn đến các triệu chứng tiêu hóa, trong khi các loại nước ép rau quả thường có nhiều muối và có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thận ở trẻ.Học viện Nhi khoa Mỹ, trong một ấn bản năm 2001 của tạp chí “Nhi khoa”, đã có khuyến nghị nên chờ đến khi con được 6 tháng tuổi mới nên cho con uống nước trái cây hoặc nước hoa quả xay nhuyễn. Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng cho trẻ uống nước trái cây nhằm mục đích thay thế số lượng sữa mẹ hoặc sữa bột mà trẻ ăn hàng ngày, trong khi trên thực tế sữa mẹ phong phú hơn nhiều về các chất dinh dưỡng như protein, chất béo và khoáng chất. Đó chính là lý do mà mặc dù các loại nước ép trái cây và thực vật là một nguồn calo và giàu vitamin và chất chống oxy hóa nhưng cũng không thể cung cấp cho trẻ phát triển bình thường và khỏe mạnh như sữa mẹ.

Nước ép hoa quả

Nước ép trái cây tự nhiên thường chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng quan trọng khác, nhưng đặc biệt thường có nhiều đường fructose. Trẻ 6 tháng tuổi tiêu thụ một chút đường fructose thì được coi là tốt, nhưng quá nhiều sẽ dẫn đến vấn đề sức khỏe. Theo “Bách khoa toàn thư về dinh dưỡng con người” (Encyclopedia of Human Nutrition), trẻ sơ sinh tiêu thụ nhiều nước ép trái cây mỗi ngày sẽ có liên quan tới chậm phát triển chiều cao, béo phì, sâu răng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy mãn tính, tăng nguy cơ của bệnh tiểu đường loại 2 và không phát triển mạnh trong những năm sau.Khi chế biến nước trái cây tươi, không tiệt trùng ở nhà phải hết sức cẩn thận, nhất là chế biến cho trẻ sơ sinh, bởi nếu để nhiễm bẩn có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể gây ra bởi trái cây bị ô nhiễm và có thể lan truyền từ đường ruột của bé đến thận và dẫn đến tổn thương, trầm trọng hơn sẽ dẫn đến tiêu chảy và ói mửa quá mức.

Nước ép rau củ

Một số nước rau ép rau củ có hàm lượng natri cao, rất có hại cho thận, đặc biệt là cho thận của trẻ em. Theo cuốn sách “Sinh lý học con người: Phương pháp tiếp cận tích hợp” (Human Physiology: An Integrated Approach) thì mức độ natri cao là độc hại đến các cơ quan lọc máu và các chất lỏng trong cơ thể, chẳng hạn như thận và gan. Hơn nữa, nồng độ natri tốt đối với người lớn lại có thể gây tổn hại cho thận của em bé, đặc biệt là tiêu thụ trong suốt nhiều tuần và tháng. Nước ép rau tươi có hàm lượng natri thấp, nhưng không tiệt trùng và như nước trái cây, nó có thể dẫn đến nhiễm trùng, như đã nói ở trên.

Các khuyến nghị

Nên nuôi con bằng sữa mẹ càng lâu càng tốt, có thể đến 1 tuổi là được. Nếu không thể, cũng đừng quá vội vàng mà nên chờ đến khi bé được ít nhất 6 đến 8 tháng tuổi mới nên cho trẻ uống các loại nước trái cây và nước ép rau củ. Nên chọn các loại trái cây tự nhiên chất lượng cao hoặc chọn nước ép rau có lượng natri thấp đã được tiệt trùng và pha loãng với nước tinh khiết trước khi cho em bé tiêu thụ. Nên pha loãng 50% hoặc 75% khi trẻ mới tập ăn, uống thêm. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc cho con bú, thay đổi chế độ ăn uống cho bé và các dấu hiệu sớm của suy thận.

Meo.vn (Theo Meyeucon)

Chiến lược đơn giản giúp con nhanh tăng cân

Hầu hết các bậc cha mẹ lo sợ chuyện con mình bị thiếu cân hơn là thừa cân. Hãy tham khảo chiến lược đơn giải dưới đây để có thể giúp con tăng cân phù hợp độ tuổi.

Tình trạng thiếu cân có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất, tinh thần và năng lượng của một đứa trẻ. Có một số trẻ vốn dĩ là gầy (do di truyền) nên sức khỏe của chúng không bị ảnh hưởng là bao. Tuy nhiên, những đứa trẻ có thể trạng gầy do cơ thể không hấp thụ được đầy đủ dinh dưỡng và khiến cơ thể thiếu năng lượng. Những đứa trẻ gầy yếu có thể là đối tượng trêu chọc của những đứa trẻ khác.

Vấn đề cân nặng của con luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của cha mẹ. Hầu hết các bậc cha mẹ lo sợ chuyện con mình bị thiếu cân hơn là thừa cân. Vậy nên, không ít bậc cha mẹ luôn ra sức ép cho con ăn để mong con lớn hơn những đứa trẻ khác cùng lứa, nhưng càng ép càng không thấy hiệu quả. Là tại sao?

Cha mẹ hãy tham khảo chiến lược đơn giải dưới đây có tác dụng vừa giúp con cái ăn uống lành mạnh lại có thể tăng cân phù hợp độ tuổi:

Bước 1

Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ của bạn nếu bạn đang quan tâm đến trọng lượng của con. Làm các kiểm tra cần thiết để biết con có bị một số bệnh ảnh hưởng đến cân nặng của con hay không, ví dụ như bệnh celac (một bệnh tự miễn dịch, xảy ra khi cơ thể không thể tiêu hóa được thực phẩm có chứa glutin) hoặc bệnh dị ứng thực phẩm...

Bước 2

Khuyến khích các bữa ăn nhỏ thường xuyên. Cho phép con ăn vặt và ăn thành các bữa nhỏ ngoài những bữa chính trong ngày. Cứ sau mỗi một hoặc hai giờ, hãy hỏi xem con có đói không và cho con ăn một số loại thực phẩm lành mạnh đối với trẻ em như trái cây sấy khô, sinh tố, pho mát, sữa chua và bánh quy giòn ngũ cốc nguyên hạt...

Bước 3

Tránh cho trẻ em ăn các loại thực phẩm ăn vặt có hàm lượng calo cao ăn. Không cho con liên tục ăn những đồ ăn ít dinh dưỡng những có lượng đường cao như kẹo, khoai tây chiên, bánh quy nướng và bánh ngọt... vì nếu ăn nhiều các loại thực phẩm này, trẻ sẽ tự hình thành thói quen ăn chúng suốt đời, như vậy thì không tốt chút nào. Đó là ý kiến cảnh báo của Tiến sĩ Stephen Daniels, một giáo sư của khoa nhi tại Bệnh viện Nhi ở Mỹ và là thành viên của Ủy ban về dinh dưỡng, trẻ em của Mỹ.

Bước 4

Cho con uống ít nước trái cây. Nước trái cây có chứa rất ít giá trị dinh dưỡng. Nhưng nước lọc thì được khuyến khích, vì nước lọc không làm cho trẻ quá no nên trẻ không chán ăn các món ăn khác. Tăng cường sữa cho con, thậm chí cho thêm sữa vào sinh tố trái cây hoặc các đồ uống có hàm lượng calo cao khác. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý là trẻ uống nước trái cây quá nhiều có thể gây tiêu chảy, cản trở sự tăng cân.

Bước 5

Tăng hàm lượng calo của các loại thực phẩm mà con ăn. Không cần tăng quá nhiều, chỉ cần tăng một chút một. Bạn có thể khaausy đều dầu ô liu vào mì, bơ vào bánh mì nướng và bột yến mạch, pho mát lên bánh sandwich hoặc trong trứng và cho sữa vào súp thay vì cho nước hoặc nước dùng.

Bước 6

Cho phép trẻ ăn các món tráng miệng lành mạnh, ví dụ như bánh pudding có lượng chất béo thấp, sữa chua hoặc bánh nướng xốp đông lạnh, và bánh được làm từ ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và đường tối thiểu. Trái cây kem cũng tốt cho trẻ.

 

Meo.vn (Theo Afamily)

Tạo đôi chân thon

Nếu có đôi chân khá “nặng nề”, khi tắm, bạn nên dùng bàn chải mềm nhẹ nhàng chải dọc theo đùi; thực hiện trong vài phút.

Động tác này là cách tốt nhất giúp kích thích máu tuần hoàn, nhờ đó ngăn tình trạng đọng mỡ thừa ở chân.

Dùng tay massage chân vào mỗi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn có đôi chân thon mịn.

Lượng mỡ tích trữ trong cơ thể gia tăng do nhiều nguyên nhân: di truyền, nội tiết tố thay đổi, cơ thể thường xuyên chịu đựng căng thẳng, chế độ ăn uống không hợp lý và do ít vận động. Mỡ tích lũy phần lớn tập trung tại các vùng "trọng điểm", làm mất đi các đường cong quyến rũ của phái đẹp.

Theo quy luật chuyển hóa, các mô mỡ bị tác động bởi nhiều yếu tố, đặc biệt là hoóc môn giới tính. Phần đùi, hông và mông của những phụ nữ có lượng oestrogen cao dễ bị tích lũy mỡ hơn những phụ nữ khác.

Có nhiều cách để loại bỏ mỡ thừa. Bạn có thể thực hiện 3 phương pháp căn bản sau để có cặp đùi thon đẹp: Làm tăng tuần hoàn máu, áp dụng chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ và tập thể dục.

Tăng tuần hoàn máu

Khi tắm, dùng bàn chải mềm nhẹ nhàng chải dọc theo đùi. Thực hiện trong vài phút.

Dùng tay massage hai bên đùi theo vòng tròn. Thực hiện động tác này từ 5 đến 10 phút vào mỗi tối trước khi đi ngủ.

Thoa kem làm săn chắc đùi. Sau đó, nhẹ nhàng massage cho kem nhanh thẩm thấu và kích thích máu ở đùi tuần hoàn tốt hơn.

Nên kết hợp những biện pháp trên với một chế độ ăn uống hợp lý. Bạn đừng quên, chất béo không bao giờ là bạn đồng hành với việc làm đẹp.

Chế độ dinh dưỡng

Mỗi ngày, ăn ít nhất 5 loại trái cây và rau xanh.

Hạn chế dung nạp chất béo bằng cách ăn nhiều món luộc, tránh ăn các món nhiều dầu mỡ.

Hằng ngày, uống ít nhất 2 lít nước lọc. Nước góp phần làm sạch các cơ quan nội tạng và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.

Không nên dùng quá nhiều thức uống có cồn hoặc có ga. Thay vào đó, bạn hãy uống trà thảo mộc, trà xanh hoặc uống nước ép trái cây.

Uống một ly nước trái cây vào mỗi buổi sáng sẽ giúp bạn khử độc tố trong cơ thể

Tránh thức ăn có nhiều đường và nên ăn nhiều trái cây tươi.

Tập thể dục

Việc tăng cường tập thể dục giúp đẩy mạnh hệ thống tuần hoàn máu, kích thích cơ thể thải độc tố ra ngoài. Tốt nhất, bạn nên vận động cơ thể 3-4 lần/tuần, mỗi lần 20-30 phút.

Meo.vn (Theo Tiepthigiadinh)

Tìm hiểu lượng đường trong nước trái cây

Làm sao để biết lượng đường thực sự trong nước trái cây của bạn?


Ảnh minh họa.

5 điều cần kiểm tra trên nhãn dinh dưỡng khi mua các loại nước ép

Trái cây là một nguồn cung cấp dinh dưỡng quý giá cho cơ thể, nhưng nước trái cây đóng chai chứa lượng đường đáng kinh ngạc. Trong thực tế, một ly nước bưởi đóng chai có chứa 10 gói đường! Trước khi dập tắt cơn khát của bạn với đồ uống có đường, hãy kiểm tra các thành phần dinh dưỡng trên nhãn chai.

1.Kiểm tra danh sách thành phần:

Nếu nguyên liệu hàng đầu là nước nho cô đặc, điều đó có nghĩa là nó có nhiều nho hơn bưởi.

2.100% nước trái cây?

3.Một số nhãn đăng là nước trái cây 100%, nhưng các chất phụ gia như thuốc nhuộm và chất bảo quản làm cho điều này sai lệch.

4.Có bằng chứng về tép/chất xơ của trái cây?

5.Nước trái cây thực tế cung cấp một lượng cho nhu cầu chất xơ hàng ngày của bạn. Nhiều nước trái cây không có chất xơ do chúng được pha chế từ nước trái cây cô đặc.


Ảnh minh họa.

Kiểm tra lượng vitamin C

Lượng vitamin C trong 1 ly nước trái cây đủ cung cấp tiêu chuẩn vitamin C trong một ngày, nó giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn.

Kiểm tra màu sắc

Các màu sắc trong các đồ uống đóng chai không do các loại trái cây tươi mà tự một loại thuốc nhuộm được làm từ bọ cánh cứng.

Điểm mấu chốt: hãy uống nước ép tươi không đóng chai hoặc ăn cả quả. Nước trái cây làm giảm cholesterol, chứa chất lycopene chống ung thư, và chỉ có một lượng ít đường. Ngoài ra, chất xơ tự nhiên của trái cây sẽ giúp cho bạn có cảm giác no trong một thời gian dài.

Meo.vn (Theo Khoemoingay)

5 bí kíp tự nhiên trị tiêu chảy cho con mà mẹ bé rất nên áp dụng sớm

Nếu bé nhà bạn có máu trong phân, kèm theo đau bụng dữ dội, thậm chí bé có thể bị hôn mê hoặc tiêu chảy kéo dài, lúc này mẹ bé hãy liên lạc với bác sĩ nhi khoa khẩn cấp.

Hiện tượng tiêu chảy ở bé thường được đặc trưng bởi triệu chứng phân lỏng hơn hơn bình thường. Theo tiến sĩ Sears, bé bị tiêu chảy phần nhiều có thể được gây ra bởi một loại vi khuẩn, virus, dị ứng thực phẩm hoặc không dung nạp một thực phẩm nào đó.

Bé bị tiêu chảy phần nhiều có thể được gây ra bởi một loại vi khuẩn, virus, dị ứng thực phẩm hoặc không dung nạp một thực phẩm nào đó.

Trong hầu hết các trường hợp, bé bị tiêu chảy có thể được điều trị tại nhà với các biện pháp tự nhiên khá hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bé nhà bạn có máu trong phân kèm theo đau bụng dữ dội, thậm chí bé có thể bị hôn mê hoặc tiêu chảy kéo dài, mẹ bé hãy liên lạc với bác sĩ nhi khoa khẩn cấp.

1. Tích cực cho bé uống nước

Khi bị tiêu chảy, bé sẽ thường rơi vào tình trạng mất nước và dễ khiến bé mệt mỏi và chóng mặt. Vì thế, thời điểm này, mẹ bé hãy tích cực cho con uống nhiều nước nhé. Chất lỏng có thể giúp làm dịu dạ dày và làm cho tiêu chảy ít nghiêm trọng hơn. Nếu bé vẫn còn bú mẹ, hãy cho con bú thường xuyên. Nếu bé đã cai sữa và lớn hơn, bạn hãy cho con uống thuốc bù nước hay nước điện giải để thay thế.

Bạn cũng có thể cho bé uống nước ép nho trắng, cho bé mút kem, sữa chua và ăn nhiều súp để tăng cường lượng chất lỏng cho bé.

 

Chất lỏng có thể giúp làm dịu dạ dày và làm cho tiêu chảy ít nghiêm trọng hơn.

2. Thay đổi chế độ ăn cho bé (ăn nhạt)

Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo khi bé bị tiêu chảy, hãy thay đổi chế độ ăn cho bé bằng cách cho bé ăn nhạt. Chế độ ăn uống này bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Những thực phẩm này khá nhạt vì vậy chúng sẽ không gây khó chịu cho dạ dày nhạy cảm của bé lúc này.

Nói chung bạn nên thực hiện nghiêm chỉnh một khi chế độ ăn uống nhạt cho bé trong 2 ngày đầu tiên bé bị tiêu chảy. Sau 48 giờ cho bé ăn nhạt, bạn có thể dần cho bé kết thân với trái cây và rau xanh trong chế độ ăn uống của trẻ.

 

Thay đổi chế độ ăn cho bé bằng cách cho bé ăn nhạt. Chế độ ăn uống này bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Những thực phẩm này khá nhạt vì vậy chúng sẽ không gây khó chịu cho dạ dày nhạy cảm của bé lúc này.

Nếu sau khi trẻ dung nạp tốt các thực phẩm rau xanh và trái cây trên, mẹ bé mới bắt đầu cho con ăn thịt và các sản phẩm từ sữa nhé.

3. Hạn chế cho bé uống nước ép trái cây

Theo Baby Center, khi bé bị tiêu chảy do quá nhiều nước trái cây hoặc đồ uống có đường khác trong chế độ ăn uống, mẹ bé nên hạn chế cho trẻ uống nước trái cây và chỉ cho bé uống khoảng một nửa cốc nước ép trái cây mỗi ngày.

Nếu bé của bạn vẫn ưa thích uống nước ép trái cây, mẹ bé hãy pha loãng nước trái cây với nước. Sau đó dần dần tăng số lượng nước và giảm số lượng nước trái cây cho trẻ theo thời gian.

 

Mẹ bé nên hạn chế cho bé uống nước trái cây và chỉ cho uống khoảng một nửa cốc nước ép trái cây mỗi ngày.

4. Tăng chất béo và chất xơ cho bé

Nếu như bé nhà bạn bị bị tiêu chảy thường xuyên thì trong những trường hợp này, mẹ bé cần chú ý tăng lượng chất béo và chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ. Điều này có thể giúp khắc phục và cải thiện tình trạng tiêu chảy cho con bạn.

Theo đó, mẹ bé có thể thêm chất béo vào chế độ ăn uống của trẻ bằng cách cho bé ăn sữa và các sản phẩm từ sữa, thêm một lượng nhỏ dầu ô liu vào những thực phẩm bé ăn. Ngoài ra, trái cây tươi, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu là nguồn chất xơ tuyệt vời của bé.

 

Khi bé bị tiêu chảy thường xuyên, mẹ bé cần chú ý tăng lượng chất béo và chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày của bé.

5. Cho bé uống chế phẩm sinh học tự nhiên bổ sung vi khuẩn có ích cho đường ruột

Theo Tiến sĩ Sears, chế phẩm sinh học là một phương thuốc tự nhiên để điều trị tiêu chảy cho bé tại nhà mà không cần theo toa.

Hãy tìm mua những chế phẩm sinh học có chứa Probiotics - các vi khuẩn sống tự nhiên tìm thấy trong đường ruột con người. Khi uống chúng, chúng sẽ giúp đỡ cải thiện hệ tiêu hóa và cho phép đi tiêu thường xuyên.

 

Cho bé ăn sữa chua hoặc uống chế phẩm sinh học có chứa nhiều khuẩn probiotic có ích tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ đường ruột của bé.

Mẹ bé có thể bổ sung probiotic cho con bằng cách mua chế phẩm sinh học này tại các cửa hàng tạp hóa, hiệu thuốc để rút ngắn thời gian tiêu chảy, giảm mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy với trẻ.


Meo.vn (Theo phunutoday)

Chăm sóc và bảo vệ răng nhạy cảm hiệu quả

Có đến 1.570.000 kết quả xuất hiện trong chỉ 0,12 giây khi gõ cụm từ khóa “răng nhạy cảm” trên Google. Kết quả này cho thấy hiện tượng răng nhạy cảm đang trở nên phổ biến và được rất nhiều người quan tâm.

Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về răng nhạy cảm cũng như cách chăm sóc và bảo vệ răng nhạy cảm đúng cách.

“Bắt mạch” cho răng nhạy cảm

Răng nhạy cảm (hay còn gọi là nhạy cảm ngà răng) là hiện tượng ê buốt răng khi ăn thức ăn, thức uống nóng, lạnh, chua, ngọt… Theo các chuyên gia phân tích, nguyên nhân của hiện tượng này bắt nguồn từ việc chải răng không đúng cách, cọ xát quá mạnh khi chải răng, dùng bàn chải có lông cứng, tẩy trắng răng, đặc biệt là do thói quen sử dụng đồ ăn, thức uống có tính axit cao làm mòn men răng, dẫn đến lộ ngà khiến răng bị ê buốt khi gặp các kích thích tố như nóng, lạnh, chua, ngọt… Theo nghiên cứu của một số tổ chức nha khoa, có hơn 50% dân số thế giới có biểu hiện răng ê buốt (răng nhạy cảm) (*). Dù răng nhạy cảm chưa phải là bệnh lý nhưng về lâu dài thì đây là một trong số tác nhân gây ra những bệnh khác về răng miệng.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi đồ ăn thức uống chứa nhiều “nguy cơ” tiềm ẩn gây ra tình trạng ê buốt răng thì việc chăm sóc và bảo vệ răng nhạy cảm đúng cách rất cần được quan tâm.


Giải pháp hiệu quả chăm sóc và bảo vệ răng nhạy cảm hết ê buốt

Tại Hội nghị Khoa học và Đào tạo Răng Hàm Mặt lần 2 tại Hà Nội vào ngày 6 & 7 tháng 10 vừa qua, Tiến sĩ Tống Minh Sơn đã đưa ra lời khuyên để chăm sóc và bảo vệ răng nhạy cảm đúng cách. Trước tiên, hạn chế dùng các thức ăn có hàm lượng axít cao, chải răng đúng kỹ thuật, và đặc biệt hàng ngày nên chải răng bằng kem đánh răng có chứa hoạt chất Potassium Nitrate, điển hình là kem đánh răng Sensodyne được sử dụng rộng rãi giúp bảo vệ răng nhạy cảm hết ê buốt. Được phát minh từ năm 1961, với thành tựu 50 năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe răng miệng toàn cầu, Sensodyne được các chuyên gia khuyên dùng tại nhiều quốc gia tiên tiến và hàng triệu người trên thế giới tin dùng trong việc chăm sóc và bảo vệ răng nhạy cảm. Thông qua việc hợp tác với nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe răng miệng cũng như nghiên cứu nhu cầu thực tế của người sử dụng, Sensodyne đã không ngừng đổi mới, cải tiến để có thể chăm sóc sức khỏe răng miệng cộng đồng một cách tốt nhất, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Meo.vn (Theo Dantri)