Lưu trữ cho từ khóa: nước dùng

Lẩu nấm chay thập cẩm 

Món ăn dễ chế biến, hương vị vừa thanh mát, vừa thơm ngon lại không mang đến cảm giác ngấy.

lau-chay-1[1332088530].jpg
Lẩu nấm chay là món ăn ngon miệng và dễ chế biến. 

Nguyên liệu:

- 1 bó rau mồng tơi, 1 củ cà rốt. 2 bìa đậu phụ non. 

- Nấm đùi gà, nấm kim châm, nấm bào ngư, nấm rơm mỗi loại 100g.

- Củ cải mặn, su hào, su su để nấu nước dùng. Muối, đường. 

Cách chế biến:

- Nấm kim châm, nấm rơm, nấm bào như cắt bỏ gốc, rửa sạch nhiều lần với nước. Nấm đùi gà thái thành từng lát mỏng vừa ăn. Rau mồng tơi rửa sạch và để ráo nước.

nam-dui-ga[1332088530].jpg
Nấm đùi gà, cà rốt thái lát mỏng.

nam-bao-ngu_1369380462[1332088530].jpg

Nấm bào ngư.
nam-kim-cham_1369380489[1332088530].jpg
Nấm kim châm.
rau-mong-toi_1369380621[1332088530].jpg
Rau mồng tơi.

- Các loại củ gọt vỏ, thái khúc vừa ăn, rửa sạch. Đặt nồi lên bếp, làm nóng với một ít dầu thực vật, cho cà chua bằm vào để có màu đỏ đẹp mắt, sau đó cho nước lạnh vào đun sôi.

nuoc-dung_1369380421[1332088530].jpg
Nước dùng được nấu từ nước ninh hoa quả cùng ít màu đỏ của cà chua.

- Cho các loại củ vào và đun nhỏ lửa để lấy nước dùng. Vớt bỏ các loại củ, chắt nước dùng qua một nồi  khác rồi đun sôi, cho vào ít nấm rơm.

- Đậu hủ non thái hình quân cờ cho vào nồi nước dùng. Nêm lại tí gia vị cho vừa ăn.

lau-chay-2_1369380580[1332088530].jpg
Cho các loại nấm, rau vào nước dùng và thưởng thức.

- Khi ăn, cho các loại rau, nấm vào và ăn kèm với bún tươi hoặc mì chay tùy thích. 

Khánh Hòa

Món ngon từ khổ qua cho ngày nóng

Dưới đây là một số món ngon từ khổ qua.

1. Canh khổ qua dồn cá thác lác

Món ăn là sự pha trộn giữa hai hương vị, vị đắng đặc trưng của khổ qua lẫn trong cái vị ngọt thanh của cá thác lác rất dễ chịu.

Canh khổ qua nhồi cá thác lác.
Canh khổ qua nhồi cá thác lác. Ảnh: K. H.

Nguyên liệu:

- 3 trái khổ qua sống (khoảng 200-250g), 200g chả cá thác lác làm sẵn.

- Hành lá, tiêu, muối, hạt nêm, đường...

Cách chế biến:

- Hành lá rửa sạch, thái nhỏ. Trộn chả cá thác lác với một ít tiêu, muối, đường, hạt nêm, hành lá đã thái. Dùng thìa lớn đánh thật nhuyễn.

- Khổ qua cắt làm đôi, bỏ hết ruột. Nhồi chả cá thác lác vào trong từng phần khổ qua là xong.

- Đặt nồi lên bếp, phi thơm dầu ăn với hành tím, cho nước vào đun sôi, sau đó cho tiếp khổ qua vào. Đun tiếp đến khi khổ qua chín, nêm lại gia vị cho nước dùng vừa ăn. Múc khổ qua ra bát, cho vào một ít ngò rí và hành lá để món ăn vừa đẹp mắt vừa thơm.

2. Canh khổ qua dồn thịt:

Canh khổ qua nhồi thịt.
Canh khổ qua nhồi thịt. Ảnh: N.S.

Nguyên liệu:

- 2 quả khổ qua, 200g giò sống, có thể dùng thịt nạc xay.

- Vài tai mộc nhĩ, 1 lọn miến nhỏ, muối, hạt nêm, hành lá và tiêu.

Cách chế biến:

- Khổ qua cắt làm đôi. Dùng mũi dao nhỏ khoét bỏ phần hột. Rửa sạch, để ráo nước.

- Bỏ thịt, nấm mèo, hành hương phi, dầu mè, lòng trắng trứng gà, một tí muối, tiêu vào máy xay nhỏ và trộn đều hỗn hợp. Dùng một muỗng nhỏ múc hỗn hợp nhét vào ruột khổ qua.

- Bắt nồi nước có cho vào một tí muối lên bếp (đừng nhiều quá canh sẽ bị mặn). Nước sôi to, cho khổ qua nhồi thịt vào. Để lửa to cho nước lúc nào cũng sôi phủ lên mặt trái khổ qua để giữ được nguyên màu xanh của khổ qua.

3. Khổ qua xào tôm

Món ăn là sự kết hợp giữa vị đắng của khổ qua và vị ngọt của tôm.

Khổ qua xào tôm.
Khổ qua xào tôm. Ảnh: T.B.

Nguyên liệu:

- 2-3 quả khổ qua, 200g tôm.

- Tỏi nghiền nát, nước mắm, hạt nêm, dầu ăn.

Cách chế biến:

- Khổ qua rửa sạch, bổ dọc, bỏ hết màng trắng cho bớt đắng. Sau đó cắt thành từng miếng vừa ăn và chần sơ qua nước sôi.

- Tôm bóc vỏ, ướp với chút nước mắm và hạt nêm. Đun nóng dầu, phi thơm tỏi, cho tôm vào đảo săn, múc ra đĩa.

- Đổ thêm chút dầu vào chảo, xào khổ qua. Khi gần chín, đổ tôm vào xào lẫn, nêm gia vị cho vừa miệng.

4. Lẩu cá thác lác khổ qua

Món ăn đơn giản nhưng hương vị thơm ngon không thể chê được.

Lẩu khổ qua cá thác lác.
Lẩu khổ qua cá thác lác. Ảnh: K.H.

Nguyên liệu:

- 500g bún tươi, 300g cá thác lác, 500g xương heo.

- 4 trái khổ qua, 1 trái ớt sừng, gia vị gồm bột nêm, mắm, tiêu, hành, ngò, rau thơm…

Cách chế biến:

- Xương nấu sôi, lọc lấy nước dùng.

- Cá thác lác quết nhuyễn, nêm ít muối, hành ngò, hạt nêm, vo viên tròn.

- Khổ qua rửa sạch, cắt đôi, bổ ruột, thái mỏng. Rau thơm rửa sạch, nhặt lá sâu, hành ngò xắt nhuyễn. Ớt xắt lát mỏng.

- Bắc bếp, đun sôi nước dùng, cho cá thác lác vào, nấu sôi, nêm gia vị. Đổ khổ qua vào, chờ nước sôi bùng thì nêm lại lần nữa vừa ăn. Cho hành ngò và ớt xắt vào, rắc tiêu lên.

Món này dùng nóng với bún, rau thơm, chấm nước mắm và ớt xắt rất ngon.

Khánh Hòa

Bí quyết làm nước dùng món chay ngon

Nước dùng nấm, nước dùng rau, nước dùng từ hạt … là những nguyên liệu quan trọng để chế biến nên các món chay ngon miệng cho gia đình bạn.

Ăn chay để giữ gìn sức khỏe là xu hướng ẩm thực được nhiều người lựa chọn hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách lựa chọn nguyên liệu và chế biến món ăn một cách hiệu quả. Dưới đây là một vài bí quyết bạn có thể tham khảo cho thực đơn ăn chay của mình:

Nước dùng từ nấm

Vị ngọt từ nguồn thực phẩm này luôn kích thích vị giác trong bất kỳ món ăn nào. Nhưng để nấu được nước dùng từ nấm ngon đòi hỏi người đầu bếp phải có kỹ thuật, sự tỉ mỉ, nếu không, nồi nước dùng sẽ đắng và có mùi khó ăn. Trước tiên, bạn không dùng nấm hư, ẩm, ướt… để chế biến. Sau khi cắt bỏ chân nấm, ngâm qua nước muối pha loãng, rửa thật sạch. Cho một lượng gừng băm vào nước, nấu sôi, chần nấm qua để nấm mất mùi, món ăn sẽ hấp dẫn hơn. Nước dùng nấm phù hợp khi nấu lẩu nấm, hủ tiếu, phở…

bi-quyet-lam-nuoc-dung-mon-chay-ngon

Nước dùng nấm là nguyên liệu quan trọng để nấu món lẩu nấm chay ngon miệng. Ảnh: Khánh Hòa

Nước dùng từ rau

Khi nấu nước dùng từ rau, bạn nên chọn các loại có cồi, tách riêng phần lá, cho vào chảo xào tái, thêm nước vào nấu sôi là được, không nên hầm quá lâu, rau chuyển màu và có mùi ôi. Nước dùng rau để nấu canh, súp, pha mì…

Nước dùng từ củ

Các loại củ có thể chế biến được nhiều món chay ngon bởi hương vị tự nhiên, ngọt mát. Chỉ cần gọt củ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn, cho vào nồi hầm là sẽ có bát nước dùng đúng ý. Nhưng khi hầm củ nên chú ý, chỉ sử dụng một lượng nước vừa đủ để lấy hết chất ngọt, và chỉ thêm nước khi cần. Đối với những loại củ có nhiều chất bột như khoai lang, khoai môn, khoai mì (sắn), khoai tây không nên sử dụng khi bạn muốn lấy nước dùng trong, vì khi hầm lâu chất bột của củ sẽ làm nước đục. Nước dùng từ củ phù hợp khi nấu canh, súp, làm sốt, món xào…

Nước dùng từ hạt

Nói đến nước dùng chay, không thể bỏ qua nước dùng từ hạt. Đối với nước dùng hạt, trước khi nấu bạn phải luộc sơ, tách bỏ vỏ rồi hầm. Nếu muốn sử dụng nước dùng sệt thì đem hạt rang vàng, chà bỏ vỏ, xay nhuyễn, lọc bỏ xác, lấy nước cốt Loại nước dùng này phù hợp để nấu cà ri, làm sốt…

Nước dùng từ quả

Quả gồm có quả khô và tươi. Khi làm nước dùng chay từ nguyên liệu này,sử dụng cho món ăn nào. Các loại quả như kỷ tử, táo, lê… sẽ phù hợp với món ăn hầm nhừ, còn quả tươi như cà chua, ớt chuông, dưa leo sẽ  trước hết, bạn phải biết mình là nguyên liệu chính khi bạn muốn làm các món súp sệt, hay nước dùng nấu canh, bún…

(Theo Phụ nữ online)