Lưu trữ cho từ khóa: nước dừa

Cá bống trắng kho nước dừa hấp dẫn

Không dùng nước hàng để tạo màu, chỉ cần dùng nước dừa tươi là bạn đã có nồi cá kho thơm lừng, thịt cá săn chắc, màu đẹp, ăn lại ngon.

Nguyên liệu:

– 300g cá bống trắng

– 1 quả dừa tươi

– Muối, đường, ớt bột, màu dầu điều, hành khô, nước mắm, hành lá.

ca-bong-trang-kho-nuoc-dua-hap-dan

Cách làm:

Bước 1:

– Cá bống  trắng cắt bỏ đầu và ruột cá, rửa sạch, để ráo. Xốc đều vào cá nửa thìa nhỏ muối, để khoảng 15 phút trước khi chế biến.

Bước 2:

– Đổ nước dừa tươi ra bát, lấy phần nước.

– Đun nóng hai thìa nhỏ dầu điều, phi hành thơm, rưới vào nồi kho cá khoảng hai thìa canh nước mắm, một thìa canh đường và thêm khoảng 200-220ml nước dừa tươi, ớt trái hoặc ớt bột, đun sôi.

Bước 3:

– Thì cho cá vào nồi, đun lửa thật nhỏ để cá không bị nát.

Bước 4:

– Tiếp tục đun thêm để cá thấm gia vị và thịt cá săn lại, thỉnh thoảng dùng tay cầm của nồi lắc đều và đảo thật nhẹ tay.

Bước 5:

–  Đun từ 45 phút đến 60 phút, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, đun đến khi phần nước kho cá cạn bớt, thịt cá cứng thì tắt bếp, thêm hành lá thái nhỏ vào, múc cá ra đĩa dùng làm món mặn ăn với cơm.

Theo Ngoisao.net

Nước dừa có tác dụng như nước uống tăng lực

Theo các nhà khoa học Mỹ, nước dừa có tác dụng như nước uống tăng lực bởi rất giàu kali, chất chống oxy hóa, magiê, canxi và phốt pho.

nuoc-dua-co-tac-dung-nhu-nuoc-uong-tang-luc

Ảnh minh họa – Internet

Nước dừa cung cấp một lượng đường tự nhiên cho cơ thể và so với nước ngọt và nước uống thể thao, nó chứa rất ít calo và đường. Nước dừa chứa potassium có tác dụng chống chuột rút, giảm bớt cơn đau, bù chất điện giải khi ra quá nhiều mồ hôi do tập luyện thể thao. Ngoài ra potassium có lợi đối với những người thường xuyên ăn thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, muối.

Theo Anninhthudo.vn

Bà bầu có được uống nước dừa, ăn đu đủ chín?

Vợ tôi đang có thai con đầu lòng. Nghe nói trong lúc bầu bì thì không nên uống nước dừa, ăn đu đủ chín sẽ không tốt. Xin hỏi có đúng không? - Đức Quang (TP.HCM).

ba-bau-co-duoc-uong-nuoc-dua-an-du-du-chin

Cho đến nay, chưa có bằng chứng nào về việc uống nước dừa và ăn đu đủ chín khi mang thai có hại cho thai nhi hay sẩy thai. Trong nước dừa có nhiều khoáng chất có lợi cho sức khoẻ, tuy nhiên nếu dùng quá nhiều sẽ gây đầy bụng.

Đu đủ chín có nhiều vitamin cũng như giúp nhuận trường. Những nghiên cứu trước đây tại Ấn Độ khi cho chuột đang mang thai ăn đu đủ xanh có ghi nhận gây sẩy thai, tuy nhiên cho chuột mang thai ăn đu đủ chín thì không thấy ảnh hưởng gì đến thai kỳ.

Trên người, chưa có bằng chứng sẩy thai do ăn đu đủ xanh, nhưng dân gian có câu “có kiêng có lành”, tốt nhất vợ bạn không nên ăn.

TS.BS Lê Thị Thu Hà

Theo SGTT.vn

Tôm chiên nước cốt dừa thơm nức mũi

Thêm một chút mới lạ vào cho món tôm chiên quen thuộc hàng ngày nào!

Chuẩn bị những nguyên liệu sau:

- 450g tôm tươi

- 1 bông cải xanh

- 225ml nước cốt dừa

- 30g đường, 30ml sốt mayonnaise

- 100g bột chiên xù, 25g bột ngô

- Muối, tiêu, 5ml rượu nấu ăn

- Dừa sấy

tom-chien-nuoc-cot-dua-thom-nuc-mui

Cách làm:

Bước 1:

- Bóc vỏ tôm và lấy sạch chỉ lưng, sau đó cho vào một ít muối, tiêu, rượu, để ướp trong 15 phút.

Bước 2:

- Rửa sạch bông cải xanh rồi cắt thành nhiều phần nhỏ. Trần qua nước sôi trong khoảng 2 phút cho bông cải mềm.

Bước 3:

- Lăn tôm qua lớp vụn bánh mì và bột ngô rồi cho vào chảo dầu nóng chiên với lửa vừa trong khoảng 2-3 phút. Khi thấy lớp vỏ ngoài của tôm chuyển sang màu vàng thì vớt ra.

Bước 4:

- Để tôm lên giấy thấm cho ráo dầu.

Bước 5:

- Cho nước cốt dừa và đường vào chảo, khuấy đều tay trên lửa vừa cho đến khi đường tan hết.

Bước 6:

- Thêm tôm và sốt mayonnaise vào chảo, đảo nhẹ trong vài phút sao cho phần tôm ngấm nước sốt.

Theo Kenh14.vn

4 món xôi dễ chế biến

1. Xôi gánh ngũ sắc

xoi-ganh-9944-1379379790.jpg

Nguyên liệu:

- 1 kg nếp, 200 g đậu phụng, 200 g đậu đen, 200 g đậu xanh cà còn vỏ, 200 g đậu xanh cà không vỏ.

- 1 kg dừa nạo vắt lấy nước, 1 lít nước dừa, hành phi, đậu phụng rang, vừng rang, lá chuối, dừa bào sợi.

Cách chế biến:

- Hạt sen, đậu đen, đậu xanh cà, đậu phụng rửa sạch rồi luộc chín. Đậu xanh cà không vỏ luộc chín, 1/2 trộn với nếp, 1/2 còn lại tán nhuyễn với ít muối, đường. Đậu phộng, vừng rang giã nhỏ để làm muối vừng.

- Nếp ngâm mềm qua đêm, đãi sạch rồi ngâm với nước dừa trong khoảng 30 phút. Vớt nếp ra để ráo rồi xóc với ít muối. Dừa bào sợi để riêng.

- Chia nếp làm năm phần rồi trộn đều với các loại đậu, hạt sen. Cho vào xửng hấp chín, trong quá trình hấp nhớ rưới đều nước cốt dừa để xôi chín mềm, thơm ngon. Xôi hấp chín cho vào lá chuối, rắc muối vừng, hành phi dừa nạo lên rồi dùng khi nóng.

2. Xôi mặn

xoi-man-5749-1379379790.jpg

Nguyên liệu:

- 500 g nếp, 2 cây lạp xưởng, nước tương.

- 100 g chà bông, 100 g chả lụa, 100 g pate gan, hành lá.

Cách chế biến:

- Nếp ngâm mềm, vo sạch rồi đem hấp chín.

- Lạp xưởng nướng chín, thái lát mỏng. Chả lụa thái sợi. Hành lá thái nhỏ, phi làm mỡ hành.

- Xôi hấp chín cho ra đĩa, xịt ít nước tương rồi trét một lớp pate. Tiếp đến cho lạp xưởng, chà bông, chả lụa. Cuối cùng là mỡ hành, nếu thích bạn có thể cho ít tương ớt để món ăn đậm đà hơn.

3. Xôi mít lá cẩm

xoi-mit-9371-1379379791.jpg

Nguyên liệu:

- 8-10 múi mít to, 1 bát con nếp.

- Muối, đường, 200 ml nước cốt dừa, 1 thìa nhỏ muối, 1 thìa nhỏ đường cát trắng, 1 thìa nhỏ bột ngô.

- 1 mớ lá cẩm để tạo màu tím, dừa bào sợi, vừng rang chín.

Cách chế biến:

- Lá cẩm rửa sạch, để ráo. Cho lá cẩm vào nồi đun sôi để lấy màu, vớt bỏ lá, nước để nguội.

- Nếp đãi sạch, ngâm vào âu nước lá cẩm, cho một ít muối rồi ngâm nếp qua đêm. Cho nếp vào xửng rồi hấp chín, thỉnh thoảng dùng đũa xới đều, thêm muối, đường cho vừa ăn.

- Mít ăn kèm với xôi thì bạn nên lựa mít chín, múi to, đầy đặn, dùng dao xẻ một đường ở thân múi mít, lấy bỏ hạt mít. Cho nước cốt dừa, muối, đường, bột ngô, bắc lên bếp, vừa đun vừa khuấy đến khi phần nước cốt dừa đặc lại thì tắt bếp, để nguội.

- Múi mít sau khi xẻ thì dùng thìa múc một ít xôi cho vào giữa, tiếp theo bên trên rắc một ít dừa bào sợi, thêm muối vừng và rưới một ít nước cốt dừa.

4. Xôi khúc nhân trứng muối

xoi-khuc-6429-1379379791.jpg

Nguyên liệu:

- 1/2 kg nếp, 8 trứng vịt muối, 1 bó lá dứa.

- 200 g thịt bằm, 200 g bột nếp, 100 g hành tím bằm nhỏ, 50 g đậu phụng rang, 10 g hành phi, 1 thìa cà phê muối.

- Làm nhân bánh: Trứng vịt muối luộc chín lấy lòng đỏ. Ướp thịt heo bằm với hành tím bằm, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa đường, 2 thìa tiêu bột rồi trộn đều.

Cách chế biến:

- Nếp ngâm qua đêm vo sạch rồi để ráo nước. Trộn đều nếp với 1 thìa cà phê muối. Lá dứa rửa sạch, cho vào máy sinh tố với 400 ml nước lọc rồi xay lấy nước. Lược qua rây để loại bỏ cặn.

- Trộn 1/2 nước lá dứa với nếp rồi để trong khoảng 30 phút. Sau đó vớt ra để ráo. Bột nếp trộn với nước lá dứa rồi nhồi đến khi mềm và dẻo là được.

- Vo bột nếp thành từng viên nhỏ, nặn dẹp cho phần nhân vào giữa rồi vo tròn lại. Tiếp tục lăn phần nhân qua nếp tạo thành một lớp bám dày bên ngoài làm vỏ xôi. Xếp xôi vào xửng đem hấp chín trong khoảng 40 phút. Xôi hấp xong cho ít hành phi, đậu phộng giã nhỏ lên trên và dùng nóng với muối vừng.

Khánh Hòa

Sườn nướng khìa nước dừa hấp dẫn

Vỏ ngoài cháy xém cùng hương thơm khó cưỡng thế nhưng dẻ sườn bên trong lại mềm ngọt, đậm đà nhờ khìa với nước dừa tươi và gia vị trước đó.

Nguyên liệu:

Sườn heo non: 500g
Dừa tươi: 1 trái
Xà lách: 3 lá
Mắm ruốc: 50g
Cà chua: 1 trái
Dưa leo: 1 trái
Hành tím, tiêu, tỏi, mắm, ớt, bột ngọt, dầu ăn, sả cây

suon-nuong-khia-nuoc-dua-hap-dan

Các bước thực hiện:

1. Phi thơm tỏi, sả cây bằm nhuyễn với dầu, tiếp đó cho mắm ruốc, ớt, đường, bột ngọt vào xào săn để tạo xốt mắm ruốc.

2. Tách sườn thành những dẻ có chiều dài khoảng 10cm. Dùng dao rạch một đường có chiều dài khoảng 1/2 trên dẻ sườn.

3. Khéo léo kéo phần thịt ở phần dao vừa xẻ xuống trùm lên phần thịt ở đoạn sườn bên dưới. Ướp thịt với tỏi, hành tím băm, rượu Mai Quế Lộ, gia vị thịt nướng, để khoảng 10 phút.

4. Phi thơm tỏi, cho thịt vừa ướp vào xào nhanh trên lửa nóng khoảng 3 phút. Cho ít nước mắm, bột ngọt, đường để thịt đằm lại.

5. Cho tiếp nước dừa tươi vào chảo, khìa thêm 10 phút cho thịt thấm nước dừa. Gắp thịt ra đĩa.

6. Cuối cùng nướng thịt trên bếp than hay dùng lò vi sóng sao cho thịt chỉ hơi cháy xém và có màu vàng nâu hấp dẫn.

7. Cơm sau khi nấu chín, vắt thành từng miếng chữ nhật nhỏ. Dùng lá xà lách cuốn lại và cột bằng hành lá đã trụng sơ qua nước sôi.

8. Trình bày món ăn ra đĩa với xốt mắm ruốc, cơm vắt, cà chua, dưa leo xắt miếng vừa ăn, sả cây xé sợi chiên sơ.

Mách nhỏ:
Để món ăn đẹp mắt hơn, bạn có thể tỉa cà rốt.

Nên chờ cơm nguội để không làm héo rau xà lách khi cuộn.

Bạn có thể lọc qua mắm ruốc với nước trước khi xào để loại bỏ sạn, cát.

(Theo Zing)

Thịt lợn hầm khoai tây nước dừa đầy đủ dưỡng chất

Món ăn nhẹ hoặc dùng chung với cơm rất ngon và đầy đủ dưỡng chất cho cả nhà.

Nguyên liệu:

150g thịt ba chỉ
150g thịt thăn lợn
15 củ khoai tây bi
Dầu ăn, nước mắm, hạt nêm, đường, muối, tiêu
Hành tím, hành lá, tỏi băm
1 chén nước dừa

thit-lon-ham-khoai-tay-nuoc-dua-day-du-duong-chat

Các bước thực hiện:

1. Thịt ba chỉ và thịt thăn rửa sạch, cắt miếng nhỏ vừa ăn.

2. Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, rửa qua với nước có vắt chanh để tránh khoai bị đen.

Hành tím lột vỏ, bào mỏng.

3. Ướp thịt với 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê muối, 1.5 muỗng cà phê hạt nêm, ít hạt tiêu, hành tím bào mỏng, để 15p.

4. Cho nồi hầm lên bếp, đun nóng nồi, chế dầu ăn vào, áo đều nồi, phi tỏi băm và hành tím bào mỏng cho thơm, cho thịt vào, xào sơ qua cho săn, cho nước dừa vào cao hơn mặt thịt 1 lóng tay. Lửa nhỏ, đậy kín nắp, hầm trong 20 phút.

5. Cho khoai tây vào, cũng đậy kín nắp, hầm thêm 10 hoặc 15 phút cho khoai vừa chín tới là được.

6. Cho hành lá cắt nhuyễn vào trước khi ăn. Món ăn nhẹ hoặc dùng với cơm nóng và nước tương.

(Theo MNVN)

Ngon cơm với thịt lợn hầm khoai tây nước dừa

Món ăn nhẹ hoặc dùng chung với cơm rất ngon và đầy đủ dưỡng chất cho cả nhà.

Nguyên liệu:

150g thịt ba chỉ
150g thịt thăn lợn
15 củ khoai tây bi
Dầu ăn, nước mắm, hạt nêm, đường, muối, tiêu
Hành tím, hành lá, tỏi băm
1 chén nước dừa

ngon-com-voi-thit-lon-ham-khoai-tay-nuoc-dua

Các bước thực hiện:

1, Thịt ba chỉ và thịt thăn rửa sạch, cắt miếng nhỏ vừa ăn.

2. Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, rửa qua với nước có vắt chanh để tránh khoai bị đen.

Hành tím lột vỏ, bào mỏng.

3. Ướp thịt với 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê muối, 1.5 muỗng cà phê hạt nêm, ít hạt tiêu, hành tím bào mỏng, để 15p.

4. Cho nồi hầm lên bếp, đun nóng nồi, chế dầu ăn vào, áo đều nồi, phi tỏi băm và hành tím bào mỏng cho thơm, cho thịt vào, xào sơ qua cho săn, cho nước dừa vào cao hơn mặt thịt 1 lóng tay. Lửa nhỏ, đậy kín nắp, hầm trong 20 phút.

5. Cho khoai tây vào, cũng đậy kín nắp, hầm thêm 10 hoặc 15 phút cho khoai vừa chín tới là được.

6. Cho hành lá cắt nhuyễn vào trước khi ăn. Món ăn nhẹ hoặc dùng với cơm nóng và nước tương.

(Theo MNVN)

Trẻ sơ sinh bị viêm da vì tắm bằng nước dừa

 

Chị Lê Hồng Loan (Mễ Trì, Hà Nội) được mách là sinh con gái thì chịu khó tắm nước dừa cho trẻ đẹp da. Vì thế, ngay từ hôm mới sinh về nhà, chị Loan đã pha nước dừa tươi tắm cho con. Thế nhưng, mới được vài hôm, da của bé bị nhờn và nổi mụn đỏ, mụn nước li ti. Đi khám, bác sĩ chẩn đoán cháu bị viêm da.


Ảnh minh họa.

Lời bàn: Nước dừa có chứa nhiều chất béo vì thế có thể có tác dụng dưỡng da cho trẻ. Nhưng nếu muốn tắm nước dừa cho trẻ cũng chỉ dừng ở mức một lần/tuần và cần chú ý tắm tráng thật sạch bằng nước ấm. Nếu để nước dừa còn dính lại trên da trẻ sẽ là cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi, khiến trẻ bị hăm, lở da.

Tốt nhất trong hai tháng đầu nên tắm cho trẻ bằng nước đun sôi để nguội pha đủ ấm, có thể pha thêm một chút nước cốt chanh vào chậu tắm, vừa làm sạch da, vừa giúp cho da trẻ mát mẻ, đỡ rôm sẩy. Cũng có thể dùng các loại lá như trà xanh, mướp đắng, lá hoàng đằng... tắm cho trẻ theo cách dân gian, nhưng cần chú ý rửa thật sạch và đun sôi, rồi gạn lấy phần nước trong pha tắm cho trẻ.

T(heo Bee)

 

Lưỡi heo khìa nước dừa

Từng miếng lưỡi heo ngọt, béo, giòn dai lại thơm mùi hoa hồi và quế, ăn kèm với dưa góp cùng cơm hay bánh mỳ thì thật là ngon!

1. Nguyên liệu

- 1 cái lưỡi heo
- 1 củ gừng, 1 củ tỏi, vài nhánh hành tươi
- 1 chén nhỏ rượu trắng
- 2 thìa súp xì dầu
- 2 thìa cà phê bột ngũ vị hương
- 1 chút màu điều hoặc bột nghệ hoặc bột ớt để món ăn có màu đẹp hơn
- 3 hoa hồi và 1 miếng quế nhỏ
- 1 thìa cà phê đường
- 1 quả dừa tươi hoặc một lon nước dừa không đường.

2. Cách làm

Lưỡi heo xát muối, rửa sạch rồi cho vào nước sôi chần qua. Lấy dao cạo sạch phần trắng trên lưỡi heo cho sạch.

Cho gừng đập dập và rượu vào nước sôi rồi tráng lại lưỡi heo bằng hỗn hợp rượu gừng này cho hết sạch mùi.

Bằm nhỏ tỏi, hành củ. Trộn tỏi, hành, ngũ vị hương, màu điều, xì dầu và đường với nhau. Cho lưỡi heo vào ướp với hỗn hợp này khoảng 30 phút.

Khi dầu thật nóng thì cho lưỡi heo cùng hỗn hợp ướp vào nồi.

Rán sơ qua hai mặt lưỡi heo. Sau đó cho hồi, quế vào nồi.

Dừa đục lấy nước, chế vào nồi cho ngập miếng thịt.

Đun sôi rồi hạ lửa nhỏ đun liu riu cho đến khi nước cạn còn 1/3. Thái mỏng lưỡi, xếp lại vào nồi.

Nêm lại cho vừa miệng. Rắc hành lá cắt nhỏ lên trên rồi ăn nóng.

Món lưỡi heo khìa nước dừa dù thật bình dân nhưng cũng không kém thơm ngon đâu nhé! Vì độ béo và cay, nóng của gia vị, món lưỡi heo khìa nước dừa thích hợp hơn cho bữa cơm mùa lạnh.

(Theo WPN)