Lưu trữ cho từ khóa: nóng sốt

Phòng ngừa tắc tia sữa

Trong giai đoạn cho con bú, nếu đầu vú không sạch sẽ dễ bị viêm nhiễm làm tắc ống dẫn và các tuyến sữa gây tắc tia sữa. Bạn có thể đề phòng bằng cách giữ thật sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ của núm vú, khi cho con bú xong lại phải lau sạch, khô.

Sữa được sản xuất ra từ các tuyến sữa. Sữa ở các tuyến qua các ống nhỏ đổ vào các ống lớn đi qua đầu vú mỗi khi trẻ bú. Mỗi đầu vú có khoảng từ 5-8 ống, đây cũng chính là cửa ngõ để vi khuẩn xâm nhập vào ống tuyến sữa.

Cách đề phòng tốt nhất là giữ thật sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ của núm vú. Trước khi cho bú phải lau sạch và vắt một vài giọt sữa đầu bỏ đi, khi con bú xong lại phải lau sạch, khô. Nếu khi vắt sữa thấy một tia nào tắc hoặc chảy không thành tia thì phải xoa vú cho mềm, sau đó vắt mạnh để thông ống sữa khi cho bú, như vậy sẽ tránh được tắc tia sữa.

Khi thấy một phần của vú bị sưng đỏ đau, sờ thấy nóng thì nhất thiết phải xử lý càng sớm càng tốt. Bạn có thể đến các bệnh viện phụ sản, trạm y tế hoặc đến Trung tâm tư vấn và chăm sóc Vú để xử lý càng sớm càng tốt.

Bằng công nghệ hiện đại ngày nay, sản phụ không còn phải bóp, day, nghiến răng chịu đựng đau đớn nữa. Thực tế tại Trung tâm tư vấn và chăm sóc Vú, kỹ thuật ở đây rất đơn giản nhưng khá hiệu quả . Khi chạy giãn nở tuyến sữa, các nang sữa phình to và vị trí tắc cũng được phình ra theo, làm tia sữa bật ra một cách tự nhiên, các bà mẹ có thể ngủ một giấc dậy là thấy thông hết toàn bộ tuyến sữa rồi. Điều lưu ý ở đây là khi vị trí tắc đã vón cục, có hiện tượng nóng, sưng, đỏ, sốt thì bạn không nên thực hiện phương pháp này mà thay vào đó, nên đến khám tại bệnh viện phụ sản gần nhất để thực hiện các thủ thuật cần thiết (trích, rạch).

Theo bác sỹ Hà Phương Linh, trong hàng nghìn ca đến thực hiện thông tắc tuyến sữa, nhiều ca đã lâm vào tình trạng nổi cục, nóng sốt đỏ đau do áp dụng quá nhiều mẹo trước khi đến, Trung tâm đã từ chối thực hiện những ca trên và khuyên bệnh nhân nên nhập viện siêu âm, chọc xét nghiệm và trích sớm để tránh trường hợp bị hoại tử phải cắt đi một phần của bầu sữa. Trong tình trạng chớm tắc hoặc sau sinh 1 tuần, việc thông sữa rất đơn giản chỉ một lần là xong, nặng quá mới phải làm thêm; nhưng khi đã để thành cục thì phải làm mất nhiều lần mà tỉ lệ thành công chỉ khoảng 95%, số ca không thành công chủ yếu là do vị trí tắc quá căng, không có lối thoát, buộc lòng phải đến các bệnh viện để rạch mới thoát ra được. Do vậy, các bà mẹ khi bị chớm tắc nên xử lý càng sớm càng tốt để tránh lâm vào các tình trạng không may như trên.

Các bà mẹ cũng hãy cho bé bú bên nào hết luôn bên đấy, nếu không bú hết hãy hút hoặc vắt ra, không nên cho bú dở dang mỗi bên, để sữa ứ đọng trong cùng, vón thành cục, gây nên tình trạng tắc và đau đớn. Ngoài ra cũng nên tăng cường ăn nhiều tinh bột, ngủ đủ giấc, cho bé bú sữa mẹ trong 24 tháng đầu.

Chúc các mẹ khỏe và các bé hay ăn chóng lớn.

Trung tâm tư vấn và chăm sóc Vú

Chủ nhiệm: Bác sĩ Hà Phương Linh

Địa chỉ: Số 11A ngõ 54 Nghĩa Dũng – Ba Đình – Hà Nội

Điện thoại tư vấn miễn phí:  0976581867 – 04.3717360

Bữa trưa cho bà bầu nơi công sở

Sáng, trưa, tối là ba bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, đặc biệt là với người già, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai. Vào buổi trưa, các bà bầu nơi công sở thường không có điều kiện về nhà ăn cơm nóng sốt cùng gia đình, họ phải ăn cơm hàng, cơm quán ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe bởi vấn đề dinh dưỡng và vệ sinh. Vậy làm thế nào để các bà bầu nơi công sở không về nhà mà vẫn có một bữa ăn trưa đủ dinh dưỡng? Đây không phải là vấn đề đơn giản.

Nguồn ảnh: dailyinfo.vn

 

Dù có ăn cơm hộp, mang cơm từ nhà đi hay đến các quán cơm thì các bà bầu vẫn phải nhớ đảm bảo dinh dưỡng và ăn ngon. Nên ăn đủ với thực đơn phong phú như: cá, thịt, tôm, rau… đảm bảo năng lượng để cân bằng dinh dưỡng cho mẹ và bé. Không nên quan niệm "ăn cho qua bữa trưa" và bù bằng những bữa sáng hoặc bữa tối no căng, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi.

Vệ sinh và dinh dưỡng

Thức ăn phải đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là khi bạn ra ngoài ăn. Phải lựa chọn những đồ ăn tươi ngon, vệ sinh. Tránh xa các món ăn nhiều dầu mỡ, sử dụng nhiều chất bảo quản, chất hóa học... Bạn đừng ngại tìm riêng cho mình một hàng ăn uy tín trong những ngày bầu bí, để có thể yên tâm về chất lượng các bữa trưa.

Hoa quả là món ăn trưa hữu ích mà các bà bầu không được phép quên. Đặc biệt là những ngày hè nắng nóng thì hoa quả sẽ giúp bạn thêm sảng khoái, khỏe mạnh, cung cấp nguồn vitamin dồi dào cho cơ thể nhằm chống lại sự mệt mỏi và chán ăn. Hoa quả nên ăn sau bữa trưa từ 15 - 30 phút.


Nguồn ảnh: camnanggiadinh.com

 

Sữa cũng là nguồn dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với tất cả các bà bầu. Sữa cung cấp nguồn năng lượng và can xi lớn cho cơ thể giúp thai nhi thông minh, tăng sức đề kháng. Một cốc sữa sau giấc ngủ trưa tại công ty là một lựa chọn hợp lý của bạn.

Một bữa ăn trưa nhanh gọn, vệ sinh và vẫn đảm bảo tính kinh tế?

Nghe có vẻ rất khó nhưng không hẳn như vậy nếu bạn biết cách kết hợp với các đồng nghiệp của mình. Mang cơm từ nhà là một trong những lựa chọn đơn giản, vừa đáp ứng được yếu tố dinh dưỡng, vừa giúp giảm thiểu các vấn đề tài chính có liên quan.

Nếu không thể cùng nấu nhanh một bữa ăn trưa tại công sở, bạn hãy góp chung bữa ăn cùng đồng nghiệp. Điều này không chỉ góp phần làm phong phú các món ăn mà còn giúp bạn tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên Bà bầu chỉ nên mang cơm nhà đi nếu công sở có tủ lạnh, để đảm bảo đồ ăn không bị ôi thiu, và lò vi sóng để đảm bảo hộp cơm gia đình của bạn luôn được nóng sốt. Nếu không có những vật dụng đó tại công sở thì tốt nhất bà bầu phải mang các thức ăn tươi ngon được nấu vào lúc sáng sớm chứ không phải từ tối hôm qua.


Nguồn ảnh: tin180.com

Rau xanh cho bữa trưa

Hiện tượng táo bón thường hay gặp ở thời kỳ mang thai, rau quả cung cấp lượng lớn chất xơ cần thiết, loại trừ chứng táo bón cho bạn. Vì vậy, hãy thêm một chút cà rốt, cải bắp vào món sa lát của bữa trưa. Hãy chọn các loại quả ăn được cả vỏ vì vỏ chính là nơi chứa nhiều dinh dưỡng và chất xơ. Nước dừa nên được đưa vào thực đơn sau bữa trưa, sinh tố xoài sữa cũng là một lựa chọn lý tưởng. Tất cả những thứ này bạn đều hoàn toàn có thể chuẩn bị sạch sẽ ở nhà và mang đến công sở cho vào ngăn mát tủ lạnh, sau đó dùng dần trong ngày.

Nếu bạn không thích rau nấu chín, hãy thử ăn sa lát dưa chuột, cà rốt; xà lách trộn với bắp cải trắng và cà rốt; sa lát táo và hạt điều; dưa góp.... Tuy nhiên, nên tránh ăn các loại rau quả, nộm trộn sẵn. Chúng có thể bị nhiễm khuẩn và gây hại cho đường ruột.

Meo.vn (Theo Tapchimonngon)

Trẻ sốt virus: không được phép coi thường

Sốt virus có nhiều điều nguy hiểm khó lường và không được phép chủ quan khi trẻ em bị nhiễm bệnh. TS Lê Thanh Hải – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo, trẻ bị bệnh khi nhiễm virus thường sốt cao, kèm theo ớn lạnh, đau nhức đầu, đau toàn thân, mệt mỏi, chán ăn, đôi khi có rối loạn tiêu hóa, viêm kết mạc… Với sốt do virus, nếu không phát hiện và điều trị sớm, trẻ có thể bị viêm thanh quản, phế quản, viêm tai giữa, viêm phổi… gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng.


Không được phép coi thường khi trẻ bị sốt virus

Trẻ bị sốt virus thường khỏi bệnh trong 7 ngày, tuy nhiên nếu không phát hiện và điều trị sớm rất dễ bị biến chứng sang viêm phế quản phổi. Đây là biến chứng nặng thường gặp và bùng phát thành dịch với diễn biến phức tạp và nguy hiểm.

Người bệnh, nhất là trẻ em khi bị sốt cáo 39-40 độ C kèm theo mệt mỏi, đau cơ, đau họng, chán ăn, quấy khóc…nếu không được hạ sốt kịp thời, trẻ dễ bị co giật, có thể dân đến suy hô hấp, thiếu oxy não, làm suy giảm trí tuệ hoặc nặng hơn là để lại di chứng nặng nề về não.

Bệnh nhân nhiễm virus tuyệt đối không tự dùng kháng sinh, tự đi truyền dịch, lạm dụng các dụng cụ hút mũi, xông họng, vì xông họng kéo dài sẽ làm hỏng niêm mạc mũi, họng. Không nên uống liên tục thuốc hạ sốt mà cần chườm khăn ấm vào trán, mặt, cổ, bẹn, nách, lưng, bụng trẻ. Không dùng nước đá hoặc nước quá lạnh, quá nóng để lau cho trẻ. Khi trẻ nóng sốt nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát. Nếu trẻ bị co giật thì phải cởi bỏ quần áo, lau mát và sử dụng thuốc hạ sốt qua đường hậu môn. Cần đến ngay bệnh viện điều trị kịp thời, không để suy hô hấp nặng mới đi cấp cứu.

Do sốt virus không có thuốc đặc trị nên chỉ điều trị hỗ trợ bằng cách nâng cao thể trạng, chống các cơn co giật, sốc…hoặc điều trị các biến chứng nếu có. Bổ sung nước trái cau, dung dịch oresol, vệ sinh răng miệng, thân thể sạch sẽ.

Meo.vn (Theo Meyeucon)

Móng giò hầm lạc ăn ngày giá lạnh

Nguyên liệu: Móng giò: 2 cái, lạc: 200 g, gừng: một nhánh, hành mùi, bột canh.

Món móng giò hầm lạc

Món móng giò hầm lạc

Cách làm món móng giò hầm lạc:

  • Móng giò heo rửa nước lạnh rồi nhúng qua nước sôi cạo sạch lại, đem chặt miếng vừa ăn.
  • Lạc ngâm vào nước 30 phút trước khi nấu.
  • Đặt nồi lên bếp, cho hết chỗ móng giò vào nồi, cho lạc, gừng thái lát vào, thêm nước ngập nguyên liệu. Nêm 2 thìa bột canh.
  • Đậy vung đun sôi rồi nhỏ lửa hầm trong 30 – 45 phút đến khi móng giò chín mềm, lạc bở là được. Nêm nếm lại canh cho vừa ăn, trước khi tắt bếp cho hành mùi thái nhỏ. Tô canh nóng sốt hấp dẫn cho bạn cảm giác ấm áp và ngon miệng.
  • Móng giò giàu dinh dưỡng có tác dụng bổ huyết, nhiều sắt và vitamin A, B. Ăn móng giò còn giảm suy nhược thần kinh, cho bạn giấc ngủ ngon . Ngoài ra, chất keo trong móng giò còn giúp các tế bào da không bị khô nhăn nhờ đó da luôn căng bóng.

Theo Afamily.vn


Xử lý bé bị co giật khi nóng sốt

Con trai tôi 3 tuổi, khi nóng sốt bé rất hay bị co giật. Những lúc bé bị như thế tôi không biết phải xử lý sao cả. Rất mong BS Thảo tư vấn giúp tôi! Xin cảm ơn BS. (Thanh Phuong - Bình Dương)

http://phunu.info/images/398/79604.jpg

Ảnh minh họa

Trả lời:

Bạn Thanh Phuong thân mến,

Co giật do sốt cao là hiện tượng xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng lên rất nhanh(39-40°C) và trong một khoảng thời gian ngắn, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi có sốt cao đột ngột.

Con bạn có tiền căn co giật rồi thì sẽ co giật tiếp những lần sốt sau nếu không biết cách phòng chống và xử trí hạ sốt kịp thời.

Xử trí co giật do sốt cao:

Trước tiên người nhà phải hết sức bình tĩnh và kêu người phụ giúp, tuyệt đối không bồng con chạy đi BV khi trẻ đang co giật.

Cách xử trí như sau:

- Nhanh chóng cởi bỏ hết quần áo, cho bé nằm trên giường hoặc phản bằng phẳng, không khí thoáng mát, tránh gió lùa, dùng thuốc hạ sốt nhét hậu môn (thuốc paracetamol 15mg/kg/1 lần).

- Lau mát liên tục bằng nước ấm (cổ, trán, hai nách, lưng ngực, hai bên bẹn), lau đến khi trẻ hết co giật hoặc khi nhiệt độ dưới 38°C thì ngưng lau.

- Khi bé co giật có tăng tiết nhiều đàm nhớt nên để bé nằm nghiêng một bên, để dịch không chảy ngược vào họng, phổi gây khó thở.

- Khi bé hết cơn co giật, người nhà nên cho bé đi BV khám tìm nguyên nhân và điều trị. Co giật do sốt cao rất nguy hiểm có thể tổn thương não (động kinh) nên người nhà cần chú ý và quan trọng phải biết cách phòng chống để cơn co giật không xảy ra.

Cách phòng chống co giật:

Cần đưa bé đi khám và điều trị ngay khi bé có sốt, cho bé ở phòng thoáng mát, mặc quần áo rộng rãi, không ủ ấm, không mang vớ (tất) khi trẻ sốt cao làm lạnh tay, chân. Nếu sốt lớn hơn hoặc bằng 38,5°C thì dùng thuốc hạ sốt, nếu sốt cao 39-40°C cần nhanh chóng lau mát, cho bé uống nhiều nước.

* Lưu ý:  Đối với bé đã có tiền căn co giật rồi thì phải dùng thuốc hạ sốt và lau mát ngay khi có sốt, không chờ đợi đến lớn hơn hoặc bằng 38,5°C mới dùng thuốc.

Meo.vn (Theo alobacsi)

Dưa chuột dưỡng nhan

Dưa chuột dân gian còn gọi là dưa leo. Dưa chuột tính lạnh, vị ngọt vào các kinh tỳ, vị, đại tràng. Có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, chỉ khát. Chữa các chứng thấp nhiệt như kiết lỵ, chữa phù thũng. Ăn nhiều gây lạnh bụng, đầy bụng, không tiêu, gây hư nhiệt. Tránh ăn dưa chuột lúc trời mưa ẩm thấp, người mới ốm dậy. Trẻ em không nên ăn nhiều dưa chuột sống.

Một số cách dùng dưa chuột phòng chữa bệnh:

 

Trẻ em nóng sốt khát nước, đòi uống nhiều nước, ít có mồ hôi. Cần thanh thử, ích khí, dưỡng âm. Dùng dưa chuột 250g, đậu phụ 500g nấu chín, gia muối để trẻ ăn.

Trẻ em bị lỵ do thấp nhiệt: 10 quả dưa chuột non thái nhỏ nấu với mật mía hoặc dưa chuột muối nấu lấy nước, nấu cháo cho trẻ ăn.

Chữa hôi miệng do tỳ vị nhiệt: Dưa chuột gọt lấy vỏ bỏ ruột (hột) nấu lấy nước uống hàng ngày.

Bồi bổ sức khoẻ chống mỏi mệt, uể oải: Nước dưa chuột hỗn hợp: Dưa chuột 1 quả, táo 1 quả, nước chanh 20g, mật ong 20g, cà rốt 1 củ. Ép các loại củ quả rồi cho mật ong, chanh trộn đều để uống.

Lợi tiểu tiêu phù: Dưa chuột thái lát nấu sôi với giấm, ăn cả cái lẫn nước.

Giảm béo:

- Hàng ngày lấy khoảng 120g dưa chuột tươi thái miếng hoặc thái sợi, trộn dầu dấm, gia vị để ăn như một món salat. Có thể kèm với giá đậu xanh sống, cà chua chín tươi sống, củ cải...

- Dưa chuột 200g, bí đao 200g, sơn tra 50g, vỏ quýt tươi 30g, mật ong vừa đủ, dưa, bí đỏ bỏ vỏ, sơn tra bỏ hạt, vỏ quýt thái nhỏ. Ép lấy nước hoà mật ong uống hàng ngày (có thể thêm củ cải tươi).

Làm mỹ phẩm:

 

- Để da trắng hồng, không có nếp nhăn: Lấy 2 lát dưa chuột nghiền nát nhuyễn trộn kem bôi mặt, 1 thìa dầu ôliu (có thể một thìa mật ong) trộn đều thành hỗn hợp mịn dẻo rồi cho vào tủ lạnh 30 phút. Trước khi đi ngủ, xoa lên mặt để 30 phút - 1 giờ thì rửa sạch và để cho khô trước khi đi nằm.

- Chữa da mặt sạm rộp thô do bôi mỹ phẩm “rởm”, ra nắng nhiều: Dưa chuột 2 quả, mướp 1 quả thái miếng ép lấy nước cho mật ong vừa đủ thành một thứ nước uống ngọt. Bã nhào nhuyễn với đậu phụ thành thuốc đắp 20 phút thì rửa sạch. Dùng cách ngày/lần. Còn dùng chữa nếp nhăn trên mặt.

- Chữa tàn nhang: Dưa chuột 1 quả thái nhỏ ép lấy nước trộn sữa chua thành kem bôi mặt. Mỗi lần 20 phút. Ngày 1-2 lần. Dưa chuột chữa nhiều tổn thương khác trên mặt: mũi đỏ, lang ben...

BS. Phó Thuần Hương

Meo.vn (Theo SKĐS)

Quả mơ và công dụng đối với sức khỏe

Khi đi ngoài nắng về, uống một cốc nước mơ có tác dụng giải nhiệt, phòng chống được cảm nắng, cảm nóng. Khi lao động vất vả, nhất là trong điều kiện nóng bức, uống nước mơ có tác dụng chống mệt mỏi, sinh tân, chỉ khát, chống khô miệng, giảm mồ hôi, giảm mất muối qua mồ hôi và giảm được lượng nước uống. Khi bị nóng sốt lâu ngày, uống nước mơ vừa có tác dụng thanh nhiệt, lại chống được tình trạng môi khô, miệng háo do nhiệt độ cơ thể tăng cao. Nước từ quả mơ cũng dùng tốt trong các trường hợp đau bụng nóng, đau bụng do kiết lị.

Từ quả mơ, người ta cũng chế biến thành Ô mai, vừa là món ăn, vừa là vị thuốc. Cách chế biến Ô mai như sau: Quả mơ chín vàng được thu hái, đem phơi trong mát đến héo. Sau đó cho vào vai ngâm với muối, theo tỉ lệ 1kg mơ: 300g muối. Sau 3 ngày, 3 đêm thì vớt ra, tiếp tục phơi trong mát đến khi da quả mơ săn lại, rồi tiếp tục đem ngâm với muối theo cách trên. Làm liên tục như vậy 6 – 7 lần, tới khi da quả mơ săn chắc, có các hạt muối trắng mịn kết tinh trên bề mặt. Khi đó, có thể cất ở nơi khô mát, đem dùng dần. Để chế biến thành món ăn ưa thích, Ô mai được gia giảm thêm gừng sao khô và bột cam thảo.

Ô mai được dùng phổ biến trong nhân dân làm thuốc trừ ho, tiêu đờm, chữa viêm họng. Có thể dùng riêng Ô mai để ngậm; hoặc Ô mai kết hợp với Mật ong và một số thảo dược khác để chế thành cao dùng uống hoặc ngậm. Danh y Hải Thượng Lãn Ông đánh giá cao tác dụng của Ô mai. Ông viết “Ô mai có vị chua, tính liễm, có thể thăng, có thể giáng, giúp hạ khí, chỉ ho, có vai trò cốt yếu trong các bài thuốc chữa ho, nhất là chứng ho lâu ngày”. Vì vậy, trong đông y, Ô mai thường được thêm vào các bài thuốc dùng để chữa các chứng ho dai dẳng lâu ngày, ho lâu năm, ho tái đi tái lại, dẫn tới đau họng, khản tiếng, tức ngực, bụng, mệt mỏi, suy kiệt…

Với những ứng dụng lâu đời như trên, ngày nay, Ô mai tiếp tục được sử dụng trong bào chế nhiều sản phẩm thuốc đông y dùng để trị ho. Như thuốc ho Bảo Thanh (Công ty Dược phẩm Hoa Linh), kết hợp Ô mai, Mật ong và các loại thảo dược quý, được nhân dân tín nhiệm. Dùng tốt trong các trường hợp ho mạn tính, ho dai dẳng lâu ngày, ho tái phát do dị ứng thời tiết…

Theo SKDS

Rau má còn là vị thuốc

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiRau má là vị thuốc thông dụng, có vị ngọt tính mát, có tác dụng chống nhiễm trùng, chống độc giải nhiệt và lợi tiểu.

Rau má thuộc họ Hoa tán. Cây thảo sống nhiều năm, mọc là là trên mặt đất và có lá tròn tròn như gò má của con người, do đó mà thành tên cây.

Dân gian thường dùng rau má để ăn sống, muối dưa, luộc chín hoặc nấu canh ăn, 100g rau má cung cấp cho cơ thể 21 kcalo.    

Rau má xay nhuyễn vắt lấy nước cốt, pha với nước dừa xiêm là một thứ nước giải khát rất bổ. Ở một số thành phố, thị xã, thị trấn, người ta thường sử dụng nước rau má dưới dạng nước sinh tố như các thứ quả cây.

Rau má thường dùng trong các trường hợp sau:

- Giải nhiệt, làm xuất được chứng nóng nảy, bứt rứt trong người, trị trẻ em nóng sốt dữ dội, lên kinh phong (trong uống, ngoài xoa), chữa ngứa lở mụn nhọt, giảm sưng, đỡ đau (uống trong, đắp ngoài).

- Giải độc, do ăn nhầm phải lá ngón, nấm độc, thạch tín hoặc do say sắn. Dùng 250g rau má và rễ rau muống biển (250g), giã nát, hòa nước sôi uống.

- Cầm máu khi chảy máu chân răng, chảy máu cam, thổ huyết, đi tiểu ra máu, đi tiêu ra máu vì bệnh kiết lỵ, phụ nữ bị băng huyết. Thường dùng 30g rau má, 15g cỏ nhọ nồi, lá trắc bá, sao sắc nước uống.

- Trị ho, giã cây tươi, lấy dịch uống hoặc sắc nước uống. - Trị khí hư bạc

Chuối hột chữa sỏi thận

Quả chuối hột (còn gọi là chuối chát) thường được dân gian dùng chữa bệnh sỏi thận bằng cách dùng hạt nấu nước uống trong vài tháng. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng chữa một số bệnh khác như cảm sốt, táo bón, hắc lào.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Quả chuối hột lành, khi chín ăn ngọt, nhưng có nhiều hột. Để chữa sỏi thận, dân gian chọn chuối thật chín, lấy hạt phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống. Cho 7 thìa nhỏ (thìa cà phê) bột hạt chuối vào 2 lít nước đun nhỏ lửa, khi còn 2/3 nước là được. Uống hằng ngày như nước trà liền trong 2-3 tháng, cho kết quả khá tốt.

Cũng có thể lấy quả chuối hột đem thái mỏng, sao vàng, hạ thổ 7 ngày; mỗi ngày lấy một vốc tay (chừng một quả) sắc với 3-4 bát nước, uống vào lúc no.

Chuối hột còn được dùng trong các trường hợp sau:

Chữa bệnh tiểu đường

Đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống, dùng thường xuyên và lâu dài để ổn định đường huyết. Vì củ chuối không nhiều và việc đào củ phức tạp nên có thầy thuốc cải tiến cách làm và cũng thu được hết quả tốt.

Chọn cây chuối hột có bắp đang nhú, cắt ngang cây (cách mặt đất 20-25 cm) và khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do gốc thân cây chuối tiết ra) mà uống. Dùng thường xuyên sẽ ổn định được đường huyết.

Chữa cảm nóng sốt cao phát cuồng

Đào lấy củ chuối hột, rửa sạch, giã nát, vắt lấy một bát nước cho người bệnh uống, sẽ giảm sốt và không nói mê.

Chữa hắc lào

Lấy một quả chuối hột còn xanh tươi nhiều nhựa, cắt đôi, cầm xát trực tiếp vào nơi hắc lào, bệnh đỡ nhanh, dùng liên tục 7-8 ngày là khỏi.

Trẻ em táo bón

Lấy 1-2 quả chuối chín đem vùi vào bếp lửa, khi vỏ quả ngả màu đen, ruột chín nhũn thì lấy ra để nguội, cho trẻ ăn, khoảng mươi phút sau là đi đại tiện được.

Ngoài ra, lá và vỏ quả chuối khô còn được sắc uống làm thuốc lợi tiểu và chữa được chứng phù thũng; nước sắc quả chuối hột chữa đái rắt. Rễ cây chuối hột sắc uống chữa cảm mạo.

BS Vũ Nguyên Khiết

Sức Khỏe & Đời Sống

Bún riêu Nam Bộ ở Hà Nội

Còn gì tuyệt hơn là ngồi xì xụp một bát bún riêu Nam Bộ nóng sốt trong cái tiết trời ẩm ướt tháng 3 này bạn nhỉ?

 

Nằm trên con phố Hàng Bông sầm uất, lại ở ngay vị trí "đắc địa" ở ngã tư cắt với Phủ Doãn và Đường Thành, vậy nên hàng bún riêu Nam Bộ ở đây không lúc nào là ngớt khách. Và có một điểm cộng lớn là hàng này phục vụ khá nhanh.
Món bún riêu ở đây mang đậm hương vị Nam Bộ, vậy nên nó khá khác biệt so với món bún riêu thường ăn. Một bát bún đầy đủ gồm có một thanh giò, một miếng tiết heo, một chiếc móng nhỏ xinh, đậu chiên, chả cá và một viên gạch cua băm với thịt. Tất cả đều không quá ít nhưng cũng không phải là nhiều, nói chung là đủ để bạn xua tan cơn đói nhưng sẽ không giúp bạn no căng bụng sau khi ăn.
Về hương vị mà nói, thì bún riêu ở đây cũng đã tạo được sự "đột phá" so với những hàng khác. Nước dùng thơm và vừa miệng, viên gạch cua băm thịt thì ăn khá ngậy và cũng dậy mùi thơm của cua, thanh giò thì khá bình thường và không có gì nổi trội cho lắm. Nhưng tựu chung lại thì vẫn là quá đủ cho một buổi chiều mưa bay bay lạnh buốt, xuýt xoa bên bát bún riêu thoảng mùi cua đồng, mùi mắm tôm, ăn vừa thanh thanh lại vừa béo béo nhờ vị của miếng chân giò. Thêm một chút ớt chưng, một chút dấm bỗng và bạn còn chờ gì nữa mà không thưởng thức ngay tô bún còn đang nghi ngút khói này.
Giá cho một tô bún riêu Nam Bộ đầy đủ ở đây là vào khoảng 30.000 nhé. Không quá đắt nhưng so với những gì chúng mình được ăn thì cũng không phải là rẻ.