Lưu trữ cho từ khóa: nôn ọe

Chồng tái mặt khi ô sin nôn ọe

Một tháng trước, khi cô ôsin còn trẻ măng nhà tôi liên tục nôn ọe trước bữa cơm, chồng tôi cứ thất thần, còn tôi bỗng chột dạ bán tín bán nghi họ đã ngoại tình.

Sau đó, tôi dắt ôsin tới bệnh viện kiểm tra. May mắn là không có thai, mà chỉ là dấu hiệu của bệnh dạ dày. Tuy nhiên, tôi vẫn không hết hoài nghi về họ. Càng ngày, tôi càng chú ý hơn tới cách hành xử của chồng và ôsin, thậm chí còn cố tình để họ có cơ hội gần nhau. Rốt cuộc, tôi cũng phát hiện ra một vài vấn đề trong mối quan hệ ấy.

Con bé là do mẹ tôi tìm về, là con của một thím họ ở quê. Nó giúp tôi chăm lo nhà cửa trước khi tôi sinh cháu. Con bé ở nhà tôi đã hơn hai năm và giữ mối quan hệ chủ – tớ khá hòa thuận. Tôi chưa từng coi ôsin là người ngoài, nên cho phép con bé ngồi ăn cùng mâm, thậm chí xúm xít với nó dọn dẹp nhà cửa. Giữa tôi và con bé chả khác gì tình cảm của hai chị em gái.

Ôsin nhà tôi rất hoạt bát, nhanh nhẹn và khá nuột mắt. Dù mới 19 tuổi, nó đã tỏ tường đủ chuyện trên đời, nhất là chuyện quan hệ nam nữ, cứ thao thao bất tuyệt kể này kể kia, nào chuyện mang bầu, sinh con cho tới vấn đề tránh thai…, rành rọt từng “chân tơ kẽ tóc”. Thậm chí, nó còn thẳng thắn tiết lộ, mọi kiến thức nó có được là nhờ đọc sách báo từ năm học phổ thông. Tôi trộm nghĩ, bọn trẻ bây giờ sống quá phóng khoáng, thoải mái. Tôi hỏi con bé chuyện bạn trai, nó tâm sự, hồi phổ thông cũng có yêu đương, thậm chí đã trao thân cho người yêu. Sau khi tốt nghiệp, hai đứa chia tay vì “xa mặt cách lòng”. Tới giờ, nó không nhớ nổi mặt mũi bạn trai cũ ra sao.

Riêng chồng tôi luôn xem ôsin là đối tượng để chọc cười. Tan sở về nhà, anh đều dành chút thời gian trò chuyện, trêu đùa con bé. Suốt thời gian qua, tôi đã quá quen với chuyện ấy, nên coi là bình thường, vì ngày nào tôi cũng ở nhà với con, nhất cử nhất động của mọi người đều không thể qua nổi mắt tôi. Nhưng thời gian gần đây, mọi việc đã thay đổi. Hết thời gian nghỉ sinh, tôi bắt đầu đi làm trở lại. Không quá bận rộn với việc cơ quan, giờ giấc cũng thoải mái, chồng tôi và ôsin có những khoảng thời gian ở bên nhau, đặc biệt là vào buổi chiều. Anh ấy về nhà sớm hơn tôi một tiếng. Trong khoảng thời gian ấy, họ đã làm gì? Mọi chuyện đều có thể xảy ra. Tôi luôn canh cánh trong lòng chuyện ấy.

Ảnh minh họa.

Quả không sai, sau khi có ý nghĩ ấy, mỗi lần về nhà, tôi đều rón rén nhẹ nhàng, cốt không phát ra tiếng động, thậm chí không gõ cửa, mà khẽ khàng mở khóa, rồi thình lình xộc thẳng vào phòng xem chồng đang làm gì. Có lần, khi con đang ngủ, chồng tôi và ôsin ngồi thượt trong nhà, chẳng động chân động tay việc gì. Họ nói chuyện gì với nhau nhỉ? Họ có làm gì khuất tất không? Tôi cứ mông lung mớ suy nghĩ hỗn độn ấy và phát hiện ra mình ngày càng mất niềm tin vào chồng, ngày càng xem bọn họ là “gian phu, dâm phụ”.

Sự hoài nghi của tôi ngày càng trầm trọng. Thậm chí, tôi toàn còn xin cơ quan cho về sớm để rình xem trong một tiếng ấy, chồng tôi và ôsin làm gì. Phải hơn một tháng làm “thám tử”, tôi mới thực sự nhận ra, quả thực có chuyện mờ ám giữa họ. Vào một hôm, tôi về sớm chừng nửa tiếng. Chồng tôi và con bé đang lục đục chuẩn bị đồ ăn trong bếp, trông hai người rất vui vẻ. Anh còn giúp ôsin lau vết bẩn trên mặt. Tôi như phát điên khi trông thấy cử chỉ thân mật ấy. Trông thấy thái độ nổi đóa của tôi, hai người có vẻ lúng túng. Ông chồng bèn mắng tôi nhiều chuyện, còn ôsin thì liên miệng thề thốt là không có gì xảy ra.

Vài ngày sau, tôi lại về sớm. Vừa bước chân vào cửa, tôi đã choáng ngất khi trông thấy ôsin đang ân cần rửa chân cho chồng mình. Không nhịn nổi, tôi quát nó cuốn sạch đồ đạc để mai về quê. Con bé khóc lóc quỳ xuống van xin tôi: “Em và anh rể không có gì đâu chị. Chỉ là anh ấy nhờ em rửa chân thôi ạ!”. Tôi vặn lại: “Anh ấy còn bắt mày làm những gì? Bắt mày lên giường, mày cũng nghe theo phải không?”. Chồng tôi nhảy vào chặn họng: “Cô quá đáng vừa thôi”. “Người quá quắt là anh đấy! Tôi bắt nó đi, nó không đi thì tôi đi khỏi nhà này cho hai người tự do hú hí!”, tôi đốp lại.

Hôm sau, tôi nhất quyết bắt con bé nghỉ việc, rồi tới cơ quan nộp đơn nghỉ làm. Ôsin đi rồi, nhà cửa trống huếch hoác. Tôi nghĩ lại mọi chuyện, suốt hai năm qua, dù chưa bắt tận tay chuyện chồng tôi ngoại tình với ôsin, nhưng những dấu hiệu mà tôi chứng kiến cũng đủ chướng tai gai mắt. “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”, nếu không ngăn chặn kịp thời, có lẽ hậu quả sẽ khôn lường. Huống hồ, hai người bọn họ đều rất tốt với nhau.

Quyết định đuổi việc ôsin khiến tôi thấy không thoải mái. Khoảng thời gian sống chung, tôi đối xử với nó rất tốt, con bé cũng vậy. Nhưng tôi phải bảo vệ gia đình mình, cuộc hôn nhân và hạnh phúc của mình. Đó là lựa chọn sáng suốt và đúng đắn trong hoàn cảnh của tôi. Đương nhiên, tôi không tin tưởng chồng mình, càng không tin những lời hứa của con bé. Tôi chỉ tin vào giác quan thứ 6 của mình, tin vào cảm nhận và những gì tôi chứng kiến tận mắt.

Mẹ khuyên tôi nên tìm một ôsin mới, già nua xấu xí cũng được, chỉ cần làm tốt việc nhà. Tôi kiên quyết từ chối, dù có phải mệt nhọc vất vả thêm vài năm. Với tôi, ôsin là quả bom trong nhà. Còn với đàn ông, chỉ cần có phụ nữ ở bên, họ đều nghĩ sẽ có quyền sở hữu. Đó là dục vọng, là lòng tham, là thú tính của phái mạnh. Phụ nữ làm sao có thể tỏ hết lòng chồng, càng không thể thay đổi bản chất thâm căn cố đế ấy của phái mạnh.

Lời của chuyên gia tư vấn

Chủ đề quan hệ giữa chủ nhà và ôsin đang rất được chị em quan tâm. Ngoài chuyện lương bổng, nhiều người vợ còn nơm nớp lo âu ôsin sẽ trở thành kẻ thứ ba xen vào mối quan hệ hôn nhân của gia đình mình. Dù rằng những trường hợp ấy không quá nhiều, nhưng thực sự vẫn xảy ra trong thực tế. Sự cẩn thận, lo xa của bạn là tâm lý chung thường gặp của nhiều phụ nữ thuê ôsin trẻ.

Như bạn đã nói, bạn làm vậy để bảo vệ hạnh phúc, bảo vệ tổ ấm mới gây dựng của mình. Điều ấy quả không sai. Nhưng bạn nên hiểu rằng, tình cảm vợ chồng được xây dựng từ nền tảng của tình yêu và sự tin tưởng. Nhưng trong thư bạn viết, bạn hầu như không tin tưởng chồng mình. Vì sao lại vậy? Anh ấy trước đây đã lừa dối bạn chăng? Hay chỉ vì những hành động với ôsin mà bạn tự cho mình cái quyền hoài nghi người khác?

Bạn có thể lựa chọn, hoặc tự mình lo lắng, quán xuyến được việc nhà lẫn việc cơ quan, hoặc nhờ cha mẹ tới trông cháu giùm, hoặc tìm một ôsin mới. Quan trọng là ở cách đối nhân xử thế, quan trọng là bạn phải có niềm tin vào tình yêu của chồng. Chúc bạn hạnh phúc!

(Theo AF)

Thời kỳ mang thai: bệnh về lợi và nôn ọe khi chải răng

Vào đầu thai kỳ, bạn nên đến bác sĩ nha khoa để rửa răng, lấy cao răng và giữ vệ sinh răng miệng tối đa. Cần nói rõ cho bác sĩ biết tình trạng răng của bạn và bác sĩ sẽ chỉ chụp X-quang chừng nào thấy thật cần thiết vì thai nhi rất nhạy cảm với tia X, nhất là trong 3 tháng đầu.

Những cách xử lý răng khác có thể áp dụng trong 3 tháng tiếp theo của thai kỳ. Việc gây tê cục bộ khi xử lý răng sẽ không gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể gây ra các dị tật cho thai. Do đó, bạn nhất thiết phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Các bệnh về lợi với phụ nữ mang thai:

Các cuộc nghiên cứu đã tạo lập được mối liên quan giữa các bệnh về lợi ở phụ nữ mang thai với việc tăng nguy cơ đẻ non. Kết quả từ một cuộc nghiên cứu mới nhất được thực hiện với hàng ngàn phụ nữ mang thai hoặc mới sinh cho thấy, những phụ nữ mắc các bệnh viêm cận răng có nguy cơ đẻ non hoặc trẻ sinh ra nhẹ cân cao gấp 7 lần so với những phụ nữ không mắc bệnh về lợi. Việc phụ nữ sử dụng rượu và thuốc lá trong khi mang thai sẽ khiến khả năng này cao gấp 2,5 lần so với những phụ nữ khác. Một nghiên cứu khác được thực hiện với sự tham gia của 2000 phụ nữ cũng cho kết quả tương tự.

Các nhà nghiên cứu tin rằng, vi khuẩn gây ra các bệnh sẽ xâm nhập vào máu khi bạn ăn uống hoặc đánh răng. Các vi khuẩn này sau đó có thể ảnh hưởng đến kích thích tố prostaglandin (PGE2), chất lỏng sinh học tự nhiên có trong cơ thể phụ nữ mang thai. Với những phụ nữ mang thai mắc bệnh về lợi, lượng PGE2 tăng rất cao, thai phụ sẽ có nguy cơ sinh non.

Do đó, bạn hãy đến bác sĩ nha khoa để khám răng và nếu bị mắc các bệnh về lợi, hãy chữa triệt để trước khi quyết định có con.

Chăm sóc răng đặc biệt khi mang thai:

Nếu bạn bị nôn oẹ khi mang thai, hãy đánh răng nhiều lần trong ngày hơn bình thường bằng cách sử dụng bàn chải đánh răng nhỏ hơn. Cúi đầu thấp xuống bồn khi đánh răng để cổ họng giãn ra và cho phép nước bọt chảy ra ngoài.

Nếu bạn ăn nhiều hơn và có cảm giác thèm ngọt hơn bình thường, bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh mục xương. Do đó, thay vì ăn nhiều đồ ăn chứa đường như kẹo ngọt hoặc bánh quy, bạn nên ăn nhiều hoa quả tươi hơn. Nếu không, bạn hãy đánh răng ngay sau khi ăn bánh kẹo.

Meo.vn (Theo 24h)

Viêm amidan có ảnh hưởng đến tim không?

Bác sĩ ơi,

Bé nhà em bị amidan, thỉnh thoảng cháu bảo khó thở và thường xuyên nôn oẹ, phía dưới mắt cháu thâm, da xanh xao. Những triệu chứng đó có phải do amidan không ạ?

Em nghe nói amidan có ảnh hưởng đến tim nên rất lo. Cháu đã 5 tuổi rưỡi nhưng chỉ có 17kg. Hiện giờ gia đình em ở Quảng Ngãi nếu muốn cắt amidan cho cháu thì nên tới BV nào? (Tinh Nguyen - bint…@gmail.com)

http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2011/01/20/kham-hong.jpg
Ảnh minh họa

Trả lời:

Tinh Nguyen thân mến,

Qua thư của em có nói “bé nhà em bị amidan”, vậy đây là chẩn đoán của BS trước đây lúc em đưa con đi khám bệnh, hay là em nghĩ con em bị amidan?

Với những triệu chứng mà em cung cấp cho BS như khó thở, thường xuyên nôn ọe, mắt thâm, da xanh xao… đây là những triệu chứng của rất nhiều bệnh lý em ạ, không riêng gì amidan.

Để chẩn đoán bé có amidan hay không, BS phải khám trực tiếp cho bé mới có chẩn đoán được em nhé. Em có thể tham khảo thêm triệu chứng của viêm amidan sau:

- Viêm Amidan cấp tính: Đột ngột sốt cao (39 - 40°C), đau họng, đau nhói lên tai, đau tăng lên rõ rệt khi nuốt, khi ho. Thường kèm theo viêm V.A, viêm mũi hoặc ở trẻ em có amidan to thở khò khè, đêm ngáy to, nói giọng mũi, amiđan sưng to và đỏ.

- Viêm Amiđan mạn tính (có hai thể quá phát và xơ teo): Viêm amidan mạn tính là hiện tượng viêm thường xuyên, viêm đi viêm lại nhiều lần. amidan có thể (quá phát) thường gặp ở trẻ em hay người trẻ tuổi, hoặc amidan nhỏ lại thường gặp ở người lớn tuổi.

Triệu chứng thường nghèo nàn, có cảm giác nuốt vướng ở họng, đôi khi đau như có dị vật trong họng, đau lan lên tai, hơi thở thường xuyên hôi, thỉnh thoảng có ho và khàn tiếng, trẻ em thở khò khè, ngủ ngáy to.

Khám thấy amidan to như hai hạt hạnh nhân ở 2 bên thành họng hoặc xơ teo tùy theo thể quá phát hoặc xơ teo.

Quay lại các triệu chứng em mô tả qua thư, con em thường xuyên nôn ọe nhưng BS không rõ triệu chứng này kéo dài bao lâu rồi, mỗi ngày bé nôn mấy lần, bé ăn uống sinh hoạt như thế nào…?

Có phải do bé thường xuyên nôn nên ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của bé chăng, nên dẫn đến da xanh, mắt thâm quầng, thiếu cân. Tuy BS không rõ bé là trai hay gái nhưng với cân nặng này thì dù là bé nào cũng thiếu hơn 1kg.

Đúng là viêm amidan có thể ảnh hưởng đến tim, khớp, thận… nhưng không phải vi trùng nào cũng ảnh hưởng đến các bệnh lý trên em ạ. Khi bé bị nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết bêta nhóm A mới ảnh hưởng đến tim, thận, khớp…

Qua đây, BS có lời khuyên đến các bậc cha mẹ, khi bé bị bệnh viêm mũi họng hoặc viêm amidan, không nên xem nhẹ bệnh lý này, cần tích cực điều trị cho đúng liều, đúng ngày theo đúng chỉ định của BS, không nên tự ý ngưng thuốc khi chưa có chỉ định của BS.

Tóm lại, BS khuyên em nên đưa bé đi BV Nhi của tỉnh để tìm nguyên nhân gây nôn kéo dài (trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày…), điều trị sớm để bé phục hồi lại cân nặng mà không ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của bé, kết hợp khám tai mũi họng để xem bé có đủ chỉ định cắt amidan hay chưa.

Meo.vn (Theo alobacsi)

Sắn dây – “Thần dược” mùa hè

Sắn dây có những bộ phận thường dùng: củ (còn gọi là cát căn), hoa (cát hoa), dây (cát căn đằng), bột từ củ sắn dây gọi là cát phấn… Sau đây là những bài thuốc trị bệnh từ loại cây này. 1. Cát căn: theo Đông y, củ sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình, đi vào kinh tỳ, vị, phế, bàng quang, có tác dụng thanh nhiệt, giải cơ (chứng cổ gáy bị cứng do cảm nắng, huyết áp cao). Củ sắn cạo sạch vỏ ngoài, thái mỏng theo chiều dọc, phơi khô dùng làm thuốc trị cảm nắng, khô cổ khát nước, ban sởi không mọc được. Mỗi lần nấu từ 8-30 gr, có thể nướng vàng (hay sao vàng) rồi nấu nước uống. Củ sắn dây đem nướng vàng, rồi sắc hoặc tán bột dùng có tác dụng trị tiêu chảy khó tiêu. Ngoài ra, củ sắn dây tươi đem rửa sạch, luộc mềm, ăn sẽ tốt cho tỳ vị và mát cơ thể.

2. Cát hoa: dùng 20-40 gr hoa sắn dây (loại khô) đem nấu nước uống, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhất là giải rượu.

3. Cát căn đằng: dùng dây sắn đốt tồn tính (đốt chưa cháy hoàn toàn) rồi đem tán bột, uống với nước có tác dụng trị viêm họng, viêm thanh quản cấp tính.

4. Cát phấn: bột củ sắn dây đem pha với nước lọc, đường, chanh trị chứng cảm nắng đau đầu, khô mũi, tiểu vàng. Bột sắn dây còn trị được kiết lỵ do ăn nhiều thức ăn cay, nóng – bằng cách hòa bột với nước cho tan đều, thêm vào một ít đường, rồi bắc lên bếp, khuấy đều tay đến khi dung dịch này đặc lại là dùng được. Hoặc chế biến “chè bông cau” từ bột củ sắn dây, bằng cách: Đậu xanh  đã cà vỡ đem ngâm trong nước cùng một ít muối trong 2 giờ. Nấu nồi nước sôi, cho đậu xanh vào nấu đến khi đậu thật mềm. Dùng bột sắn dây đã hòa tan trong nước lạnh cho từ từ vào nồi đậu xanh, vừa cho vào vừa khuấy đều tay, rồi cho đường, hương liệu vào. Chờ sôi lại khoảng 2 phút chè trong nồi chuyển từ trắng đục sang trong. Món chè này có tác dụng thanh nhiệt, bồi bổ cơ thể.

Trồng 1 gốc sắn dây, mỗi gốc chỉ mất khoảng 2m2 đất, 5kg phân NPK, 1 ít phân chuồng, vài kg kali nhưng thu được từ 55-60 kg củ sắn tươi, chế biến được 10 kg bột sắn khô. Mỗi kg bột sắn khô bán trên thị trường với giá từ 45.000-55.000 đồng. Cây sắn dây được trồng từ khoảng tháng giêng, tháng hai và thu hoạch vào tháng Chạp. Nó có ưu điểm là trồng để tận dụng đất trong vườn nhà, dễ trồng, có thể chống chọi được với thời tiết khô hạn và lạnh giá, lại không bị sâu bệnh phá hại.

5 – Một số ứng dụng cụ thể khác

- Chảy máu mũi suốt ngày không ngừng, tâm thần phiền muộn: Củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy nước cốt, uống mỗi lần một chén con.

- Rắn cắn: Giã lá sắn dây tươi vắt lấy nước uống, bã đắp lên nơi rắn cắn.

- Vết thương chảy nhiều máu: Dùng lá sắn dây tươi giã nát, đắp vào vết thương.

- Viêm ruột, đau bụng đi ngoài giống kiết lỵ, cồn cào, buồn bực, nôn ọe do uống nhầm các thứ thuốc nóng hoặc quá mãnh liệt: Dùng bột sắn dây quấy đường uống; hoặc dùng cát căn 30 g, rau má 20 g giã nát, chế thêm nước, vắt lấy nước cốt uống trong ngày.

- Trẻ sơ sinh miệng mím chặt, sùi bọt mép, không bú được: Lấy một đoạn dây sắn dây đốt thành than, nghiền mịn, dùng khoảng 3-5 g bột hòa với sữa mẹ, nhỏ vào miệng trẻ. Làm như vậy vài lần trẻ sẽ mở miệng và bú được.

- Ngực nóng, thổ huyết không ngừng: Củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy 500 ml uống.

Theo Báo Nông Nghiệp

Sắn dây – “Thần dược” mùa hè

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiSắn dây có những bộ phận thường dùng: củ (còn gọi là cát căn), hoa (cát hoa), dây (cát căn đằng), bột từ củ sắn dây gọi là cát phấn... Sau đây là những bài thuốc trị bệnh từ loại cây này.

1. Cát căn: theo Đông y, củ sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình, đi vào kinh tỳ, vị, phế, bàng quang, có tác dụng thanh nhiệt, giải cơ (chứng cổ gáy bị cứng do cảm nắng, huyết áp cao). Củ sắn cạo sạch vỏ ngoài, thái mỏng theo chiều dọc, phơi khô dùng làm thuốc trị cảm nắng, khô cổ khát nước, ban sởi không mọc được. Mỗi lần nấu từ 8-30 gr, có thể nướng vàng (hay sao vàng) rồi nấu nước uống. Củ sắn dây đem nướng vàng, rồi sắc hoặc tán bột dùng có tác dụng trị tiêu chảy khó tiêu. Ngoài ra, củ sắn dây tươi đem rửa sạch, luộc mềm, ăn sẽ tốt cho tỳ vị và mát cơ thể.

2. Cát hoa: dùng 20-40 gr hoa sắn dây (loại khô) đem nấu nước uống, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhất là giải rượu.

3. Cát căn đằng: dùng dây sắn đốt tồn tính (đốt chưa cháy hoàn toàn) rồi đem tán bột, uống với nước có tác dụng trị viêm họng, viêm thanh quản cấp tính.

4. Cát phấn: bột củ sắn dây đem pha với nước lọc, đường, chanh trị chứng cảm nắng đau đầu, khô mũi, tiểu vàng. Bột sắn dây còn trị được kiết lỵ do ăn nhiều thức ăn cay, nóng - bằng cách hòa bột với nước cho tan đều, thêm vào một ít đường, rồi bắc lên bếp, khuấy đều tay đến khi dung dịch này đặc lại là dùng được. Hoặc chế biến 'chè bông cau' từ bột củ sắn dây, bằng cách: Đậu xanh  đã cà vỡ đem ngâm trong nước cùng một ít muối trong 2 giờ. Nấu nồi nước sôi, cho đậu xanh vào nấu đến khi đậu thật mềm. Dùng bột sắn dây đã hòa tan trong nước lạnh cho từ từ vào nồi đậu xanh, vừa cho vào vừa khuấy đều tay, rồi cho đường, hương liệu vào. Chờ sôi lại khoảng 2 phút chè trong nồi chuyển từ trắng đục sang trong. Món chè này có tác dụng thanh nhiệt, bồi bổ cơ thể.

Trồng 1 gốc sắn dây, mỗi gốc chỉ mất khoảng 2m2 đất, 5kg phân NPK, 1 ít phân chuồng, vài kg kali nhưng thu được từ 55-60 kg củ sắn tươi, chế biến được 10 kg bột sắn khô. Mỗi kg bột sắn khô bán trên thị trường với giá từ 45.000-55.000 đồng. Cây sắn dây được trồng từ khoảng tháng giêng, tháng hai và thu hoạch vào tháng Chạp. Nó có ưu điểm là trồng để tận dụng đất trong vườn nhà, dễ trồng, có thể chống chọi được với thời tiết khô hạn và lạnh giá, lại không bị sâu bệnh phá hại.

5 - Một số ứng dụng cụ thể khác

- Chảy máu mũi suốt ngày không ngừng, tâm thần phiền muộn: Củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy nước cốt, uống mỗi lần một chén con.

- Rắn cắn: Giã lá sắn dây tươi vắt lấy nước uống, bã đắp lên nơi rắn cắn.

- Vết thương chảy nhiều máu: Dùng lá sắn dây tươi giã nát, đắp vào vết thương.

- Viêm ruột, đau bụng đi ngoài giống kiết lỵ, cồn cào, buồn bực, nôn ọe do uống nhầm các thứ thuốc nóng hoặc quá mãnh liệt: Dùng bột sắn dây quấy đường uống; hoặc dùng cát căn 30 g, rau má 20 g giã nát, chế thêm nước, vắt lấy nước cốt uống trong ngày.

- Trẻ sơ sinh miệng mím chặt, sùi bọt mép, không bú được: Lấy một đoạn dây sắn dây đốt thành than, nghiền mịn, dùng khoảng 3-5 g bột hòa với sữa mẹ, nhỏ vào miệng trẻ. Làm như vậy vài lần trẻ sẽ mở miệng và bú được.

- Ngực nóng, thổ huyết không ngừng: Củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy 500 ml uống.

Theo Báo Nông Nghiệp

Món ăn giúp trị viêm gan mạn

Trong trị liệu bệnh chứng, Đông y có nhiều cách như dùng thuốc thang, thuốc hoàn tán, cứu và châm cứu… nhưng đặc biệt là món ăn thuốc vừa tiện lợi, lại dễ ăn khiến cho mỗi khi người bệnh uống thuốc mà vẫn cho rằng là món ăn chứ không phải là thuốc.


Song trong trị liệu chứng viêm gan mạn vấn đề ăn uống nhiều khi còn quan trọng hơn cả dùng thuốc. Đông y có những món ăn bài thuốc giúp chữa trị hoặc hỗ trợ quá trình trị liệu chứng viêm gan mạn, đã được kiểm chứng trên thực tế và có thể áp dụng trong điều kiện gia đình. Tùy vào bệnh cảnh biểu hiện mà chọn lựa sử dụng sao cho phù hợp, an toàn.

Nhân trần mạch nha hồng táo thang: phù hợp cho trường hợp viêm gan mạn với các triệu chứng như hai bên sườn trướng đau, bụng trướng, ngực khó chịu hoặc lợm giọng, nôn ọe nước chua, kém ăn, đau bụng, tiêu chảy, khắp mình đau buốt, rêu lưỡi mỏng, mạch huyền.

Nhờ phương này có công hiệu xúc tiến chứng năng gan, thông mật, thanh nhiệt, trừ thấp, tiêu thực, trừ trướng.

Phương gồm: Nhân trần 15g, mạch nha (hoặc cốc nha, tức mầm thóc) 20g, hồng táo (táo tàu) 10 quả, đường trắng vừa đủ ngọt. Táo tàu đem ngâm nước ấm một lúc rồi rửa sạch. Cho nhân trần, mạch nha và táo vào nồi, đổ nước vào cho ngập thuốc, đun sôi, giữ lửa nhỏ khoảng 30 phút, sau đó cho thêm chút đường vào. Chia làm hai phần dùng 2 lần trong ngày; uống nước, ăn táo, bỏ bã.

Gan lợn xào củ cải: Có công dụng điều trị nhất định đối với bệnh viêm gan mạn và viêm túi mật, phòng biến chứng từ viêm gan sang ung thư gan. Nhờ công hiệu của phương là bổ gan, sáng mắt, thanh nhiệt, tiêu thực.

Phương gồm: Gan lợn 250g, củ cải 250g, dầu thực vật, bột mỳ, muối, mì chính, gia vị vừa đủ. Gan lợn đem rửa sạch, thái lát mỏng, trộn đều với muối, tẩm chút bột mỳ. Củ cải cũng thái mỏng, cho một thìa dầu thực vật vào chảo đun nóng già, cho gan lợn vào xào độ 3 phút rồi đổ củ cải vào tiếp khoảng 3 phút, thêm mắm muối, gia vị rồi múc ra là ăn được. Dùng làm thức ăn trong bữa cơm hằng ngày.

Ba ba hấp với gừng: Đây là món ăn có nhiều chất bổ, rất tốt với những bệnh nhân viêm gan mạn, cơ thể suy nhược. Nên dùng tốt cho những trường hợp viêm gan kèm theo sốt nhẹ, đêm ngủ ra mồ hôi trộm. Nhờ công hiệu của phương là dưỡng âm thanh nhiệt.

Phương gồm: Ba ba một con cỡ 200-300g, gừng tươi 5g, muối, rượu nếp mỗi thứ một chút. Dùng nước nóng rửa sạch bên ngoài, mổ bụng, bỏ ruột, giữ lại gan và trứng, rửa sạch, lau khô. Đặt ngửa con ba ba lên một cái đĩa, cho gừng đã thái lát, muối và một chút rượu nếp vào bụng. Đem hấp cách thủy 30-45 phút. Có thể dùng làm món điểm tâm hoặc làm thức ăn trong bữa cơm, chú ý là cần ăn lúc nóng.

(Theo Sức khoẻ đời sống)

Sắn dây – Vừa uống vừa chữa bệnh

Bột sắn dây từ lâu được nhiều người biết tới như một thực phẩm giải nhiệt rất tốt. Thế nhưng ít ai biết toàn bộ cây sắn dây, từ dây leo tới hoa, củ đều có thể dùng làm thuốc. Chúng tôi giới thiệu những bài thuốc trị bệnh từ loại cây này.

1. Dây sắn dây:

Dùng dây sắn đốt chưa cháy hoàn toàn rồi đem tán bột, uống với nước. Tác dụng: trị viêm họng, viêm thanh quản cấp tính.

2. Hoa sắn dây:

Dùng 20-40 gr hoa sắn dây (loại khô) đem nấu nước uống. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhất là giải rượu.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

3. Củ sắn dây:

Theo Đông y, củ sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình, đi vào kinh tỳ, vị, phế, bàng quang, có tác dụng thanh nhiệt.

Củ sắn dây cạo sạch vỏ ngoài, thái mỏng theo chiều dọc, phơi khô dùng làm thuốc trị cảm nắng, khô cổ khát nước, ban sởi không mọc được. Mỗi lần nấu từ 8-30 gr, có thể nướng vàng (hay sao vàng) rồi nấu nước uống.

Củ sắn dây nướng vàng, rồi sắc hoặc tán bột dùng có tác dụng trị tiêu chảy khó tiêu.

Ngoài ra, củ sắn dây tươi đem rửa sạch, luộc mềm, ăn sẽ tốt cho tỳ vị và mát cơ thể.

4. Bột sắn dây:

Bột củ sắn dây đem pha với nước lọc, đường, chanh trị chứng cảm nắng đau đầu, khô mũi, tiểu vàng. Bột sắn dây còn trị được kiết lỵ do ăn nhiều thức ăn cay, nóng - bằng cách hòa bột với nước cho tan đều, thêm vào một ít đường, rồi bắc lên bếp, khuấy đều tay đến khi dung dịch này đặc lại là dùng được.

5  Một số ứng dụng cụ thể khác

- Chảy máu mũi suốt ngày không ngừng, tâm thần phiền muộn: Củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy nước cốt, uống mỗi lần một chén con.

- Rắn cắn: Giã lá sắn dây tươi vắt lấy nước uống, bã đắp lên nơi rắn cắn.

- Vết thương chảy nhiều máu: Dùng lá sắn dây tươi giã nát, đắp vào vết thương.

- Viêm ruột, đau bụng đi ngoài giống kiết lỵ, cồn cào, buồn bực, nôn ọe do uống nhầm các thứ thuốc quá nóng: Dùng bột sắn dây quấy đường uống; hoặc dùng lá sắn dây 30 g, rau má 20 g giã nát, chế thêm nước, vắt lấy nước cốt uống trong ngày.

- Trẻ sơ sinh miệng mím chặt, sùi bọt mép, không bú được: Lấy một đoạn dây sắn dây đốt thành than, nghiền mịn, dùng khoảng 3-5 g bột hòa với sữa mẹ, nhỏ vào miệng trẻ. Làm như vậy vài lần trẻ sẽ mở miệng và bú được.

- Ngực nóng, thổ huyết không ngừng: Củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy 500 ml uống.

                                                                           Theo Phụ Nữ

Bệnh “người gạo”

Nhiễm ấu trùng sán lợn là một bệnh mạn tính gây tổn thương ở da, cơ, não... do các u nang sán lợn (trong có đầu sán) gây nên. Bệnh làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ ở da đến gây động kinh ở não, làm giảm trí nhớ hoặc  rối loạn vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bệnh nhân.

Sán dây lợn gây bệnh như thế nào?

Bệnh sán dây lợn có ở khắp mọi nơi, nhất là ở những vùng có phong tục ăn thịt lợn sống, chưa nấu chín hoặc quản lý phân chưa tốt. Sán dây lợn dài từ 2- 3m hoặc hơn, gồm nhiều đốt, có đốt cổ mảnh, có đốt thân trưởng thành, có đốt già. Trong một đốt sán già có thể chứa tới 55.000 trứng,  những đốt già ở cuối thường rụng thành từng đoạn 5,6 đốt liền nhau theo phân ra ngoài. Người là vật chủ chính của sán, còn vật chủ phụ là lợn. Khi lợn ăn phải đốt sán hoặc trứng sán, trứng sán qua dạ dày đến ruột lợn, ấu trùng chui qua thành ruột vào hệ thống tuần hoàn và đi khắp cơ thể lợn. Sau khi lợn ăn phải ấu trùng từ 24-72 giờ, ấu trùng sán sẽ cư trú ở các mô liên kết hoặc ở cơ, sau 2 tháng ấu trùng tạo thành một nang có vỏ bọc ngoài (kích thước 17- 20 x 7-10mm), nên gọi là  gạo lợn (cysticereus cellulosae), trong nang có dịch màu trắng, có mẩu đầu sán với 4 giác và 2 vòng móc.

Ngoài lợn còn có chó, mèo hoặc người đều có thể là vật chủ phụ của sán dây lợn. Khi người ăn phải trứng sán dây lợn qua thức ăn, hoặc tự nhiễm do đang mắc sán trưởng thành ký sinh ở ruột non, bị nôn ọe trong lúc say tàu, xe, phụ nữ có thai, bệnh nhân sốt cao... làm cho những đốt sán già rụng ở ruột non theo nhu động đi ngược lên dạ dày, do tác dụng của dịch tiêu hoá, trứng từ các đốt già được giải phóng ra xuống tá tràng, hàng nghìn ấu trùng thoát ra khỏi trứng và chui qua thành ruột vào hệ tuần hoàn đi khắp cơ thể, vào các cơ, các mô, phát triển thành nang ấu trùng sán (cysticereus cellulosae). Người có nang ấu trùng sán còn gọi là người gạo.

Tổn thương trên “người gạo” do nhiễm sán lợn.

Dấu hiệu nhận dạng bệnh

Tùy vị trí của nang ấu trùng sán mà có các tổn thương: ở da thường gặp các nang  nhỏ bằng hạt đỗ hoặc hạt dẻ, tròn, chắc, không đau, di động trên nền sâu và lăn dưới da, màu da ở trên bình thường. U nang sán thường nổi ở mặt trong cánh tay hoặc ở bất kỳ vị trí nào và có tính chất đối xứng. Rất hiếm khi các u nằm bên cạnh dây thần kinh và gây đau dây thần kinh. U nang sán sau nhiều năm sẽ bị vôi hoá, lúc này có thể phát hiện được bằng chụp Xquang.

Nang ấu trùng ở não gây triệu chứng như một u não hoặc có thể gây nên nhiều triệu chứng không đặc hiệu như tăng áp lực sọ não, cơn động kinh, suy nhược trí năng, rối loạn tâm thần, bệnh nhân có thể bị  liệt, thậm chí bị đột tử.

Ở mắt, nang  ấu trùng có thể nằm trong hốc mắt, mi mắt, trong kết mạc, thuỷ tinh thể, tiền phòng... gây giảm thị lực hoặc bị mù tùy theo vị trí của ấu trùng trong mắt. Nang ấu trùng ở cơ tim có thể  làm tim đập nhanh, tiếng tim bị biến đổi, bệnh nhân dễ bị ngất.

Xét nghiệm chọc hút tại nang ấu trùng có một ít dịch trong. Xét nghiệm phân có thể thấy đốt sán và trứng sán. Sinh thiết u nang ở da tìm thấy ấu trùng sán lợn. Chụp Xquang não thất hoặc soi đáy mắt phát hiện thấy u nang sán hoặc ấu trùng sán lợn.

Chẩn đoán phân biệt nang ấu trùng sán lợn với các u nang bã, u mỡ, u sarcoidose.

Tiến triển và tiên lượng: tổn thương ở da lâu ngày có thể vôi hoá ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Tổn thương não phụ thuộc vào vị trí của nang ấu trùng sán.

Những lưu ý khi điều trị

Điều trị bệnh  sán đường ruột: thuốc có thể sử dụng là quinacrin, người lớn uống từ 0,9 - 1,2g chia liều nhỏ. Thuốc nhuận tràng cần uống trước một ngày để làm giảm chất nhầy bám quanh thân sán. Sau khi uống thuốc 1 giờ phải dùng thuốc tẩy, vì nếu dùng thuốc tẩy chậm hơn  thì quinacrin sẽ ngấm vào máu gây độc. Thuốc niclosamide 0,5g uống 4 - 6 viên (1 liều), thuốc không độc, hiệu quả cao. Buổi sáng nhai từng viên một, nhai thật kỹ, nhai 10 phút uống với một ít nước. Sau khi uống thuốc có thể thấy trứng và các đốt sán bị dập nát và đào thải ra ngoài. Thuốc nam: có thể dùng hạt bí đỏ hoặc hạt cau điều trị sán ở đường ruột.

Việc điều trị bệnh nang ấu trùng sán lợn ở não hiện nay vẫn là một vấn đề nan  giải. Thuốc có thể dùng  là praziquantel, methifolat, DEC.

Điều  trị nang ấu trùng ở da, có thể phẫu thuật khi thật cần thiết vì yếu tố thẩm mỹ hoặc các u nang chèn ép các dây thần kinh. Tiêm hút dịch ở u nang, bơm 0,5ml nước cất vào u nang để tiêu diệt đầu sán lợn.

Phòng bệnh: không ăn thịt lợn sống hoặc chưa nấu chín. Nếu có bệnh sán lợn  đường tiêu hoá  thì cần tích cực điều trị để dự phòng bệnh u nang sán lợn dưới da. Quản lý phân, không dùng phân tươi bón tưới rau.

ThS. Bùi Hữu Thời