Lưu trữ cho từ khóa: nổi mụn

Nổi nhiều nốt chấm nhỏ chìm sâu vào da ở lòng bàn tay là do bệnh gì?

Dạo gần đây không hiểu sao mà lòng bàn tay em liên tục bị nổi lên rất nhiều nốt chấm nhỏ chìm sâu vào da, có cảm giác mọng nước và khá ngứa.

Ban đầu chúng chỉ mọc lưa thưa nhưng ngày càng đẻ ra nhanh và đến giờ đã gần như kín lòng bàn tay, thậm chí có vài nốt còn nhoi lên hẳn trên bề mặt da. Cách đây vài ngày, em lại phát hiện có 2 nốt như vậy nhưng kích thước lớn hơn một chút xuất hiện ở dưới lòng bàn chân, cảm giác lúc đi lại rất cộm và khó chịu. Mong bác sĩ giải đáp liệu em có mắc phải bệnh gì nguy hiểm không và cách chữa trị ra sao ạ? Em xin cảm ơn! - (lano…@gmail.com).

noi-nhieu-not-cham-nho-chim-sau-vao-da-o-long-ban-tay-la-do-benh-gi

Trả lời:

Chào em,

Theo những gì em mô tả trong thư thì bác sĩ Mèo nghĩ nhiều khả năng là em đã mắc phải bệnh chàm tổ đỉa (hay còn gọi là Eczema).

Đây là một thể đặc biệt của bệnh chàm, khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân và rìa các ngón.

Bệnh thường gặp ở độ tuổi dưới 40, nam nữ có tỷ lệ bằng nhau. 90% trường hợp gặp ở lòng bàn tay và các rìa ngón tay hoặc là chỉ gặp một trong hai chỗ đã nói trên, còn ở lòng bàn chân và rìa ngón chân thì ít gặp hơn.

Tổn thương đối xứng và bệnh thường không bao giờ vượt quá cổ tay, cổ chân. Bệnh xảy ra từng đợt, trước khi nổi mụn nước thường có cảm giác ngứa, rát, một số trường hợp kèm tăng tiết mồ hôi.

Mụn nước của bệnh chàm tổ đỉa thường có xu hướng khô ít khi tự vỡ, rồi để lại một điểm dày sừng màu vàng đục, tróc da. Khi bị nhiễm khuẩn thì mụn nước hoặc bóng nước sẽ đục, sưng đỏ kèm theo sưng hạch bạch huyết ở vùng kế cận và người bệnh nóng sốt.

Nguyên nhân gây bệnh chàm tổ đỉa rất phức tạp. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

– Dị ứng với hóa chất trong sinh hoạt như dầu mỡ, thuốc kháng sinh, xà bông thơm, xà phòng giặt, chất tẩy rửa, dầu thơm, xi măng, vôi…

– Nhiễm khuẩn do tiếp xúc với đất, nước bẩn, sinh hoạt trong môi trường nóng ẩm.

– Tăng tiết mồ hôi tay chân liên quan đến rối loạn thần kinh giao cảm.

– Thói quen sử dụng giày dép chật với chất liệu da.

– Ăn quá nhiều hải sản, trứng, thịt gà, bò, đậu phộng, đậu nành, đồ lên men.

Bệnh tiến triển dai dẳng, hay tái phát theo chu kỳ thành mãn tính, gây trở ngại lớn cho cuộc sống và sinh hoạt.

Việc điều trị tổ đỉa thường khó khăn vì bệnh là kết hợp giữa hai yếu tố nhiễm khuẩn và dị ứng. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ phải dùng đến các thuốc chống nhiễm khuẩn, chống nấm, chống dị ứng toàn thân hoặc tại chỗ.

Vì vậy, bác sĩ Mèo khuyên em hãy nhanh chóng đến bệnh viện chuyên khoa khám trực tiếp để nhận được chỉ định điều trị thích hợp và kịp thời đối với tình trạng của mình.

Ngoài ra, em cũng nên chú ý thực hiện những điều sau để tránh làm bệnh nặng thêm:

– Tránh bóc vảy, cậy mụn. Nên rửa tay chân nhẹ, không cào gãi, làm xây xước các mụn nước đề phòng nhiễm khuẩn phụ.

– Tuyệt đối không tiếp xúc xăng dầu, mỡ, xà phòng, hóa chất, thuốc tẩy rửa. Khi cần phải đeo găng bảo vệ.

– Cắt ngắn móng tay và giữ khô, sạch da lòng bàn tay, lòng bàn chân.

– Uống thêm các loại vitamin như A, B, C. Nếu mụn nước bị vỡ, có thể bôi thuốc sát khuẩn tránh nhiễm khuẩn và uống thêm kháng sinh.

Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!

Theo Kenh14.vn

Tại sao thường xuyên có mụn ở vùng kín?

Mụn “vùng kín” là những mụn có đầu trắng. Những mụn này chỉ ảnh hưởng ở vùng da xung quanh “vùng kín” và sẽ tự hết sau một thời gian.
Tôi 31 tuổi, đã có gia đình và 2 con và là nhân viên văn phòng. Khoảng 3 tháng nay, tôi thấy “vùng kín” có hiện tượng lạ là thường xuyên bị mụn. Tôi thường để tự nhiên cho mụn tự khỏi nhưng sau đó vài hôm mụn lại xuất hiện. Tình trạng này liên tục tái diễn khiến tôi rất khó chịu và lo lắng. Ngoài bị nổi mụn, tôi không có biểu hiện gì đặc biệt (không ra nhiều dịch, không có mùi hôi, không rát).
Bác sĩ cho tôi hỏi như vậy là tôi bị làm sao? Có cách nào để trị dứt tình trạng này không? Tôi xin cảm ơn bác sĩ! (Thanh Hoa)

BS. Hoa Hồng tư vấn:

Bạn Thanh Hoa thân mến,
Qua những mô tả của bạn, có nhiều khả năng bạn bị mụn sinh dục (mụn rộp “vùng kín”) hoặc viêm nang lông.
Mụn sinh dục là bệnh phụ khoa khá phổ biến. Nguyên nhân gây bệnh thường do quan hệ tình dục không an toàn, hoặc do ma sát, lông vùng kín mọc ngược hoặc tuyến mồ hôi bị tắc… Khi mắc bệnh, quanh bộ phận sinh dục thường xuất hiện triệu chứng rát, nóng, nổi mụn nước nhỏ thành chùm và vỡ ra, đóng vảy.
mun
Ảnh minh họa
Thông thường, mụn xuất hiện ở “vùng kín” là những nốt mụn có đầu trắng. Những mụn này thường chỉ ảnh hưởng ở vùng da xung quanh “vùng kín”, sẽ tự hết sau một thời gian nhưng cũng rất dễ tái phát.
Cũng giống như mụn xuất hiện ở các bộ phận khác trên cơ thể, mụn ở “vùng kín” có thể do vi khuẩn lây nhiễm ở các lỗ chân lông xung quanh “vùng kín” gây ra. Nó cũng có thể là kết quả của sự thay đổi kích thích tố trong cơ thể, chẳng hạn như khoảng thời gian kinh nguyệt của bạn gái hoặc do sự kém vệ sinh, dị ứng với bột giặt hay chất làm mềm vải, mặc quần áo quá chật…
Viêm nang lông là tình trạng có mụn mủ xuất hiện ở vùng lông ở “vùng kín”. Tình trạng nhiễm trùng này do yếu tố vệ sinh kém, sức đề kháng cơ thể giảm hoặc bị bệnh tiểu đường. Bệnh này có thể điều trị bằng kháng sinh, kháng viêm, chống ngứa… kết hợp vệ sinh sạch sẽ.
Nếu bạn thường xuyên giữ “vùng kín” khô thoáng, vệ sinh sạch sẽ và tránh các chất dị ứng… thì tình trạng mụn ở “vùng kín” sẽ ít khi xuất hiện hoặc tái phát. Còn nếu trong trường hợp mụn giộp này là do viêm nhiễm thì bạn cần đi khám để được kê các loại thuốc chữa trị triệt để (ví dụ như thuốc kháng sinh).
Để biết chính xác tình trạng mụn “vùng kín” của bạn là do nguyên nhân gì thì bạn nên khám phụ khoa và khám tổng quát để được bác sĩ kê đơn thuốc hoặc tư vấn hướng điều trị thích hợp, hiệu quả và triệt để nhất. Đối với mỗi loại mụn do nguyên nhân khác nhau, cách thức điều trị cũng có thể không giống nhau.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Theo ttvn.vn
The post Tại sao thường xuyên có mụn ở vùng kín? appeared first on Tin Sức Khỏe.

Nổi mụn khi mang thai, sau sinh có hết?

(Webtretho) Mụn luôn là "cơn ác mộng" của mọi phu nữ, dù là thiếu nữ mới lớn hay bà mẹ mang thai. Điều đáng nói là mụn thường hoành hành dữ dội hơn khi bạn mang thai do nội tiết thay đổi mạnh. Liệu chúng có "lui quân" sau khi mẹ sinh con không nhỉ?

>> Cùng chia sẻ nỗi buồn mụn nhọt với các mẹ đã và đang mang thai nhé!

Sức khỏe và những biểu hiện ở mặt

Cơ thể có nhiều cách khác nhau để nói cho bạn biết những gì đang xảy ra có liên quan trực tiếp đến sức khỏe.

Trán nổi mụn

Theo y học Trung Quốc, trán liên quan đến hệ tiêu hóa và khu vực giữa hai hàng lông mày liên quan đến gan. Vì vậy, khi bạn nạp quá nhiều chất cồn thì sẽ gây ra mụn ở khu vực này, vốn thường sẽ mất đi sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu mụn thường xuyên mọc ở đây, điều này có thể chỉ ra rằng chế độ ăn uống của bạn thiếu chất dinh dưỡng.

Phải làm gì? Bạn cần tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung đủ nước.

mat
Nên kiểm tra nồng độ hormone trong cơ thể nếu thường xuyên nổi mụn ở cằm -
Ảnh: Shutterstock

Mụn trên má

Có một vài lý do cho điều này. Lý do đơn giản là dị ứng với mỹ phẩm hoặc khăn trải giường bẩn. Còn phức tạp hơn là phổi bạn có vấn đề. Khu vực này được cho là có liên quan đến phổi và má nổi mụn có thể là kết quả của suy hô hấp. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người hút thuốc lá, bệnh nhân hen và những người bị dị ứng dễ nổi mụn trên má.

Phải làm gì? Nổi mụn tạm thời có thể được cải thiện bằng cách thay khăn trải giường thường xuyên và loại bỏ mỹ phẩm cũ. Còn nếu mụn tái diễn thì bạn cần được bác sĩ kiểm tra.

Mụn ở cằm

Bạn có thể bị mất cân bằng nội tiết tố nếu nổi mụn ở cằm và quai hàm. Mụn cũng xuất hiện ở phụ nữ trong một số giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu mụn nổi dai dẳng thì có thể đó là tình trạng rối loạn nội tiết như hội chứng buồng trứng đa nang.

Phải làm gì? Kiểm tra nồng độ hormone trong cơ thể bạn.

Thâm quầng và túi mọng dưới mắt

Những vấn đề này chủ yếu là do di truyền, song nếu bạn cảm thấy chúng ngày càng tệ hơn hoặc đột nhiên xuất hiện, đó có thể liên quan đến thận. Những thay đổi kể trên có thể cảnh báo bạn bị mất nước hoặc các độc tố đang hình thành.

Phải làm gì? Uống nhiều nước và giảm bớt chất cồn, muối, caffeine. Có thể bạn bị thiếu máu do thiếu vitamin B12 hoặc chất sắt.

Thay đổi màu sắc của lưỡi

Lưỡi bạn có thể chỉ ra một số vấn đề sức khỏe – thiếu máu do thiếu chất sắt, folate, vitamin B12 – gây đau, ngứa lưỡi hoặc đỏ nhạt. Mặt khác, nếu lưỡi nhuốm màu hơi xanh, nó có thể cho biết tình trạng thiếu ô xy trong máu, trong khi các tổn thương màu trắng có thể là dấu hiệu của bệnh tưa miệng.

Phải làm gì? Tới bệnh viện và thăm khám kỹ lưỡng.

Lông quá nhiều

Hội chứng buồng trứng đa nang được cho là gây ra quá nhiều lông trên cơ thể hoặc trên mặt phụ nữ. Rối loạn nội tiết là tình trạng phổ biến gây ra rất nhiều lông trên cơ thể cũng như mụn trứng cá, tăng cân và kinh nguyệt không đều.

Phải làm gì? Hỏi ý kiến bác sĩ phụ khoa.

(Theo Thanhnien)

Uống nhiều sữa tăng nguy cơ mọc mụn

 

Một vài phương pháp chăm sóc da mà bạn vẫn hằng tin tưởng rằng chúng sẽ giúp làn da của bạn trở nên đẹp hơn không thực sự đúng như bạn nghĩ. Dưới đây là 6 lầm tưởng về chăm sóc da bạn cần lưu tâm.

Sữa tốt cho da của bạn?

Nhiều người không mong đợi khi thấy thực phẩm vô hại như vậy lại xuất hiện trong danh sách này. Nếu bạn uống sữa như một phần của thói quen hàng ngày hay thỉnh thoảng đi nữa thì rất có thể đó cũng là kích thích tố gây ra mụn trứng cá. Theo nghiên cứu của trường Sức khỏe cộng đồng Harvard, cả sữa nguyên kem hay sữa tách béo đều làm tăng nguy cơ mọc mụn.

Tất cả kem chống nắng đều như nhau?

Đó là một sai lầm nghiêm trọng. Bạn cần biết rằng, trong ánh nắng mặt trời có cả tia UVA và UVB. Khía cạnh quan trọng nhất cần phải xem xét khi chọn kem chống nắng là nó bảo vệ da khỏi sự tác động của cả 2 tia đó.

Uống hàng “tấn” nước để da khỏe mạnh?

“Huyền thoại” này có phần đúng, uống nhiều nước rất tốt cho da. Đó là điều bắt buộc nhưng bạn cũng cần ăn những loại thực phẩm chứa nhiều nước. Nước uống rất tuyệt vời nhưng nó thoát ra khỏi cơ thể của bạn khá nhanh nên hãy thường xuyên ăn những loại rau quả như xà lách, dưa hấu, bí xanh, bông cải xanh.

Da nên rửa càng sạch càng tốt?

Biện pháp này được khá nhiều bạn gái áp dụng, họ liên tục chà xát đến khi gương mặt sạch bóng thì thôi. Nhưng sự thật là bạn cần phải nhẹ nhàng, quá mạnh tay sẽ gây tổn hại rất lớn đến làn da. Nên thoa kem dưỡng ẩm để làn da luôn mịn màng.

Có thể thu nhỏ lỗ chân lông?

Ở bất kỳ điểm chăm sóc da nào, bạn cũng sẽ thấy vô vàn các sản phẩm với những tuyên bố sẽ thu nhỏ và làm lỗ chân lông biến mất, nhưng đó chỉ là “huyền thoại”. Debra Jailman – bác sĩ da liễu của New York cho biết lỗ chân lông được di truyền và không thể thu nhỏ chúng hoặc làm chúng biến mất. Những gì chúng ta có thể làm là giảm thiểu sự xuất hiện của chúng bằng cách tẩy tế bào chết và tránh các sản phẩm quá nhiều dầu.

Sản phẩm chăm sóc da cao cấp là tốt nhất

Một sản phẩm đắt tiền và bao bì đẹp không đảm bảo sẽ mang lại cho bạn làn da đẹp. Vì vậy, đừng dể thương hiệu “đánh lừa”, quan trọng là nó phù hợp với làn da của bạn.

(Theo CNMS)