Lưu trữ cho từ khóa: nổi mề đay

Vấn đề dị ứng thực phẩm ở bà bầu

Yếu tố dinh dưỡng đối với phụ nữ mang thai là vô cùng quan trọng. Bà bầu nên ăn những loại thức ăn tươi ngon, dễ tiêu hóa, chứa nhiều dưỡng chất và cần tránh các loại thức ăn dễ gây dị ứng như: lúa mì, yến mạch, tôm, đậu phộng… để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.

Bà bầu nên đề phòng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng

Nhóm thức ăn dễ gây dị ứng

- Một số loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch, yến mạch.

- Tôm, cua, trứng, cá và các thực phẩm từ trứng.

- Đậu phộng, đậu nành, hạt dẻ.

- Sữa và các sản phẩm từ sữa.

Cơ chế gây dị ứng

Chất gây dị ứng có trong thức ăn khi vào cơ thể sẽ gây ra phản ứng quá mẫn cảm. Đầu tiên, cơ thể sản sinh ra một loại kháng thể đặc dị, được gọi là protein miễn dịch IgE. Nếu lại tiếp tục ăn thức ăn ấy, chất gây mẫn cảm sẽ thúc đẩy IgE kết hợp với tế bào phì đại của hệ thống miễn dịch để tạo ra histamine. Histamine sinh ra trong các tổ chức, cơ quan khác nhau sẽ gây nên những bệnh lý khác nhau. Ví dụ, histamine phóng ra ở mũi, vòm miệng và họng sẽ làm cho việc nuốt, thở khó khăn; phóng ra ở ruột thì gây đau rát như bị bỏng và đi tả; nếu phóng ra trên da sẽ gây mẩn ngứa, nổi mụn…

Cũng có một số thức ăn chứa chất xúc tiến có khả năng sinh histamine như: cá, nhiều loại pho mát, thực phẩm lên men, rượu vang đỏ, chocolate… Đặc biệt, cá (nhất là cá đông lạnh) thường sản sinh nhiều histamine ở mặt ngoài. Thực phẩm dễ gây dị ứng nhất là các chế phẩm từ sữa, trứng, trai, sò, ốc, đậu nành, đậu vàng, lạc, hạnh đào…

Tác hại của dị ứng đối với phụ nữ có thai

Người có thai mà ăn những loại thức ăn dễ gây dị ứng không những có thể gây sảy thai, đẻ non, gây dị dạng thai nhi mà còn tăng nguy cơ bị bệnh cho trẻ sau khi chào đời.
Căn cứ vào nghiên cứu phát hiện của các học giả Mỹ thì có khoảng 50% loại thức ăn có tác dụng gây dị ứng đối với cơ thể con người và được phân ra làm hai loại đó là: dị ứng ngấm ngầm và dị ứng hiện rõ ra ngoài.

Đối với với phụ nữ có thai nếu bị dị ứng sẽ lây nhiễm sang con. Bố mẹ có tiền sử bị dị ứng một số thực phẩm thì sau này có thể con cái cũng bị như thế. Thêm vào đó, những thức ăn dễ bị dị ứng đó được tiêu hoá, hấp thu có thể từ đế cuống rốn vào trong tuần hoàn huyết dịch của thai nhi. Đó là nguyên nhân làm trở ngại đến sinh trưởng, phát dục của thai nhi, hoặc trực tiếp làm tổn hại đến một số cơ quan như: phổi, phế quản. Theo đó, thai có thể bị dị dạng hoặc bệnh tật ngay còn trong bụng mẹ.

Cách phòng tránh

Dị ứng thức ăn là vấn đề thai phụ hoàn toàn có thể tự mình phòng tránh để giảm thiểu đến mức tối đa. Sau đây là một số mách nhỏ cho bạn:

- Nếu trước khi mang thai, bạn đã dị ứng với một loại hay một số thực phẩm nào đó thì khi mang thai không được ăn loại thực phẩm này.

- Tránh ăn những loại thức ăn mà trước đây chưa ăn bao giờ, hoặc các thức ăn đã ôi thiêu, để qua ngày, biến chất.

- Sau khi dùng một số loại thức ăn nào đó, nếu thấy có những hiện tượng như: ngứa toàn thân, nổi mề đay hoặc đau bụng, tiêu chảy… cần kịp thời tìm hiểu nguyên nhân thức ăn.

- Không ăn quá nhiều các loại thức ăn dễ gây dị ứng như: cá biển, tôm, cua, nhộng, các loại thực phẩm thuộc nhóm nhuyễn thể (có vỏ cứng như ốc, sò, hến…) và những loại thứa ăn có tính chất kích thích thuộc đắng, cay như rượu, hạt tiêu…

- Khi dùng những thực phẩm thuộc loại protein dị ứng như: gan, thận, trứng, sữa… cần phải được sào nấu chín thật kĩ mới được ăn. Tuyệt đối không ăn các loại thực phẩm như: rau sống, gỏi cá…

Có hơn 70 loại thực phẩm được miêu tả là nguyên nhân gây dị ứng. Quá trình sản xuất, chế biến, phối trộn thực phẩm có thể làm tăng, hoặc giảm tính dị ứng của thực phẩm. Hiện nay, có thể thông qua một loạt thử nghiệm để xác định cơ thể có mẫn cảm hay không với một loại thức ăn nào đó. Một phương pháp phổ biến là thí nghiệm hấp phụ phóng xạ PRIST: đắp chất nghi ngờ gây dị ứng lên da bắp tay, sau đó quan sát phản ứng ở da để xác định. Do vậy, các thai phụ cũng cần hết sức chú ý trong vấn đề ăn uống nhất là đối với loại thực phẩm dễ gây dị ứng.

Meo.vn (Theo Meyeucon)

Cô gái biến thành bà lão xuất hiện trên báo Anh

Từ một phụ nữ trẻ sau vài năm bỗng già đi mấy chục tuổi, câu chuyện buồn của chị Nguyễn Thị Phượng, 26 tuổi ở thị trấn Giồng Trôm, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre đã khiến rất nhiều người ngạc nhiên và thương cảm.

Căn bệnh lạ gây xôn xao dư luận của chị Phượng đã được tờ Daily Mail của Anh đưa tin hôm 14/10. Tờ nhật báo bán chạy thứ 2 nước Anh đã kể lại khá chi tiết câu chuyện của cô gái 26 tuổi này.

Tờ này trích lời chị Phượng cho biết khuôn mặt chị bị sưng và nổi mề đay từ năm 2008 sau một lần ăn hải sản nhưng do gia đình khó khăn nên chị không có tiền chữa bệnh. Hồi đầu tháng này, khi được báo chí đưa tin, các bác sĩ đã đề nghị khám chữa miễn phí cho chị.

Hình ảnh của chị Phượng trên tờ Dailymail - tờ báo bán chạy thứ 2 nước Anh sau The Sun

Tờ Dailymail đã đưa ra hai dự đoán. Dự đoán đầu tiên cho rằng đây có thể là hiện tượng Lipodystrophy – một hội chứng hiếm gặp khiến một lớp mô mỡ dưới bề mặt da tan rã trong khi da tiếp tục phát triển với một tốc độ đáng ngạc nhiên.

Bệnh này hiện chưa có phương pháp điều trị. Nó khiến da trên cơ thể và khuôn mặt bệnh nhân có những nếp nhăn. Chỉ có 2.000 người trên thế giới được cho là mắc phải hội chứng này.

Chị Phượng và chồng, anh Tuyển, người vẫn hết lòng yêu thương vợ sau khi khuôn mặt và cơ thể chị thay đổi

Tuy nhiên, còn một trường hợp khác mà tờ này dự đoán, đó là hội chứng Cushing. Hội chứng này xảy ra khi một người có mức độ hormone cortisol cao trong máu.

Các triệu chứng thường gặp là tăng cân, mặt tròn do sự tích trữ chất béo phát triển ở đó và làm mỏng da. Hội chứng này thường xảy ra như một tác dụng phụ của việc điều trị bằng corticosteroid.

Tờ này cũng cho biết phụ nữ có nguy cơ mắc hội chứng Cushing cao gấp 5 lần nam giới. Hầu hết các trường hợp xảy ra ở độ tuổi từ 25 tới 40.

Hiện tại, chị Phượng đang được các bác sĩ đầu ngành của Việt Nam thăm khám và chẩn đoán. Sau khi câu chuyện của cô gái 26 tuổi được đăng tải trên Dailymail, hy vọng các chuyên gia trên thế giới sẽ vào cuộc và chị Phượng sẽ may mắn lấy lại được khuôn mặt trẻ trung, xinh đẹp như xưa.

Meo.vn (Theo Bee)

 

Thiếu nữ xinh đẹp biến thành bà lão

Một phụ nữ trẻ đẹp bị một cơn bệnh lạ, sau vài năm bỗng già đi mấy chục tuổi. Câu chuyện đầy bi kịch của chị tạo nên sự ngạc nhiên kỳ lạ cho mọi người. Chị tên là Nguyễn Thị Phượng, 26 tuổi, ngụ thị trấn Giồng Trôm, huyện Giồng Trôm (Bến Tre).

 

Chị Phượng thời xuân sắc ở tuổi 21, cách đây năm năm...

 

 

và chị Phượng cùng với chồng vượt qua hoàn cảnh bệnh tật hiện giờ - Ảnh: Ngọc Hậu

Hẹn gặp trước Bệnh viện Đa khoa huyện Giồng Trôm, đang loay hoay ngó trước ngó sau để tìm, bỗng bà cụ khoảng 70 tuổi bước đến hỏi: “Có phải anh là phóng viên báo Tuổi Trẻ không?”. Chúng tôi ngỡ ngàng. “Bà lão” giới thiệu: “Tôi là Phượng đây”.

Tai họa bất ngờ

Chúng tôi không thể tin được đứng trước mặt mình là cô gái mới 26 tuổi. Nhưng giọng nói đã giúp chúng tôi tin đây chính là Phượng. Vừa ngồi xuống nhà, Phượng lấy một xấp ảnh chụp năm 21 tuổi (khi lấy chồng) ra cho chúng tôi xem. “Cách đây năm năm tôi là một cô gái có chút nhan sắc chứ không đến nỗi tệ phải không? - Phượng nói - Tôi có tiền sử dị ứng với thức ăn hải sản. Khoảng năm 2008, sau một lần ăn hải sản tôi bị dị ứng nổi mẩn trên mặt và ngứa rất khó chịu. Ngứa đến mức đi ngủ vẫn phải gãi. Chồng bảo ngủ mà còn “gảy đàn”. Khổ lắm”.

"Vì hai người cưới nhau lúc Phượng là một cô gái xinh đẹp và biết rõ diễn biến bệnh của vợ nên tôi không có cảm giác sốc như người ngoài gặp Phượng lần đầu"

Anh Nguyễn Thành Tuyển (chồng chị Phượng)

Anh Nguyễn Thành Tuyển (34 tuổi, chồng chị Phượng) nói thấy vợ bị dị ứng, anh ra hiệu thuốc tây ở khu vực giáp ranh huyện Mỏ Cày Nam - Chợ Lách mua thuốc chống dị ứng cho vợ uống. Uống suốt mấy ngày không khỏi, anh Tuyển chở vợ đến bác sĩ trong huyện khám và được chẩn đoán “viêm da”, cho thuốc uống một tuần. Tuy nhiên, uống hết số thuốc này thì mặt chị Phượng bị sưng và nổi mề đay sần sùi trên da. Sợ quá, chị không dám uống thuốc tây nữa mà đến các phòng khám đông y ở thị trấn Giồng Trôm khám và xin thuốc uống.

Suốt thời gian đó chị Phượng đi khám khá nhiều ở các phòng khám đông y và được chẩn đoán bị... bệnh gan, tích nước nên bị sưng(?). Uống thuốc đông y sáu tháng trời, mặt có giảm sưng nhưng người mập thêm. Thế là hai vợ chồng quyết định chuyển sang thuốc bắc. Các lương y ở hiệu thuốc bắc vẫn cho rằng chị Phượng bị bệnh gan và bốc thuốc sắc uống suốt hai tháng ròng, tiền thuốc mỗi ngày 30.000 đồng.

Năm 2009, chị Phượng phải đeo khẩu trang che kín mặt suốt ngày để tránh ánh mắt tò mò của mọi người. Thương vợ, anh Tuyển dò hỏi thầy thuốc nào hay là anh đưa vợ đi khám. Nhưng uống bao nhiêu thuốc, gặp bao nhiêu thầy cũng không có dấu hiệu cho thấy bệnh thuyên giảm.

Vợ bệnh, anh Tuyển phải bỏ việc làm để lo cho vợ. Rồi đến lúc hai vợ chồng cạn sạch tiền nên không uống thuốc nữa. “Vợ chồng tôi coi đó là số phận mà ông Trời bắt phải chịu nên không chạy chữa nữa” - chị Phượng buồn bã nói. Do không có tiền nên hai vợ chồng này chưa một lần đến các bệnh viện lớn ở TP.HCM để khám xem mình bị bệnh gì, có chữa được hay không.

“Nhận dạng” bằng giọng nói

Bà Hồ Thị Hiệp, hàng xóm của chị Phượng, nói cách đây mấy năm Phượng là cô gái đẹp có tiếng trong vùng. Bẵng một thời gian đi làm ăn xa về, mọi người gặp lại Phượng đều giật mình, không ai nhận ra. Bà con thân tộc và hàng xóm nghe giọng nói mới tin đó là Phượng. Ông Lê Văn Thiệm, trưởng ấp 6, thị trấn Giồng Trôm, kể: “Mấy hôm rồi Phượng về quê giỗ ngoại, tôi gặp mà cứ nghĩ bà nào ở đâu tới chơi. Đến khi nghe giọng nói của Phượng tôi mới dám chắc. Nhìn thấy già nhưng giọng nói của Phượng vẫn còn trẻ và không có gì thay đổi so với năm năm trước”.

Chúng tôi về quê chồng Phượng ở xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc để tìm hiểu thêm. Ông Nguyễn Thanh Hùng (trưởng ấp Thanh Sơn 2) xác nhận Phượng có chồng là anh Tuyển, con dâu bà Nguyễn Thị The. Phượng về ấp Thanh Sơn 2 làm dâu được khoảng hai năm thì bị bệnh, mặt sưng lên rồi da bị nhăn lại trông già đi thấy rõ. Vì mặc cảm, Phượng cùng chồng và anh rể tên Nghiệp lên Bình Phước làm ăn. Phó công an xã Lê Phước Bình cũng khẳng định trước đây khi mới về làm dâu bà The thì Phượng rất xinh đẹp. Sau đó Phượng bị bệnh, sưng mặt và bị già đi rất lạ.

Phượng nói thêm: “Không chỉ gương mặt bị chảy xệ mà bụng cũng bị. Tôi chưa sinh đẻ lần nào nhưng da bụng giống như đã có 2-3 đứa con vậy. Da tay và vùng cổ cũng có hiện tượng lão hóa, nhăn nheo. Hồi tháng 9 đi khám bệnh đau dạ dày, một bác sĩ ở Bến Tre mới nói cho tôi biết mình bị bệnh lão hóa sớm”.

Hỏi chuyện vợ chồng trong thời gian chị bị bệnh, anh Tuyển bảo vẫn yêu thương vợ và gần vợ bình thường như hồi mới cưới. “Vì hai người cưới nhau lúc Phượng là một cô gái xinh đẹp và biết rõ diễn biến bệnh của vợ nên tôi không có cảm giác sốc như người ngoài gặp Phượng lần đầu. Chuyện vợ chồng khó nói, nhưng hãy hiểu đơn giản là tôi vẫn rất yêu thương vợ mình” - anh Tuyển tâm sự.

Về chuyện con cái, anh Tuyển nói: “Cũng có tính, nhưng bây giờ còn khó khăn quá nên phải lo làm để dành tiền chữa bệnh cho vợ cái đã”. Phượng kể bốn năm nay hai vợ chồng lên Bù Đốp (Bình Phước) sinh sống. Phượng nhận hạt điều nguyên liệu về bóc vỏ gia công cho các doanh nghiệp, còn anh Tuyển đi làm thợ mộc.

***

Phượng kết câu chuyện của mình: “Dù tôi già nua, xấu xí thế này nhưng ổng vẫn thương tôi như hồi trước. Có ổng tôi thấy tự tin hơn để làm ăn sinh sống”. Rõ ràng trong câu chuyện mang màu sắc “liêu trai chí dị” này, những người trong cuộc đang lấy tình nghĩa làm thứ quý nhất để đối đãi nhau vượt qua bệnh tật...

Có thể do ngộ độc thuốc

Nói về trường hợp của chị Phượng sau khi dùng thuốc một thời gian có biểu hiện già cơ thể, theo PGS.BS Mai Thế Trạch - nguyên chủ tịch Hội Nội tiết TP.HCM, có thể do những biểu hiện của dị ứng làm thay đổi da mặt, dáng vẻ của bộ mặt da cơ thể chứ chưa thể gọi là già vì các chức năng khác của tuổi già trên bệnh nhân không xuất hiện. Cụ thể là bệnh nhân không bị suy giảm trí nhớ hay bị suy giảm các chức năng sinh học của tim, thận, gan, phổi...

Ngay cả khi có biểu hiện tóc bạc thì cũng chỉ có thể do các độc tố có trong thuốc làm thay đổi sắc tố của tóc. Có thể chị Phượng là một trường hợp ngộ độc thuốc chưa rõ loại gì. Nếu bệnh nhân xác định được đã uống thuốc gì thì đem mẫu đi phân tích để xác định nguyên nhân có chất nào đó gây ra biểu hiện già cơ thể như vậy không.

Ông Mai Thế Trạch cho rằng trước tiên chị Phượng có thể đến Bệnh viện Da liễu TP.HCM khám kiểm tra xem có phải những biểu hiện do dị ứng cũ của chị gây ra biến đổi vậy không. Nếu không xác định được thì bệnh nhân có thể đến Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) để xét nghiệm tìm độc chất tồn dư trong máu. Tuy nhiên, phải xác định loại thuốc nào bệnh nhân dùng nhiều nhất để chú ý tìm hiểu về loại thuốc đó nhiều hơn. Còn nếu đã dùng nhiều loại thuốc quá thì rất khó tìm.

Meo.vn (Theo TT)

Tóc bạc và rụng nhiều nên điều trị như thế nào?

Em 21 tuổi nhưng tóc đã bạc rất nhiều. Xin bác sĩ cho em biết nguyên nhân vì sao?

Em có dùng qua hà thủ ô nhưng không khỏi. (Minh Tân - Q.5, TPHCM)

http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2011/06/19/50dse-co-thuoc-chong-bac-va-rung-toc.jpg
Ảnh minh họa

Có nhiều nguyên nhân gây tóc bạc sớm, BS đã trả lời trong những câu hỏi lần trước, em tham khảo nhé.

Về điều trị, hiện nay chưa có thuốc hữu hiệu để điều trị chứng tóc bạc sớm. Tuy nhiên, em có thể áp dụng cách chữa theo y học cổ truyền bằng hà thủ ô. Không rõ vừa qua em dùng hà thủ ô theo cách nào? Em cần lưu ý cách thực hiện bài thuốc:

Hà thủ ô nên dùng là loại hà thủ ô đỏ: ngâm với nước vo gạo, khi vỏ mềm thì bào bỏ vỏ. Xắt mỏng hà thủ ô và xếp vào xửng, một lớp đậu đen, một lớp hà thủ ô. Hấp đến khi đậu đen chín thì lấy hà thủ ô đem phơi khô. Ngày hôm sau lại dùng đậu đen mới hấp tiếp, lặp lại trong 9 lần, sau đó lấy hà thủ ô ra sao vàng và dùng như uống trà.

Em cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung thêm sinh tố nhóm B kèm B5 và vitamin H, ngủ nghỉ hợp lý, tránh căng thẳng lo âu hay làm việc quá sức, tập thể dục hay thể thao mỗi ngày đều đặn, uống nhiều nước và nên đi khám kiểm tra sức khỏe định kỳ.

BS Chuyên khoa

Em chào bác sĩ,

Cách đây 4 ngày em đi chích ngừa ung thư cổ tử cung nhưng khi về nhà em bị nổi mề đay khắp người mấy ngày liền. Ngoài ra, em còn bị xót ruột trước và cả sau khi ăn. BS cho em hỏi đó có phải là tác dụng phụ của vắc xin hay không ạ? Và bao lâu thì mới hết hiện tượng này ạ? Em cảm ơn BS! (Yen - forever)

Chào Yen! Sau chích ngừa về nhà em bị nổi mề đay khắp người nhiều khả năng do dị ứng với vắc xin. Tuy nhiên, cũng có thể trùng hợp với nguyên nhân khác như dị ứng thức ăn em ăn trong ngày tiêm ngừa.

Khi tác nhân gây dị ứng thải loại khỏi cơ thể thì sẽ hết hiện tượng mề đay. Em có thể uống thuốc chống dị ứng (Chlopheniramin 4mg, Loratadin 10mg), thuốc có chứa corticoid, thuốc hỗ trợ gan thận để tăng cường đào thải chất gây dị ứng, và uống nhiều nước.

Nếu do dị ứng thức ăn, em không ăn thức ăn nghi ngờ gây dị ứng. Nếu do vắc xin thì em cần báo cho nhân viên y tế biết trong những lần tiêm sau.

BS Chuyên khoa

Cháu 26 tuổi. Trước đây cháu đã có thai nhưng phải hút vì chưa đủ điều kiện. Sau đó khoảng 6 tháng liền cháu đều dùng thuốc tránh thai khẩn cấp mỗi tháng 1 viên do chồng cháu công tác xa. Những năm sau cháu dùng tránh thai hàng ngày.

Kinh nguyệt của cháu đều 28 ngày. Cháu đi siêu âm trứng và tử cung bình thường. Giờ cháu không tránh thai 9 tháng rồi nhưng vợ chồng cháu vẫn chưa có tin vui. Như vậy cháu đã cần đi chụp tử cung, vòi trứng chưa bác sĩ? Ở HN chụp ở đâu là tốt nhất ạ? (Vu Thu - Hà Nội)

Thuốc ngừa thai khẩn cấp có tác dụng ức chế sự rụng trứng. Trong thuốc chứa hàm lượng nội tiết tố cao, việc dùng nhiều hơn mức độ cho phép, làm tăng nồng độ nội tiết tố trong máu, dẫn đến các rối loạn về rụng trứng, kinh nguyệt, khả năng thụ thai…

Bạn đã thuốc ngừa thai khẩn mỗi tháng 1 viên trong 6 tháng liên tục, sau đó chuyển qua thuốc ngừa thai hàng ngày. Kinh nguyệt vẫn đều, không bị rối loạn là điều đáng mừng.

Vợ chồng bạn không dùng biện pháp tránh thai 9 tháng chưa có thai thì cũng không quá lo ngại, vì chưa được 1 năm nên chưa gọi là hiếm muộn. Do đó, hiện giờ bạn chưa cần chụp tử cung, vòi trứng.

Bạn không nên lo lắng quá sẽ ảnh hưởng tâm lý, cần ngủ đủ giấc, ăn uống đảm bảo chất dinh dưỡng, tiêm ngừa đầy đủ để chuẩn bị cho thai kỳ khỏe mạnh. Chúc bạn sớm có tin vui.

BS Chuyên khoa

Cho em hỏi táo đỏ có thể ngâm rượu uống không BS, thay vì ăn mỗi ngày? (Nhật Quang - Tây Ninh)

Nhật Quang muốn hỏi táo đỏ là táo đỏ khô (táo tàu) hay táo tươi có vỏ màu đỏ? Có lẽ em muốn nói táo đỏ khô? táo đỏ này cũng thường được người ta ngâm rượu uống.

Rượu táo đỏ có tác dụng hoàn lực cho cơ thể một cách nhanh chóng, trị bệnh đau đầu, mệt mỏi, kém ăn mất ngủ, tăng cường sinh lực cho cơ thể, làm sảng khoái tinh thần và cân bằng sinh lý, làm dịu thần kinh, nuôi dưỡng các tế bào thần kinh, ngoài ra còn đề phòng bệnh lão hóa và kéo dài tuổi thọ cho con người.

Tuy nhiên, chỉ nên uống mỗi ngày nửa ly uống rượu nhỏ thôi bạn nhé.

Meo.vn (Theo alobacsi)

Cấp cứu ong đốt

Người bị ong đốt có thể sốc và tử vong chỉ trong vòng 10 phút tới vài giờ. Nếu bệnh nhân không bị sốc nhưng bị trên 10 con ong đốt có thể bị nhiễm độc nặng, cần phải điều trị tích cực. Do đó các trường hợp bị ong đốt cần xử trí cấp cứu rồi chuyển ngay tới bệnh viện mới mong cứu được bệnh nhân. Mùa hè, nhiều hoa nở, đàn ong hoạt động tích cực nên nguy cơ người bị ong đốt tăng lên, vì vậy chúng ta cần cảnh giác đề phòng ong đốt.

Ong nào hay đốt người?

Ong thuộc bộ cánh màng, các loại ong hay đốt người là: ong mật (Apidae), ong bầu (Bombidae), ong bắp cày, ong vò vẽ, ong vàng (Vespidae ). Riêng ong vàng có thể tự nhiên đốt người, còn các loại ong khác chỉ đốt người khi tổ ong bị quấy rối. Ong mật ngòi có hình răng cưa nên khi đốt, ngòi cắm vào da người, bị đứt ra, phần cơ quanh túi nọc tiếp tục co bóp để tống nọc độc vào cơ thể nạn nhân, chỉ sau 20 giây đã có tới 90% lượng nọc được bơm vào cơ thể nạn nhân. Các loại ong khác do ngòi không có hình răng cưa như ong mật nên khi đốt ngòi còn nguyên vẹn, nên ong có thể đốt nhiều lần.

Sau khi vào cơ thể, các chất trong nọc ong gây ra: phản ứng dị ứng, gây sốc phản vệ có thể làm nạn nhân tử vong nhanh chóng. Làm ngưng kết tiểu cầu và gây tắc mao mạch, tổn thương nhiều cơ quan. Nếu các triệu chứng xảy ra càng nhanh, nguy cơ tử vong càng cao, hầu hết tử vong trong giờ đầu. Những ngày sau, bệnh nhân có thể bị nhiễm độc toàn thân nặng, dễ tử vong nếu không được điều trị tích cực, do tan máu, rối loạn đông máu, viêm gan, tiêu cơ vân, suy thận cấp...
Ong mật khi đốt, ngòi cắm vào da người.

Biểu hiện khi bị ong đốt

Một người bị ong đốt có những biểu hiện: sốc phản vệ là phản ứng nặng của cơ thể nạn nhân xảy ra không phụ thuộc số lượng ong đốt, thay đổi từ nhẹ tới nặng và tử vong. Hầu hết trường hợp sốc phản vệ xảy ra trong vòng 15 phút đầu hoặc trong vòng 6 giờ đầu. Triệu chứng gồm: lúc đầu là ngứa mắt, đỏ mắt, nổi mề đay toàn thân, ho khan. Các triệu chứng nặng lên nhanh chóng với các biểu hiện: bó ngực, co thắt hầu họng, thở rít, khó thở, da tím tái, đau bụng, nôn, tiêu chảy, chóng mặt, rét run và sốt; tiếng rít thanh quản, hôn mê, đại tiểu tiện không tự chủ, đờm có bọt máu. Nạn nhân suy sụp rất nhanh và tiến tới suy hô hấp, trụy tim mạch rồi tử vong.

Nhiễm độc toàn thân trong trường hợp bị nhiều ong đốt (trên 10 con),  triệu chứng về tiêu hoá nổi bật hơn: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, đau đầu, sợ ánh sáng và ngất. Có thể có sốt, ngủ gà, co cứng cơ tự nhiên, phù nhưng có mề đay, co giật. Các triệu chứng này thường biến mất sau 48 giờ, nhưng có tổn thương nặng nề ở các cơ quan như: hoại tử gan; suy thận xuất hiện sau 1-2 ngày, do tan máu, tiêu cơ vân, nọc ong còn gây tổn thương ống thận, nếu không được điều trị sớm, tích cực, bệnh sẽ tiến triển thành suy thận cấp vô niệu, kéo dài có thể nhiều tuần đến hàng tháng; tan máu, giảm tiểu cầu, đông máu nội mạch rải rác; tiêu cơ vân ồ ạt khi số lượng vết đốt nhiều.
Một trường hợp sưng phù hai mi mắt do ong đốt.

Xử lí cấp cứu

Sơ cứu tại cơ sở: giảm nọc độc bằng cách lấy ngòi còn lại (ong mật): dùng kẹp gắp, cần làm ngay trong vòng vài giây sau khi bị đốt. Băng ép chi bị đốt, nới 30 giây mỗi 3-5 phút. Không bóp nặn vết đốt vì dễ làm tổn thương nặng thêm. Sát khuẩn vết đốt bằng cồn iốt, ôxy già…, cho nạn nhân uống thuốc kháng histamin, bôi mỡ kháng histamin, corticoid tại vết đốt. Chuyển ngay nạn nhân đến bệnh viện.

Tại bệnh viện: Nếu nạn nhân không sốc cần bảo đảm hô hấp, giảm đau, truyền dịch, kháng histamin, corticoid, adrenalin 1/3mg tiêm dưới da.
Nếu nạn nhân bị sốc: tiêm tĩnh mạch methyl presnisolon 1 ống 40mg. Áp dụng phác đồ xử trí sốc phản vệ do Bộ Y tế đã ban hành: adrenalin 1/3-1mg tiêm dưới da, nhắc lại sau 15 phút cho đến khi huyết áp ổn định. Tiêm adrenalin tĩnh mạch nếu trụy mạch không đáp ứng với tiêm dưới da. Nguy cơ đe dọa tử vong: tiêm 1/3mg, nhắc lại mỗi 10 phút cho đến khi huyết áp tối đa trên  90mmHg thì chuyển sang truyền tĩnh mạch dung dịch đẳng trương, theo dõi huyết áp để điều chỉnh liều kịp thời. Thở ôxy. Khí dung có thể dùng ventolin 2,5mg, nhắc lại sau 5 phút nếu cần. Truyền dịch nâng huyết áp và dự phòng suy thận cấp do tiêu cơ vân. Có thể dùng natriclorua đẳng trương, nếu tụt huyết áp kéo dài có thể truyền các dung dịch cao phân tử. Tiêm phòng uốn ván dùng SAT 1500 đơn vị. Chống suy thận bằng lợi tiểu. Cân bằng nước điện giải.

Nọc ong độc như thế nào?

Nọc ong có các hợp chất gây độc cơ thể người là: melittin có nhiều trong nọc ong, chủ yếu gây đau, có đặc tính hoạt động trên bề mặt tế bào, gây tan máu và làm cho các tiểu cầu ngưng kết với nhau. Men phospholipase A2, sau khi melittin phá hủy màng tế bào, phospholipase A2 gây tan hồng cầu bằng cách tách rời các liên kết trên màng tế bào hồng cầu. Peptide làm thoái hoá các hạt của bạch cầu hạt ưa kiềm, giải phóng histamin. Men hyaluronidase vừa là kháng nguyên, vừa có tác dụng phân hủy acid hyaluronic của tổ chức liên kết, làm cho nọc ong dễ lan tràn trong cơ thể nạn nhân. Apamine là chất độc với thần kinh, tác dụng mạnh trên tủy sống, gây tăng kích thích, co thắt cơ, co giật. Các chất: histamin, serotonin, catecholamin, kinin: gây đau, gây viêm có tính chất hoạt mạch, gây các triệu chứng tại vết đốt, thúc đẩy sự hấp thu các kháng nguyên trong nọc ong. Các chất có hoạt tính tiêu fibrin, ức chế prothrombin và thromboplastin và nhiều kháng nguyên.

ThS. Bùi Thị Hoa
(suckhoe-doisong)

6 dấu hiệu cơ bản của bệnh dị ứng

Dị ứng là căn bệnh thường gặp. Bệnh thường có nhiều biểu hiện khác nhau, nhưng 6 dấu hiệu cơ bản sau đây sẽ giúp bạn nhanh chóng nhận biết chứng bệnh này một cách dễ dàng, để kịp thời có những xử trí trước khi chưa quá muộn.

1. Phát ban

Phát ban là một trong những triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh dị ứng. Thường thì phát ban là do dị ứng thực phẩm gây nên, nhưng đôi khi các tác nhân như yếu tố môi trường, việc sử dụng thuốc…lại cũng chính là thủ phạm.

Khi bị phát ban bạn thường phải chịu đựng cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Trên da có xuất hiện những mụn sần, mọc theo nốt hay lan rộng ra thành từng đám lớn.

2. Da bị sưng rộp hay tấy đỏ

Cũng có nhiều trường hợp, dị ứng thường khiến cho làn da của bạn bị sưng tấy, đặc biệt là vùng da xung quanh môi hay mặt là 'đối tượng ' tấn công chủ yếu.  

Đa phần kiểu dị ứng như thế này thường do việc ăn các loại hải sản hay trứng gây nên.

3. Viêm mũi dị ứng

Nguyên nhân của chứng viêm mũi dị ứng thường do bụi bẩn hay phấn hoa gây nên. Bên cạnh đó, viêm mũi dị ứng cũng có thể là do việc cơ thể bạn bị kích ứng với những loại sản phẩm đóng hộp hay bơ sữa.

4. Chàm bội nhiễm

Eczema còn gọi là chứng viêm da atopic, nếu bị mắc chứng chàm bội nhiễm bạn sẽ có cảm giác rất ngứa và đau.

Các nốt dị ứng thưòng mẩn đỏ và có xuất hiện vảy ở đầu, và sẽ mọc gần khu mặt, đầu gối và khuỷu tay. Nếu không may là 'nạn nhân' của chứng chàm bội nhiễm bạn cần tránh để cơ thể tiết ra mồ hôi, hay tránh thời tiết khô hanh.  

Nếu không tuân thủ nguyên tắc trên, tình trạng của bạn sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Lý do chủ yếu gây nên chứng Eczema là do bị dị ứng với những loại thực phẩm như bột mỳ, trứng, sữa và cá.

5. Gặp rắc rối ở hệ tiêu hoá

Những biểu hiện như tiêu chảy, nổn mửa hay táo bón cũng có thể là biểu hiện của chứng dị ứng thực phẩm. Nhưng cũng có thể đó là dấu hiệu của phản ứng cơ thể với những loại thực phẩm được 'thu nạp' vào. Nếu không chắc chắn nguyên nhân gây ra những biểu hiện bất thường trên, bạn có thể gặp bác sĩ để được thăm khám và có kết luận chính xác.

6. Nổi mề đay cấp tính

Đây là triệu chứng rất nguy hiểm, nhưng điều đáng mừng là triệu chứng này cũng là biểu hiện ít gặp nhất của chứng dị ứng.

Khi bị nổi mề đay cấp tính, người bệnh sẽ bị khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột, dị ứng trên khắp cơ thể.

Nên nhớ khi bị nổi mề đay cấp tính cần được nhanh chóng cấp cứu ngay lập tức, tốt nhất là nên nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất trước khi quá muộn.

Hà Thu (Theo AB)

Làm sao cho hết mề đay?

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiTôi năm nay 20 tuổi. Cách đây 3-4 năm da tôi xuất hiện những đốm đỏ bên dưới, cứ khoảng mấy ngày là nốt đỏ trở thành màu tím và tự mất đi.

Đi khám, bác sĩ bảo tôi bị xuất huyết dưới da rồi cho uống thuốc. Nhưng tôi chỉ điều trị một thời gian thì ngưng. Bây giờ nó lại xuất hiện, đi kèm là những biểu hiện như sau khi tắm hay rửa mặt thì nổi mề đay và trên mặt thì vết mề đay trở nên sạm đen lại. Xin bác sĩ cho biết tôi làm sao để trị hết bệnh này.  

(Minh Trang)

Tư vấn của bác sĩ

Mề đay là một biểu hiện dị ứng xảy ra ở da, thường gặp ở người trẻ. Triệu chứng của bệnh mề đay là sẩn hoặc mảng phù màu hồng hoặc đỏ nhô cao trên mặt da kèm theo ngứa nhiều, bệnh phát ra và kéo dài từ vài phút đến vài giờ rồi tự biến mất đi, nhưng ngày sau đó thường phát lại, nhất là vào ban đêm. Số lượng tổn thương thay đổi khác nhau, có thể gặp ở bất cứ vị trí nào, khi biến mất thường không để lại dấu vết. Tuy nhiên, trong dạng mề đay xuất huyết thì sau khi mề đay lặn đi còn để lại vết đen lâu dài.

Có nhiều nguyên nhân gây ra mề đay: do yếu tố vật lý như cọ xát, chấn thương, do lạnh, nắng, do vận động thể lực. Do tiếp xúc: như tiếp xúc một chất nào đó ở da, do hít qua đường hô hấp, do côn trùng, vi trùng. Do thuốc men, ký sinh trùng bên trong cơ thể. Do bệnh hệ thống như bệnh luput đỏ hệ thống, u ác tính, cường giáp trạng. Có nhiều trường hợp khó xác định nguyên nhân.

Chữa trị: Tìm ra và loại trừ nguyên nhân gây ra mề đay. Uống thuốc kháng dị ứng theo hướng dẫn của dược sĩ bán thuốc. Uống thuốc trước khi nổi mề đay khoảng 1-2 giờ mới có thể ngăn chặn cơn mề đay tiếp theo. Trường hợp bị mề đay kéo dài thì đi khám bệnh. Trường hợp bị mề đay nặng kèm theo phù mặt, mắt, môi, khó thở, đau bụng thì nhập viện để xử trí cấp cứu.

BS HUỲNH HUY HOÀNG

Hoa hướng dương: Hoa thuốc!

Hoa hướng dương 20g, đường phèn 10g, cây kỷ ử 50g. Hoa hướng dương rửa nhanh và sạch, vớt ra, để ráo. Đây là cách làm nên hương vị của trà hoa hướng dương.

Hoa hướng dương tính ôn, vị ngọt, vào hai kinh: can, phế, có công năng khư phong, sáng mắt, thông thoáng, mao khổng ở da, chữa đau đầu, huyễn vựng, mặt má sưng và đau răng...

Trà hoa hướng dương: Hoa hướng dương 20g, đường phèn 10g, cây kỷ ử 50g. Hoa hướng dương rửa nhanh và sạch, vớt ra, để ráo.

Cho hoa hướng dương vào nồi, thêm câu kỷ tử, đường phèn và 500ml nước, đung sôi nhỏ lửa độ 2 phút là được.

Có tác dụng cải thiện tình trạng mắt mệt mỏi, tăng lực.

Hoa hướng dương nấu với sò: Sò 0,5kg, hoa hướng dương 20g, gừng tơ 1 thìa, bao vải 1 cái, muối 1 thìa. Cho sò vào nước ngâm, bó vỏ rồi để ráo cho hoa hướng dương vào bao vải, thắt chặt miệng bao cho 3 bát nước vào nồi, cho bao vải hoa hướng dương vào đun, khi sôi cho tiếp thịt sò và gừng. Đợi nước sôi lại cho muối điều vị, vớt bao vải ra, uống nước thang, ăn thịt sò.

Có tác dụng: Thanh can hoả, tiêu trừ mệt mỏi.

Chữa đau đầu: Hoa hướng dương 200g, sắc nước thêm đường đỏ, uống trị kinh nguyệt không đều, thống kinh, triều nhiệt ở tuổi mãn kinh, đầu vựng, đầu trướng, sán khí, bệnh lậu dương vật.

Chữa bỏng: Hoa hoặc lá hướng dương nghiền thành bột, lấy dầu vừng chế thành cao đắp chữa vết thương bỏng.

Chữa ho: Hoa hướng dương từ 1 – 2 đoá, thêm đường phèn sắc uống trị ho (nhất là chữa ho gà), đờm xuyễn, nhuận phế, thông yếu hầu, đẹp nhan sắc.

Chữa má sưng: Hoa hướng dương 20g sắc uống hoặc trưng thành than rồi thêm 1 – 2 quả trứng gà nấu kỹ, trị đầu choáng mắt hoa, đau đầu khó chịu, mặt má sưng đau, ngực đầy ngắn hơi...

Chữa cảm mạo: Hoa hướng dương 12g, hoa mào gà trắng 8g, lá tử tô 20g sắc uống thành trà, chữa chứng nổi mề đay cảm phong hàn, da dẻ quá mẫn cảm, phong chuẩn nổi cục, có thêm đường phèn lượng thích hợp.

Chữa viêm tuyến vú: Hoa hướng dương 200g sắc đặc thành dạng cao, đắp vào chỗ đau chữa viêm khớp, thũng thống, viêm tuyến vú.

Chữa cao huyết áp: Hoa hướng dương 30g, lá dâu 20g, mộc nhĩ 10g, sắc uống ngày một thang.

Theo KH&ĐS

Bệnh mề đay, không chữa có sao không?

Cho tôi hỏi nếu bị bệnh mề đay thì đi khám ở đâu; nếu không điều trị thì có sao không, có gây biến chứng gì không? Vì tôi thấy nếu uống thuốc thì sau đó bệnh cũng tái phát. Với lại vì sao có người lúc nhỏ bị, nhưng lớn lên lại hết? Mong nhận được tư vấn rõ, xin cám ơn. (nguyentuyen@...)


Muốn khám và điều trị mề đay, bạn có thể đến bệnh viện da liễu, hoặc các phòng khám có chuyên khoa về da. Ngoài việc gây ngứa ngáy bên ngoài da, làm khó chịu, ở một số trường hợp nặng, người bệnh có thể bị khó thở (do phù nề niêm mạc đường hô hấp). Có nhiều nguyên nhân gây nổi mề đay (như: thực phẩm, thuốc, nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng, bệnh hệ thống, tiếp xúc với dị ứng nguyên theo đường hô hấp, do xúc cảm...).

Việc dùng thuốc sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu về mặt triệu chứng (ngứa, phù nề). Muốn tránh tái phát, chúng ta phải loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Điều này không dễ, bởi vì có rất nhiều yếu tố gây khởi phát mề đay như đã liệt kê ở trên. Chúng có thể giống hoặc khác nhau giữa người này với người kia, và ngay cả trên cùng một bệnh nhân có khi do nhiều nguyên nhân khác nhau hợp lại.

Với trường hợp lúc nhỏ bị mề đay nhưng lớn lên lại hết, có thể được giải thích do nguyên nhân gây bệnh đã không còn tồn tại khi lớn (ví dụ: em bé bị mề đay do nhiễm giun, lớn lên xổ hết giun, ăn uống vệ sinh hơn nên không bị nữa, chẳng hạn).

Bác sĩ Võ Thị Bạch Sương

Rắc rối thường gặp khi mang thai

Khi mang thai, chị em phải đối mặt với hàng loạt những rắc rối nảy sinh và mệt mỏi. Một trong những rắc rối đó là các vấn đề của làn da, hãy cùng tìm hiểu và lắng nghe lời khuyên của các chuyên gia về vấn đề này.

Phát ban

Phát ban xuất hiện là hiện tượng do da bị kích thích. Khi bị phát ban, thai phụ sẽ cảm thấy bị ngứa hoặc nổi mề đay trên da.

Thai phụ có thể phải chịu đựng cảm giác ngứa, rát bắt đầu từ vùng bụng, sau đó lan rộng ra ngực, tay, đùi và mông.

Mụn

Mụn là hiện tượng rất thường gặp đối với phụ nữ khi mang thai. Nguyên nhân khiến bạn bị nổi mụn chính là do sự mất cân bằng về hàm lượng hormone  trong cơ thể.

Thai phụ có thể phải chịu đựng cảm giác ngứa, rát bắt đầu từ vùng bụng. Ảnh minh họa.

Để loại trừ mụn bạn không nên tự ý mua các sản phẩm hay kem bôi về điều trị vì rất có thể điều này sẽ gây nên những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Da nhờn

Da nhờn là hiện tượng có liên quan đến sự tăng lên của hàm lượng androgen, một loại hormone sinh dục của nữ giới, khiến cho tuyến nhờn hoạt động 'thái quá', gây nên hiện tượng da nhiều dầu đối với phụ nữ mang thai.

Tuyến nhờn hoạt động càng tích cực thì khiến cho da bạn càng nhiều dầu.

Để khắc phục tình trạng này bạn hãy sử dụng các loại sữa rửa mặt có tính năng trị dầu, hạn chế ăn các món ăn nhiều dầu và không nên sử dụng các loại kem dưỡng da có nhiều dầu.

Rạn da

Rạn da cũng là mối quan tâm lo lắng hàng đầu của chị em khi mang thai, nó có ảnh hưởng không nhỏ tới vẻ đẹp của  bạn về sau.

Khi mang thai, vùng bụng và mông của người phụ nữ thường tăng quá nhanh về kích thước khiến da không thể giãn ra kịp, mặt khác các sợi đàn hồi collagen và elastin không được chuẩn bị để thích ứng kịp thời với kích thước tăng, nên xảy ra tình trạng đứt gãy.

Các vết đứt gãy liên tiếp sẽ tạo thành các vết rạn nứt, ban đầu sẽ có màu đỏ nâu do các mạch máu dưới da bị tổn thương, sau khi sinh và cơ thể hồi phục, các vết rạn sẽ chuyển thành sẹo màu trắng, đến lúc này thì việc điều trị sẽ trở nên vô cùng khó khăn vì các vết rạn đã trở thành sẹo vĩnh viễn.

Cũng xin nói thêm rằng, việc điều trị chứng rạn da khá khó, vì thế một chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì cân nặng ở mức ổn định rất quan trọng.

Mọc nhiều lông

Khi mang thai bạn có thể thấy xuất hiện thêm nhiều lông mọc ở vùng nách, vùng bụng, dưới cằm và ria mép.

'Thủ phạm' của hiện tượng này cũng chính là do quá trình thay đổi hàm lượng hormone trong cơ thể.

Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng, thông thường chỉ sau khi sinh khoảng vài tuần hay vài tháng là hiện tượng này sẽ không còn nữa.

Viêm da

Triệu chứng của chứng bệnh này là da bị ngứa, sần, đỏ.

Khuyến cáo

Nếu những rắc rối về da nói trên thực sự làm phiền và gây nên cảm giác khó chịu với bạn đừng tự ý chữa trị và dùng thuốc mà thay vào đó hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Theo VCT