Lưu trữ cho từ khóa: nội mạc tử cung

Đặt vòng tránh thai có gây vô sinh?

Thưa BS,

Tôi đặt vòng gần ba tháng, 2 tháng đầu thì kinh nguyệt bình thường nhưng tháng thứ 3 thì bắt đầu lộn xộn. Từ ngày 23/10/2011 đến giờ lúc nào tôi cũng thấy có máu ra nhưng không nhiều, toàn là màu đỏ đen.

Tôi đi khám thì bác sĩ nói không sao, có huyết trắng nhiều nên cho thuốc uống và đặt nhưng vẫn không thấy bớt. Vậy tôi đang bị gì có nên tiếp tục để vòng không? Tôi sợ lỡ có gì sẽ bị vô sinh. (thudominh…@yahoo.com.vn)

BS Chuyên khoa của AloBacsi:

Chào bạn,

Vòng tránh thai là một dụng cụ làm bằng chất dẻo mềm, một số được mạ đồng, một số chứa progesteron được đặt vào tử cung, có tác dụng ngăn cản không cho trứng làm tổ ở lớp nội mạc tử cung và cản trở sự gặp nhau của trứng và tinh trùng, hiệu quả tránh thai cao khoảng 98%.

Tuy nhiên, vòng tránh thai là một vật lạ được đặt vào buồng tử cung, nên tử cung sẽ co bóp để đẩy vật lạ ra khỏi tử cung, dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn thường gặp: đau bụng, đau lưng, rong kinh, rong huyết, tuột vòng gây có thai ngoài ý muốn…

Trường hợp của bạn mới đặt vòng được 3 tháng, trong tháng thứ 3 có hiện tượng ra máu âm đạo kéo dài nhưng không nhiều, bạn nên khám và siêu âm tử cung xem vòng tránh thai có nằm đúng vị trí hoặc có bất thường gì ở tử cung không, có viêm tử cung, cổ tử cung không…?

BS khám bảo có huyết trắng nhưng huyết trắng của bạn như thế nào, BS không thấy bạn mô tả tính chất, màu sắc huyết trắng…Nếu huyết trắng ra nhiều có màu vàng, xanh, mùi hôi khó chịu, ngứa âm hộ thì bạn cần khám và chữa trị tích cực, có thể tạm thời tháo vòng ra để điều trị và áp dụng biện pháp tranh thai an toàn khác.

Bản thân vòng tránh thai không trực tiếp gây vô sinh bạn ạ, chỉ khi nào có viêm nhiễm cơ quan sinh dục trong mới dẫn đến vô sinh.

Chúc bạn mau lành bệnh!

Meo.vn (Theo alobacsi)

Sau khi bỏ thai thì hay bị rong kinh

Để trị dứt điểm rong kinh tôi nên làm gì? Muốn tử cung hồi phục để thụ tinh trong ống nghiệm thì phải làm sao?

Chào AloBacsi,

Tôi 40 tuổi, cách đây 3 tháng tôi đã phải bỏ thai (thai được 5 tháng). Tôi đã có kinh lại 3 lần, nhưng 2 lần trước đều bị rong kinh.

Rong kinh lần 1 (2 tuần) tôi có đến Trung tâm y tế khám,  bác  sĩ  cho uống thuốc cầm máu sau 3 ngày thì khỏi.

Lần 2 (kinh nguyệt 7 ngày) tôi được bác sĩ  Sản khoa cho uống PN (BBT đã viết tắt)  sau 2 ngày thì khỏi và tiếp tục uống 25 viên, nhưng đến viên thứ 18 đã thấy ra máu ít. Sau khi ngưng thuốc máu ra nhiều hơn nhưng so với chu kỳ trước thì ít hơn hẳn. Bây giờ là ngày thứ 5 sau khi ngưng thuốc, vẫn còn ra máu ít.

Để điều trị dứt điểm rong kinh tôi nên làm thế nào? Lượng kinh ít hơn là do đâu? Tôi muốn tử cung hồi phục để thụ tinh trong ống nghiệm thì phải làm sao?

Trước khi uống PN tôi đã siêu âm vào ngày thứ 7 của chu kỳ thì kết quả là: DAP 42 mmm, nội mạc 6mmm, không có u. Nội mạc như vậy có mỏng không?

Rất mong sự hồi âm của bác sĩ. - (Võ Thị Châu)

Ảnh minh họa

Trả lời:

Chào bạn,

Bạn 40 tuổi rồi mà phải bỏ thai là điều đáng tiếc. AloBacsi xin chia buồn cùng bạn.

Hiện tại, bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt cần được điều trị tích cực để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và chuẩn bị cho việc có thai lần sau.

Thuốc bạn đang dùng để điều trị rong kinh có thể xuất huyết nhẹ trong khi điều trị hoặc sau khi đợt xuất huyết đã hết nhưng theo khuyến cáo không nên ngưng thuốc trong trường hợp này.

Chính vì bạn ngưng hẳn thuốc nên bạn thấy ra máu nhiều hơn. Đây là thuốc dùng cần phải có chỉ định của bác sĩ nên việc có tiếp tục dùng thuốc này không thì bạn cần quay lại tái khám. Nhưng để có thể thụ thai được bạn cần phải điều trị cho dứt điểm bệnh lý rong kinh.

Kinh nguyệt là hiện tượng máu chảy ra từ tử cung hay nói chính xác hơn là do sự bong tróc của lớp nội mạc tử cung, là hệ quả của những thay đổi về hormone vào cuối chu kỳ kinh.

Để có chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng phải trải qua 4 giai đoạn: nang noãn, phóng noãn, hoàng thể hay giai đoạn tiết ra hormon progesterone và giai đoạn 4 là giai đoạn có kinh.

Vì vậy, kinh nguyệt nhiều hay ít là phụ thuộc vào lớp bong tróc của nội mạc tử cung và hoạt động của nội tiết tố.

Để thụ tinh trong ống nghiệm bạn và ông xã cần khám khoa hiếm muộn để tầm soát và làm nhiều xét nghiệm chứ không riêng gì về tử cung bạn ạ.

Nội mạc tử cung là một biểu mô tuyến gồm hai lớp: lớp đáy mỏng ít thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, lớp nông thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt và tróc ra khi hành kinh.

Tùy theo giai đoạn của chu kỳ kinh mà nội mạc tử cung sẽ tương ứng, vào đầu chu kỳ nội mạc sẽ mỏng khoảng 3-4mm, và đến giữa chu kỳ nội mạc sẽ dày lên khoảng 7-8mm, đến ngày cuối chu kỳ kinh lớp nội mạc tử cung dày khoảng 12-14mm, để thích hợp cho trứng làm tổ lớp nội mạc phải từ 8-12mm.

Do vậy, bạn phải biết chu kỳ kinh của bạn bao nhiều ngày rồi mới so sánh được các chỉ số trên, nhưng kinh nguyệt của bạn đang bị rối loạn nên rất khó để xác định.

Thân ái!

Meo.vn (Theo alobacsi)

Sau khi tôi bỏ thai thì hay bị rong kinh, bệnh này phải điều trị thế nào?

Để trị dứt điểm rong kinh tôi nên làm gì? Muốn tử cung hồi phục để thụ tinh trong ống nghiệm thì phải làm sao?

Chào AloBacsi,

Tôi 40 tuổi, cách đây 3 tháng tôi đã phải bỏ thai (thai được 5 tháng). Tôi đã có kinh lại 3 lần, nhưng 2 lần trước đều bị rong kinh.

Rong kinh lần 1 (2 tuần) tôi có đến Trung tâm y tế khám,  bác  sĩ  cho uống thuốc cầm máu sau 3 ngày thì khỏi.

Lần 2 (kinh nguyệt 7 ngày) tôi được bác sĩ  Sản khoa cho uống PN (BBT đã viết tắt)  sau 2 ngày thì khỏi và tiếp tục uống 25 viên, nhưng đến viên thứ 18 đã thấy ra máu ít. Sau khi ngưng thuốc máu ra nhiều hơn nhưng so với chu kỳ trước thì ít hơn hẳn. Bây giờ là ngày thứ 5 sau khi ngưng thuốc, vẫn còn ra máu ít.

Để điều trị dứt điểm rong kinh tôi nên làm thế nào? Lượng kinh ít hơn là do đâu? Tôi muốn tử cung hồi phục để thụ tinh trong ống nghiệm thì phải làm sao?

Trước khi uống PN tôi đã siêu âm vào ngày thứ 7 của chu kỳ thì kết quả là: DAP 42 mmm, nội mạc 6mmm, không có u. Nội mạc như vậy có mỏng không?

Rất mong sự hồi âm của bác sĩ.
(Võ Thị Châu)
Trả lời:
Chào bạn,

Bạn 40 tuổi rồi mà phải bỏ thai là điều đáng tiếc. AloBacsi xin chia buồn cùng bạn.

Hiện tại, bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt cần được điều trị tích cực để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và chuẩn bị cho việc có thai lần sau.

Thuốc bạn đang dùng để điều trị rong kinh có thể xuất huyết nhẹ trong khi điều trị hoặc sau khi đợt xuất huyết đã hết nhưng theo khuyến cáo không nên ngưng thuốc trong trường hợp này.

Chính vì bạn ngưng hẳn thuốc nên bạn thấy ra máu nhiều hơn. Đây là thuốc dùng cần phải có chỉ định của bác sĩ nên việc có tiếp tục dùng thuốc này không thì bạn cần quay lại tái khám. Nhưng để có thể thụ thai được bạn cần phải điều trị cho dứt điểm bệnh lý rong kinh.

Kinh nguyệt là hiện tượng máu chảy ra từ tử cung hay nói chính xác hơn là do sự bong tróc của lớp nội mạc tử cung, là hệ quả của những thay đổi về hormone vào cuối chu kỳ kinh.

Để có chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng phải trải qua 4 giai đoạn: nang noãn, phóng noãn, hoàng thể hay giai đoạn tiết ra hormon progesterone và giai đoạn 4 là giai đoạn có kinh.

Vì vậy, kinh nguyệt nhiều hay ít là phụ thuộc vào lớp bong tróc của nội mạc tử cung và hoạt động của nội tiết tố.

Để thụ tinh trong ống nghiệm bạn và ông xã cần khám khoa hiếm muộn để tầm soát và làm nhiều xét nghiệm chứ không riêng gì về tử cung bạn ạ.

Nội mạc tử cung là một biểu mô tuyến gồm hai lớp: lớp đáy mỏng ít thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, lớp nông thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt và tróc ra khi hành kinh.

Tùy theo giai đoạn của chu kỳ kinh mà nội mạc tử cung sẽ tương ứng, vào đầu chu kỳ nội mạc sẽ mỏng khoảng 3-4mm, và đến giữa chu kỳ nội mạc sẽ dày lên khoảng 7-8mm, đến ngày cuối chu kỳ kinh lớp nội mạc tử cung dày khoảng 12-14mm, để thích hợp cho trứng làm tổ lớp nội mạc phải từ 8-12mm.

Do vậy, bạn phải biết chu kỳ kinh của bạn bao nhiều ngày rồi mới so sánh được các chỉ số trên, nhưng kinh nguyệt của bạn đang bị rối loạn nên rất khó để xác định.

Thân ái!


Meo.vn (Theo Alobacsi)

U nang buồng trứng đe dọa tính mạng bệnh nhân

U nang buồng trứng là tên thường gọi để chỉ một khối phát triển bất thường trên buồng trứng. U nang buồng trứng có thể phát triển từ các mô của buồng trứng hay từ mô của các cơ quan khác trong cơ thể. U nang buồng trứng tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau với nhiều biến chứng khác nhau, trong đó xoắn u nang buồng trứng là dạng biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh, bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là phụ nữ lứa tuổi 30 trở lên.

Để phát hiện sớm u nang buồng trứng

Khi chưa có biến chứng, khối u nang buồng trứng thường có các triệu chứng rất mơ hồ, đa số trường hợp chỉ phát hiện được khối u buồng trứng một cách tình cờ khi siêu âm bụng kiểm tra hay khi khám phụ khoa định kỳ.

Các triệu chứng có thể gặp:

- Sờ thấy khối u trên bụng.

- Đau bụng.

- Rối loạn kinh nguyệt.

- Rối loạn đi tiêu hay đi tiểu.

Các triệu chứng này có thể là triệu chứng của một bệnh lý khác như bệnh phụ khoa (viêm nhiễm, u xơ tử cung) hoặc khối u của một bệnh lý khác ở vùng bụng. U nang buồng trứng có thể dẫn tới biến chứng xoắn u với các triệu chứng như đau quặn bụng cấp tính, đau thành từng cơn, diễn biến ngày càng dồn dập và gia tăng về cường độ, thường kèm nôn mửa, nhiều khi trầm trọng dẫn đến mất nước và các chất điện giải hoặc dẫn tới suy thận. Khám phụ khoa định kỳ có thể giúp phát hiện được khối u buồng trứng, kết hợp với siêu âm bụng sẽ cho biết thêm tính chất khối u. Ngoài ra, có thể làm thêm một số xét nghiệm máu để giúp định hướng tính chất lành hay ác của khối u như xét nghiệm máu đo lượng chất Alpha Feto Protein (CA 125).

Các diễn biến tự nhiên có thể xảy ra

- Khối u không gia tăng thêm kích thước: thường hiếm gặp.

- Khối u biến mất: thường xảy ra đối với những khối u cơ năng sau theo dõi từ 2-3 tháng.

- Khối u ngày càng to ra: bụng ngày càng to, có thể kèm thêm các biến chứng do chèn ép như đau bụng dưới, bí tiểu, rối loạn tiêu hóa, trướng bụng…

Điều trị u nang buồng trứng

Điều trị u nang buồng trứng phụ thuộc vào kích thước của khối u, có thể uống thuốc, chích nang, mổ nội soi hay mổ mở. Trong trường hợp khối u nang quá lớn, xâm lấn toàn bộ cả hai bên buồng trứng phải phẫu thuật cắt bỏ cả hai bên. Nếu là khối u cơ năng thì nên chờ vài tháng để có chẩn đoán rõ ràng trong khi một khối u thực thể (do bệnh lý) thì cần được xử trí sớm nhằm xác định rõ tính chất lành hay ác, cũng như tránh các biến chứng có thể xảy ra. Một khối u nếu để quá to sẽ gây khó khăn cho phẫu thuật, gây mất nhiều máu và có nhiều nguy cơ tổn thương đến các cơ quan lân cận.

Phương pháp điều trị chủ yếu đối với u nang buồng trứng là phẫu thuật. Có thể phẫu thuật qua nội soi ổ bụng hay mổ bụng hở tùy theo kích thước và tính chất của khối u. Thuốc chỉ được dùng trong một vài trường hợp đặc biệt hoặc trong thời gian chờ đợi làm phẫu thuật đối với các trường hợp đã có chỉ định mổ.

U nang buồng trứng

 

Các dạng u nang buồng trứng thường gặp

Nang lạc tuyến buồng trứng

Xoắn cuống nang là một biến chứng thường gặp của xoắn u nang, hay xảy ra ở u có cuống dài, đường kính khoảng 8 - 10cm. Vì khối u nhỏ lại có cuống dài nên dễ di động và bị xoắn. Xoắn hay vỡ là tình trạng cấp cứu cần phải được phẫu thuật ngay. Dễ xoắn nhất là u nang bì, nếu được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời, tiên lượng sẽ tốt. Nếu muộn, khối u hoại tử vỡ, bệnh nhân có nguy cơ tử vong. Ngoài ra, không có hiện tượng một khối u nang buồng trứng để lâu ngày sẽ trở thành ung thư buồng trứng mà chỉ có tình trạng ung thư buồng trứng không được chẩn đoán và xử trí sớm để khối ung thư ngày càng phát triển trầm trọng thêm.

 

 

 

Hay gọi đúng hơn là lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng. Nội mạc tử cung là lớp màng trong của tử cung, gồm 2 phần, phần nền hầu như không thay đổi và phần tăng trưởng là phần sẽ thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, trong quá trình mang thai và khi sinh nở. Thông thường, theo chu kỳ kinh nguyệt, phần tăng trưởng này sẽ phát triển ngày càng dày lên, tích tụ nhiều chất dinh dưỡng nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để trứng thụ tinh sẽ đến làm tổ khi có thai. Gần hết chu kỳ kinh, do thay đổi nội tiết tố sinh dục nữ, lớp tăng trưởng này sẽ bong ra và tạo ra hiện tượng hành kinh, sau đó phần này lại tiếp tục tăng trưởng vào chu kỳ kinh sau và cứ thế duy trì suốt giai đoạn tuổi sinh sản. Trong bệnh lý lạc nội mạc tử cung, nội mạc tử cung sẽ hiện diện ở nhiều nơi khác ngoài lòng tử cung như trong ổ bụng, tại vòi trứng, tại buồng trứng hoặc bám trên thành ruột… Mặc dù nằm lạc chỗ nhưng các phần nội mạc này vẫn bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố sinh dục nên vẫn phát triển dày lên, cương tụ rồi bong ra và gây xuất tiết vào ngày hành kinh. Tuy nhiên, dịch xuất tiết và xuất huyết từ đám nội mạc này sẽ không được tống ra ngoài như máu kinh mà bị tích tụ lại tại chỗ và ngày càng nhiều lên. Khối lạc chỗ sẽ ngày càng to ra và tạo thành các khối nang chứa dịch, máu và nội mạc tử cung. Nguyên nhân của bệnh cho tới nay vẫn còn chưa rõ ràng, được giải thích là do nội mạc tử cung khi sinh ra đã có mặt ở các vị trí bất thường, hoặc do hiện tượng nội mạc bong ra khi hành kinh đã đi ngược dòng từ lòng tử cung trở ngược ra vòi trứng và có mặt tại các nơi khác trong ổ bụng.

Triệu chứng của tình trạng này là xuất hiện cơn đau bụng kinh ngày càng gia tăng kèm một khối u vùng bụng ngày càng to ra. Điều trị thuốc được ưu tiên chỉ định khi khối u còn nhỏ hoặc trước và sau khi phẫu thuật nhằm tiêu diệt triệt để các khối lạc chỗ. Tuy nhiên, bệnh rất thường hay tái phát.

U bì buồng trứng

Đa số là u lành. Tổ chức u là tổ chức phát triển từ mô thượng bì trong thời phôi thai. Khi phẫu thuật sẽ thấy bên trong khối u có chất bã đậu vàng, nhiều lông tóc, xương, răng…

Ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng cũng được xếp vào trong các dạng đặc biệt của u nang vì tính chất ung thư chỉ biết được sau khi phẫu thuật, còn trước đó, khi thăm khám vẫn chẩn đoán là u nang. Ung thư buồng trứng có thể phát triển trên mọi độ tuổi và thường được phát hiện muộn do triệu chứng của khối u buồng trứng thường rất mơ hồ. Hơn nữa, vị trí của buồng trứng tiếp xúc nhiều với ổ bụng, do đó thường có di căn xa từ rất sớm. Điều trị ung thư buồng trứng gồm phẫu thuật và hóa trị bổ sung sau đó. Tùy theo mức độ bệnh, có khi đòi hỏi phẫu thuật lấy hết cả 2 buồng trứng và cả tử cung, dù tuổi đời bệnh nhân còn rất trẻ.

U nang buồng trứng là một bệnh hay gặp của phụ nữ. Có thể đây chỉ là khối u cơ năng do hoạt động nội tiết của cơ thể hoặc cũng có thể là khối ung thư cần được phát hiện sớm và xử trí kịp thời nhằm bảo toàn mạng sống và duy trì chức năng cho người phụ nữ.

 

TS. Trần Văn Việt

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

Viêm lộ tuyến có ảnh hưởng tới khả năng thụ thai không?

Biểu hiện bệnh của cháu là rất hay đau bụng dưới phía bên trái, khí hư nhiều có mùi hôi.

Cháu năm nay 31 tuổi. Cách đây 2 tháng cháu đi siêu âm phần phụ BS nói cháu chỉ bị viêm nhẹ, nhưng mấy ngày sau cháu đi khám phụ khoa và siêu âm ở một BS tư và BS này nói cháu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung nặng, đã kê toa cho cháu đặt thuốc.

Cháu muốn hỏi bị vậy có ảnh hưởng tới khả năng thụ thai không? Biểu hiện bệnh của cháu là rất hay đau bụng dưới phía bên trái, khí hư nhiều có mùi hôi.

Trả lời

Chào cháu Mai,

Viêm lộ tuyến cổ tử cung chỉ là một dạng tổn thương lành tính, nhưng lại gây ra cho chị em một số khó chịu như ra nhiều khí hư (huyết trắng), ngứa âm đạo , âm hộ… và nghiêm trọng hơn, có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.


Lộ tuyến có thể đi kèm với viêm cổ tử cung cấp hay mạn tính, viêm âm đạo, viêm phần phụ. Do đó, cách điều trị tuỳ thuộc vào các bệnh phối hợp, tuổi của bệnh nhân, ý muốn còn sinh con nữa hay không… cần điều trị viêm cổ tử cung nếu không có thể làm cho nhiễm khuẩn dễ lan lên trên (ngược dòng vào buồng tử cung) kết quả viêm tắc nghẽn vòi trứng, một trong nhiều nguyên nhân gây vô sinh.

Thông thường, khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, các bác sĩ chỉ định thuốc chống viêm tại chỗ để lộ tuyến hết viêm. Sau khi điều trị hết viêm, có nhiều phương pháp để diệt lộ tuyến như đốt điện, đông lạnh, laser.. .

Khi đốt điện, lỗ cổ tử cung có thể bị chít hẹp, cổ tử cung sẽ có sẹo cứng nên việc thụ thai có thể bị ảnh hưởng. Đối với người chưa sanh thì bác sĩ chỉ kê đơn thuốc đặt tại chỗ để hạn chế sự phát triển của tổn thương ở cổ tử cung.

Lộ tuyến có thể làm giảm khả năng thụ thai, nhất là khi người bệnh còn kèm theo bị viêm. Vì thế, cháu nên điều trị lộ tuyến để dọn đường cho việc thụ thai. Khi viêm âm đạo, lộ tuyến được điều trị khỏi, cháu có thể có thai như bình thường.

Trường hợp của cháu, đau bụng dưới phía bên trái, khí hư nhiều có mùi hôi có khả năng viêm nội mạc tử cung hoặc viêm phần phụ trái (buồng trứng trái), cháu cần đến BS chuyên khoa khám và điều trị tích cực để tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.

Thân mến!

BS Hà Phi Phụng

Meo.vn (Theo alobacsi)

Không dùng quá 4 liều thuốc tránh thai khẩn cấp trong 1 tháng

Rất nhiều cặp vợ chồng thường “chữa cháy” bằng loại thuốc tránh thai khẩn cấp. Sự lạm dụng này, theo khuyến cáo của các chuyên gia sản khoa, có nguy cơ dẫn đến vô sinh.

Thuốc tránh thai khẩn cấp thường có tác dụng trong việc ngăn ngừa có thai ngoài ‎ý muốn cấp tốc và được sử dụng ngay sau khi quan hệ để được hiệu quả phòng tránh thai tối ưu.

Thuốc tránh thai khẩn cấp là loại thuốc có progestine liều cao, có tác dụng ngăn cản hoặc làm chậm quá trình rụng trứng, có thể ngăn chặn việc làm tổ của trứng, làm biến đổi lớp nội mạc tử cung và có khả năng ngăn ngừa sự thụ thai. Viên tránh thai khẩn cấp được uống càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 72 giờ (3 ngày) sau khi có quan hệ tình dục không được bảo vệ.

Tuy nhiên, viên uống tránh thai khẩn cấp dễ gây tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn, chóng mặt, thậm chí gây vô sinh nếu dùng quá nhiều. Một tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp khiến nhiều người lo lắng chính là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, mà thường gặp nhất là rong kinh và mất kinh. Nếu tình trạng mất kinh kéo dài, rối loạn kinh nguyệt quá mức bình thường sẽ ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và mang thai sau này.

Vì thế, các sĩ khuyến cáo, không nên dùng quá 4 liều thuốc tránh thai khẩn cấp trong vòng 1 tháng.

Meo.vn (Theo Lao động)

7 biểu hiện không đáng lo ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh có một số biểu hiện như: thở không đều, ngạt mũi nhẹ, sưng tuyến vú… thì bạn cũng đừng vội cuống.

Cha mẹ không cần lo lắng khi thấy trẻ sơ sinh có biểu hiện thở không đều, ngạt mũi nhẹ, sưng tuyến vú...

1. Thở không đều trong khi ngủ

Lồng ngực của trẻ sơ sinh thường nhỏ, do vậy, quá trình trao đổi khí thường ít hơn. Số lần hô hấp bình thường ở trẻ sơ sinh là 40-50 lần/phút. Ngoài ra, hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, nên nhịp thở của trẻ cũng không đều, đặc biệt là trong khi ngủ.



Hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh nên trẻ có thể thờ không đều khi ngủ. (Ảnh minh họa).

 

2. Nôn trớ

Đối với trẻ mới sinh, đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Khi mới sinh, dạ dày bé thường nằm ngang, gần với thực quản. Do vậy, sau mỗi lần bú mẹ hoặc uống sữa, chỉ cần một vài cử động mạnh là bé có thể bị nôn trớ.

Để hạn chế hiện tượng này, bạn nên bế dựng bé ngay sau khi bú hoặc uống sữa từ 5-10 phút và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để trẻ ợ hơi ra ngoài.

3. Hắt hơi, ngạt mũi nhẹ

Đây không phải là biểu hiện của bệnh cảm cúm. Ở trẻ sơ sinh, lớp niêm mạc mũi chưa phát triển hoàn thiện, do vậy không khí bên ngoài hoặc 1 vài cặn sữa có thể gây phản xạ hắt hơi hoặc nghẹt mũi nhẹ ở trẻ. Đây chính là biểu hiện sinh lý tự vệ của trẻ, chứ không phải do bị nhiễm lạnh hoặc cảm cúm.

4. Ra mồ hôi chân, tay

Nhiệt độ trong bụng mẹ rất lý tưởng và ổn định cho sự phát triển của trẻ. Ngay khi mới sinh, sự thay đổi nhiệt độ ngoài môi trường sẽ có tác động rất lớn đến quá trình hô hấp và bài tiết của cơ thể trẻ.

Khi nhiệt độ môi trường cao, trẻ sẽ điều hòa thân nhiệt bằng cách thoát m ồ hôi. Do vậy, các mẹ nên chú ý lau khô người cho trẻ, giữ nhiệt độ trong phòng ổn định.

5. Nhiều tóc hoặc ít tóc

Số lượng và màu tóc của trẻ sơ sinh có liên quan chặt chẽ tới chế độ dinh dưỡng của mẹ trong quá trình mang thai cũng như các yếu tố di truyền của gia đình. Do vậy, nếu khi sinh ra, trẻ ít tóc hoặc màu tóc không đen thì bạn cũng chớ nên lo lắng.

Nếu thấy tóc trẻ quá ít, kèm theo đó là các hiện tượng như đổ mồ hôi nhiều, hay hoảng sợ khi ngủ, ngủ ít, bỏ ăn… thì bạn nên cho trẻ đi khám bác sỹ để có được lời khuyên hợp lý. Vì khi đó, rất có thể trẻ đang bị thiếu canxi, thiếu sắt hoặc thiếu máu.

 

 

Nếu trẻ sơ sinh ít tóc và màu tóc không đen thì bạn cũng chớ vội lo lắng. (Ảnh minh họa).

6. Sưng tuyến vú

Bất luận là trai hay gái, trẻ sau 3-5 ngày sinh thường xuất hiện nốt nhỏ như hạt đậu, sờ vào thấy mềm và bóp nhẹ có thể ra sữa. Điều này là do ảnh hưởng từ nội tiết tố estrogen của mẹ. Hiện tượng này sẽ mất sau 2-3 tuần.

Bạn không nên lo lắng và vệ sinh cho trẻ bằng cách bóp mạnh vào tuyến vú của trẻ. Điều này có thể gây sưng hoặc nhiễm trùng, ảnh hưởng tới sự phát triển tuyến vú của trẻ trong tương lai.

7. Chảy máu âm đạo ở bé gái

Một số bé gái sau khi sinh 1 tuần, ở âm đạo có thể chảy một ít máu hoặc chất nhầy màu trắng do thai nhi vẫn chịu ảnh hưởng nội tiết tố của người mẹ và nội mạc tử cung đã bắt đầu phát triển.

Trong giai đoạn này, cần giữ vệ sinh âm đạo cho trẻ thật sạch để tránh nhiễm trùng.

Meo.vn (Theo Mẹ yêu con)

4 nguyên nhân khó thụ thai

Có nhiều nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn. Khoảng 1/3 các trường hợp là do nam giới, 1/3 cho nữ giới và 1/3 còn lại thuộc về cả hai giới.

Nếu bạn dưới 35 tuổi và thất bại (dù đã cố gắng) trong việcthụ thai suốt một năm, bạn nên tìm kiếm chuyên gia sinh sản. Tuy nhiên, nếu bạn trên 35 tuổi thì quá 6 tháng thụ thai không thành công là phải đi khám vì ở giai đoạn này, khả năng thụ thai bị thu hẹp rất nhiều.


Có 4 nguyên nhân phổ biến nhất gây chậm có con:

1. Rối loạn rụng trứng

Đó là việc trứng rụng không đều hoặc không rụng từ buồng trứng. Nguyên nhân này chiếm khoảng 40% cho các trường hợp vô sinh hiếm muộn.

Chuẩn đoán:  Nhiều phụ nữ khỏe mạnh nhưng cũng bị rối loạn rụng trứng. Bác sĩ kết luận rối loạn rụng trứng bằng cách phân tích tiền sử kinh nguyệt của bạn. Kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh có thể coi là “đầu mối” chẩn bệnh.  Bác sĩ cũng có thể làm xét nghiệm máu cho bạn tại một thời điểm nào đó trong tháng hoặc siêu âm để tìm nguyên nhân.

Điều trị: Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc kích thích rụng trứng như Clomid và Follistim.

2. Ống dẫn trứng bị tắc

Các ống dẫn trứng có thể bị tắc một phần hay tắc hoàn toàn, làm chậm hoặc ngăn cản tinh trùng gặp trứng. Nguyên nhân này chiếm khoảng 30% các trường hợp vô sinh hiếm muộn.
Chuẩn đoán:  Chụp x-quang thông thường có thể phát hiện ống dẫn trứng bị tắc. Bác sĩ cũng có thể dùng cách nội soi như chèn dụng cụ nhỏ (giống kính viễn vọng) thông qua đường rạch dưới rốn.

Điều trị: Phẫu thuật để loại bỏ những cản trở hoặc thụ tinh trong ống nghiệm là hai cách điều trị khi ống dẫn trứng bị tắc.

3. Rối loạn tinh trùng

Xuất hiện ở khoảng 40% các trường hợp vô sinh. Sự bất thường ở tinh trùng, tinh trùng di chuyển không đúng cách hoặc quá ít tinh trùng. Các bệnh truyền nhiễm như quai bị hoặc không sản xuất đủ kích thích tố tình dục khiến số lượng tinh trùng thấp.

Chuẩn đoán:  Phân tích tinh dịch (mẫu tinh dịch được kiểm tra trong phòng thí nghiệm). Nếu phát hiện ra vấn đề, chuyên gia về vô sinh nam sẽ giúp đỡ.
Điều trị: Thông thường cần đến thụ tinh nhân tạo, có thể gồm việc tiêm tinh trùng qua một ống thông hẹp vào đường sinh sản của phụ nữ.

4. Chứng Endometriosis

Đây là tình trạng mà các lớp màng trong tử cung phát triển bên ngoài tử cung. Sự tổn thương nội mạc tử cung có thể làm tắc ống dẫn trứng hoặc làm giảm rụng trứng.

Xuất hiện ở khoảng 20% các trường hợp về khó sinh con.

Chuẩn đoán:  Nội soi, phẫu thuật.

Điều trị: Phẫu thuật nội soi để loại bỏ những tổn thương như loại bỏ những tế bào nội mạc tử cung gây tắc ống dẫn trứng.

Meo.vn (Theo Chamsocbe)

7 biểu hiện không đáng lo ở bé sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh có một số biểu hiện như: thở không đều, ngạt mũi nhẹ, sưng tuyến vú… thì bạn cũng đừng vội cuống.

Hãy đến với chuyên mục Làm mẹ của Eva để hiểu hơn những điều Người mẹ cần biết , cách Chăm sóc trẻ sơ sinh, Chọn đồ chơi cho bé, Kinh nghiệm của mẹ, cách Dạy con tuổi dậy thì hay mẹTây dạy con và chia sẻ cảm xúc trong Tâm sự người mẹ bạn nhé!

Cha mẹ không cần lo lắng khi thấy trẻ sơ sinh có biểu hiện thở không đều, ngạt mũi nhẹ, sưng tuyến vú...

1. Thở không đều trong khi ngủ

Lồng ngực của trẻ sơ sinh thường nhỏ, do vậy, quá trình trao đổi khí thường ít hơn. Số lần hô hấp bình thường ở trẻ sơ sinh là 40-50 lần/phút. Ngoài ra, hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, nên nhịp thở của trẻ cũng không đều, đặc biệt là trong khi ngủ.


Hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh nên trẻ có thể thờ không đều khi ngủ. (Ảnh minh họa).

2. Nôn trớ

Đối với trẻ mới sinh, đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Khi mới sinh, dạ dày bé thường nằm ngang, gần với thực quản. Do vậy, sau mỗi lần bú mẹ hoặc uống sữa, chỉ cần một vài cử động mạnh là bé có thể bị nôn trớ.

Để hạn chế hiện tượng này, bạn nên bế dựng bé ngay sau khi bú hoặc uống sữa từ 5-10 phút và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để trẻ ợ hơi ra ngoài.

3. Hắt hơi, ngạt mũi nhẹ

Đây không phải là biểu hiện của bệnh cảm cúm. Ở trẻ sơ sinh, lớp niêm mạc mũi chưa phát triển hoàn thiện, do vậy không khí bên ngoài hoặc 1 vài cặn sữa có thể gây phản xạ hắt hơi hoặc nghẹt mũi nhẹ ở trẻ. Đây chính là biểu hiện sinh lý tự vệ của trẻ, chứ không phải do bị nhiễm lạnh hoặc cảm cúm.

4. Ra mồ hôi chân, tay

Nhiệt độ trong bụng mẹ rất lý tưởng và ổn định cho sự phát triển của trẻ. Ngay khi mới sinh, sự thay đổi nhiệt độ ngoài môi trường sẽ có tác động rất lớn đến quá trình hô hấp và bài tiết của cơ thể trẻ.

Khi nhiệt độ môi trường cao, trẻ sẽ điều hòa thân nhiệt bằng cách thoát mồ hôi. Do vậy, các mẹ nên chú ý lau khô người cho trẻ, giữ nhiệt độ trong phòng ổn định.

5. Nhiều tóc hoặc ít tóc

Số lượng và màu tóc của trẻ sơ sinh có liên quan chặt chẽ tới chế độ dinh dưỡng của mẹ trong quá trình mang thai cũng như các yếu tố di truyền của gia đình. Do vậy, nếu khi sinh ra, trẻ ít tóc hoặc màu tóc không đen thì bạn cũng chớ nên lo lắng.

Nếu thấy tóc trẻ quá ít, kèm theo đó là các hiện tượng như đổ mồ hôi nhiều, hay hoảng sợ khi ngủ, ngủ ít, bỏ ăn… thì bạn nên cho trẻ đi khám bác sỹ để có được lời khuyên hợp lý. Vì khi đó, rất có thể trẻ đang bị thiếu canxi, thiếu sắt hoặc thiếu máu.


Nếu trẻ sơ sinh ít tóc và màu tóc không đen thì bạn cũng chớ vội lo lắng. (Ảnh minh họa).

6. Sưng tuyến vú

Bất luận là trai hay gái, trẻ sau 3-5 ngày sinh thường xuất hiện nốt nhỏ như hạt đậu, sờ vào thấy mềm và bóp nhẹ có thể ra sữa. Điều này là do ảnh hưởng từ nội tiết tố estrogen của mẹ. Hiện tượng này sẽ mất sau 2-3 tuần.

Bạn không nên lo lắng và vệ sinh cho trẻ bằng cách bóp mạnh vào tuyến vú của trẻ. Điều này có thể gây sưng hoặc nhiễm trùng, ảnh hưởng tới sự phát triển tuyến vú của trẻ trong tương lai.

7. Chảy máu âm đạo ở bé gái

Một số bé gái sau khi sinh 1 tuần, ở âm đạo có thể chảy một ít máu hoặc chất nhầy màu trắng do thai nhi vẫn chịu ảnh hưởng nội tiết tố của người mẹ và nội mạc tử cung đã bắt đầu phát triển.

Trong giai đoạn này, cần giữ vệ sinh âm đạo cho trẻ thật sạch để tránh nhiễm trùng.

Meo.vn (Theo MYC)

Thận trọng với rong kinh

Theo các chuyên gia y tế, rong kinh là bệnh phụ khoa ngày càng phổ biến. Tình trạng này có thể gây nhiều hậu quả nghiệm trọng do làm mất nhiều máu.

Rong kinh là gì?

Theo Phó giáo sư - Tiến sĩ – Bác sĩ Ngô Thị Kim Phụng, Giảng viên chính Bộ môn Sản phụ khoa, Đại học Y dược TP.HCM, rong kinh là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 10 ngày và lượng máu mất đi có thể vượt quá 80ml mỗi chu kỳ kinh nguyệt (bình thường: 40 – 60ml/ chu kỳ).

Rong kinh được chia làm hai loại: thực thể và cơ năng.

- Rong kinh thực thể là hành kinh kéo dài do có nguyên nhân thực thể tổn thương ở tử cung như cổ tử cung, u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, buồng trứng (có hay không rụng trứng, u tế bào hạt), liên quan đến thai, bệnh lý toàn thân (rối loạn đông máu, bệnh bướu giáp)…

- Ngược lại, trong rong kinh cơ năng,  nguyên nhân chính thường do rối loạn nội tiết. Rong kinh cơ năng thường hay gặp nhất ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của thời kỳ hoạt động sinh sản, tức là thời kỳ dậy thì và tiền mãn kinh của phụ nữ. Trong độ tuổi sinh sản, rất ít khi có rong kinh cơ năng.

Đặc biệt, rong kinh tập trung ở những phụ nữ có nguy cơ cao bị béo phì, sinh con nhiều lần, tăng cân, hút thuốc lá, sắp mãn kinh, đái tháo đường, suy giáp, rối loạn đông máu, viêm gan mạn, bệnh tim hoặc thận mạn, bệnh lupus đỏ…


Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Hai tình trạng sau đây được xem là nguyên nhân gây ra 80% trường hợp rong kinh:

Rối loạn kích thích tố: ở người bình thường, có sự thăng bằng giữa hai kích thích tố nữ estrogen và progesterone, giúp cho việc rụng trứng, tạo màng dày trong nội mạc tử cung và hành kinh diễn ra bình thường.

Nếu vì một lý do nào đó, sự thăng bằng này bị xáo trộn, màng tử cung sẽ dày lên quá độ và khi tróc ra tạo nên kinh nguyệt quá nhiều. Tình trạng mất thăng bằng này xảy ra nhiều nhất ở nữ giới tuổi dậy thì, có kinh lần đầu tiên và phụ nữ gần đến tuổi mãn kinh.

Một vài bệnh cũng gây ra sự xáo trộn thăng bằng này như bệnh suy tuyến giáp trạng… Việc lạm dụng hormone cũng có thể gây ra tình trạng trên.

Bướu sợi tử cung: thường xảy ra ở độ tuổi mang thai và gây nên tình trạng rong kinh nếu bướu sợi tử cung ở vị trí dưới niêm mạc.

Bên cạnh đó, rong kinh còn có một số nguyên nhân khác: bị polyps (có thể từ nội mạc tử cung hay từ kinh cổ tử cung), bướu nước (cyst) buồng trứng, buồng trứng bị rối loạn không làm ra trứng và rụng trứng được, đặt vòng tránh thai, mang thai bị biến chứng, ung thư, uống thuốc ngừa thai không đúng cách…

Triệu chứng thường thấy ở người bị rong kinh là kinh nguyệt kéo dài hơn 10 ngày, có thể ra huyết nhiều hoặc ít khiến người bệnh không thể làm việc được, bị đau bụng dưới, luôn có cảm giác mệt mỏi, hơi thở ngắn và hay thở dốc, có những triệu chứng của bệnh thiếu máu nếu rong kinh kèm theo cường kinh trong thời gian dài.

Hậu quả của rong kinh

Bị rong kinh lâu ngày có thể đưa tới những biến chứng sau:

Thiếu máu do thiếu chất sắt: Phụ nữ thường dễ bị thiếu máu do ăn uống không đủ chất sắt. Những phụ nữ bị rong kinh càng dễ bị thiếu máu hơn vì số lượng máu, trong đó có chứa nhiều chất sắt, mất đi quá nhiều làm cơ thể bị thiếu. Bệnh thiếu máu sẽ làm bạn dễ mệt mỏi, không hoạt động thể chất được, hơi thở ngắn, nhức đầu, chóng mặt...

Toxic shock syndrome: một hội chứng nhiễm trùng cấp tính rất nguy hiểm, thường là do dùng tampon để trong âm đạo lâu quá 8 tiếng đồng hồ. Triệu chứng gồm có sốt cao, tiêu chảy, đau cổ họng, cảm thấy rất yếu ớt, tay chân tróc da, huyết áp xuống thấp gây nguy hiểm cho tính mạng.

Tất cả các trường hợp rong kinh cơ năng phải được điều trị sớm ngay từ đầu để giảm thiếu máu và dễ giải quyết được nguyên nhân. Các thiếu nữ nếu để thiếu máu lâu dài thì vùng dưới đồi sẽ bị tổn thương khó hồi phục, dễ rong kinh tái phát nhiều lần gây kém hoặc không phóng noãn. Rong kinh tiền mãn kinh nếu không điều trị hoặc điều trị không dứt có thể diễn biến thành ung thư nội mạc tử cung.

Phòng ngừa

Nữ giới trên 18 tuổi và có hoạt động tình dục nên thường xuyên khám phụ khoa mỗi năm và làm Pap test định kỳ. Tuy nhiên, nếu có chu kỳ kinh nguyệt quá bất thường thì nên đi khám bệnh ngaỵ

Nếu đau bụng nhiều hoặc lượng máu kinh ra quá nhiều dù đã uống thuốc nhưng vẫn không hết thì nên đến cơ sở y tế khám.

Nằm nghỉ nếu bị ra máu quá nhiều.

Nếu dùng tampon, nên thay sau 4 giờ.

Không uống thuốc aspirin vì thuốc này có thể làm tăng chảy máu. Tham khảo ý kiến bác sĩ để uống bổ sung hoặc ăn nhiều thực phẩm giàu sắt để bù lại lượng máu mất đi.

Giữ sức khỏe bằng cách ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ, tập thể dục thường xuyên, tránh stress nếu có.

Meo.vn (Theo alobacsi)