Lưu trữ cho từ khóa: nicotine

Thuốc lá – Ngộ nhận và sự thật

Người không hút thuốc lá, nếu thường xuyên sống trong môi trường có khói thuốc, sẽ hít phải lượng khói thuốc tương đương với hút 5 điếu thuốc 1 ngày.

40.000 người Việt Nam chết vì thuốc lá mỗi năm.(Ảnh khai thác từ Internet)

* Thuốc lá không có gì độc hại?

Thuốc lá có chứa hơn 4000 hóa chất độc hại, trong đó có carbon monoxyde (khí CO), chì, hắc ín (tar), Axeton, Formaldehit, Asen, Benzen…Bạn có tưởng tượng được bạn đang hít bồ hóng, nhựa, chất cọ toa lét, chất làm sạch móng tay…không? Chúng đều có trong thuốc lá!.

* Hút thuốc lá ít, hay thỉnh thoảng hút chơi không sao?

Đối với thuốc lá, không có ngưỡng an toàn. 50% những người hút chơi trở thành nghiện thuốc lá dưới tác động của nicotine, một loại chất gây nghiện có trong thuốc lá.

* Hút nhiều năm rồi, bây giờ bỏ thuốc lá vô ích?

Bỏ thuốc lá không bao giờ là muộn. Khi bỏ thuốc, cơ thể có khả năng tự phục hồi dần dần.

* Thanh niên hút thuốc trông sành điệu?

Chắc chắn răng ố, vàng, hơi thở có mùi thuốc lá, quần áo ám mùi thuốc lá, rụng tóc do thuốc lá, bị các bệnh liên quan tới thuốc lá không phải là sành điệu! Đẹp, sành điệu phải đi đôi với sức khỏe. Hủy hoại sức khỏe bằng cách hút thuốc lá là hành động thiếu văn minh.

* Hút thuốc giúp làm gầy và thon thả?

Bạn có thể gầy bớt nhờ tập thể dục và ăn kiêng. Hút thuốc không làm bạn gầy đi. Khói thuốc phá hủy các mô liên kết và làm cho da bạn yếu đi. Ngoài ra, hút thuốc dẫn tới nguy cơ bị các bệnh nguy hiểm khác.

* Thật khó mà từ chối khi được mời hút thuốc?

Bạn có thể từ chối. Không hút thuốc là lựa chọn của bạn. Bạn không phải giải thích lý do bạn không hút thuốc với ai. Các bạn của bạn sẽ tôn trọng quyền của bạn và không băn khoăn về việc bạn từ chối.

* Tôi chỉ hút chơi thôi. Tôi không nghiện. Tôi sẽ bỏ thuốc bất kỳ khi nào tôi muốn?

Được thôi, vậy hãy chứng minh đi! Bạn có bỏ được những ham muốn đó không? Bạn có lo lắng và bồn chồn khi bạn không thể có một điếu thuốc? Đây là những triệu chứng của nghiện và do đó, bỏ hút thuốc thật khó. Bạn có thể phải chịu đựng một số dấu hiệu này sau khi cai. Thực tế, cứ 2 người hút thì có một người sẽ nghiện vì nicotine trong thuốc lá.

* Hút thuốc trông tôi người lớn?

Nếu “người lớn” có nghĩa là già và có nếp nhăn giống như da chân bị ngâm lâu trong nước thì bạn đúng. Những người hút thuốc già nhanh hơn những người không hút thuốc - đặc biệt là những nếp nhăn quanh miệng và mắt xuất hiện sớm.

* Hút thuốc giúp thư giãn?

Khi hút thuốc, bạn có cảm giác thư giãn là do nicotine. Đây là chất kích thích. Giống như café, nó làm cho tăng tốc độ hoạt động của các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là tim.

Điều khiến mọi người nghĩ là hút thuốc làm họ thư giãn bởi hoạt động của cơ thể khi hút thuốc - nhịp thở sâu hơn và chậm hơn, chứ không phải là thuốc lá. Có nhiều cách khác giúp bạn thư giãn mà không hại đến sức khỏe như tạm dừng công việc, đi ra ngoài, nghe nhạc, xem phim...

* Hút thuốc sẽ chẳng có hại gì cho đến khi tôi già?

Ung thư và các bệnh về tim mạch có thể chưa tấn công bạn ngay khi bạn còn trẻ, nhưng bạn càng bắt đầu hút thuốc sớm chừng nào thì bạn càng có nguy cơ bị các bệnh nan y đó tấn công sớm chừng ấy. Một số dấu hiệu khác thì thậm chí dù rất trẻ bạn đã có thể nếm mùi rồi, chẳng hạn như hơi thở hôi, răng vàng, ngón tay vàng, tóc và quần áo ám mùi thuốc lá, hơi thở nông, thở khò khè, ho…

* Thuốc lá trong các bao có màu sắc sáng hơn có vị nhẹ hơn và thường an toàn hơn các loại thuốc lá khác?

Không có loại thuốc lá nào được coi là thuốc lá an toàn cả. Những người hút loại thuốc lá được coi là nhẹ cũng hít phải nicotine và tar (hắc ín, gây ra ung thư) so với những người hút các loại thuốc lá thường.

Đó là vì các loại thuốc lá được gán thêm dòng chữ “milder” (nhẹ) có các lỗ nhỏ trong đầu lọc để đẩy bớt khói vào không khí, sao cho người hút cảm thấy đỡ nặng hơn. Thế nhưng, người hút thuốc lại rít mạnh hơn, do đó họ thường hít vào người một lượng nicotine tương đương so với khi họ hút thuốc lá thường.

Các nghiên cứu cho thấy rằng, những người hút thuốc nhẹ hơn cũng có thể bị bệnh và chết như những người hút thuốc lá khác.

Meo.vn (Theo VTV)

Đừng ăn hải sản khi bị viêm âm đạo

Có khá nhiều thứ bạn nên kiêng khem hoặc hạn chế khi bị viêm âm đạo, chẳng hạn như đừng ăn nhiều hải sản, tránh ngọt và cay...

Bệnh nhân viêm âm đạo nên chú ý những điều dưới đây:

Tránh ăn đồ cay

Thực phẩm cho thêm các gia vị cay như hạt ớt, hạt tiêu, gừng, hành, tỏi… tuy ngon miệng nhưng lại nóng, làm tăng chất độc tích tụ trong cơ quan nội tạng, gây sưng nướu, đau lưỡi, nước tiểu đậm màu, hậu môn nóng rát, và làm cho bệnh viêm âm đạo của bạn càng trở nên trầm trọng hơn.

Không ăn nhiều hải sản

Các loại hải sản như cá biển, bạch tuộc, tôm, cua… có thể góp phần làm nóng, làm ẩm và gây ngứa bộ phận sinh dục. Vì vậy, muốn bệnh tình thuyên giảm thì không nên ăn chúng.

Nên hạn chế hải sản nếu đang viêm âm đạo.

Tránh thức ăn ngọt, béo

Các loại thực phẩm béo ngậy như mỡ, kem, thịt lợn, bơ… và thực phẩm chứa hàm lượng đường cao như kẹo, chocolate, bánh kem… cũng gây nóng, ẩm cơ quan sinh dục bởi chúng làm tăng lượng bài tiết âm đạo và ảnh hưởng lớn đến việc điều trị.

Tránh uống rượu, hút thuốc lá

Hút thuốc làm bệnh viêm âm đạo nặng thêm, ngoài ra nicotine trong thuốc lá có thể làm cho máu và oxy liên kết yếu đi. Rượu cũng làm nóng và ẩm vùng kín của phụ nữ, nên cần tránh các thực phẩm như rượu gạo lên men, rượu...

Chú ý đến dinh dưỡng

Bệnh nhân cần ăn nhiều rau tươi và trái cây, uống nhiều nước giúp nhuận tràng, đây là biện pháp cần thiết nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng niệu đạo.

Meo.vn (Theo Badatviet)

Bổ hay độc hại khi ăn cà tím?

Khi nhắc đến các loại cà, người ta thường lo sợ rằng ăn cà sẽ rất độc và đau nhức mình mẩy. Kể cả cà tím cũng phải chịu chung số phận như vậy. Thực hư thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Một chén cà bằng ba chén thuốc

Các món ăn có cà tím thường là nướng rồi lột vỏ xốt mỡ hành chấm nước mắm tỏi ớt, mắm kho, hoặc um hay xào chung với các loại rau củ quả khác. Ăn sống thì vị hơi đắng, nấu chín sẽ hết đắng và mùi vị thơm dễ chịu.

Khi chế biến, nên ướp qua tí muối rồi rửa sạch và xắt lát, cà sẽ mềm hơn và bớt đắng (hiện nay người ta đã trồng được các giống cà không đắng). Thịt quả khi xào với dầu thường hấp thu dầu béo rất nhiều, chính quá trình ướp muối sẽ giúp hạn chế lượng dầu thấm vào thịt quả. Thịt quả mềm, chứa nhiều hạt nhỏ dính vào thịt, người ta thường ăn luôn vỏ quả và hạt.

Cà tím được dùng trong các món ăn thông dụng của đa số người dân ở Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Ý và Ấn Độ với nhiều tên gọi khác nhau. Thường được hầm chung với cà chua, tỏi, nêm thêm với các gia vị như nghệ, càri, làm nước xốt chung với cà, me chua, hoặc nấu chung với gạo, thịt, các loại đậu… thành nhiều món ăn.

Người Ấn sử dụng quả cà tím rất phổ biến và gọi nó là “vua của rau củ”. Một món ăn độc đáo từ cà tím là món beguni của người Pakistan: cà được xắt lát mỏng, sau đó tẩm muối và ớt bột, rồi phủ lên một lớp cá và chiên với dầu, món này ăn giòn ngon như một loại bánh snack. Dân gian ta cũng có món cà tím dồn nhân thịt, nấm mèo, củ hành, sau đó đem chiên ăn cũng rất ngon, bổ và rẻ tiền.

Nghiên cứu thành phần dinh dưỡng và hoạt chất trong cà tím, người ta ghi nhận nó có chứa hợp chất trigonellin, beta-amino-4-ethylglyoxalin và cholin, vỏ quả màu tím có chứa nhiều sắc tố thuộc nhóm anthocyanidin, người ta còn tách chiết được một ester là para-cumarin và delphinidol.

Thịt quả còn chứa nhiều protid, cellulose, đường, chất béo, đặc biệt nhiều loại vitamin như A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C, PP, nhiều khoáng tố vi lượng như Fe, Zn, Ca, P, K, Mg, Mn. Quả cũng có chứa alkaloit solanin như hầu hết các loại cà khác.

Kết quả nghiên cứu của viện Sinh học thuộc đại học bang Sao Paulo, Brazil, đã chứng minh cà tím rất hiệu quả trong điều trị chứng cholesterol cao trong máu. Một nghiên cứu khác của viện Tim mạch đại học Sao Paulo còn cho thấy cà tím giúp giảm nguy cơ các bệnh tim mạch nhờ tác dụng giống như nhóm statins, giúp phòng ngừa bệnh cao huyết áp cũng như bệnh tiểu đường ở một số người có nguy cơ cao, song họ cũng cảnh báo người bệnh không thể thay thế cà tím cho statins.

Cà tím còn giúp ngăn chặn sự hình thành của các gốc tự do nhờ nguồn axit folic và kali rất dồi dào, giúp ngăn ngừa ung thư và chống lão hoá các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên trong cà tím có chứa một lượng nicotine cao hơn bất kỳ loại trái khác, với nồng độ 0,01mg/100g – không đáng kể so với lượng nicotine có ở một người hút thuốc lá thụ động: phải ăn khoảng 9kg (50 – 70 trái) cà tím mới hấp thụ một lượng nicotine tương đương hút một điếu thuốc.

Theo y học cổ truyền, cà tím có vị ngọt, tính lạnh, không độc, tác dụng điều hoà thân nhiệt, bổ ngũ tạng hư tổn, tán huyết ứ, cầm máu, tiêu sưng. Được dùng chữa đại tiểu tiện ra máu, tiểu buốt, đi cầu ra máu, viêm loét ruột chảy máu, phụ nữ rong huyết, chữa sưng tấy, tay chân nứt nẻ khi trời lạnh giá, đau răng, viêm lợi…

Nên chọn quả chín do hàm lượng solanin giảm nhiều hơn quả xanh, rễ và vỏ cây phơi khô sắc lấy nước uống mỗi ngày. Dùng ngoài có thể dùng dạng tươi hoặc đốt rồi tán bột đắp.

Tác dụng phụ

Nhiều tạp chí y học báo cáo có hiện tượng ngứa ngoài da và miệng sau khi ăn cà tím. Năm 2008, nghiên cứu 741 người ở Ấn Độ (nơi cà tím được tiêu thụ nhiều nhất) cho thấy gần 10% nói rằng có triệu chứng giống như bị dị ứng sau khi ăn cà tím, trong khi 1,4% cho thấy các triệu chứng xuất hiện ngay trong vòng chưa đầy hai giờ sau khi ăn, hiện tượng viêm da hoặc dị ứng với phấn hoa cà cũng đã được ghi nhận.

Đó là do trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hoá có tác dụng như một loại histamin hàm lượng cao, nên cà tím tiềm ẩn tính chất gây dị ứng và bộc phát ở một số người quá mẫn cảm. Dù vậy, nhiều nghiên cứu cũng xác định khi nấu chín và kỹ thì có thể ngăn chặn được tác dụng phụ này.

Cà có tính lạnh nên những người yếu mệt hoặc dạng hàn thấp (đau nhức khi trời lạnh) không nên ăn nhiều và thường xuyên.

Meo.vn (Theo Meyeucon)

Hàm răng trắng sáng cho nụ cười cuốn hút

Để có hàm răng trắng sáng như trong quảng cáo í, thì việc đầu tiên chúng mình phải làm là bảo vệ men răng. Vậy làm thế nào để bảo vệ được men răng bây giờ???

Đơn giản lắm, chúng mình chỉ cần 'hít le' những đồ ăn dưới đây là ổn ngay í mà!

Thuốc lá

Cứ nhìn thì biết, bạn nào hay hút thuốc lá, chắc chắn răng sẽ bị ố vàng, mất thẩm mỹ, đã thế hơi thở còn có mùi nicotine nữa chứ.

Hút thuốc lá còn làm tăng khả năng bị mắc bệnh quanh răng và ung thư khoang miệng nữa đấy. Ở Bắc Mỹ, người ta đã thống kê được là 75% số người bị mắc bệnh ung thư khoang miệng là những người thường xuyên hút thuốc lá.

Rượu vang

Vang đỏ là loại đồ uống có tính axit, có chứa chromogen và tannin - hai hợp chất gây ố răng nặng nhất.

Rượu vang trắng cũng tương tự, nếu mỗi sớm uống một ly trà tối lại thưởng thức một ly vang nhẹ thì chúng sẽ gây hại không nhỏ đến men răng.

Trà

Cũng như rượu, trà đen giàu chất tannin nhất. Các nha sĩ cho biết rằng khả năng gây ố răng của trà còn mạnh hơn cả cà phê (giàu chromogen nhưng lại ít tannin).

Lưu ý nữa nè: Trà trắng, trà xanh, trà thảo dược ít gây ố xỉn hơn trà đen.

Nước ngọt có gas

Axit và chất chromogen có trong những đồ uống này khiến cho màu răng bị xỉn tương đối nhanh. Ngay cả khi loại đồ uống có màu sắc rất nhẹ cũng có tính axit và nó làm răng nhanh ố.

Các loại quả họ dâu

Nam việt quất, dâu đen, sơ ri, nho, lựu và các loại quả có màu sắc rực rỡ khác đều là tác nhân gây xỉn ố màu răng. Ngay cả khi những loại quả ấy được chế biến thành nước uống, bánh nướng, thực phẩm chế biến sẵn… thì tác hại của chúng cũng không bị giảm đi là mấy.


Nước xốt

Xì dầu, xốt cà chua, xốt cà ri và một số loại nước xốt có màu sắc đậm đà khác đều có khả năng đổi màu răng rất “tốt”.

Đồ ngọt

Các loại kẹo ngọt, kẹo cao su, kem và các loại đồ ngọt khác thường chứa các chất gây ố màu răng. Nếu lưỡi bạn xuất hiện các màu sắc khác nhau sau khi ăn các thực phẩm này thì chắc chắn răng bạn cũng đang bị ảnh hưởng.

Bạn nào thích ăn đồ ngọt thì hãy hạn chế nhé, hoặc sau khi ăn xong nên đánh răng luôn là tốt nhất.

Đồ chua

Lưu ý là tránh ăn quá nhiều những thực phẩm chua vì nếu ăn chúng hằng ngày cũng có thể gây nguy hiểm cho răng. Giải pháp tốt nhất là chỉ nên ăn món có độ chua thấp hoặc kết hợp ăn các thực phẩm chua với các loại thực phẩm khác để làm giảm độ chua tác động lên men răng.

Vậy nên ăn gì để răng trắng đẹp???

Phối hợp ăn các loại hạt với trái cây hoặc ăn pho mát với cà rốt là những cách để giảm tác dụng của axit. Các loại hạt và thực phẩm từ sữa được xem là có tác dụng giúp cân bằng hữu ích cho cách loại thực phẩm có tính axit.

Nên thường xuyên súc miệng bằng nước sạch. Không phải lúc nào chúng ta cũng có cơ hội đánh răng ngay sau khi ăn hay uống những thực phẩm có khả năng “nhuộm” màu răng. Thậm chí, ngay cả khi có thể làm việc này cũng không hẳn là tốt vì men răng đang rất yếu (chỉ nên đánh răng sau bữa ăn 30 phút).

Do đó, cách an toàn hơn cả là uống nước lọc và làm động tác xúc miệng kín đáo. Một cách khác lịch sự hơn là nhai một viên kẹo cao su không đường. Có vậy răng miệng mới luôn được trắng sạch và nụ cười sẽ luôn rạng rỡ.

Meo.vn (Theo Eva)

Cà tím bổ hay độc?

Cây thuộc họ cà, trong nhóm có cà độc dược chứa nhiều ancaloit độc như solanin. Vì vậy người ta thường nghĩ rằng ăn cà tím độc và đau nhức mình mẩy.

Một chén cà bằng ba chén thuốc

Các món ăn có cà tím thường là nướng rồi lột vỏ xốt mỡ hành chấm nước mắm tỏi ớt, mắm kho, hoặc um hay xào chung với các loại rau củ quả khác. Ăn sống thì vị hơi đắng, nấu chín sẽ hết đắng và mùi vị thơm dễ chịu.

Khi chế biến, nên ướp qua tí muối rồi rửa sạch và xắt lát, cà sẽ mềm hơn và bớt đắng (hiện nay người ta đã trồng được các giống cà không đắng). Thịt quả khi xào với dầu thường hấp thu dầu béo rất nhiều, chính quá trình ướp muối sẽ giúp hạn chế lượng dầu thấm vào thịt quả. Thịt quả mềm, chứa nhiều hạt nhỏ dính vào thịt, người ta thường ăn luôn vỏ quả và hạt.

Cà tím được dùng trong các món ăn thông dụng của đa số người dân ở Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Ý và Ấn Độ với nhiều tên gọi khác nhau. Thường được hầm chung với cà chua, tỏi, nêm thêm với các gia vị như nghệ, càri, làm nước xốt chung với cà, me chua, hoặc nấu chung với gạo, thịt, các loại đậu… thành nhiều món ăn.

Người Ấn sử dụng quả cà tím rất phổ biến và gọi nó là “vua của rau củ”. Một món ăn độc đáo từ cà tím là món beguni của người Pakistan: cà được xắt lát mỏng, sau đó tẩm muối và ớt bột, rồi phủ lên một lớp cá và chiên với dầu, món này ăn giòn ngon như một loại bánh snack. Dân gian ta cũng có món cà tím dồn nhân thịt, nấm mèo, củ hành, sau đó đem chiên ăn cũng rất ngon, bổ và rẻ tiền.

Nghiên cứu thành phần dinh dưỡng và hoạt chất trong cà tím, người ta ghi nhận nó có chứa hợp chất trigonellin, beta-amino-4-ethylglyoxalin và cholin, vỏ quả màu tím có chứa nhiều sắc tố thuộc nhóm anthocyanidin, người ta còn tách chiết được một ester là para-cumarin và delphinidol.

Thịt quả còn chứa nhiều protid, cellulose, đường, chất béo, đặc biệt nhiều loại vitamin như A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C, PP, nhiều khoáng tố vi lượng như Fe, Zn, Ca, P, K, Mg, Mn. Quả cũng có chứa alkaloit solanin như hầu hết các loại cà khác.

Kết quả nghiên cứu của viện Sinh học thuộc đại học bang Sao Paulo, Brazil, đã chứng minh cà tím rất hiệu quả trong điều trị chứng cholesterol cao trong máu. Một nghiên cứu khác của viện Tim mạch đại học Sao Paulo còn cho thấy cà tím giúp giảm nguy cơ các bệnh tim mạch nhờ tác dụng giống như nhóm statins, giúp phòng ngừa bệnh cao huyết áp cũng như bệnh tiểu đường ở một số người có nguy cơ cao, song họ cũng cảnh báo người bệnh không thể thay thế cà tím cho statins.

Cà tím còn giúp ngăn chặn sự hình thành của các gốc tự do nhờ nguồn axit folic và kali rất dồi dào, giúp ngăn ngừa ung thư và chống lão hoá các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên trong cà tím có chứa một lượng nicotine cao hơn bất kỳ loại trái khác, với nồng độ 0,01mg/100g – không đáng kể so với lượng nicotine có ở một người hút thuốc lá thụ động: phải ăn khoảng 9kg (50 – 70 trái) cà tím mới hấp thụ một lượng nicotine tương đương hút một điếu thuốc.

Theo y học cổ truyền, cà tím có vị ngọt, tính lạnh, không độc, tác dụng điều hoà thân nhiệt, bổ ngũ tạng hư tổn, tán huyết ứ, cầm máu, tiêu sưng. Được dùng chữa đại tiểu tiện ra máu, tiểu buốt, đi cầu ra máu, viêm loét ruột chảy máu, phụ nữ rong huyết, chữa sưng tấy, tay chân nứt nẻ khi trời lạnh giá, đau răng, viêm lợi...

Nên chọn quả chín do hàm lượng solanin giảm nhiều hơn quả xanh, rễ và vỏ cây phơi khô sắc lấy nước uống mỗi ngày. Dùng ngoài có thể dùng dạng tươi hoặc đốt rồi tán bột đắp.

Tác dụng phụ

Nhiều tạp chí y học báo cáo có hiện tượng ngứa ngoài da và miệng sau khi ăn cà tím. Năm 2008, nghiên cứu 741 người ở Ấn Độ (nơi cà tím được tiêu thụ nhiều nhất) cho thấy gần 10% nói rằng có triệu chứng giống như bị dị ứng sau khi ăn cà tím, trong khi 1,4% cho thấy các triệu chứng xuất hiện ngay trong vòng chưa đầy hai giờ sau khi ăn, hiện tượng viêm da hoặc dị ứng với phấn hoa cà cũng đã được ghi nhận.

Đó là do trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hoá có tác dụng như một loại histamin hàm lượng cao, nên cà tím tiềm ẩn tính chất gây dị ứng và bộc phát ở một số người quá mẫn cảm. Dù vậy, nhiều nghiên cứu cũng xác định khi nấu chín và kỹ thì có thể ngăn chặn được tác dụng phụ này.

Cà có tính lạnh nên những người yếu mệt hoặc dạng hàn thấp (đau nhức khi trời lạnh) không nên ăn nhiều và thường xuyên.

Theo DS. Lê Kim Phụng

Meo.vn (Theo Saigontiepthi)

Chứng đau lưng

Sau chứng nhức đầu thì đau lưng là nguyên nhân thứ nhì gây đau cho mọi người, đặc biệt với người cao tuổi. Chăm sóc đau lưng cũng là nguồn phí tổn khá cao, có lẽ chỉ sau các bệnh về tim.

Do thói quen bất thường

Với nhiều nhà chuyên môn y tế thì đau lưng hầu như là một căn bệnh của đời sống gây ra do thói quen bất thường của người bệnh. Vì họ đứng, họ đi, họ nâng nhấc hoặc lôi kéo sự vật không đúng cách, đưa tới nguy cơ tổn thương cho các thành phần của lưng. Khi đã bị một lần thì đau lưng cũng có nguy cơ tái phát.

Các chuyên gia cũng ước lượng 80% các trường hợp đau lưng có thể phòng ngừa được nếu ta để ý một chút hoặc nếu ta có vài kiến thức căn bản về cột sống.

Lưng là phần dưới của thân mình gồm có đốt sống lưng, các gân, dây chằng, cơ bắp để giữ lưng ngay thẳng. Từ các đốt sống này xuất phát dây thần kinh não tuỷ. Giữa các đốt sống là đĩa sụn liên hợp giúp cột sống cử động trơn tru.


Ðau lưng thường gây ra do ba nguyên nhân chính:

– Căng cơ bắp – dây chằng trong các hoàn cảnh như mập phì, có thai, người cao tuổi ít vận động, nâng mang vật nặng mà lại dùng sức mạnh của lưng, tư thế không ngay thẳng, xúc động mạnh…

– Thoái hoá đĩa đệm.

– Viêm mặt khớp xương.

Ngoài ra, bị chấn thương, u bướu, viêm nhiễm cột sống, nằm ngủ trong vị thế bất thường hoặc nệm quá mềm cũng là nguy cơ gây đau lưng.

Người cao tuổi thường hay bị đau lưng vì sự thoái hoá cột sống, cơ bắp dây chằng lỏng lẻo, đốt cột sống dễ bị nghiêng vẹo, đè vào dây thần kinh não tuỷ, gây ra đau. Với các cụ, chỉ khom khom di chuyển một chậu cây cảnh hoặc cúi xuống bế đứa cháu nội, ngoại cũng dễ dàng ôm lưng nhăn nhó.

Phòng tránh

Nên giúp các cụ phòng ngừa bằng cách hỗ trợ hoặc giúp tránh các căng giãn không cần thiết cho cơ bắp và cũng để tăng cường sức mạnh cho các bắp thịt hỗ trợ cột sống.

Nệm xe đều gây đau lưng khi ngồi quá lâu. Khi phải chở các cụ đi đâu nên lót lưng với một cái gối nhỏ và để tay trên vật tựa; kéo ghế gần về phía trước để đầu gối cao bằng hông.

Trừ những trường hợp đặc biệt, còn lại nên thuyết phục các cụ ngủ trên nệm cứng; nằm nghiêng, đầu gối co thước thợ hoặc khi nằm ngửa thì lót gối dưới khuỷu chân. Gối cao vừa phải để đầu và mình ngang bằng.

Khi cần coi tivi hoặc đọc sách lâu, nên nằm để tránh căng cho xương sống.

Mua sắm quần áo cho các cụ không nên quá bó sát vào người để cơ bắp, xương khớp không bị gò bó…

Cũng nên chú ý hướng dẫn các cụ khi mang vật nặng, không nên khom lưng xuống để nhấc vật đó lên, mà ngồi xuống, hai tay ôm cầm vật đó rồi từ từ đứng lên qua sức mạnh của đầu gối, như vậy tránh được sự tổn thương cho lưng. Khi vật nặng nằm ở trên bàn, ta có thể ôm vào bụng hay quay lưng ôm đồ vật vào lưng để mang đi. Đừng đi giày gót quá cao, làm xương sống xiêu vẹo, yếu. Giữ dáng điệu ngay ngắn.


Đặc biệt với người lớn tuổi cần tập thế khi đứng, bụng thót phẳng, hướng xương chậu về phía sau sẽ giúp phần dưới của cột sống vững hơn. Nếu cần đứng lâu thì đặt một chân lên vật cao khoảng hai tấc để ngả xương chậu về phía sau. Ngồi lâu đều gây nhiều khó chịu cho lưng. Vì thế lâu lâu nên đứng dậy, đi qua đi lại, thư giãn xương lưng. Tránh ngồi trên nệm ghế quá mềm.

Tập thể dục với các cử động làm thư giãn khớp xương và bắp thịt, tăng cường sức mạnh cho bắp thịt, dây chằng ở lưng. Buổi sáng ngủ dậy, trước khi bước ra khỏi giường nên tập các cử động vẹo người qua lại để thư giãn lưng. Lý do là sau bảy giờ nằm ngủ, xương khớp, bắp thịt cứng lại, nếu đứng dậy ngay có thể té ngã, gây tổn thương cho lưng và các phần khác của cơ thể.

Không hút thuốc lá vì nicotine làm giảm máu lưu thông tới lưng khiến cơ khớp yếu. Giảm cân nếu quá mập, vì mập phì làm mô mềm ở lưng căng cương. Hai phần ba người bị đau lưng kinh niên đều bị béo phì.

Vài cử động cần thực hiện để thư giãn cột sống

1. Ðứng thẳng, hai bàn chân xa ngang thân người, úp hai bàn tay lên ngang lưng. Ðầu gối ngay thẳng, ưỡn lưng về phía sau càng xa càng tốt. Giữ nguyên vị trí trong vài ba giây rồi trở lại dáng điệu bình thường. Làm cùng động tác năm lần.

2. Ðứng ngay thẳng, tựa hai tay lên phía sau của thành ghế. Ðầu gối thẳng, giơ một chân về phía sau càng cao càng tốt. Hạ chân xuống từ từ và làm cùng động tác với chân kia. Làm năm động tác liên tiếp cho mỗi chân.

3. Nằm sấp, hai chân duỗi thẳng, khuỷu tay gấp, hai bàn tay úp xuống sàn. Dùng hai tay đẩy thân mình lên càng cao càng tốt, mông và chân vẫn phẳng dưới sàn. Nhắc lại cùng động tác mười lần.

4. Nằm ngửa, đầu gối gập lại, hai bàn chân để dưới đất. Từ từ nhấc đầu và vai khỏi sàn, hướng hai bàn tay về phía đầu gối, giữ vị trí trong mười nhịp đếm rồi nằm thẳng mình trở lại. Nhắc lại cùng cử động năm lần.

5. Nằm sấp, chân tay đụng mặt bằng. Nâng cao một chân, đếm từ 1 – 10 rồi hạ chân xuống. Nhắc lại cùng cử động với chân kia. Làm năm lần mỗi chân.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Meo.vn (Theo SGTT)

Những nguyên nhân lạ gây đau đầu

Bên cạnh những nguyên nhân gây đau đầu thông thường như lo lắng, căng thẳng, nhìn lâu vào máy tính... các nhà khoa học còn chỉ ra, tư thế nằm gội đầu ở tiệm, cột tóc, thậm chí sex cũng gây ra triệu chứng này.

Khi bị nhức đầu, người bệnh thường nghĩ ngay đến việc dùng thuốc giảm đau, song các nhà nghiên cứu cho rằng, việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp chữa trị dứt điểm và ngăn ngừa chứng này tái phát. Sau đây là một số nguyên nhân "lạ" gây đau đầu vừa được công bố trên asiaone.com:
1. Gội đầu ở tiệm

Người ta thường nghĩ đến tiệm gội đầu là để được massage và thư giãn. Tuy nhiên các nhà khoa học chỉ ra, chính tư thế gội đầu ở tiệm (trong khi cơ thể bạn nằm trên ghế khô và chỉ có cái đầu được gội nước) là nguyên nhân gây ra chứng đau đầu.

Bên cạnh đó, nhà Thần kinh học Michael Gross cũng chỉ ra một số tư thế khác cũng gây đau đầu như: kẹp chiếc điện thoại giữa vai và tai trong lúc trò chuyện hoặc ngồi trên một chiếc ghế không có chỗ tựa lưng.
2. Ho cũng khiến đau đầu

Bên cạnh nguyên nhân gây đau đầu do hắt hơi, hỉ mũi hay tư thế cúi thấp người, thống kê mới đây cho thấy, khoảng 1% đau đầu là do ho, được gọi là "đau đầu ho". Và nam giới là đối tượng dễ mắc phải.

Nhức đầu dạng này thường đi kèm với các triệu chứng khác như đau cổ, mất cân bằng, giảm thị lực, mất ngủ, ù tai. Vì thế các bác sĩ khuyên nếu bạn bị "đau đầu ho" thì tốt nhất nên chữa bệnh ho trước thay vì vội chữa nhức đầu.
3. Chạy bộ trên máy tập thể dục

Bạn thấy đau đầu sau khi chạy bộ trên máy tập thể dục? Triệu chứng này được gọi là "đau đầu do gắng sức" vì khi vận động như thế các mạch máu ở cổ, đầu và da đầu bị sưng, gây áp lực và dẫn đến đau đầu. Đối với những người có tiền sử đau nửa đầu càng dễ bị triệu chứng này.

Các bác sĩ khuyên khi bị "đau đầu do gắng sức", tốt nhất bạn nên thay đổi phương pháp tập thể dục sang bơi lội thay vì chạy bộ. Bên cạnh đó việc dùng thuốc chống viêm khoảng 30 phút trước khi tập thể dục cũng giúp hạn chế chứng này.

4. Phong cách sống

Những người hay mặc cảm tự ti hoặc lo lắng thường mắc chứng đau nửa đầu. Điều này được các bác sĩ lý giải do mỗi khi người ta căng thẳng, lo âu sẽ ngăn cản sự sản sinh hóa chất serotonin trong não. Chính nồng độ thấp serotonin là nguyên nhân gây ra những cơn đau.
5. Thực phẩm

Một số thực phẩm có chứa chất tyramine được xác định là nguyên nhân gây ra chứng đau nửa đầu. Tyramine chủ yếu tìm thấy trong thực phẩm được bảo quản, lên men, hun khói, ướp... Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm khác cũng có nồng độ tyramine cao như hamburger, phô mai, sôcôla và thịt chế biến sẵn.

Ngoài ra một số loại trái cây như dứa (thơm) và chuối cũng có chứa tyramine.

6. Cột tóc

Phụ nữ và cả nam giới hay cột tóc chặt thường dễ bị đau đầu. Triệu chứng tương tự cũng xảy ra khi bạn tết (bện) tóc hoặc đội mũ chật.

7. Đời sống tình dục
Trong một cuộc khảo sát cho thấy, 46% số người thừa nhận bị nhức đầu khi quan hệ tình dục. Đây cũng được gọi là chứng nhức đầu do “cố gắng quá sức” (như làm việc hoặc vận động quá sức). Các bác sĩ Bệnh viện Thần kinh tại Risskov, Đan Mạch cho biết, nam giới thường dễ mắc chứng này hơn.

8. Tắm nước nóng

Trong khi một số người thấy thoải mái khi tắm bằng một vòi sen nước ấm thì một khác lại cảm thấy đau đầu. Điều này được lý giải là do nhiệt độ nước ấm làm thay đổi huyết áp cơ thể dẫn tới chứng đau đầu (thường là nhức vùng trán) và không kéo dài quá 5 phút.

Ngoài ra, dùng nước lạnh hoặc ăn kem cũng có thể gây ra triệu chứng tương tự.

9. Hút thuốc lá

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Salamanca (Tây Ban Nha) cho rằng, chất nicotine trong thuốc lá khiến các mạch máu não bị co lại gây tắc nghẽn chính là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy nhức đầu.
10. Thiếu ngủ

Cũng giống như trạng thái căng thẳng, thiếu ngủ làm giảm nồng độ serotonin trong não và gây ra đau đầu.

Một nghiên cứu do Trung tâm chuyên về bệnh nhức đầu tại Atlanta thực hiện trên hơn 1.200 bệnh nhân bị đau nửa đầu ghi nhận, những người ngủ 6 giờ vào ban đêm bị đau đầu nặng và thường xuyên hơn so với những người ngủ đủ 8 tiếng.
11. Thời tiết nóng

Theo một nghiên cứu tại Trung tâm y tế Beth Israel Deaconess ở Boston cho thấy, chứng nhức đầu gia tăng cùng với sự gia của tăng nhiệt độ. Kết quả này càng được khẳng định khi khảo sát ghi nhận có rất nhiều người Singapore bị nhức đầu vì đi bộ giữa trưa nắng.

Và các nhà nghiên cứu còn chỉ ra, nguy nhức đầu sẽ tăng 7,5% mỗi khi nhiệt độ tăng lên 12,8 độ C. Vì thế người dân được khuyên đội mũ hoặc dùng ô che nắng cũng giúp hạn chế phần nào.

Theo VnExpress

7 lời khuyên giúp bỏ thuốc lá thành công

Đừng vội cho rằng tự cai thuốc lá là việc bất khả thi. Chỉ là do bạn chưa làm đúng cách và chưa kiểm soát được chính mình. Hãy dũng cảm thử lại một lần nữa theo những lời khuyên dưới đây.
Ra chỉ tiêu không hút thuốc trong 1 ngày

Đừng bắt đầu với một kế hoạch quá “hoành tráng” mà hãy thực hiện bỏ thuốc chỉ trong một ngày thôi và cố gắng thực hiện thành công. Ngày hôm sau, bạn lại tự ra chỉ tiêu sẽ nhịn thuốc đến hết ngày... Chỉ với một ngày thì việc cai thuốc sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều, nó sẽ không là thử thách quá lớn đối với bạn. Hãy tập trung tinh thần và mọi cảm xúc để thực hiện điều đó như một sự khởi đầu mới để có sức khỏe tốt hơn.

Mong đợi để được cảm thấy… khốn khổ

Lần đầu bỏ thuốc, bạn sẽ thấy cực kỳ khốn khổ, cáu kỉnh và chán nản. Nhưng thay vì trốn tránh, hãy mong chờ cảm giác khốn khổ đó. Sau một vài tuần, bạn có thể hay cảm thấy đói bụng, hãy chuẩn bị sẵn vài thứ đồ ăn vặt để “tạo việc làm” cho tay và miệng của bạn. Dần dần, bạn sẽ thấy mình kiểm soát cơn thèm thuốc dễ dàng hơn.

Loại bỏ những thứ liên quan đến thuốc lá

Khi giác quan của bạn cảm nhận được bất kỳ điều gì có liên quan đến việc hút thuốc lá của bạn, như là khói thuốc, cà phê, đốm lửa, gạt tàn... nó sẽ kích hoạt cảm giác thèm thuốc trên não của bạn. Hãy loại bỏ tất cả những điều đó ra khỏi phạm vi các giác quan của bạn trong quá trình bỏ thuốc.

Thuốc thay thế nicotine

Đó là loại thuốc chứa nicotin với hàm lượng thấp, được bào chế dưới dạng băng dán, viên ngậm, kẹo cao su hay thuốc hít... Loại thuốc này sẽ dần làm giảm cảm giác thèm thuốc của người nghiện thuốc lá.

Liệu pháp này sẽ đưa nicotine vào cơ thể bạn không qua con đường thuốc lá, nó sẽ khiến cơ thể bạn không bị đói nicotine đột ngột và cảm giác cũng không giống như khi bạn đang hút thuốc. Có tới 50% số bệnh nhân thực hiện phương pháp này đã thành công.

Thuốc giúp cai nghiện thuốc lá

Nếu bạn muốn cai nghiện thuốc lá bằng tân dược thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có được thông tin về các loại thuốc cai nghiện đáng tin cậy và hiệu quả. Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc cai nghiện bởi một số loại thuốc có tác dụng phụ làm thay đổi hành vi, gây kích động, stress và thậm chí là gây ra ý nghĩ tự tử...

Hiểu rõ vấn đề

Nếu bạn là người nghiện thuốc là và đã từng bỏ thuốc không thành công, có thể bạn sẽ thiếu tự tin trong lần bỏ thuốc tiếp theo. Thực ra, nhiều khi bạn hút trở lại không phải vì bạn thiếu quyết tâm mà bởi cơn thèm thuốc lá có chu kỳ nhất định, nó biến mất và sẽ quay trở lại đột ngột. Nếu bạn từng nghiện càng nặng thì cơn thèm thuốc khi trở lại sẽ càng khó cưỡng.

Trên thực tế, chất nicotine có tác dụng gây nghiện hệt như heroin hay cocaine, nếu mỗi ngày bạn hút từ 10 điếu thuốc trở lên thì có nghĩa là bạn đã nghiện thuốc lá. Để điều trị cai nghiện, đôi khi phải hết sức kiên trì.

Đừng bỏ cuộc

Mỗi lần bạn cố gắng để bỏ thuốc, dù không thành công, là mỗi lần bạn có thêm 5% cơ hội thành công. Nếu như bạn đã từng bỏ thuốc 4 lần, có nghĩa là bạn đã có trong tay 20% cơ hội. Hãy tin rằng, hầu hết những người bỏ thuốc lá thành công đều từng thất bại vài lần trước đó.

Theo Dân Trí

Ngủ nhiều có tốt?

Trong khi người khác trằn trọc vì mất ngủ thì bạn ngáy rất đều. Mỗi đêm bạn ngủ 10 tiếng hay dậy sớm trong tình trạng hoàn toàn tỉnh táo và không cần đến đồng hồ báo thức. Như vậy có nên hài lòng với sức khỏe bản thân? Hóa ra không phải, nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng ngủ nhiều là nguyên nhân của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.Tốt, nhưng nếu quá nhiều…

Nhu cầu về giấc ngủ với mỗi người khác nhau tùy thuộc vào tuổi tác, sức khỏe, công việc và mức độ hoạt động nhưng lý tưởng nhất là 7-9 giờ mỗi đêm. Ngủ nhiều mãn tính, tức thường xuyên ngủ “marathon” thực sự là bệnh lý gọi là chứng buồn ngủ triền miên. Chứng này thường gặp ở người bị rối loạn về giấc ngủ, không ngủ trưa, ngoài ra có thể gây lo lắng, thiếu năng lượng hay có vấn đề về bộ nhớ.

Tuy nhiên, các nhà khoa học chỉ ra rằng không phải tất cả những người ngủ nhiều bị chứng ngủ triền miên mà còn do nhiều yếu tố không liên quan khác như trầm cảm, uống rượu, thuốc điều trị hay chứng ngưng thở khi ngủ. Tất cả những điều này có thể ngăn cản ai đó có được chu kỳ giấc ngủ bình thường, từ đó dẫn đến các triệu chứng suy nhược và bệnh lý khác như: bệnh tim mạch vành, bệnh đái tháo đường, béo phì….

Và có lẽ những nghiên cứu đáng báo động nhất của tất cả các khả năng xấu do ngủ quá nhiều gây ra là nguy cơ rút ngắn vòng đời. Năm 2002, nhà khoa học thuộc Hiệp hội Ung thư Mỹ thực hiện nghiên cứu lớn nhất từ trước đến nay về giấc ngủ và tỷ lệ tử vong. Qua khảo sát 1.100.000 người Mỹ lứa tuổi trên 30 trong vòng 6 năm, ngay cả những người chỉ ngủ 5 tiếng một ngày đã có tuổi thọ dài hơn so với những người ngủ từ 8 tiếng trở lên. Dựa trên các kết quả này, giáo sư tâm thần học Daniel Kripke trường Đại học California, San Diego cho biết: “Mỗi cá nhân bây giờ trung bình ngủ 6,5 tiếng một đêm có thể yên tâm rằng đây là chỉ số an toàn. Từ quan điểm y tế, không có lý do để ngủ lâu hơn”.

Quy định là tự thân

Nếu bạn nghi ngờ sự mệt mỏi xuất phát từ việc không thể thiết lập một thói quen ngủ lành mạnh, hãy làm theo danh sách như bệnh viện New Haven ở Yale, Hoa Kỳ đặt ra:

• Thức dậy gần như cùng giờ mỗi ngày, kể cả thứ bảy, chủ nhật.

• Chăm tập thể dục, không vận động mạnh trước giờ ngủ khoảng 5 tiếng.

• Hạn chế cà phê, rượu, nicotine lúc cuối ngày.

• Không ăn no ngay trước khi đi ngủ.

• Hãy chắc chắn rằng bạn ngủ trên chiếc giường thoải mái.

• 30-60 phút dành cho “ru ngủ” bằng cách tắt đèn, tĩnh tâm, nghe nhạc nhẹ nhàng hay đọc một cuốn sách hay.

Vì vậy, ngủ quá nhiều hay quá ít cũng đều có nguy cơ rủi ro. Quan trọng là cách “ngủ thông minh”, tỉnh táo để tự khép mình vào thói quen ngủ hợp lý, lành mạnh. Điều đó không dễ dàng nhưng hãy nhắc nhở bản thân mình rằng: thậm chí bạn có thể rút ngắn tuổi thọ bởi cứ triền miên ngủ quên hết giờ giấc.

Theo ANTD

Cai thuốc lá những biện pháp trong tầm tay

Hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá (31.5), nếu bạn có kế hoạch tránh xa thứ độc hại này, thì đây, xin mách bạn những biện pháp và sản phẩm hỗ trợ cai thuốc lá. Chúc bạn thành công

Sản phẩm thay thế nicotine

Các sản phẩm này cung cấp đủ lượng nicotine thay thế cần thiết, nên mục tiêu điều trị của phương pháp là làm giảm đến mức thấp nhất triệu chứng thèm thuốc lá. Sản phẩm có nhiều dạng: miếng dán trên da (Nicorette, Nicopatch, Niquitin), kẹo nhai (Nicorette, Nicopass), viên ngậm dưới lưỡi, thuốc xịt, thuốc hít. Ở nước ta, miếng dán và kẹo nhai phổ biến. Chúng chưa được nhập chính thức, chỉ có trên thị trường dưới hình thức hàng xách tay, quà biếu. Có thể tìm ở những tiệm thuốc tây lớn trên đường Hai Bà Trưng, các chợ sỉ thuốc tây của quận 10, quận 11.

ThS-BS Lê Khắc Bảo, BV Đại học Y dược TP.HCM, cho biết dựa trên kết quả test tình trạng nghiện thuốc của mỗi cá nhân mà thầy thuốc lựa chọn sản phẩm thay thế nicotine và thời điểm cho phù hợp. Tuy nhiên, quá trình điều trị cần được thầy thuốc theo dõi để tăng, giảm liều khi cần thiết. Bệnh nhân cần duy trì liều trong một thời gian nhất định để tránh tái nghiện. Thời gian điều trị trung bình kéo dài từ 3-6 tháng, cá biệt có khi tới 9 tháng. Khi sử dụng sản phẩm, bệnh nhân có thể gặp một số phản ứng phụ như rối loạn giấc ngủ, buồn nôn, ói mửa, kích ứng da.

Liệu pháp laser Phoenix

Liệu pháp áp dụng tại Hoa Kỳ từ 13 năm nay. Trong phương pháp này, người ta sử dụng một tia laser lạnh có cường độ thấp, kích thích một số huyệt đạo trên người để làm tiết ra endorphin, một chất hoá học tự nhiên trong cơ thể có tác dụng làm giảm đau, giảm stress và ức chế sự thèm muốn nicotine. Nhờ vậy mà người bỏ thuốc lá có thời gian tập trung vào việc thay đổi lối sống, thích nghi với việc không còn thói quen sử dụng thuốc lá. Do không dùng kim châm cứu, nên khách hàng sẽ không đau đớn, chảy máu hay nhiễm trùng, ngược lại còn có cảm giác thư giãn và dễ chịu. Một ưu điểm khác của liệu pháp laser Phoenix là chỉ kéo dài 3 ngày. Ở TP.HCM, liệu pháp được triển khai tại Phòng khám quốc tế Health Solution, 35 Phạm Ngọc Thạch, Q.3 với chi phí một đợt điều trị khoảng 3,8 triệu đồng. Tuy nhiên, liệu pháp có hạn chế là chống chỉ định đối với phụ nữ có thai, bệnh nhân ung thư, người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, bệnh nhân động kinh, người nhạy cảm với ánh sáng, bị nhiễm trùng da, bệnh nhân ghép tạng hoặc mang máy trợ tim… Mặt khác, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đủ mạnh để chứng tỏ hiệu quả thành công của phương pháp này.

Dùng bupropion hydrochloride

Ở TP.HCM, Bệnh viện Đại học Y dược, 215 Hồng Bàng, Q.5, là nơi duy nhất triển khai phương pháp này. Thuốc được nhập khẩu chính thức dưới dạng viên 100mg. Việc sử dụng bupropion hydrochloride đã chứng minh tỷ lệ cai thuốc lá thành công gấp 2 lần sau 12 tháng so với không dùng thuốc, ngoài ra còn có tác dụng hạn chế tăng cân sau cai thuốc. Khi dùng thuốc, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như dị ứng, khô miệng, mất ngủ, nhức đầu. Thuốc có nhiều chống chỉ định, dùng dưới sự hướng dẫn đặc biệt của bác sĩ và chỉ mua được nếu có toa. Thuốc chỉ dùng cho người trên 18 tuổi, sau khi dùng 1-2 tuần, bệnh nhân bỏ được thuốc lá nhưng phải dùng tiếp tục trong nhiều tháng nữa. Thuốc dùng nguyên viên, không nghiền vụn, nhai hay cắt ra.

Châu Giang (Theo SGTT)