Lưu trữ cho từ khóa: nhức mắt

Nguyên nhân gây nhức mắt là gì?

Cháu 25 tuổi, thỉnh thoảng hay bị đau nhức mắt, nhưng không thấy thị lực bị giảm hay dấu hiệu nào khác kèm theo.

Xin bác sĩ cho cháu hỏi nguyên nhân gây nhức mắt là gì và phải điều trị thế nào. - Ngô Văn Hòa (Hải Phòng).

nguyen-nhan-gay-nhuc-mat-la-gi

Hiện tượng của bạn kể có thể gặp trong những nguyên nhân sau:

Dị vật trong mắt: đau buốt trong mắt, tăng lên khi mắt hoặc mi cử động, có tiền sử nghĩ đến bắn dị vật vào mắt.

Nhiều lúc đau dữ dội ở mắt là do tăng nhãn áp, lúc đó có thể buồn nôn và nôn;

Do quá căng mắt khi đọc, nhìn nhiều. Nhưng nguyên nhân hay gặp nhất là viêm mi hoặc kết mạc và những dị vật nhỏ;

Mắc một số bệnh đau đầu do những nguyên nhân khác nhau lan tới mắt như: đau đầu từng chuỗi là một nguyên nhân gây đau nửa đầu dữ dội kèm theo đau mặt và mắt kéo dài 15 phút đến 1 giờ, thường ở một bên kèm theo là có chảy nước mắt, mắt nề, sa mi mắt và co đồng tử, chảy nước mũi. Bệnh phần lớn gặp ở thanh niên có hút thuốc;

Chói nhức mắt có thể gặp ở những người bị thiếu sắc tố ở mống mắt và hắc mạc mắt (ở những người bạch tạng), đôi khi ở những người suy nhược thần kinh. Chói mắt thể hiện rõ khi viêm giác mạc, viêm màng bồ đào và có dị vật ở giác mạc.

Muốn biết thực sự nguyên nhân gây nên nhức mắt, mặc dù hiện tại chưa có dấu hiệu của việc giảm thị lực, bạn vẫn nên đi khám chuyên khoa mắt càng sớm càng tốt để từ đó tìm ra biện pháp tốt nhất khắc phục tình trạng của mình.

BS Minh Châu

(Theo Sức khỏe & Đời sống)

Nhức vùng hốc mắt và đau đầu là triệu chứng của bệnh gì?

Tôi có 1 câu hỏi xin nhờ bác sĩ tư vấn giúp. Lần đầu tiên tôi thấy mình bị đau nhức vùng hốc mắt bên trái kéo theo đó là đau cả vùng đầu và sau đó là tê cứng 2 bàn tay gần như là không thể cầm nắm, toàn thân nóng ran. Từng triệu chứng lần lượt xuất hiện khiến tôi cảm nhận được 1 cách rất rõ ràng.

Đầu tôi đau như búa bổ, hai mắt muốn nhắm lại, lúc đó tôi chỉ muốn ngã gục xuống. Cảm giác khó chịu đó kéo dài khoảng hơn 1h đồng hồ, sau đó nhẹ dần và biến mất.

Tôi muốn biết đâu là nguyên nhân và tình trạng trên có tái diễn hay không hoặc đó có thể là triệu chứng của bệnh gì?

Xin bác sĩ giải đáp thắc mắc giúp. Tôi xin cảm ơn.(Hương, 22 tuổi)

BS-CK1 Hoàng Bích Hồng:

Em Hương thân mến,

Đau đầu do rất nhiều nguyên nhân. Tất cả những bệnh lý tại vùng đầu mặt cổ đều có thể gây đau đầu, thậm chí một bệnh lý ở nơi khác trong cơ thể hoặc một bệnh toàn thân như nhiễm trùng, nhiễm siêu vi  cũng có thể gây đau đầu. Do đó chẩn đoán đau đầu cần hỏi bệnh kỹ và thăm khám trực tiếp.

Cơn đau đầu của em có làm em mờ mắt, có gây buồn nôn, có cảm giác đau giật theo nhịp mạch đập không? Em có bị nhìn kém hay không? Em đau vùng  mắt nên cũng cần khám mắt và kiểm tra nhãn áp.

Đa số các trường hợp đau đầu là lành tính hoặc đau đầu là triệu chứng của một bệnh toàn thân khác, nhưng cũng có một số trường hợp nguy hiểm do bất thường mạch máu hoặc u não, abces não, viêm não…

Đau đầu sẽ  tái phát nếu nguyên nhân chính chưa được giải quyết hoặc chưa được điều trị. Triệu chứng đau đầu của em khá dữ dội, em nên khám sớm tại chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị.

Thân ái chào em!

(Theo Alobacsi)

Phương pháp làm giảm khô mắt

Theo The Diggest, các chuyên gia đã đưa ra những lời khuyên giúp giảm chứng khô mắt như sau:

1. Ăn cá. Theo một cuộc nghiên cứu, phụ nữ ăn cá ngừ từ 2 lần trở lên trong mỗi tuần đã giảm được các triệu chứng mắt khô. Các viên bổ sung dầu cá cũng giúp giảm chứng mắt khô.

2. Để mắt nghỉ ngơi giữa các chương trình quảng cáo. Nháy chớp mắt giúp sản sinh ra nước mắt nhưng khi bạn xem truyền hình, bạn thường chớp mắt ít hơn, từ đó dẫn đến chứng khô mắt.

3. Tạm ngưng dùng kính áp tròng cho đến khi bác sĩ khuyên bạn nên dùng lại.

4. Ngủ đủ giấc. Khi bạn ngủ, mắt bạn được nghỉ ngơi nhiều, qua đó giúp chống mắt khô.

BACSI.com (Theo Khoemoingay)