B- là nhóm máu khá hiếm, chỉ gặp ở 2% dân số thế giới. Nếu bạn thuộc nhóm máu B-, hãy bổ sung các thực phẩm từ thịt gà, sữa… vào chế độ ăn uống của mình để khỏe mạnh.
Vào năm 1818, một bác sĩ sản khoa người Anh, James Blundell, đã thực hiện truyền máu thành công lần đầu tiên trong khi điều trị một bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi băng huyết sau sinh. Tuy nhiên, những mối quan tâm về an toàn truyền máu đã được giải quyết khi Karl Landsteiner đưa ra việc phân loại nhóm máu (4 nhóm máu chính) trong năm 1901.
Các nhóm máu chính
Có khoảng 29 hệ thống nhóm máu của con người được công nhận bởi Hiệp hội quốc tế về truyền máu. Tuy nhiên, hệ thống ABO vẫn là hệ thống nhóm máu quan trọng nhất. Một người được coi là có nhóm máu A, B, O, AB phụ thuộc vào kháng nguyên hiện diện trên tế bào hồng cầu. Nếu kháng nguyên đó là A thì người đó có nhóm máu A, nếu là B thì người có có nhóm máu B. Nếu cả hai kháng nguyên có mặt thì người đó có nhóm máu AB và nếu không có kháng nguyên nào thì người đó mang nhóm máu O.
Hệ thống nhóm máu ABO thường được kết hợp với hệ thống nhóm máu Rh (Rhesus). Rhesus hay hệ thống Rh có liên quan với sự hiện diện của kháng nguyên D trên hồng cầu. Vì vậy, nếu Rh (D) có mặt trong một con người cùng với loại máu ABO của mình, người đó được coi là có nhóm máu Rh+. Tương tự như vậy , sự vắng mặt của Rh (D) thì người đó mang nhóm máu Rh-. Như vậy, dân số được phân loại rộng rãi vào các nhóm máu A+ , A- , B+ , B- , O+ , O- , AB+ và AB- .
B- là nhóm máu khá hiếm, chỉ gặp ở 2% dân số thế giới. Ảnh minh họa
Nhóm máu B-
Những người thuộc nhóm máu này được hiểu là trong hồng cầu có sự hiện diện của kháng nguyên B mà không có kháng nguyên Rh (D). Nhóm máu này hiếm hơn nhóm máu B+ và là nhóm máu hiếm thứ 2 trên thế giới (AB- là nhóm máu hiếm nhất). Các chủng tộc da trắng có tỉ lệ người thuộc nhóm máu B- cao hơn so với những chủng tộc khác.
Rủi ro đối với những người thuộc nhóm máu B-
Ngoài thực tế là máu B- rất hiếm, còn có một số rủi ro khác có liên quan đến nhóm máu này. Các rủi ro chính là trong khi mang thai, khi nhóm máu của người mẹ là Rh- và thai nhi là Rh+. Cơ thể con người có xu hướng xây dựng các kháng thể chống lại bất cứ điều gì bên ngoài vào cơ thể của chúng ta. Máu của em bé cũng không ngoại lệ vì nó bao gồm các kháng nguyên từ người cha (yếu tố bên ngoài cơ thể cơ thể người mẹ). Nó có thể xảy ra sự cố nghiêm trọng do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con: vì cơ thể mẹ sinh ra kháng thể đi qua bánh nhau chống lại kháng nguyên Rh(D)+ có trên bề mặt hồng cầu của con và gây ngưng kết hồng cầu, còn gọi là tan máu; hậu quả có thể gây sẩy thai, thai chết lưu, sinh non, hoặc đứa trẻ sinh ra nhưng bị thiểu năng trí tuệ. Những yếu tố nguy cơ có thể được giảm thiểu bằng cách tiêm chủng cho người mẹ với các kháng thể IgG trong tam cá nguyệt thứ ba của thai kì.
Những người có nhóm máu B- chỉ có thể nhận máu từ những người có cùng nhóm máu B- hoặc người có nhóm máu O-. Nếu bạn thuộc nhóm máu B-, hãy bổ sung các thực phẩm từ thịt gà, sữa… vào chế độ ăn uống của mình để khỏe mạnh.
Theo Afamily.vn